Nét đẹp và chưa đẹp trong văn hoá giao thông

Khuất Đình Huy

Super Moderator
18 Tháng chín 2009
208
0
0
[FONT=.VnPresentH] nÐt ®Ñp vµ ch­a ®Ñp [/FONT]

[FONT=.VnPresentH]trong v¨n ho¸ giao th«ng[/FONT]



Nét đẹp trong văn hoá giao thông được thể hiện ở cách ứng xử có văn hoá. Những hành vi thiếu văn hoá giao thông trong những trường hợp cụ thể không chỉ là sự vi phạm pháp luật mà còn là sự vi phạm về đạo đức, đạo lý con người.

Để hình thành văn hoá giao thông, nhất là sự thể hiện những nét đẹp trong văn hoá giao thông, bao gồm cả ý thức tự giác và tự phát. Trong bài viết này, tôi xin nêu những nét đẹp - cách ứng xử văn hoá trong quá trình tham gia giao thông (TGGT) và cả những nét chưa đẹp:

1. Những nét đẹp...
Trên phương tiện giao thông công cộng: Đối với các nước phát triển, Nhà nước luôn quan tâm và đầu tư rất lớn để phát triển các phương tiện vận chuyển công cộng như xe buýt, xe điện, tàu hoả, tàu điện ngầm... và luôn có nhiều biện pháp khuyến khích, hình thức tuyên truyền để mọi người tích cực sử dụng các phương tiện công cộng đó khi TGGT như: Giá rẻ, phương tiện tốt, lộ trình đảm bảo, dịch vụ phục vụ tốt... Do đã có quá trình phát triển, người dân thường xuyên sử dụng những phương tiện này nên đã hình thành một ý thức tự giác cao, trở thành những nét ứng xử văn hoá của mỗi người khi TGGT trên các phương tiện công cộng như: Tôn trọng trật tự; nhường nhịn giúp đỡ người già, trẻ nhỏ, người tàn tật và phụ nữ; giữ gìn vệ sinh công cộng; giữ gìn tài sản công cộng. Tương ứng với ý thức tự giác của người TGGT là thái độ phục vụ chu đáo, có văn hoá của người điều khiển phương tiện và dịch vụ. Ở nhiều nước tiên tiến, lái tàu, lái xe và người phục vụ mặc trang phục rất đẹp và lịch sự, điều đó thể hiện sự tôn trọng với hành khách và cũng đồng thời tạo sự tôn trọng của hành khách khi đi trên phương tiện đó.

Ở Việt Nam hiện nay, cùng với sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và việc thực hiện xã hội hoá, các phương tiện công cộng ngày càng phong phú hơn, chất lượng phương tiện tốt hơn và dịch vụ luôn được cải thiện. Trong những ngày bình thường đi làm sử dụng phương tiện công cộng, chúng ta sẽ thấy ngày càng ít đi những cảnh chen lấn xô đẩy để mua vé, để lên xe. Người đi xe đã được “nhà xe” chào mời, lịch trình được đảm bảo với sự phục vụ chu đáo. Đặc biệt, đối với phương tiện xe buýt, nét văn hoá được thể hiện rất rõ ở cả hành khách và người phục vụ. Đã rất lâu rồi kể từ hồi là sinh viên tôi không đi xe buýt, gần đây, trong một lần về quê bằng phương tiện này, tôi được chứng kiến những nét đẹp, nét mới mà khi xuống xe rồi tôi còn cảm thấy rất vui: Vừa lên xe, đang còn loạng choạng đứng chưa vững vì quán tính và đảo mắt tìm chỗ ngồi, một nam thanh niên đang ngồi ở ghế gần sát tôi đứng dậy và nói ”Bác ngồi đây đi”. Tôi chỉ biết mỉm cười cảm ơn và ngồi xuống ghế. Xe đi được một đoạn dừng bến đón khách, có hai bà cụ cùng lên xe; tôi thấy hai nữ thanh niên đứng gần cửa vội dang tay ra đỡ các cụ, một cô dắt cụ già đến trước một thanh niên nhỏ nhẹ ”anh làm ơn nhường ghế cho cụ này nhé”, người thanh niên hơi ngỡ ngàng và gật đầu đứng dậy; nhìn thấy vậy, tôi vội vàng đứng dậy ra hiệu cho cô gái thứ hai đỡ cụ bà còn lại ngồi xuống ghế của tôi; bà cụ gật đầu cảm ơn và cô gái nọ cũng nhoẻn miệng cười gật đầu cảm ơn tôi. Ngồi trên xe bây giờ, mọi người đã có ý thức giữ gìn trật tự công cộng, không vất giấy, rác thải bừa bãi và tuyết đối không còn hành khách hút thuốc lá trên xe. Đối với người phục vụ, nhiều “nhà xe” hiện nay đã có giá đỡ, đường trượt để đón những hành khách đi xe là người tàn tật phải sử dụng xe lăn lên xe cho thuận lợi.

Trên các tuyến đường: Đi trên đường, chúng ta luôn thấy những hành vi ứng xử rất văn hoá của những người TGGT như: Một em học sinh dắt tay đưa một cụ già qua đường trong dòng xe cộ chạy dày đặc như mắc cửi; một người dừng xe của mình lại dựng xe máy giúp một phụ nữ chẳng may bị ngã xe, tai nạn; một lái xe tắc xi dừng xe chở một người lạ bị tai nạn đến bệnh viện sau khi đã khoá xe cẩn thận gửi một người dân ven đường trông giữ hộ...
Thông thường, khi TGGT, nếu chẳng may xẩy ra tai nạn ngoài ý muốn của hai bên, nếu người sai có thái độ nhận lỗi chân tình, người bị không bị thiệt hại lớn về người và phương tiện, đồng thời lại có hành vi ứng xử có văn hoá, đúng mực thì cuộc va chạm đó sẽ được giải quyết ổn thoả; đồng thời sẽ không gây ùn tắc giao thông và không hề ảnh hưởng đến môi trường giao thông chung quanh. Trong một buổi chiều đi tập thể dục, khi ngang qua đường sang công viên Thống Nhất, tôi được chứng kiến một vụ và chạm giao thông: Một chị phụ nữ chở con đi học do không làm chủ tốc độ đã đâm sầm vào đuôi xe của một người đàn ông luống tuổi, người đàn ông bị đổ xe, ngã xoài ra đường. Chị phụ nữ nọ dắt xe của mình vào lề đường, chống chân giữa, dặn dò con mấy câu rồi vội vã chạy ra đỡ người đàn ông dậy, với nét mặt lo âu chị vội hỏi “Bác có bị làm sao không?” và đưa ông vào lề đường rồi chạy ra dựng xe của người đó dắt vào lề đường. Chị ngồi xuống bên cạnh và hối lõi “Tại cháu vội đưa con đi học sợ chậm giờ, không làm chủ được nên đã đâm vào xe bác làm bác bị đau. Bác xem người và xe có bị làm sao để cháu đền bù bác?”. Người đàn ông quay sang nhìn cháu bé đang ngồi trên xe chậm rãi “Tôi không sao cả, còn xe bị đổ nhẹ nên chắc cũng không việc gì đâu. Chị đưa cháu đi học ngay kẻo muộn, lần sau chở con cái đi học nhớ phải đi cẩn thận kẻo...” Chị phụ nữ chỉ đỏ mặt, lí nhí cảm ơn rồi chào ông, lên xe đi hoà vào dòng xe cộ đông nghịt hối hả... Khi một va chạm xẩy ra, những người trong cuộc thông cảm, chia xẻ và hoà giải ổn thoả, người qua đường có ý thức không tò mò, túm tụm vây quanh, đó là một nét đẹp của văn hoá giao thông.

Trên mỗi chặng đường: Nhiều khi, chỉ những hành vi nhỏ thôi cũng thể hiện rất rõ nét văn hoá giao thông, đó là những người lái xe ô tô biết đi chậm lại, cố gắng tránh một vũng nước để không làm nước và bùn bẩn bắn tung toé vào những người khác cùng đi trên đường; là những người lái xe rất ý thức hạ cốt đèn pha, không chiếu thẳng vào những người đi xe máy ngược chiều tránh cho họ không bị loá mắt, dễ xảy ra mất an toàn; là người lái xe không phóng nhanh vượt ẩu, không dùng còi hơi bóp inh ỏi vì tôn trọng mọi người trên đường phố đông người... Trong một chuyến đi công tác, xe ô tô đang phóng nhanh trên đường, bất chợt lái xe giảm hẳn tốc độ, không hiểu, chúng tôi đều nhao lên hỏi “Có chuyện gì vậy?” cậu lái xe nhỏ nhẹ “Có xe nào đó chở vật liệu làm vung vãi sỏi đá ra đầy đường trước mặt này”, “Sao phải đi chậm thế”, “Mình đi nhanh sợ lốp xe bập vào sỏi đá, bắn văng vào người đi đường tai nạn anh ạ”, rồi cậu tủng thẳng “Có một lần tương tự, xe em bị xe đi trước phóng nhanh, bắn hòn đá như một viên đạn vào kính trước làm rạn một miếng to như bàn tay, hú vía”; chúng tôi chợt “À lên”... Tôi nghĩ, thái độ chạy xe chậm lại của cậu lái xe đó chính là một nét văn hoá giao thông.

2 ... Và chưa đẹp
Trái ngược với những nét đẹp trong văn hoá giao thông, hàng ngày, hàng giờ khi TGGT chúng ta còn phải chứng kiến những hành vi thiếu văn hoá. Những hành vi thiếu văn hoá giao thông không chỉ gây bức xúc đối với người chứng kiến mà thường xuyên gây ra tai nạn đáng tiếc đối với những người vô tội. Một thanh niên trẻ cố chen lấn người già, trẻ nhỏ và phụ nữ để lên xe trước giành lấy một chỗ ngồi; một nhóm thanh niên phóng xe lạng lách trên đường làm nhiều người khác hoảng loạn né tránh nên dễ xảy ra tai nạn; một người đi đường, vội vã vượt đèn đỏ đâm vào của người khác không những không biết xin lỗi mà còn vô lý mắng chửi, thậm chí còn gây sự và trắng trợn bắt vạ người bị hại... Đó là những sự thiếu ý thức trong “đối nhân xử thế” thông thường ở đời, đồng thời cũng chính là những hành vi thiếu văn hoá giao thông của còn không ít người khi TGGT. Đối với không ít người lái xe ô tô vì không tuân thủ luật lệ giao thông, phóng nhanh, vượt ẩu đã gây ra tai nạn lại nhẫn tâm phóng xe chạy đi, bỏ mặc cho nạn nhân không biết sống chết ra sao! Những hành vi này vừa thể hiện thái độ thiếu ý thức trách nhiệm, sự vô cảm và thiếu đạo đức của con người trong quan hệ xã hội; đồng thời cũng là sự thiếu đạo đức của người lái xe mà họ đã được học về luật, về đạo ở trong nhà trường.

Có những vấn đề không hẳn thuộc về phạm trù đạo đức, đạo luật và chỉ đơn thuần là ý thức nhưng lại có tác động rất lớn đến văn hoá giao thông và luôn là nguyên nhân gây nên nạn ùn tắc giao thông; đó là sự tò mò tạo nên tâm lý đám đông mỗi khi có tai nạn giao thông. Hầu như, cứ mỗi khi có tai nạn giao thông xảy ra, thì ở đó - bất kỳ nông thôn hay thành phố - chỉ trong chốc lát, những người không có trách nhiệm, không liên quan đã tụ tập thành một đám đông vây quanh khu vực có tai nạn. Thông thường đa số họ chỉ đến để xem và bàn tán chứ ít khi quan tâm đến việc xử lý, cứu chữa người bị nạn và vô tình còn gây trở ngại cho những người có trách nhiệm xử lý, giải quyết vụ việc. Thậm chí có lúc, có nơi, có những nhóm người còn quây quanh người bị hại để “hôi của” và doạ nạt người gây ra tai nạn để “phạt vạ” kiếm tiền...

Khi tham gia giao thông, bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều mong muốn những nét đẹp văn hoá giao thông ngày càng phổ biến hơn và trở thành ý thức tự giác của mỗi người TGGT; và, càng mong muốn sẽ không còn những hành vi thiếu văn hoá giao thông là nguyên nhân gây nên những vụ tai nạn đau lòng cho những người vô tội.

Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2009
Khuất Đình Huy
 
Chỉnh sửa lần cuối: