Hiểu thế nào về Thăng Long tứ trấn
Thật ra gọi đầy đủ phải là Thăng Long tứ chính trấn, có nghĩa là: Bốn trấn chính của Thăng Long.
Thời Lê, theo phương vị, lấy kinh đô Thăng Long làm trung tâm và hệ quy chiếu, gọi bốn trấn giáp ranh, kề cận kinh đô như Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương là bốn chính trấn. Đó là Sơn Nam, gồm các tỉnh Hà Đông, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình sau này; Sơn Tây, gồm các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Yên, Sơn Tây sau này; Kinh Bắc, gồm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Phúc Yên sau này; Hải Dương, gồm các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An sau này (Cần lưu ý, các cụm từ Thăng Long tứ trấn ngoài nội dung nói về địa lý hành chính của trấn xung quanh kinh đô Thăng Long, còn đồng âm với cụm từ nói về tín ngưỡng dân gian chỉ 4 ngôi đền thiêng trấn giữ kinh thành Thăng Long như sau: Đền Bạch Mã ở Hàng Buồm trấn giữ phía Đông kinh thành; Đền Linh Lang ở Thủ Lệ trấn giữ phía Tây kinh thành; Đền Cao Sơn ở Kim Liên trấn giữ phía Nam kinh thành; Đền Trấn Vũ ở Hồ Tây trấn giữ phía Bắc kinh thành). Bốn trấn này nằm quanh kinh đô nên cũng gọi là bốn nội trấn hoặc bốn kinh lộ/ kinh trấn, là những trấn phên giậu che chở cho kinh đô Thăng Long về các mặt an ninh, chính trị, đồng thời cũng là những nơi trực tiếp cung cấp lương thực, rau quả cập nhật cho kinh thành. Chẳng hạn như Phan Huy Chú, khi ghi chép về trấn Sơn Nam đã viết: "Thực là cái bình phong phên chắn của trung đô và là kho tàng của nhà vua".
Ngoài bốn kinh trấn, lại có các phiên trấn hay phiên lộ như Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thanh Hóa, Nghệ An, An Quảng, Thái Nguyên... cũng lại được coi là những nơi làm phên giậu che chở cho các kinh trấn.
Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên (TK XV) cho biết ở các kinh trấn việc học hành phát đạt hơn ở các phiên trấn. Vùng phiên trấn vốn ở các nơi xa xôi, hẻo lánh, hoặc nơi theo sử cũ là các vùng biên viễn như châu Ái (Thanh Hóa), châu Hoan (Nghệ An), ngay từ thời Lý đã đổi gọi là trại. Đến thời Trần, chính sách văn hóa của triều đình đối với các vùng trại Thanh - Nghệ cũng có sự phân biệt đối xử nhất định. Chẳng hạn, cũng theo ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư thì vào năm Bính Dần, niên hiệu Thiệu Long 9 (1266) đời Trần Thái Tông, mở khoa thi chọn học trò, ban cho đỗ Kinh trạng nguyên Trần Cố, và Trại trạng nguyên Bạch Liêu (Kinh trạng nguyên có nghĩa là trạng nguyên quê ở vùng Kinh trấn, còn Trại trạng nguyên có nghĩa là trạng nguyên quê ở vùng trại). Thực ra, Trại trạng nguyên cũng có người không hẳn là kém tài hơn Kinh trạng nguyên. Nhưng nhìn chung thì cũng có thể non kém hơn chút ít và nhất là cái vẻ hào hoa, phong nhã, và nét thanh lịch thì không sánh bằng những con người ở kề cận kinh thành Thăng Long, nên sự đối xử của triều đình dường như cũng chưa thật coi trọng họ (Như trường hợp Trại trạng nguyên Bạch Liêu, vốn quê ở xứ Nghệ, là người "thông minh, nhớ lâu, đọc sách một mạch ngàn dòng"; vậy mà bấy giờ Thượng tướng Trần Quang Khải đang coi Nghệ An, cũng chỉ cho Bạch Liêu làm môn khách chứ không cho làm quan).
Trở lại cụm từ tứ chính trấn, do dân ta có thói quen hay nói tắt, nên đã thành ra tứ chính; rồi lại do thói quen hay nói chệch/ nói trại nên lại thành ra tứ chiếng. Tứ chiếng lúc đầu nguyên nghĩa chỉ bốn trấn quanh kinh đô như đã nói, nhưng lâu dần, lại hàm nghĩa rộng chỉ tứ phương, chỉ mọi miền đất nước nói chung. Và trong một chừng mực nào đó, cụm từ "Trai tứ chiếng, gái giang hồ" xưa, còn được hiểu là một lớp người không thuần nhất trong cộng đồng dân cư ở kinh thành Thăng Long.
Thật ra gọi đầy đủ phải là Thăng Long tứ chính trấn, có nghĩa là: Bốn trấn chính của Thăng Long.
Thời Lê, theo phương vị, lấy kinh đô Thăng Long làm trung tâm và hệ quy chiếu, gọi bốn trấn giáp ranh, kề cận kinh đô như Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương là bốn chính trấn. Đó là Sơn Nam, gồm các tỉnh Hà Đông, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình sau này; Sơn Tây, gồm các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Yên, Sơn Tây sau này; Kinh Bắc, gồm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Phúc Yên sau này; Hải Dương, gồm các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An sau này (Cần lưu ý, các cụm từ Thăng Long tứ trấn ngoài nội dung nói về địa lý hành chính của trấn xung quanh kinh đô Thăng Long, còn đồng âm với cụm từ nói về tín ngưỡng dân gian chỉ 4 ngôi đền thiêng trấn giữ kinh thành Thăng Long như sau: Đền Bạch Mã ở Hàng Buồm trấn giữ phía Đông kinh thành; Đền Linh Lang ở Thủ Lệ trấn giữ phía Tây kinh thành; Đền Cao Sơn ở Kim Liên trấn giữ phía Nam kinh thành; Đền Trấn Vũ ở Hồ Tây trấn giữ phía Bắc kinh thành). Bốn trấn này nằm quanh kinh đô nên cũng gọi là bốn nội trấn hoặc bốn kinh lộ/ kinh trấn, là những trấn phên giậu che chở cho kinh đô Thăng Long về các mặt an ninh, chính trị, đồng thời cũng là những nơi trực tiếp cung cấp lương thực, rau quả cập nhật cho kinh thành. Chẳng hạn như Phan Huy Chú, khi ghi chép về trấn Sơn Nam đã viết: "Thực là cái bình phong phên chắn của trung đô và là kho tàng của nhà vua".
Ngoài bốn kinh trấn, lại có các phiên trấn hay phiên lộ như Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thanh Hóa, Nghệ An, An Quảng, Thái Nguyên... cũng lại được coi là những nơi làm phên giậu che chở cho các kinh trấn.
Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên (TK XV) cho biết ở các kinh trấn việc học hành phát đạt hơn ở các phiên trấn. Vùng phiên trấn vốn ở các nơi xa xôi, hẻo lánh, hoặc nơi theo sử cũ là các vùng biên viễn như châu Ái (Thanh Hóa), châu Hoan (Nghệ An), ngay từ thời Lý đã đổi gọi là trại. Đến thời Trần, chính sách văn hóa của triều đình đối với các vùng trại Thanh - Nghệ cũng có sự phân biệt đối xử nhất định. Chẳng hạn, cũng theo ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư thì vào năm Bính Dần, niên hiệu Thiệu Long 9 (1266) đời Trần Thái Tông, mở khoa thi chọn học trò, ban cho đỗ Kinh trạng nguyên Trần Cố, và Trại trạng nguyên Bạch Liêu (Kinh trạng nguyên có nghĩa là trạng nguyên quê ở vùng Kinh trấn, còn Trại trạng nguyên có nghĩa là trạng nguyên quê ở vùng trại). Thực ra, Trại trạng nguyên cũng có người không hẳn là kém tài hơn Kinh trạng nguyên. Nhưng nhìn chung thì cũng có thể non kém hơn chút ít và nhất là cái vẻ hào hoa, phong nhã, và nét thanh lịch thì không sánh bằng những con người ở kề cận kinh thành Thăng Long, nên sự đối xử của triều đình dường như cũng chưa thật coi trọng họ (Như trường hợp Trại trạng nguyên Bạch Liêu, vốn quê ở xứ Nghệ, là người "thông minh, nhớ lâu, đọc sách một mạch ngàn dòng"; vậy mà bấy giờ Thượng tướng Trần Quang Khải đang coi Nghệ An, cũng chỉ cho Bạch Liêu làm môn khách chứ không cho làm quan).
Trở lại cụm từ tứ chính trấn, do dân ta có thói quen hay nói tắt, nên đã thành ra tứ chính; rồi lại do thói quen hay nói chệch/ nói trại nên lại thành ra tứ chiếng. Tứ chiếng lúc đầu nguyên nghĩa chỉ bốn trấn quanh kinh đô như đã nói, nhưng lâu dần, lại hàm nghĩa rộng chỉ tứ phương, chỉ mọi miền đất nước nói chung. Và trong một chừng mực nào đó, cụm từ "Trai tứ chiếng, gái giang hồ" xưa, còn được hiểu là một lớp người không thuần nhất trong cộng đồng dân cư ở kinh thành Thăng Long.