Từ những lời quảng cáo như rót mật vào tai của nhân viên bán hàng cũng như những đoạn video trình diễn đánh lừa thị giác, thật không dễ chút nào cho một người tiêu dùng không chuyên khi chọn mua HDTV.
Dưới đây là bí quyết để bạn nhìn "xuyên qua" những thủ thuật trưng bày trong cửa hàng và tiết kiệm cho túi tiền của mình khi chọn đúng loại TV phù hợp.
Có thể nói, TV phân giải cao đã vượt qua cả một chặng đường dài trong suốt 2 năm qua. Năm 2008, một chiếc HDTV 1080p vẫn còn là một món đồ cao cấp, xa xỉ. Nhưng hiện tại, nó đã trở nên khá "bình thường", tất nhiên là trừ những mẫu TV LED vừa mới xuất hiện với giá thành "hoành tráng", kiểu như TV Bravia LED 46-inch giá 5000 USD của Sony.
Giá thành liên tục giảm, các tính năng được cung cấp hết sức đa dạng. Nhiều model giờ còn có thể kết nối Internet hoặc cài đặt sẵn phần mềm để truy cập vào những dịch vụ/website phổ biến như Twitter, YouTube. Hỗ trợ xem ảnh tĩnh, nghe nhạc, video clip số đã được cải thiện vượt bậc trong thời gian qua, nhưng cũng tuỳ từng model và thương hiệu mà "thể hiện" khác nhau. Rất may là bạn có thể dễ dàng tìm thấy những thông tin này trên mạng.
1. Không còn khác biệt
Trước đây, rất dễ nhận ra sự khác biệt giữa TV plasma và LCD. TV Plasma thường có kích cỡ lớn hơn, chất lượng hình ảnh như rạp xinê nhờ khả năng đạt được hình nền siêu tối và xử lý tốt các khung hình chuyển động nhanh. Trong khi đó, LCD thường nhỏ gọn hơn và màn hình rất sáng.
Tuy nhiên sự khác biệt này ngày càng mờ nhạt ở phân khúc TV 40-50 inch, nhất là sau sự ra đời của TV LCD sử dụng đèn nền LED công nghệ mới (làm tối cục bộ). Chúng có thể "dìm tối" từng đèn LED riêng lẻ hoặc cả nhóm đèn LED để tạo ra tông màu tối sẫm, cho phép màn hình TV đạt đến độ đen cực điểm. Như vậy là ưu thế một thời của TV plasma so với TV LCD đã gần như không còn nữa.
2. Mức tiêu thụ điện:
LCD luôn tiêu tốn ít điện năng hơn so với màn hình plasma, nhưng LCD đèn nền LED thậm chí còn tiết kiệm điện hơn cả màn hình LCD truyền thống. Nếu như bạn là người nghiện xem TV đến mức ngày nào cũng dán mắt vào màn hình nhiều tiếng đồng hồ, bạn có thể sẽ muốn trả thêm tiền để sở hữu TV LCD LED, vì về lâu dài, nó sẽ giúp hoá đơn tiền điện nhà bạn bớt "choáng váng".
Do đó, lời khuyên đưa ra là tối thiểu, bạn cũng tìm hiểu qua mức độ tiêu thụ điện năng của mẫu TV định mua. Đừng để mình bị lừa bởi logo "Ngôi sao năng lượng" dán trên sản phẩm, dù hiển nhiên, việc tuân thủ chuẩn này sẽ tốt hơn là không tuân thủ chút nào.
3. Hãy mang "tài liệu" thử của riêng mình
Rất nhiều vấn đề trong sử dụng thực tế sẽ không xuất hiện, hoặc khá mờ nhạt khi TV chỉ chạy các đoạn video bật sẵn nơi cửa hàng. Thưởng thức một bộ phim bằng định dạng Blu-ray sẽ khác hẳn với việc xem chương trình thời sự trên truyền hình, và nếu đã trót kỳ vọng quá mức vào chất lượng hình ảnh sản phẩm khi mua, nhiều người sẽ thấy vỡ mộng.
Do đó, nếu bạn dự định sẽ xem nhiều nội dung từ những nguồn như ổ USB, máy quay Camcorder, netbook hay thậm chí ĐTDĐ trên màn hình TV, hãy mang file theo để chạy thử trực tiếp trên TV.
4. Hãy quan sát kỹ các đồ vật tĩnh
Các cửa sổ bị "rung nhẹ" khi hiển thị trên một số mẫu TV
Bạn hãy nhìn kỹ xem hình ảnh có ’rung rinh" chút nào không, khi mà lẽ ra, chúng phải ở trạng thái tĩnh lặng tuyệt đối. Liệu các đường thẳng của một toà nhà cao tầng hay những bức tường gạch có "cố định" trong các khuôn hình hay không? Một số mẫu TV sẽ hiển thị sơ đồ dưới đây một cách rung nhẹ, nhoè mờ khi ống kính camera lia từ trái sang phải.
5. Săm xoi các chuyển động nhanh
Trong trường hợp này, bạn hãy thử xem khả năng xử lý chuyển động ở tốc độ cao của máy thế nào. Các chi tiết có bị nhoè không? Có bóng mờ ẩn hiện phía sau không? Trước đây, hiển thị nuột các cảnh chuyển động vốn là một ưu điểm của công nghệ plasma, nhưng càng ngày, tỷ lệ đổi hình mới của LCD càng cao (240 Hz, thậm chí là 480Hz ở một số model cao cấp). Đó là chưa kể các công nghệ xử lý chuyển động độc quyền của từng hãng. Mặc dù vậy, đừng để những chiêu quảng cáo khoa trương đánh lừa bạn. Hãy tự mình thẩm định để đưa ra sự lựa chọn sáng suốt nhất.
(Còn tiếp)
Trọng Cầm (Theo PCWorld)
Dưới đây là bí quyết để bạn nhìn "xuyên qua" những thủ thuật trưng bày trong cửa hàng và tiết kiệm cho túi tiền của mình khi chọn đúng loại TV phù hợp.
Có thể nói, TV phân giải cao đã vượt qua cả một chặng đường dài trong suốt 2 năm qua. Năm 2008, một chiếc HDTV 1080p vẫn còn là một món đồ cao cấp, xa xỉ. Nhưng hiện tại, nó đã trở nên khá "bình thường", tất nhiên là trừ những mẫu TV LED vừa mới xuất hiện với giá thành "hoành tráng", kiểu như TV Bravia LED 46-inch giá 5000 USD của Sony.
Giá thành liên tục giảm, các tính năng được cung cấp hết sức đa dạng. Nhiều model giờ còn có thể kết nối Internet hoặc cài đặt sẵn phần mềm để truy cập vào những dịch vụ/website phổ biến như Twitter, YouTube. Hỗ trợ xem ảnh tĩnh, nghe nhạc, video clip số đã được cải thiện vượt bậc trong thời gian qua, nhưng cũng tuỳ từng model và thương hiệu mà "thể hiện" khác nhau. Rất may là bạn có thể dễ dàng tìm thấy những thông tin này trên mạng.
1. Không còn khác biệt
Trước đây, rất dễ nhận ra sự khác biệt giữa TV plasma và LCD. TV Plasma thường có kích cỡ lớn hơn, chất lượng hình ảnh như rạp xinê nhờ khả năng đạt được hình nền siêu tối và xử lý tốt các khung hình chuyển động nhanh. Trong khi đó, LCD thường nhỏ gọn hơn và màn hình rất sáng.
Tuy nhiên sự khác biệt này ngày càng mờ nhạt ở phân khúc TV 40-50 inch, nhất là sau sự ra đời của TV LCD sử dụng đèn nền LED công nghệ mới (làm tối cục bộ). Chúng có thể "dìm tối" từng đèn LED riêng lẻ hoặc cả nhóm đèn LED để tạo ra tông màu tối sẫm, cho phép màn hình TV đạt đến độ đen cực điểm. Như vậy là ưu thế một thời của TV plasma so với TV LCD đã gần như không còn nữa.
2. Mức tiêu thụ điện:
LCD luôn tiêu tốn ít điện năng hơn so với màn hình plasma, nhưng LCD đèn nền LED thậm chí còn tiết kiệm điện hơn cả màn hình LCD truyền thống. Nếu như bạn là người nghiện xem TV đến mức ngày nào cũng dán mắt vào màn hình nhiều tiếng đồng hồ, bạn có thể sẽ muốn trả thêm tiền để sở hữu TV LCD LED, vì về lâu dài, nó sẽ giúp hoá đơn tiền điện nhà bạn bớt "choáng váng".
Do đó, lời khuyên đưa ra là tối thiểu, bạn cũng tìm hiểu qua mức độ tiêu thụ điện năng của mẫu TV định mua. Đừng để mình bị lừa bởi logo "Ngôi sao năng lượng" dán trên sản phẩm, dù hiển nhiên, việc tuân thủ chuẩn này sẽ tốt hơn là không tuân thủ chút nào.
3. Hãy mang "tài liệu" thử của riêng mình
Rất nhiều vấn đề trong sử dụng thực tế sẽ không xuất hiện, hoặc khá mờ nhạt khi TV chỉ chạy các đoạn video bật sẵn nơi cửa hàng. Thưởng thức một bộ phim bằng định dạng Blu-ray sẽ khác hẳn với việc xem chương trình thời sự trên truyền hình, và nếu đã trót kỳ vọng quá mức vào chất lượng hình ảnh sản phẩm khi mua, nhiều người sẽ thấy vỡ mộng.
Do đó, nếu bạn dự định sẽ xem nhiều nội dung từ những nguồn như ổ USB, máy quay Camcorder, netbook hay thậm chí ĐTDĐ trên màn hình TV, hãy mang file theo để chạy thử trực tiếp trên TV.
4. Hãy quan sát kỹ các đồ vật tĩnh
Các cửa sổ bị "rung nhẹ" khi hiển thị trên một số mẫu TV
Bạn hãy nhìn kỹ xem hình ảnh có ’rung rinh" chút nào không, khi mà lẽ ra, chúng phải ở trạng thái tĩnh lặng tuyệt đối. Liệu các đường thẳng của một toà nhà cao tầng hay những bức tường gạch có "cố định" trong các khuôn hình hay không? Một số mẫu TV sẽ hiển thị sơ đồ dưới đây một cách rung nhẹ, nhoè mờ khi ống kính camera lia từ trái sang phải.
5. Săm xoi các chuyển động nhanh
Trong trường hợp này, bạn hãy thử xem khả năng xử lý chuyển động ở tốc độ cao của máy thế nào. Các chi tiết có bị nhoè không? Có bóng mờ ẩn hiện phía sau không? Trước đây, hiển thị nuột các cảnh chuyển động vốn là một ưu điểm của công nghệ plasma, nhưng càng ngày, tỷ lệ đổi hình mới của LCD càng cao (240 Hz, thậm chí là 480Hz ở một số model cao cấp). Đó là chưa kể các công nghệ xử lý chuyển động độc quyền của từng hãng. Mặc dù vậy, đừng để những chiêu quảng cáo khoa trương đánh lừa bạn. Hãy tự mình thẩm định để đưa ra sự lựa chọn sáng suốt nhất.
(Còn tiếp)
Trọng Cầm (Theo PCWorld)