Ngày xá tội vong nhân

Khuất Đình Huy

Super Moderator
18 Tháng chín 2009
208
0
0
Ngày xá tội vong nhân


Rằm tháng 7 Âm lịch cũng là ngày xá tội vong nhân mà dân gian gọi nôm na là ngày cúng chúng sinh, "Truyền thuyết dân gian có chuyện là từ 02/7 âm lịch, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan để cho ma quỷ túa ra tứ phương, tự do lang thang nơi cõi trần, đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục.

Về sự tích, Ngày xá tội vong nhân (hay cúng cô hồn) được truyền lại như sau: Theo "Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni Kinh" thì việc cúng cô hồn có nguồn gốc từ một câu chuyện giữa ông A Nan Ðà, thường gọi tắt là A Nan, với một con quỷ miệng lửa hay còn gọi là quỷ mặt chá). Một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì thấy một con ngạ quỷ thân thể khô gầy, cổ nhỏ mà dài, miệng nhả ra lửa bước vào. Quỷ cho biết rằng ba ngày sau A Nan sẽ chết và sẽ luân hồi vào cõi ngạ quỷ miệng lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ quá, bèn nhờ quỷ bày cho phương cách để tránh khỏi khổ đồ. Quỷ đói nói: "Ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi mỗi đứa một hộc thức ăn, lại vì tôi mà cúng dường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ mà tôi đây cũng sẽ được sanh về cõi trên". A Nan đem chuyện thưa với Ðức Phật và xin chỉ dạy. Phật bèn đặt cho bài chú gọi Là "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni", bảo A Nan đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước. Ở Trung Hoa, người ta gọi lễ cúng này là Phóng diệm khẩu, tức là cúng để bố thí và cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa; Ở Việt Nam, trong dân gian người ta gọi là cúng cô hồn, tức là cúng thí cho những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa vì không có ai là thân nhân trên trần gian cúng bái. Vì tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này, cho nên ngày nay người ta vẫn còn nói cúng cô hồn là Phóng diệm khẩu. Có khi còn nói tắt thành Diệm khẩu nữa. Diệm khẩu, từ cái nghĩa gốc là quỷ miệng lửa, nay lại có nghĩa là cúng cô hồn. Phóng diệm khẩu mà nghĩa gốc là "thả quỷ miệng lửa", về sau lại được hiểu rộng thêm một lần nữa thành "tha tội cho tất cả những người chết". Vì vậy, ngày nay mới có câu : "Tháng Bảy ngày Rằm xá tội vong nhân".
Lễ cúng cô hồn khác với lễ Vu Lan mặc dù đều được cử hành trong cùng một ngày Rằm tháng Bảy. Lễ Vu Lan là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát; còn cúng cô hồn - xá tội vong nhân - là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng viếng.
Theo phong tục, người ta cúng cô hồn từ đầu tháng Bảy âm lịch rải rác đến trước Rằm. Ở nông thôn ngày xưa, trong những ngày cũng cô hồn, người ta tết lá mít thành những chiếc “bồ cài” (nhìn giống như chiếc gầu dây tát nước nhỏ), cài vào một chiếc que, nấu nồi cháo trắng, đổ đầy cháo loãng vào và cắm ở ngoài vườn, bờ ao hồ để mời cô hồn ăn; có nơi thì cúng gạo và muối trắng... với mong muốn vừa làm phúc cho những cô hồn lang thang, vừa cầu mong họ phù hộ, không quấy phá để gia đình được yên bình...
 

thangnangkhuat

Administrator
13 Tháng mười hai 2008
320
0
0
cảm ơn chú Huy về bài viết.
Chú có thể nói rõ hơn về cách làm lễ và cách sắm lễ nữa được ko chú?