Nhận biết và phòng tránh bệnh tay chân miệng

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trẻ có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh chân tay miệng ở các thể viêm màng não, viêm não, bại liệt. Về mặt lâm sàng, không thể biết được trẻ mắc bệnh này ở thể nào để có thể ngăn chặn nguy cơ tử vong. Vì vậy, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý, khi trẻ có biểu hiện sốt, đi ngoài phân nát, chán ăn, thì nên đưa trẻ đi khám. Nếu bị ở thể nhẹ, các bác sĩ sẽ tư vấn để các bậc phụ huynh có thể chăm sóc trẻ tại nhà.

Nguy cơ mắc bệnh chân tay miệng có thể đến với bất cứ trẻ nào. Vì hiện nay, nguy cơ lây bệnh này không chỉ đến từ những trẻ trực tiếp mắc bệnh. Một trong những nguy cơ lây lan khó nhìn thấy chính là từ những người lành mang virus EV71. Ở người lớn, virus này không có khả năng gây bệnh có thể thấy rõ, nhưng nó lại khiến cho người lành mang virus. Với những người này, khi trở về nhà, họ là ổ dịch có thể lây lan sang trẻ em bất cứ lúc nào.

Bác sĩ Hồng Hà cảnh báo, nếu các lớp, trường mẫu giáo nào đã có trẻ bị bệnh chân tay miệng thì cách tốt nhất là các bậc phụ huynh nên cho trẻ ở nhà để tránh lây lan. Ngoài ra, trẻ nên được giữ vệ sinh ăn uống, rửa tay trước khi ăn.

Theo TS. Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trên thế giới chưa có vắc xin nào phòng được bệnh này. Cách duy nhất vẫn là giữ gìn vệ sinh đường ăn uống của trẻ.

Dưới đây là cách nhận biết và phòng tránh bệnh tay chân miệng:

Biểu hiện của bệnh:

- Loét miệng: là các bóng nước có đường kính 2-3 mm Thường khó thấy các bóng nước trên niêm mạc miệng vì nó vở rất nhanh tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt

- Bóng nước: từ 2-10 mm, màu xám, hình bầu dục.

- Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.

- Bóng nước lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể lồi lên trên da sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da, thường ấn không đau.

- Bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: bóng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.

- Lưu ý: biến chứng viêm não màng não vẫn có thể xuất hiện khi các nốt bóng nước trên da trẻ đã khô và đóng vảy.

Cần chú ý phát hiện sớm biến chứng viêm vão màng não và đưa trẻ đến bệnh viện trong vòng 6 giờ đầu sau khi xuất hiện các biểu hiện của biến chứng để được cấp cứu kịp thời.

Điều trị bệnh tay chân miệng:

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng.

- Đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế. Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà, cần thực hiện những điều sau đây :

- Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước

- Giảm đau, hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol.

- Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.

- Không cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng.

- Theo dõi sát để phát hiện các dấu hiệu: dễ giật mình, hoảng hốt, run chi, gồng tự hết, đi loạng choạng, chới với, co giật, da nổi bông, nôn ói nhiều, sốt cao. Khi có các biểu hiện trên đây cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Phòng bệnh tay chân miệng như thế nào?


Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh nên cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Rửa tay: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi tiêu. Nếu có chăm sóc trẻ thì cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tả, làm vệ sinh cho trẻ.

2. Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng, rồi khử trùng bằng cloramin B 5% (có thể mua tại nhà thuốc tây).

3. Đeo khẩu trang mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho.

4. Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (thường ít nhất là 7 ngày).
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
(VnMedia) - Ngày 10/5, theo thông tin từ Sở Y tế TP HCM, trên địa bàn có thêm hai trẻ tử vong vì bệnh tay chân miệng (TCM), như vậy tổng số trẻ tử vong do bệnh này từ đầu năm đến nay đã là 9 trẻ.

Theo Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM, mỗi năm có hai đợt dịch tay chân miệng, đợt một từ tháng 3 - 5,đợt hai từ tháng 9 - 11. Trong khi đó, đến thời điểm này bệnh vẫn đang tăng cao, nhiều khả năng còn kéo dài đến tháng 7, 8. Từ đầu năm đến nay, ở tất cả 24 quận - huyện có hơn 1.200 ca, tăng gần 100% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tập trung nhiều ở các quận Tân Bình, Bình Thạnh, Tân Phú, Gò Vấp.

Như vậy, khả năng dịch TCM năm nay sẽ không có thời gian lắng xuống, kết thúc đợt một thì sẽ tiếp tục vào mùa cao điểm của đợt hai. Giới chuyên môn về các bệnh truyền nhiễm đang nghi ngờ virus gây bệnh TCM đã biến đổi gen, chủng.

Hiện chưa có vaccine phòng bệnh TCM, cũng chưa có thuốc chữa trị đặc hiệu, nguồn gây bệnh lại khó nhìn thấy (như muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết). Biện pháp ngăn ngừa duy nhất là phòng bệnh.

Do vậy, ngày 10/5, Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM đã biên soạn tài liệu hướng dẫn, giáo dục về phòng chống bệnh TCM trong trường học và trong gia đình để hạn chế mầm bệnh lây lan.

Cách phòng bệnh:

Đối với việc vệ sinh cá nhân:
Trẻ em và người chăm sóc trẻ phải thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc khi bàn tay bị vấy bẩn. Không để trẻ khỏe mạnh tiếp xúc, chơi cùng trẻ bệnh. Người chăm sóc trẻ bệnh cần phải vệ sinh cá nhân nghiêm ngặt - rửa tay ngay bằng nước xà phòng sau khi chăm sóc và tốt nhất là không cùng chăm sóc với trẻ khỏe mạnh.

Đối với việc vệ sinh đồ chơi, vật dụng và nhà cửa hàng ngày: Dùng nước và xà phòng hoặc các chất lau nhà thông dụng có bán trên thị trường. Đặc biệt lưu ý lau chùi, làm vệ sinh nơi trẻ thường sinh hoạt, vui chơi hằng ngày.

Đối với việc khử khuẩn đồ chơi, nhà cửa hàng tuần: Bằng bột Cloramin B do trạm y tế cung cấp có nồng độ clo gốc 25% hoặc nước Javel bán trên thị trường có nồng độ clo gốc 3%-5% (nồng độ gốc clo hoạt tính được ghi trên nhãn).

Đối với việc khử khuẩn vật dụng, đồ chơi, sàn nhà khi gia đình không có bệnh nhân; tần suất mỗi tuần/lần, kết hợp làm sạch mỗi ngày, nồng độ clo hoạt tính dùng cho khử khuẩn: 0,1%.


Cách pha dung dịch khử khuẩn
Khi trong nhà không có trẻ mắc bệnh thì dùng nồng độ clo hoạt tính dùng cho khử khuẩn: 0,1%. Khi trong nhà có trẻ mắc bệnh, việc khử khuẩn phải được thực hiện mỗi ngày, nồng độ clo hoạt tính dùng cho khử khuẩn là 0,5%, tăng gấp năm lần so với bình thường. Trước khi vệ sinh bằng clo, cần lau rửa vật dụng trước một lần bằng nước và xà phòng, sau đó 10 phút lại lau rửa một lần nữa bằng nước sạch.

Khi pha chế nước với dung dịch khử khuẩn, nên dùng hai vật riêng biệt, một để chứa nước đã pha với chất khử khuẩn, một chứa nước sạch. Giẻ lau cũng nên dùng hai cái riêng. Khi thấy dung dịch khử khuẩn và nước đục màu thì nên thay nước khác, cũng không nên tận dụng dung dịch đã dùng khử khuẩn đồ chơi để lau nhà vì dung dịch này không còn đủ tác dụng khử khuẩn.