Chaò mừng kỷ niệm ngày Chiến thắng

Khuất Đình Huy

Super Moderator
18 Tháng chín 2009
208
0
0
Chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng (26/4-30/4/1975).
Ngay sau khi quân ta giải phóng Huế và tiến đánh Đà Nẵng, Bộ chính trị đã quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đât nước.


Nhận định những điều kiện vô cùng thuận lợi của hai đợt chiến dịch trong Chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, ngày 25/3/1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã khẳng định: “Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có đủ điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam và hạ quyết tâm giải phóng miền Nam xong trước mùa mưa. Lập Bộ chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định. Cả nước ra quân với tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng”. Tư tưởng chỉ đạo là thần tốc, táo bạo, bất ngờ và chắc thắng”.
Tại Lộc Ninh, ngày 08/4/1975, Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định đã được thành lập. Bộ chỉ huy đề nghị Bộ Chính trị cho lấy tên “Chiến dịch Hồ chí Minh” thay cho tên gọi “Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia định”, ngày 14/4 Bộ Chính trị có công điện số 37/TK “Đồng ý chiến dịch giải phòng Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Tư lệnh: Đại tướng Văn Tiến Dũng, Chính ủy: Phạm Hùng, các Phó tư lệnh: Thượng tướng Trần Văn Trà, Thượng tướng Lê đức Anh, Trung tướng Đinh Đức Thiện. Quyền tham mưu trưởng: Thiếu tướng Lê Ngọc Hiền, sau đó bổ sung Trung tướng Lê Trọng Tấn làm Phó tư lệnh và Trung tướng Lê Quang Hòa làm Phó chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị. Ông Nguyễn Văn Linh được giao nhiệm vụ phụ trách phát động quần chúng nổi dậy trong thành phố và ông Võ Văn Kiệt được giao nhiệm vụ phụ trách tiếp quản các cơ quan kinh tế, kỹ thuật của Sài Gòn sau khi quân ta chiếm được thành phố.
Triển khai thực hiện chiến dịch, ngày 16/4/1975, quân ta phá vỡ tuyến phòng thủ của địch ở Phan Rang. Trước tình hình trên, ngày 18/4, Chính phủ Mỹ đã ra lệnh di tản người Mỹ ra khỏi Sài Gòn.
Ngày 21/4, quân ta đánh chiếm Xuân Lộc, quân địch bỏ chạy. Tuyến phòng thủ Phan Rang – Xuân Lộc của quân ngụy bị chọc thủng, Thủ đô Phnôm pênh của Cămphuchia được giải phóng càng làm cho nội bộ Mỹ và quân đội Sài gòn hoảng loạn. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức. Quân ta đã tận dụng thời cơ nhanh chóng áp sát, hình thành thế bao vây Sài Gòn.
17 giờ ngày 26/4, năm cánh quân của quân đội ta từ các hướng chiên lược đã được lệnh vượt qua tuyến phòng thủ ngoài của địch để tiến vào Sài Gòn – mở đầu chiến dịch Hồ chí Minh lịch sử.
Ngày 28/4, pháo binh của ta đồng loạt nổ súng tấn công sân bay Tân Sơn Nhất, đếm ngày 28, rạng ngày 29/4, toàn bộ các cánh quân của ta đã đồng loạt tấn công vào thành phố Sài gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch như: Bộ Tổng tham mưu ngụy, dinh Độc lập, biệt khu Thủ đô, Tổng nha Cảnh sát, sân bay Tân Sơn Nhất...
9 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, Dương Văn Minh – Tân Tổng thống ngụy vừa lên thay thế Nguyễn Văn Thiệu - đã kêu gọi ngừng bắn để điều đình giao chính quyền nhằm tránh cho quân ngụy khỏi sự sụp đổ.
10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975, xe tăng quân ta tiến thẳng vào dinh Độc lập, bắt sống chính quyền, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc phủ Tổng thống ngụy. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
Ngay sau khi Sài Gòn được giải phóng, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn lại ở miền Nam, đã đồng loạt tần công và nổi dậy. Đến ngày 2/5/1975, miền Nam, các đảo và quần đảo Trường Sa hoàn toàn giải phóng.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, tiêu biểu là 3 Chiến dịch lớn đã thắng lợi hoàn toàn. Quân ta đã tiêu diệt và làm tan rã đội quân hơn một triệu quân ngụy và toàn bộ lực lượng dân vệ, tiêu diệt hoàn toàn 4 quân khu của địch, phá hỏng và thu hoàn toàn bộ các phương tiện chiến tranh. Bộ máy chính quyền ngụy đã bị xoá bỏ từ Trung ương đến địa phương, các đảng phái phản động của chính quyền, chế độ chính trị ngụy cũng bị đập tan.