Khởi đăng : Sưu tầm các Món ăn bài thuốc

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Món ăn từ cá trắm:

Cá sông có 4 loài được xem là lớn nhất: chép, mè, trắm trắng, trắm đen. Cá trắm phòng chữa được bệnh 4 mùa. Vào mùa thu đông thì cá trắm thường ngon hơn.

Cá trắm đen: cá trắm màu xanh đen là thượng phẩm trong các loại cá nước ngọt. Vị ngọt tính bình. Công năng bổ thận khí, mạnh tỳ dưỡng vị, bình can sáng mắt, hóa thấp, khứ phong, lợi thủy. Thích hợp với người tỳ vị hư nhược, mất sức, phù nề, viêm gan, thận, tê thấp.

Theo phân tích cứ 100g thịt cá trắm đen có 19,5g đạm, với nhiều axit amin quý; 5,2g chất béo, các khoáng canxi, photpho, sắt, các loại vitamin, chứa nhiều chất chống lão hóa.

Một số món ăn chữa bệnh:

Nâng sức đề kháng - phòng cúm: Cá trắm đen (con khoảng 1kg) bỏ vảy, ruột, rửa sạch, khứa rãnh 2 bên thân cá, để lên đĩa hấp gần chín cho gừng tươi, hành, rượu, ít mì chính chưng tiếp cho chín.

Thanh nhiệt giải độc: Cá trắm 1 con 1kg, giá đậu nành 500g, mầm tỏi 10g thái đoạn. Gia vị vừa đủ ướp thịt cá rán vàng nấu cùng giá, tỏi thành canh để ăn.

Thanh nhiệt, trừ thấp: Cá trắm thái miếng 100g, mướp 300g, rán cá chín giòn. Mướp gọt vỏ thái khúc dài 3cm, lại thái sợi cho vào nồi nước sôi nấu một lúc vớt ra để ráo nước. Nước dùng nấu sôi cho hành, gừng, rượu và cá vào nấu, vớt bỏ bọt nấu sôi 5 phút cho mướp vào, nêm gia vị.

Suy nhược, mất sức, chóng mặt: Cá trắm đen 500g, 3 lát gừng với lượng gạo vừa đủ nấu cháo ăn.

Tỳ vị hư nhược, hay đau bụng lâm râm, biếng ăn: cá trắm đen 1 con khoảng 500g, đảng sâm 9g, thảo quả 1g, trần bì, quế bì mỗi vị 1g, gừng khô 3g, hồ tiêu 5 hạt, hành, muối. Nấu chín, ăn thịt cá, uống canh, bỏ bã thuốc.

Bồi dưỡng phụ nữ sau sinh phòng chống ứ huyết: Thịt cá trắm 250g thái miếng, mộc nhĩ lưng trắng 10g, ớt xanh 10g, ớt đỏ 5g. Thịt cá ướp muối, bột lọc nước bóp đều. Xào cá với mộc nhĩ, ớt.

Đau dạ dày mạn tính: Ninh cá trắm đen thành canh để ăn suông hoặc với cơm.

Phù nề, chi dưới phù không có lực: Thịt cá trắm đen 120g. Lá hẹ lượng vừa đủ nấu canh, ăn cái, uống nước.

Nữ bị bệnh lâu ngày, cơ thể yếu, kinh nguyệt không đều: Thịt cá trắm đen 150g, lấy dao dần nát. Thêm ít thịt gà, bột tiêu, rượu, muối, hành, gừng. Lấy đũa khuấy một chiều cho đều, vắt nước, cho cá vào giã nhuyễn làm thành nhân vằn thắn. Xương đùi lợn rửa sạch, đập nát, ninh lấy nước rồi cho 6g đông trùng hạ thảo vào túi ninh, khi chín nhừ cho vằn thắn vào nấu lại cho chín để ăn.

Quai bị: Dùng mật cá trắm treo chỗ thoáng cho khô, trộn bột chàm (thanh đại) lượng bằng nhau nghiền nhỏ hòa dầu vừng bôi lên chỗ sưng.

Nhọt độc: Mật cá trắm đen tươi xát vào chỗ sưng đau.

Cá trắm trắng: còn gọi trắm cỏ. Theo Đông y, trắm trắng vị ngọt tính ôn, công năng bổ tỳ ấm vị, bổ khí huyết. Thích hợp với các chứng tỳ vị hư hàn, biếng ăn, gầy yếu, mệt mỏi, đuối sức, khí hư nhược.

Trị hư lao, phong hư đau đầu sốt rét kinh niên: Đầu cá chưng ăn để phòng chữa bệnh rất tốt.

Theo phân tích hóa học, cho thấy: Cứ 100g thịt cá trắm trắng có 17,99g đạm, 4,3g chất béo, các khoáng: canxi, photpho, sắt, các vitamin nhóm B (B1, B2, PP). Do đó cá trắm trắng rất tốt đối với gân xương người già, trẻ em suy nhược và có ưu điểm không gây các phản ứng xấu (ngứa, nổi mẩn).

Một số món ăn phòng chữa bệnh của cá trắm trắng:

Khí huyết bất túc - suy nhược sau ốm dậy: Cá trắm 250g, hoàng kỳ 25g, đương quy 12g. Nấu canh ăn cá uống canh bỏ bã thuốc.

Tỳ vị hư hàn: Bụng lạnh đau, không muốn ăn: trắm trắng 250g, sa nhân 6g, sinh khương 6g. Ninh kỹ, ăn cá uống canh, bỏ bã.

Có tuổi mắt kém, phụ nữ sau sinh, mãn kinh, xuất huyết: Thường xuyên ăn cá trắm nấu nhiều món thay đổi.

Mỏi mắt: Thịt cá trắm cắt miếng một ít bột tiêu chưng chín ăn.

Suy nhược cơ thể: Cá trắm trắng 1 con, làm sạch, ướp đường, giấm nấu canh ăn. Đây là món ăn theo kinh nghiệm dân gian từ đời Tống, Trung Quốc có tên món "cá giấm Tây Hồ", nay rất phổ biến với cách chế biến hiện đại ở các nhà hàng. Cá trắm 700g, gừng bột 1,5g, rau mùi vừa đủ, gia vị, xì dầu, rượu gạo, đường trắng, giấm, bột lọc, nước, mỗi thứ một ít. Làm sạch cá trắm cắt thành 2 miếng trống và mái. Miếng có cả xương là miếng trống, còn miếng kia là mái. Từ hàm xuống cứ cách 4-5cm khía thành rãnh hoa. Từ phía sau vây ngực của miếng trống cắt đứt.

Cho nước vào nồi nấu sôi, lần lượt cho miếng cá vào đậy vung nấu sôi, bỏ bọt, nấu chín tái để lại 250g nước canh (phần dư để riêng). Cho xì dầu, rượu gạo, gừng miếng, nấu sôi vớt cá ra đĩa. Nước canh trong nồi cho đường vào nấu sôi, dùng bột lọc nước làm sệt, cho giấm vào đảo đều, rót lên cá, rắc rau mùi và bột tiêu lên trên.

Cảm gió lạnh nhức đầu: Cá trắm một con vừa ăn, nấu gần chín cho hành, mùi tươi, sôi lại lấy ăn nóng cho ra mồ hôi. Có thể ăn với cơm, hoặc nấu cháo cá ăn.

Người bị cảm gió lạnh: Đau đầu, ngạt mũi, đau mình mẩy: thịt cá trắm 150g, gừng tươi 25g, rượu gạo 100g, nước 1/2 bát. Nấu sôi rồi cho cá, gừng, rượu. Hầm 30 phút cho gia vị muối. Ăn nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.

Cảm nắng nóng, viêm phế quản do nắng nóng, khô họng, ho nhiều đờm vàng đặc, tiểu vàng đỏ sẻn: Cá trắm trắng 120g, mướp 500g, gừng tươi 3 lát. Cá thái miếng xào cho chín, nêm gia vị rồi cho cá vào đảo vừa chín tới. Ăn suông hoặc với cơm.

Tăng huyết áp, nhức đầu, chóng mặt: Thịt cá trắm 150g, thái miếng, bột sắn dây 30g. Nước vừa đủ nấu thành cháo đặc. Nêm gia vị. Ăn liền một tuần.

Cá trắm trắng 200-250g (lấy phần đuôi), bí đao 200-250g. Chiên cá rồi cho nước bí đao hầm nhừ. Nêm gia vị. Ăn vài ngày liền.

Lưu ý: Mật cá trắm trắng và đen đều có tính độc. Khi làm cá chú ý bỏ mật ra không dùng. Một số địa phương dùng mật cá trắm để chữa một số bệnh, do không biết cách dùng nên có nhiều trường hợp bị ngộ độc, thậm chí có trường hợp tử vong.

BS. Phó Đức Thuần
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Hành ta: Món ăn hay bài thuốc.

Hành ta có lá dài, củ nhỏ, thường được sử dụng trong nấu ăn như một gia vị quen thuộc. Thế nhưng cây hành ta nhỏ bé còn chứa đựng trong nó nhiều bí mật mà không phải bà nội trợ nào cũng biết.

Hành chứa một lượng đáng kể can xi, phốt pho và kali, carotene và chất sắt, rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng không phải điều quý nhất của nó.

Hành chứa rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng phòng chữa bệnh như acid malic, phytin và alylsulfit, tinh dầu, đặc biệt là chất kháng sinh alicine hòa tan trong nước. Alicine giúp diệt khuẩn rất mạnh đối với một số bệnh như thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn, bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, nó lại dễ mất tác dụng bởi nhiệt, kiềm. Vì vậy, trong khi nấu ăn, hành là gia vị cho vào cuối cùng để tránh mất chất alicine.



Hành cũng chứa chất kháng khuẩn fitoncidi. Khi có dịch bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, nên ăn hành sống để dự phòng.

Do chứa nhiều chất kháng sinh nên tinh dầu hành có tác dụng sát khuẩn mạnh, dùng thoa bên ngoài chữa mụn nhọt mưng mủ. Vì hành có thể kích thích được tuyến mồ hôi nên còn được sử dụng như một thức ăn giải độc. Người ta vẫn nấu cháo hành để chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu. Ăn cháo hành nóng cũng chữa đau lưng, kiết lỵ.

Ngoài ra, hành còn có tác dụng hạ thấp mỡ trong máu, có hiệu quả trị liệu nhất định đối với bệnh tim mạch. Nước ép hành rất tốt cho việc điều trị bệnh thiếu máu. Hợp chất lưu huỳnh có trong gia vị này giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây hành ta

- Hành giã nát ngâm trong nước sôi, xông hoặc nhỏ mũi chữa ngạt mũi cấp tính và mãn tính, viêm niêm mạc mũi.

- Cảm cúm, nhức đầu: Lấy hành ta 6 - 8 củ, gừng sống 10g, xắt mỏng, đổ vào 1 cốc nước sôi, xông miệng mũi mỗi ngày 2 - 3 lần. Đồng thời, nên sắc nước gừng và hành để uống (1 ly giữa bữa ăn và 1 ly trước khi đi ngủ).

- Động thai: Hành ta tươi 60g, sắc uống dần đến khi yên thai thì thôi.

- Tăng huyết áp: Hành tây 2 - 3 củ xắt lát, trộn đường ăn, hoặc nấu nước uống thường xuyên. Uống 4 - 5 lần, huyết áp sẽ hạ.

- Tắc ruột do giun đũa: Lá hành tươi 30g giã nát, trộn với 30g dầu vừng (dầu mè). Uống ngày 2 - 3 lần.

- Nghiền nát hành sống đắp lên trên trán có thể làm giảm đau đầu.

- Các củ hành nhỏ có thể được sử dụng như thuốc long đờm. Nghiền nát rồi trộn với đường phèn, để một lúc cho nước chảy ra. Dùng khoảng 3-4 thìa cà phê nước ép này để làm dịu đi chứng ho và đau họng.

(Theo Mỹ Phẩm)
Việt Báo (Theo_24h)
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Món ăn từ Cá trê nè:

Đông y cho rằng cá trê có tác dụng dưỡng huyết, điều kinh, làm da hồng hào tươi nhuận, chữa đau lưng mỏi gối, chóng mặt, di tinh. Ngoài ra, loại cá này còn giúp chữa chảy máu cam, suy giảm tình dục, giải cảm.


Theo y học cổ truyền, cá trê vị cam, tính ôn, có tác dụng ích âm, khai vị, thúc đẩy việc tạo sữa, lợi tiểu tiêu thũng. Sau đây là một số món ăn bài thuốc đơn giản từ cá trê:

Bổ thận, kiện tỳ, dưỡng huyết, điều kinh (do tỳ thận lưỡng hư), huyết hư, kinh ít, có hiện tượng quầng mắt, da mặt xanh sạm, phân lỏng, tiểu đêm: Cá trê 2 con (chừng 250 g), đậu đen 150 g. Cá trê bỏ mang, ruột, rửa sạch, chặt ra mỗi con 3-4 khúc, đậu đen rửa sạch. Hầm đậu đen với nước vừa đủ, cho cá trê vào nấu chín, cho gia vị và ăn lúc nóng.

Kiện tỳ, bổ thận, hành huyết, hoạt huyết, bổ khí huyết, chữa quầng mắt thâm, tăng cường nhuận da; chữa đau lưng mỏi gối, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đàn ông di tinh, đàn bà rối loạn kinh nguyệt: Một con cá trê 500 g, hồng hoa 12 g, đậu đen 160 g, trần bì một miếng. Cá làm sạch, bỏ ruột, rửa sạch để ráo, hồng hoa khô rửa sạch cho vào túi, đậu đen rang cho nứt vỏ. Đun sôi 1/2 lít nước, cho tất cả vào nồi, đậy kín cho nhỏ lửa, sôi nhẹ trong 2 giờ cho đậu nhừ. Ăn nóng. Phụ nữ có thai, người âm hư hỏa vượng không nên dùng bài này.

Bổ huyết, nhuận phế, ích khí, làm da hồng hào tươi nhuận, đen tóc:
Cá trê một con 500 g; sườn 300 g; mạch đông 16 g; sa sâm, tỳ bà diệp, đậu ván tươi mỗi thứ 12 g; hạnh nhân 8 g; đẳng sâm 20 g; gừng tươi 2 lát. Cá bỏ ruột làm sạch, sườn chặt miếng vừa ăn. Gừng giã nhuyễn ướp cá, sườn. Các vị thuốc bỏ vào túi vải, cho vào nồi với 1 lít nước, đậy kín, sắc độ 1 giờ rồi bỏ túi ra, thả cá vào nấu thêm cho chín, khoảng 1 giờ nữa, bắc ra ăn nóng.

Suy giảm tình dục: Cá trê 1-2 con, khử nhờn, tanh, bỏ mang ruột. Đầu cá trê là chủ công quan trọng, nhất thiết phải giữ lại, rửa kỹ để ráo nước. Đậu đen 40 g ngâm nước 4-5 giờ rồi vớt ra để ráo. Đổ dầu vào chảo nóng, cho cá trê vào với 2 miếng gừng, tỏi, tiếp cho đậu đen và một bát nước vào nấu cho sôi rồi nhỏ lửa trong một tiếng cho nhừ đậu và cá. Khi ăn nêm gia vị, món ăn này rất tốt cho người làm việc trí óc nhiều.

Ù tai, kém mắt: Cá trê vàng một con khoảng 300 g, rau giền xanh một nắm, rau giền tía một nắm. Nấu canh rau giền, cắt tiết cá trê vào, rồi bỏ cá trê vào lúc canh đang sôi mạnh. Cá chín bắc xuống, mở nắp chờ bớt nóng rồi ăn. Có thể nấu canh cá trê rau ngót như trên.

Mất ngủ, biếng ăn, chân tay tê nhức: Cá trê 400 g, đậu đen xanh lòng, đậu xanh nếp 200 g, trần bì một miếng bỏ xơ, ý dĩ 20 g, gạo nếp 20 g, đường, muối, hành tím, rau mùi, tiêu bột mỗi thứ một ít xay mịn nấu cháo nhừ nhuyễn.

Hen suyễn: Cá trê một con 200 g. Cá trê làm sạch hết nhớt bỏ ruột, tẩm mủ cây dứa gai, nướng chín trên than hồng ăn mỗi lần một con, ăn nhiều lần.

Chảy máu cam: Làm sạch cá trê, bỏ hết lòng, để nguyên con ướp muối, xì dầu để sẵn. Nấu cơm cạn, để cá trên cơm hấp cho thật chín. Khi ăn tỉa lấy thịt trộn cơm ăn. Hoặc: Cũng làm như trên, chỉ khác là lấy thịt cá trê nấu với cháo. Có thể ăn với tía tô bằng cách đảo đều vào cháo. Ăn 3 lần trong tuần.

Tiểu đường: Nấu canh cá trê với rau thài lài trắng, lượng đủ ăn cho mỗi ngày. Cách mấy ngày lại ăn, ăn trong một tháng.

Giải nhiệt, giải cảm: Cá trê làm sạch, cắt khúc hoặc để cả con ướp nước giềng, nghệ, mẻ, mắm tôm, muối, nước mắm cho thật ngấm. Bắc chảo mỡ nóng già, phi hành mỡ cho thơm, cho cá vào đảo qua rồi cho nước ngập cá đậy vung, để nhỏ lửa cho cá chín nhừ? Khi cá chín nước cạn thì cho hành hoa, rau răm. Ăn nóng với cơm.

(Theo SK&ĐS)
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Cá mè - thuốc bổ não và phổi

Ảnh: wikipedia.orgViệc ăn cá mè thường xuyên giúp chống lại chứng giảm trí nhớ ở người già và các vấn đề đường hô hấp. Tuy nhiên, người đang có mụn nhọt, lở loét không nên ăn cá này.

Cá mè được dùng trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian với tên thuốc là phường ngư, vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ não, tủy, nhuận phế, ích tỳ vị.

Người cao tuổi ăn cá mè đều đặn chống được chứng đau đầu, giảm trí nhớ, ho đờm, hen suyễn. Sách thuốc cổ ghi: Thịt cá mè trắng có tác dụng khai vị, hạ khí, điều hòa 5 tạng, chống hư huyết mạch, bổ gan, sáng mắt.

Người Trung Quốc dùng cá mè dưới dạng thức ăn - vị thuốc để phục hồi sức khỏe cho những trường hợp suy nhược, sốt rét, chán ăn. Cách chế biến như sau: Cá mè tươi 300 g đánh vảy, rửa sạch, bỏ đầu và xương, thái lát mỏng, nấu với khởi tử 30 g, ít giá đỗ xanh, gừng tươi, lá khủ khởi, rau mùi, rau cần, hành, hồ tiêu, muối. Ăn trong ngày.

Chú ý:

Người đang có mụn nhọt, lở loét, kiêng ăn thịt cá mè.


Tuyệt đối không ăn gỏi cá mè hoặc cá mè nấu chưa chín kỹ vì đây là loài có tỷ lệ mang ấu trùng sán lá gan cao nhất, khoảng 92%.


Theo Sức Khỏe & Đời Sống
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Vị thuốc từ cá chép

Trong các tác phẩm Nam dược thần hiệu và Hải thượng y tông kim giám của các danh y Việt Nam Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông, nhiều loại cá được đề cập đến không phải là món ăn mà là để chữa bệnh


Theo y học dân tộc cá có tác dụng bổ hư, ích tinh, trị tiêu khát... Y học hiện đại cũng đã chứng minh cá còn có nhiều vitamin D, tạo điều kiện cho việc hấp thu canxi của cơ thể. Ngoài ra, trong cá còn có nhiều kẽm, là một vi chất có ích với sức khỏe con người, có tác dụng phòng chống u xơ tiền liệt tuyến ở người cao tuổi.

Trong tác phẩm Nam dược thần hiệu, có tới 34 loài cá tôm được Tuệ Tĩnh giới thiệu để làm thuốc thì cá chép được gọi với tên lý ngư, vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng hạ khí, trị hoàng đản (vàng da), ho đờm... Cá chép om dưa được coi là một loại thức ăn dễ hấp thụ. Các nhà khoa học khuyên rằng: Không nên ăn cá dưới dạng chiên rán không có lợi cho cơ thể. Theo ẩm thực bách kỵ, các tác giả cho rằng những người mắc bệnh xuất huyết do giảm tiểu cầu thì không nên ăn nhiều cá. Dân gian thường dùng cá chép trong phòng và chữa một số căn bệnh:

Bài 1: Cá chép to một con, mổ bỏ ruột, đậu đỏ một thang, nước hai bát. Nấu cho ăn cả nước lẫn cái, ăn hết một lần sẽ thải ra chất độc là khỏi. Bài thuốc có tác dụng chữa có thai bị phù, đây là một chứng bệnh hay gặp ở phụ nữ có thai, là một dấu hiệu nguy cơ tiền sản giật trong thai nghén.

Bài 2: Cá chép một con, đậu sị, hành trắng, gạo nếp vừa đủ, thêm gừng và gia vị. Nấu cháo cho ăn hàng ngày rất tốt. Bài thuốc có tác dụng chữa động thai.

Bài 3: Cá chép một con, gạo nếp 50g, hành tươi 5 nhánh cắt khúc. Cho cá đem luộc lấy nước, sau đó vớt cá cho gạo nếp vào nấu cháo. Bài thuốc có tác dụng kiện tỳ, an thai, lợi tiểu, tiêu thũng. Chủ trị phụ nữ có thai bị phù.

Bài 4: Cá chép đen một con, chiều 30 tết, lúc nhá nhem tối lấy nước nấu sôi cá lên, chờ nguội đem tắm khắp mình trẻ. Bài thuốc có tác dụng chữa bệnh đậu ở trẻ em.

Bài 5: Mật cá chép, đất lòng bếp, trộn đều. Lấy ngón tay trỏ quệt bôi vào cổ. Bài thuốc có tác dụng chữa viêm họng, đau họng.

Bài 6: Mật cá chép 1 cái, gan gà trống 1 cỗ. Cả hai vị đem sấy khô, tán nhỏ luyện với trứng chim sẻ làm viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 10 viên. Bài thuốc có tác dụng chữa các chứng liệt và cả bệnh liệt dương.

( Theo SK& ĐS)
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Món ăn từ Cà tím

Cà tím không chỉ là một món ăn thông thường, nó còn là một loại rau có chứa nhiều dinh dưỡng và có tác dụng giảm bớt lượng cholesterol trong máu.

Cà tím và những căn bệnh về tim mạch

Các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu và chứng minh rằng: Cà, đặc biệt là cà tím là loại rau củ có lượng vitamin P kỷ lục. Mỗi 1000g cà tím có chứa 7200mg vitaminh P. Đây là loại vitamin chủ yếu trong việc làm tăng cường sự dẻo dai của các mạch máu và giảm bớt lượng cholesterol. Lượng vitamin P trong cà tím có thể giúp phòng ngừa được bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch. Theo các nhà khoa học Mỹ, ăn cà tím là một trong những biện pháp hàng đầu để giảm cholesterol trong máu.

Những tác dụng chữa bệnh khác của cà tím

Cà tím là loại quả rất giàu dinh dưỡng, trong thành phần của cà tím có 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid. Các khoáng chất (tính theo mg/100g) gồm: kali 220, phốt pho 15, magiê 12, calcium 10, lưu huỳnh 15, clor 15, sắt 0,5, mangan 0,2, kẽm 0,2, đồng 0,1, iod 0,002. Các vitatmin B1, B12, PP rất ít, nhiều chất nhầy.

Vì lượng chất nhầy này mà cà tím còn có tác dụng hỗ trợ rất điều trị bệnh dạ dày. Chính vì vậy mà người Hàn Quốc thường dùng cà tím phơi khô làm thuốc giảm đau, trị sưng khớp, loét dạ dày còn người Nigeria thường dùng cà tím để chữa đau bụng do tiêu hóa.

Trong cà tím còn chứa nightshade soda, một chất có tác dụng chống ung thư theo các chuyên gia Nhật Bản thì trong nước ép cà tím có nhiều hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày.

Ngoài ra, cà tím cũng có tác dụng lợi tiểu, chống phù nề, đàm thấp, hỗ trợ trong điều trị bệnh thận. Các thực nghiệm trên gia súc cho thấy, nước ép cà tím giúp ngăn chặn bệnh động kinh. Do đó, người dễ bị kích động tâm thần được khuyên là nên uống 1 ly nhỏ nước ép cà tím mỗi khi thấy thần kinh căng thẳng.

Cà tím - món ăn vị thuốc

Một số món ăn từ cà tím có tác dụng chữa bệnh hiệu quả:

- Chữa viêm gan vàng da: Cà tím 300g, gạo 50g. Cà tím cắt nhỏ nấu với gạo thành cháo, ăn liên tục trong vài ngày.

- Chữa viêm phế quản cấp, táo bón: Cà tím 500g, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ. Cà thái dọc, tỏi và gừng nghiền nhuyễn. Tất cả trộn với nước tương, dầu, muối, đường, chưng cách thủy để ăn.

Một số chú ý khi ăn cà tím

Cà tím không có chất béo và cholesterol. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học Úc, cà tím có đặc tính thấm dầu nhanh hơn bất cứ một loại rau nào, họ đã thấy rằng cà tím có thể thẩm thấu 83 grams chất béo trong 70 giây, bốn lần nhiều hơn khoai tây chiên, tức nhiều hơn 700 calories. Vì vậy nếu ăn nhiều cà xào sẽ làm tăng thêm lượng chất béo vào cơ thể. Tốt nhất bạn nên ăn cà ninh, hoặc hầm nhừ. Cách này sẽ không làm mất đi những thành phần dinh dưỡng vốn có trong cà và giúp bạn có một món ăn ngon, bổ dưỡng.

Việc ngâm qua nước pha muối và sau đó rửa lại các miếng cà tím đã thái sẽ làm nó mềm hơn và loại bỏ gần hết vị đắng của cà làm cho món ăn ngon hơn.

(Theo Mỹ Phẩm)
Việt Báo (Theo_24h)