Luận về "cái sự ăn..."

Khuất Đình Huy

Super Moderator
18 Tháng chín 2009
208
0
0
Luận về “cái sự ăn”...
Sống ở trên đời, người ta hay nói với nhau về “ăn - mặc”. Cái sự mặc từ cổ chí kim ít người đưa vào thành một tác phẩm; có chăng chỉ là đôi dòng, nửa trang tả cụ thể, chi tiết để qua mặc mà nói lên tính cách của nhân vật mà tác giả cần khắc hoạ... ví như Lép - Tôn - xtôi, Xô - Lô - Khốp, V. Huy - Gô, O. Ban - Giắc, Mô - Lie...
Còn nói về cái sự ăn, từ xưa đến nay người ta nói nhiều lắm. Ở ngoài đời thì thường ngày rồi, trong văn học thì cũng không ít... Ở Việt Nam, chắc không ít người đã từng khoái khi đọc tuỳ bút Phở của Nguyễn Tuân, Miếng ngon Hà Nội của Vũ Bằng, Phở của Thạch Lam..., Ngay cả ở đây thôi, mới có hàng trăm thành viên của một dòng họ trong cả nước mà đã luận đấy những củ chuối, xôi, rau sắn, châu chấu, ruột xào... in đầy trên trang diễn đàn của họ Khuất...
Các cụ xưa thường nói “miếng ăn là miếng nhục”, nếu trong trường hợp cụ thể, đối tượng cụ thể thì có lẽ không sai. Nhưng tại sao mà từ ngàn xưa đến nay, người ta cứ vẫn phải ăn và đầu tư vào nó rất nhiều công sức, giấy mực? Chỉ riêng về ăn, trong ngôn ngữ tiếng Việt, có lẽ được đánh giá là phong phú nhất thế giới về ngữ pháp. Nó khi là động từ, khi là tính từ, khi là linh tinh từ... Tôi còn nhớ hồi học đại học, một số sinh viên nước ngoài đã than thở “Thế thực sự trong tiếng Việt của các cậu, ăn gọi là gì là chính xác nhất?” tôi chỉ có thể trả lời “tất cả đều chính xác nhất”. Mấy cậu sinh viên trố mắt, lắc đầu, nhún vai, huơ tay, nhưng cuối cùng vấn phải công nhận câu trả lời của tôi là rất thật và rất nghiêm túc.
Này nhé, chỉ nói về sự ăn thôi, mà khi mời dùng khác, khi ăn dùng khác và tuỳ thuộc vào đối tượng, bữa ăn, khung cảnh cụ thể người ta cũng dùng khác: Khi ta mời nhau: “Nhà cháu hôm nay có việc, mời ông (bà) sang uống chén rượu...” đó là họ mời ăn đấy. hoặc với trẻ nhỏ mời nhau có thể “sang nhà tớ đóng cỗ” nhé, hoặc bạn bè thì “Nhậu chứ”, hoặc rủ nhau “làm tí”, hoặc “quán chứ”... và ngay trong thành viên của chúng ta, ông Trưởng ban đã liên lạc với tôi và nhắc nhở anh ơi cuối tuần “làm phát” chứ?... Khi vào bàn ngồi ăn: Trên mâm cỗ, khi trân trọng người ta mời “cụ lấy đi, xơi đi, dùng đi, đụng đũa và ăn đi...; khi vui vẻ, bạn bè thì: Mời đi, chén nào, hai ba, nhậu đi, làm việc đi...; khi bùi bụi thì: Bụp nào, chén nào, múc nào, hớp nào... Và, khi một bà mẹ mắng con liên quan đến sự ăn: “Tọng cho lắm vào”...; nốc cho nhiều vào”...; liếm cho lắm vào...; đớp cho... Và, khi gặp nhau hỏi han là đã ăn chưa: “chén chưa...?... bụp chưa...? xơi chưa...? dùng chưa...?...
Còn nói về bữa ăn: Một bát tô đổ đầy cơm, thức ăn, canh, mắm với một cái thìa; Một cái bánh mì khô nhai nhồm nhoàm trong buổi chiều lạnh giá; một mâm bày đủ 6 đĩa, bốn bát; một bàn bày chất chồng các món luộc, hấp, xào, nấu, tái, ninh, trộn, nộm.... Và có bữa ăn chỉ cần 5 ngàn, có bữa ăn “xơi” hàng vài chục ngàn đô...
Còn nói về mời nhau ăn: Khi có việc hỷ - người ta mời nhau ăn để chung vui, chúc mừng; khi có việc buồn - người ta mời nhau ăn để chia xẻ; khi có việc cần - người ta mời nhau ăn để bàn bạc; khi có việc nhờ - người ta mời nhau ăn để đặt vấn đề cho dễ nói, sau đó là tiện đưa phong bì...; cả khi ghét nhau - người ta mời nhau để làm hại...
Còn tình cảm: Đối với mỗi người xa quê, cùng với những cái vô hình, chung chung, phảng phất... mỗi khi nhớ về quê hương, làng nước ngồi kể cho nhau nghe hay ngồi kể cho ai nghe, họ thường hay nói về món ăn đặc sản, hay độc đáo, hay ngon miệng nhất ở quê mình...
Trong một lời dặn của nhà tỉ phú Mỹ với con trai, ông nói “Dù Tổng thống hay dân thường, dù chế độ tư bản hay CNXH, dù Đông hay Tây thì mọi người đều phải ăn. Vấn đề là ăn để sống, chứ đừng sống để ăn”...
 

khuất hữu tám

New member
11 Tháng mười 2009
56
0
0
51
:0biglaugh:Hình như Bác huy làm đầu bếp khi nào off ở hà nội cho chúng em thưởng thức tay nghề của bác với, em ở hà nôi khi nào ăn hết các món bác làm em mới chịu zdề đó nha hehehehhe
 

Khuất Đình Huy

Super Moderator
18 Tháng chín 2009
208
0
0
Thank Tám.
Mình làm công tác Tổ chức cán bộ.
Mình hay để ý và làm những món ăn ở quê vì rất nhớ ngày xưa, khi còn là thiếu niên ở quê, ông Bố mình đã nói: "Muốn ăn ngon thì phải vào bếp mà làm, vừa làm cẩn thận, chất lượng, vừa thấy được cải giá trị của mối món ăn. Khiawn, không phải là chỉ ăn cho no, mà quan trọng ăn cho ngon. Có thể 2 người ngồi ăn, sẽ có một người ăn và một người thưởng thức..."
 

khuất hữu tám

New member
11 Tháng mười 2009
56
0
0
51
:0biglaugh:thôi em chọn ăn chứ kg chọn thưởng thức hihii người ăn người nhìn khó koi lắm:jump: em ăn rồi em nhai thật kỹ mới thấy hết hương vị món anh nấu đc, nhưng mà này bố nói muốn ăn ngon phải lăn vào bếp,em nói trước nếu có lăn thi em lăn vào bếp phụ anh thôi nhé chứ em kg biết nấu mon ji đâu,tư xưa h em chỉ biết ăn của người ta nấu thôi, chứ em mà nấu thì có 2 gói mỳ tôm và tô nước sôi là xong một bữa anh ah,.