Bạn đã biết thở đúng cách chưa?

24 Tháng bảy 2009
20
0
0
Bạn đã biết thở đúng cách chưa?

tho1.jpg
T
Tập thở đúng cách làm trong sạch cơ thể.

Hãy bỏ thói quen thở ngắn và nông như hằng ngày để làm quen với cách thở sâu và đều đặn. Hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể và bạn sẽ ngạc nhiên trước những điều kỳ lạ đến với mình.

Hãy tập thở ngay cả khi đi bộ, vừa đỡ mệt, vừa có tâm trạng sảng khoái. Phương pháp rất đơn giản, bạn chỉ việc kết hợp giữa bước chân và nhịp thở, tức là khi bước một bước lên thì thở ra; bước tiếp sau đó thì hít vào. Cùng với nhịp bước chân, lặp đi lặp lại ''thở ra, hít vào - hít vào, thở ra''.
Nếu mỗi ngày bạn tập luyện từ 20 đến 30 phút thì sau 2 - 3 tháng, lượng serotonin- một chất được não sản xuất ra quyết định tâm trạng và khả năng tập trung của con người, sẽ tăng lên rất nhiều khiến bạn không cảm thấy mệt, khả năng tập trung cao, tính cách vững vàng và chịu áp lực tốt.
Con người không thể điều chỉnh được nhịp đập của tim cũng như nhịp co bóp của dạ dày nhưng lại rất dễ điều chỉnh nhịp thở của mình. Patanjali, người thầy vĩ đại của môn phái Yoga ở thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, đã kết luận: "Thở, suy nghĩ và tư tưởng có mối liên hệ sâu xa. Tư tưởng bình yên nhờ sự luân phiên vào ra của việc thở sâu, điều hoà''. Bởi vậy, duy trì nhịp nín thở khi hít vào và thở ra bằng nhau như cách "thở bụng bốn thì" của các nhà dưỡng sinh, khí công và Yoga được xem là phương pháp tốt nhất.
Khi con người thở đúng cách, hơi thở sẽ làm trong sạch cơ thể bạn. Khi thở ra, nín thở đồng nghĩa với việc đưa các độc tố ra ngoài cơ thể và trong cơ thể bạn có một khoảng trống. Độc tố N2, CO2 tích tụ ở tim, do đó khi bạn hít vào và nín thở, khí độc trong người hoà trộn vào hơi thở sau đó máu thải khí độc và đẩy chúng ta ngoài qua hơi thở.
Tư tưởng và hơi thở liên quan chặt chẽ với nhau (chẳng hạn khi bạn giận, nhịp thở sâu và dài; khi gặp người yêu thì nhịp thở ngắn, dồn dập; cảm xúc của bạn bình tĩnh thì hơi thở trở nên điều hoà, sâu và chậm hơn), nên hãy tập thở đồng thời với việc kiểm soát tư tưởng. Khi đó, bạn cũng có thể đưa luôn cả những suy nghĩ không tốt, tư tưởng đau khổ... ra ngoài theo hơi thở. Như vậy, nếu bạn thay đổi được nhịp điệu hơi thở, bạn sẽ thay đổi được trạng thái tư tưởng, suy nghĩ và cả lối sống của mình.
Hơi thở làm trí óc của bạn hoạt động, nó được duy trì sâu, đều, thường xuyên thì cơ thể bạn phát triển tốt, vui vẻ, khoẻ mạnh. Nó có thể đẩy lùi những ảnh hưởng không tốt đã ăn sâu vào tiềm thức, hơi thở sẽ giúp cho bạn nảy sinh những tư tưởng chân, thiện, mỹ tiềm ẩn trong bản chất con người.
Theo TVTD
 
24 Tháng bảy 2009
20
0
0
Cách Luyện Khí Công

Chào các bạn,

Hôm nay NLT mạo muội giới thiệu vài cách tập đơn nội công của Hồng Gia La Phù Sơn . NLT xin mượn bài viết của anh tvtt bên trang http://www.ttvnol.com/vothuat/603726/trang-5.ttvn để giới thiệu thế tập đầu tiên:

"- Chuẩn bị : tư thế đứng nghiêm .
- Trụ tấn : rùn 2 gối , 2 chân vẫn khép .
- Khóa quyền : 2 bàn tay nắm quyền LPS , để ngửa ở tầm ngực , trầm vai , 2 chõ hơi đưa khuỳnh ra ( chúng tôi gọi là đổ chõ ) .
- Khai tấn 1 : mở 2 mũi bàn chân 1 góc khoảng 30 độ .
- Khai tấn 2 : mở 2 gót chân 1 góc khoảng 45 độ .
- Khai tấn 3 : mở tiếp 2 mũi bàn chân 1 lần nữa .
- Khai tấn 4 : mở 2 gót chân 1 lần nữa ( chúng tôi gọi là đổ gót hoặc khóa gót ) . Sau đó mở 2 đầu gối ra 2 bên theo sức của mình . Sau khi mở 4 lần là chúng ta đã ổn định phần trung bình tấn . Tầm tấn giữa 2 chân tùy thuộc vào thước tấc cơ thể từng cá nhân , không cứ phải là 1 góc 30 độ rồi đến 1 góc 45 độ , chủ yếu là đổ gót chân và mở gối . Đứng đúng sẽ thấy phần gân cơ **i trên và gân cơ **i dưới cùng căng cứng .
- Xả mông : chúng ta đưa mông ra sau ( nói nôm na là vểnh mông ) .
- Dấu mông : chúng ta đưa mông hết về trước . Đây là tư thế quan trọng khi tập nội công LPS . Lúc này mông chúng ta chưa săn chắc , đến khi chuyển động tác thì mông sẽ săn chắc khi chúng ta vận lực rút gân cơ toàn thân . Sau khi dấu mông là chúng ta đã hoàn chỉnh phần hạ bàn , và từ bây giờ trở đi , chúng ta tuyệt đối không để phần hạ bàn rời rạc ( ý tôi muốn nói chúng ta không xả mông , không nhả gối , không để 2 chân bị lay động ) . Sau đây chúng ta để ý qua phần trên của cơ thể .
- Treo chõ : từ tư thế khóa quyền , mang 2 chõ hết về sau , tầm chõ ngang vú , không ở tầm hông .
- Treo chõ (bis) : nhìn ngang thấy chõ như bị kéo ngược lên , đồng thời 2 cánh tay vẫn ép sát 2 bên hông . Lúc này là lúc hơi thở tự động được nạp vào vì ngực đã mở tối đa .
- Tiếp 1 : mở từng ngón tay ( ngón trỏ trước , đến các ngón kia theo thứ tự ) , đồng thời khóa cổ tay . Từ đây trở đi thì cổ tay luôn luôn khóa , cho đến khi tròn động tác .
- Tiếp 2 : nâng 2 cánh tay ( cổ tay vẫn khóa ) lên sau ót .
- Tiếp 3 : tiếp tục nâng 2 cánh tay qua khỏi ót ( cổ tay vẫn khóa ) .
- Đúng : khi 2 tay nâng qua ót , chúng ta vẫn giữ cổ thẳng .
- Sai : đa số anh em mới tập khi nâng 2 tay qua ót đều có khuynh hướng đưa đầu ra trước ( như trong hình ) để dễ nâng . Các bạn nên chú ý điểm này .
- Tiếp 4 : nâng 2 tay qua khỏi đầu , 2 cánh ta cong chứ không thẳng ( cổ tay vẫn khóa ) .
- Tiếp 5 : chúng ta hạ 2 cánh tay xuống trước ngực ( cổ tay vẫn khóa ) , trầm 2 vai .
- Tiếp 6 : nắm bàn tay lại bằng cách cuốn từng đốt ngón tay ( cổ tay vẫn khoá ) , kéo 2 cánh tay ngoài vào , vẫn giữ 2 chõ lại .
- Tiếp 7 : bật ngửa 2 cánh tay ra ( cổ tay vẫn khóa ) , 2 chõ tự động khép lại song song nhau .
- Trọn động tác : rút 2 chõ về lại ngang hông , tầm vú , khi này thì 2 cổ tay tự động nhả thẳng ra , không khóa nữa . Đến đạy là trọn động tác số 1 . Chúng ta lại mở từng ngón tay , khóa cổ tay và đi lại từ đầu . Mỗi lần tập nên cố gắng đi tối thiểu là 36 lần .
- Hồi quyền : sau khi đi tập xong theo sức mình , chúng ta mang 2 tay trở về tư thế khóa quyền , chúng tôi gọi là hồi quyền .
- Xả tấn 1 : chống 2 tay xuống 2 gối , thẳng khớp gối , thân khom xuống nhưng mắt nhìn lên , nhún khớp gối vài lần .
- Xả tấn 2 : nhìn ngang để thấy 2 khớp gối được duỗi thẳng .
- Xả tấn 3 : tiếp tục mở 2 mũi bàn chân ( chúng tôi gọi là xả gót ) , tiếp tục nhún trên khớp gối cho đến khi 2 chân chắc chắn trở về trạng thái bình thường . Sau đó hồi tấn ( khai tấn như thế nào thì hồi tấn ngược lại ) trở về tư thế chuẩn bị ban đầu . Xả 3 lần , nghĩa là nhón gót trong khi 2 tay nắm lại mang lên theo 2 bên hông , hít vào - hạ gót chân xuống trong khi thả 2 nắm tay ra và để 2 tay rơi xuống lại 2 bên hông theo nhịp thở ra .


Tiến trình chi tiết đơn nội công số 1 ( Phần 2 ) -

1- Nói về số lần thực hiện động tác thì chúng ta lấy số 36 làm chuẩn cho công phu , nghĩa là chúng ta thực tập cho đến khi nào nhuần nhuyễn và thực hiện được 36 lần liên tục thì mới bắt đầu đi vào công phu chính thức . Nơi đây tôi xin nói với VienAnh va các bạn chưa từng tập , khi nào các bạn bắt đầu thực hành được 36 lần trong 1 lần tập , thì sau 1 tháng liên tục các bạn sẽ thấy sự thay đổi trong con người mình .
2- Tốc độ của 1 động tác hoàn chỉnh tương tự như của người trong video là được , không cần phải đi chậm quá .
3- Các bạn chú ý sẽ thấy người trong video không gồng các cơ bắp , do đó có các chi tiết sau đây mong các bạn lưu ý để đạt được hiệu quả cao nhất khi luyện tập :
- Sau khi treo chõ , lúc đã mở các ngón tay và khóa cổ tay , khi chúng ta bắt đầu nâng tay lên là chúng ta vận dụng phần gân cơ của cánh tay ngoài mà xoay nâng 2 cánh tay lên .
- Khi đến sau ót chúng ta lại nâng bằng vai cho 2 cánh tay qua khỏi đầu , chứ không chỉ nâng 2 tay . Trong khi ở trên nâng bằng vai như vậy thì đồng thời ở dưới chúng ta nhíu chặt hậu môn ( lúc này là lúc mông chúng ta săn chắc ) , rút toàn bộ gân cơ toàn thân theo động tác này ( điều này hơi khó cho những người mới tập , nhưng 1 thời gian sẽ thấy lực rút gân cơ này ) .
- Sau đó , khi xập 2 tay xuống trước mặt thì chúng ta vừa trầm vai vừa xả khớp vai ra phía trước ( khi xả 2 vai ra như vậy chúng ta thấy sẽ xé 2 nẹp ngực khi tập trước gương ) , nhưng cột sống vẫn phải giữ thẳng .
- Sau khi cuốn từng đốt ngón tay thành nắm quyền , chúng ta rút 2 cánh tay ngoài vào bằng chính 2 nẹp ngực này đồng thời với sự vận chuyển của phần gân cơ của cánh tay ngoài , trong khi cột sống vẫn luôn giữ thẳng .
- Khi chúng ta bật 2 cánh tay ngoài ra thì chúng ta rút vai về ( không còn xả khớp vai nữa ) và trầm vai , khi đó sẽ xuất hiện cầu vai là phần gân cơ u lên trên vai .
Chính cái mà chúng tôi gọi là nẹp ngực và cầu vai này chính là tấn của tay , vì gốc của tay là vai nên khi gân cơ chung quanh vai bện lại thì tay khó bị gạt , vì khi chúng ta khóa vai thì cánh tay và thân sẽ trở thành 1 khối duy nhất . Nếu tập lâu ngày , chúng ta sẽ dùng vai để thính kình chứ không dùng cánh tay ngoài nữa , vì khi đó các khớp vai được lỏng mà gân lực đã được tôi luyện đủ thời gian .
- Khi chúng ta treo chõ cho đến khi dùng vai nâng 2 tay qua khỏi đầu chính là lúc hơi thở tự động được nạp vào , và khi chúng ta xập 2 tay xuống trước mặt trầm vai xả khớp thì hơi thở tự xả ra . "

Các bạn có thể tải về từ đây:

http://www.megaupload.com/?d=U55W98DH

Nếu có thắc mắc gì xin các bạn cứ mạnh dạn đặt câu hỏi, NLT sẽ cố gắng giải thích trong khả năng hiểu biết hạn hẹp của mình.

Sắp tới NLT sẽ quay thêm vài thế tập tiếp theo và cống hiến cùng các bạn .

Ngọc Linh Tử