Hội làng Thanh phần - Phúc Hòa - Phúc Thọ - Hà Tây

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Hàng năm cứ đến ngày 6-7-8 tháng 02 Âm lịch là Làng Thanh phần lại mở Hội làng.
Hội làng năm nay được mở trong không khí tưng bừng khi Đình làng chính thức được công nhận là Di tích văn hóa, công việc trùng tu sửa chữa làng đã được thực hiện trước mấy tháng nay và đến ngày hôm qua 6/2 Năm Kỷ Sửu đã chính thức được đơn vị thi công bàn giao cho Ban quy ước Làng văn hóa Thanh Phần.
Đình làng được xây dựng trên khuôn viên rộng 500m2 với nhà đình chính đựợc xây dựng theo kết cấu 5 gian mái mái ngói và chạm trổ công phu.
Từ cuối làng đi thẳng con đường làng với một bên là một cái Đầm mênh mông nước đi dọc khoảng 1km thì đến lối vào chính của Đình làng, lối vào đình là được làm theo kiểu cầu bán nguyệt với hai bên là hai ao sen.
Đình làng là nơi thực hiện các công việc tế lễ của Làng và cũng là nơi diễn ra các nghi thức khai hội của Làng.
Hội làng năm nay đã được khai hội với các nghi thức truyền thống rước lễ ngay từ sáng tinh mơ. Phần Hội sẽ được khai mạc váo đầu buổi chiều với các trò chơi dân gian như : Bịt mắt bắt dê, Lội ao bắt vịt, Đánh vật, Thổi cơm thi .... diễn ra giữa 03 đội của Làng.
 

khuatqvinh

Administrator
15 Tháng mười hai 2008
220
0
0
Hanoi, Vietnam
quangvinh3ik47.blogspot.com
Cho em nói thêm về nguồn gốc của hội này: Đó là để tưởng nhớ đến công lao của một nữ tướng. Có một tích kể về nữ tướng này như sau: Hôm đó, nữ tướng cùng ba quân ra trận. Nữ tướng gặp thế giặc mạnh, ... cuối cùng bị trọng thương nằm bất tỉnh trên lưng ngựa. Máu chảy đầy mình ngựa. Ngựa biết thế nguy, cứ thế phi nước đại chạy khỏi trận địa. Đến một cây cầu, ngựa thấm mệt và dừng lại uống nước. Lúc đấy có một bà bán hàng bánh đi chợ về qua cầu. Thấy thế, vội vàng đỡ người nữ tướng xuống ngựa rồi lấy bánh cho ăn. Không ngờ bánh ăn vào miệng thì trôi ra qua vết chém ở cổ. Lúc đấy, giặc cũng sắp đuổi tới. Thấy thế bà hàng nước vội vàng treo giỏ bánh lên mình ngựa rồi quất cho ngựa chạy đi. Còn mình thì ôm người nữ tướng nhảy xuống sông tự vẫn. Dù ko bị sa vào tay giặc nhưng dân làng sau đấy cũng ko tìm thấy xác của 2 người đâu cả. Họ đã lập đền thờ ở ngay bên cầu. Và tục truyền rằng: máu của 2 người chảy đến vùng nào thì trong những ngày đó, hàng năm sẽ mở hội để tưởng nhớ!

Đố mọi người biết: nữ tướng đó là ai? sông đó là sông gì? bánh đó là bánh gì? .....
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
khuatqvinh đã viết:
Cho em nói thêm về nguồn gốc của hội này: Đó là để tưởng nhớ đến công lao của một nữ tướng. Có một tích kể về nữ tướng này như sau: Hôm đó, nữ tướng cùng ba quân ra trận. Nữ tướng gặp thế giặc mạnh, ... cuối cùng bị trọng thương nằm bất tỉnh trên lưng ngựa. Máu chảy đầy mình ngựa. Ngựa biết thế nguy, cứ thế phi nước đại chạy khỏi trận địa. Đến một cây cầu, ngựa thấm mệt và dừng lại uống nước. Lúc đấy có một bà bán hàng bánh đi chợ về qua cầu. Thấy thế, vội vàng đỡ người nữ tướng xuống ngựa rồi lấy bánh cho ăn. Không ngờ bánh ăn vào miệng thì trôi ra qua vết chém ở cổ. Lúc đấy, giặc cũng sắp đuổi tới. Thấy thế bà hàng nước vội vàng treo giỏ bánh lên mình ngựa rồi quất cho ngựa chạy đi. Còn mình thì ôm người nữ tướng nhảy xuống sông tự vẫn. Dù ko bị sa vào tay giặc nhưng dân làng sau đấy cũng ko tìm thấy xác của 2 người đâu cả. Họ đã lập đền thờ ở ngay bên cầu. Và tục truyền rằng: máu của 2 người chảy đến vùng nào thì trong những ngày đó, hàng năm sẽ mở hội để tưởng nhớ!

Đố mọi người biết: nữ tướng đó là ai? sông đó là sông gì? bánh đó là bánh gì? .....
Không biết nữ tướng đó là ai nhưng bánh thì chắc là bánh trôi quá.
 

thangnangkhuat

Administrator
13 Tháng mười hai 2008
320
0
0
CÒn bánh trôi lại thêm 1 sự tích nữa là :

Tết Hàn Thực là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch. "Hàn Thực" nghĩa là "đồ ăn lạnh".

Hàng năm vào ngày này, nhiều gia đình cho xay bột, đồ đỗ xanh, làm bánh trôi, bánh chay, nấu xôi chè lễ Phật và cúng gia tiên, có lẽ đó cũng là một cách tưởng niệm người thân trong những ngày tháng cuối xuân, chứ ít người biết đến hai chữ "Hàn Thực" gắn với một điển tích ở Trung Quốc.

Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước Sở. Bấy giờ có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cám kích vô cùng. Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi tòng vong, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chớ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch hàng năm).

Ở Việt Nam cũng theo tục ấy và ăn Tết Hàn Thực ngày mồng 3 tháng 3. Tuy nhiên, người ta chỉ làm bánh trôi hay bánh chay để thế cho đồ lạnh, nhưng chỉ cúng gia tiên, chứ không ai tưởng nhớ gì đến Giới Tử Thôi và vẫn nấu nướng chẳng có kiêng gì.

2.jpg