Tục đốt pháo đã có từ ngày xưa, người ta đốt pháo trong đêm giao thừa theo quan niệm thời ấy để đón niềm vui, xua đuổi ma quỉ.
Đã bao đời tại Việt Nam, người ta đốt pháo trong hội hè,cúng tế. Nhất là trong tết nguyên đán, pháo là một món không thể thiếu ,là một trong những món chính trong mọi nhà : thịt mỡ,dưa hành,câu đối đỏ, cây nêu, pháo nổ, bánh chưng xanh.
Đã lâu rồi trẻ con không được nghe pháo Tết. Trong tâm tưởng của chúng dường như mùi thuốc pháo, màu hồng điều đã trở thành quá xa lạ… Và những hiểu biết về nó cũng đã đi vào quên lãng.
Pháo 砲 là một từ ngữ Hán Việt .Pháo khởi đầu là cái máy ném đá.(Chữ Pháo ở đây có bộ thạch).Khi người Trung Hoa tìm ra thuốc súng, người ta mới chế ra khẩu súng thần sang( thần công ,đại bác) bắn đạn là viên đá lớn rồi sau là viên đạn sắt (Lúc này,chữ Pháo có bộ hỏa 炮vì khi đốt phải châm ngòi bằng lửa).
Ban đầu Pháo chỉ được làm đơn giản bằng cách gói một nhúm thuốc súng vào giấy hay đút vào ống tre trúc mà thành.
Chúng ta không biết chính xác lúc nào người Việt Nam chế ra pháo. Nhưng nghe Nguyễn Hữu Chỉnh( Kêu lắm lại càng tan xác lắm ) và Hồ Xuân Hương( Pháo nổ đùng ra chiếu), có thể suy ra là đời Lê đã có pháo .
Làm pháo thì phải có thuốc pháo,sau này gọi là thuốc súng.Cơ bản,thuốc pháo có ba chất chính:
-Lưu huỳnh (soufre) 硫磺
-Diêm trắng ( salpêtre) 白鹽
-Than. 炭
Các học giả Tây Phương đều cho rằngTrung hoa là nước đầu tiên tìm ra thuốc súng.Trong khi đó G.S Đào Duy Anh nói rằng người Mông cổ sang chiếm Âu châu cho nên người Âu châu biết thuốc súng từ đó.Trần Trọng Kim cũng viết rằng quân Nguyên đã dùng đại bác bắn thuyền quân ta.
Nhưng một số tài liệu Trung quốc lại cho rằng người Việt Nam là người đầu tiên biết dùng súng. Quân đội Trung quốc trước đời Minh Thành tổ(1403-1427) chỉ có ngũ doanh là Trung doanh,Tiền doanh, Tả doanh, Hữu doanh và Hậu doanh. Niên hiệu Vĩnh lạc , Minh Thành tổ cho quân chiếm Việt Nam,bắt được Hồ Quý Ly, học được cách thức chế súng thần sang của người Việt Nam lập ra Thần Cơ doanh,tức là đội pháo binh.
Sách Cô Thụ Biều Đàm của Trung quốc chép"Lê Trừng,con của Hồ Quý Ly được nhà Minh cho làm thượng thư bộ hộ để chế tạo súng lớn, súng nhỏ cho nhà Minh. Ngày nay hễ tế binh khí thì tế luôn Lê Trừng.
Minh sử thì chép rằng Lê Trừng từng làm binh bộ thượng thư.
Sách Thù Vực Chu Tư Lục của Trung quốc cũng chép rằng Lê Trừng,em của Hồ Hán Thương tiến dâng cách thức chế tạo thần sang, được vua Minh phong cho làm quan.
Lê Quý Đôn kết luận:"Như vậy thứ binh khí này truyền vào Trung quốc thực từ Lê(?).
Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư" thì tục đốt pháp vào đêm 30 Tết (bắt đầu vào lúc cúng gia tiên và lễ giao thừa) có từ đời nhà Trần (1225-1400). Bấy giờ người ta cho đốt pháo lệnh trước hay ở cổng nhà để mừng năm mới và trừ tà... Tục này đã được duy trì mãi mãi về sau nàỵ Theo sách "lịch Triều Tạp Kỷ (của Ngô Cao Lãng) thì vào thế kỷ thứ XVIII, dưới thời các vua Lê và chúa Trịnh vẫn còn cho phép dân chúng được đốt pháo trong ngày Tết nhưng chỉ được đốt ở chỗ khoáng đãng rộng rãi như sân nhà..v.v... để tránh đốt pháo mà sinh thành hỏa hoạn.
Ngoài đêm giao thừa, sáng sớm mồng một Tết, gia chủ thường đốt pháo ở trước cửa nhà để mừng năm mới hay để đón chào người khách đầu tiên đến xông nhà. Còn khách đi xông nhà cũng mang theo bánh pháo đốt để mừng năm mới gia chủ. Riêng trẻ em thì đua nhau đốt pháo lẻ suốt ba ngày Tết.
Người Việt Nam ta thì quan niệm rằng đốt pháo là để cho vui nhà vui cửa,và để hòa nhập vào niềm vui chung của mọi người. Suốt ba ngày Tết, tiếng pháo như tiếng trống thúc giục hòa cùng mùi thuốc pháo, màu khói xanh tỏa trong không gian, màu xác pháo hồng tung tóe dưới đất đã gây nên những xúc động bồi hồi…
Ngoài ra đốt pháo cũng là một cách dự đoán tương lai. Nhà ai đốt pháo không nổ phải châm lại hai ba lần, hay pháo nổ rời rạc thì năm đó làm ăn không thuận lợi. Đám cưới mà đốt pháo không nổ cũng là một điềm không may.
Người ta đốt pháo trong đám cưới, khi họ nhà trai đến họ nhà gái, và khi họ nhà gái đưa dâu đến nhà trai., khi cử hành lễ gia tiên, trong lễ mừng thọ, mừng thăng quan, mừng sinh con trai, mừng tân gia và khi có những quan khách sang trọng đến.Trong ngày tết,người ta đốt pháo lúc giao thừa và sau đó là suốt ba ngày tết. Khi đến nhà ai chúc tết, khi vào cổng, khách cũng có thể đốt một bánh pháo để chúc mừng.
Xưa nay, nói tới làng Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Tây là người ta nghĩ ngay đến nghề làm pháo.Bình Đà chuyên sản xuất đủ mọi loại pháo như pháo cây, pháo quả, pháo bông, pháo châm "dòng ngòi xuống ao mà đốt", pháo bèo "cháy ở dưới nước", pháo chuột, pháo xiết, pháo thăng thiên, pháo giây, pháo cối, pháo bàn xoay là đặc biệt là các loại pháo thờ (tức pháo cúng thần ở các bàn thờ, sau đó mang ra đốt để lấy may và xua đuổi đi những điều không maỵ..). Xưa, pháo Bình Đà hiệu "Nam Hải Hoàng Hoa" nổi tiếng là pháo tốt, nổ ròn, tan xác, không thua pháo nhập cảng "Công trường cát" của Trung Hoa.Trước đây, Bình Đà cũng nổi tiếng về thứ pháo tre nổ to như ống lệnh. dùng trong ngày Tết và các dịp lễ lạt, đình đám lớn. Theo Đại Nam thực lục, đầu triều vua Minh Mạng (1820-1840) đã cấm dân chúng không được đốt pháo tre này nữa, để dành độc quyền cho việc hành binh. (Đặc biệt, thứ tre trồng ở Bình Đà cũng là loại tre đặc biệt, cật tre mềm, dẻo dai, làng Vạc tức làng Canh Hoạch ở Hải Dương phải chuyên mua tre của Bình Đà để làm nan quạt giấy) Trước thời Pháp thuộc, cả trăm gia đình ở làng Bình Đà đều chuyên về nghề làm pháo và cung ứng đủ mọi nhu cầu về pháo Tết cũng như pháo thờ...
Phong pháo ngày xưa rất ngắn, chỉ dài hơn một gang tay,treo lên thì dài gấp đôi, có thể đốt trong vài phút và cỡ pháo thường là tiểu, nghĩa là quả pháo nhỏ hơn ngón tay út và dài hơn một lóng tay.Còn pháo nhỏ hơn ,bằng nửa pháo tiểu, cho trẻ con chơi thì gọi là pháo chuột. Loại pháo to hơn, dài hơn, gấp đôi pháo tiểu là pháo trung. Còn pháo đại là loại pháo to gần bằng cái điếu cày hay bắp đùi tùy theo nhà chế tạo và ngườI đặt. Ngày xưa đờI sống bình dị, chỉ vài phong pháo tiểu cũng đủ vui vẻ, dân chúng ít ai đốt pháo trung hay pháo đại như ngày nay. Pháo thường làm thành tràng dài nên gọI là pháo tràng. Pháo từng quả là pháo rời hay pháo lẻ,dành cho trẻ con chơi.Pháo đại có thể bán rời để đốt từng quả hay nối với pháo tiểu, pháo trung để tạo nên âm thanh tạch tạch,đùng đùng rất nhộn nhịp.
Ở một vài nơi,dân chúng còn có tục đốt pháo tập thể.NgườI ta tổ chức thi đốt pháo hoặc chơi đốt pháo tại đình làng. Pháo nhà nào nổ to,ít xịt, xác pháo văng xa ..thì thắng cuộc. Có nơi thi ném pháo, tức là treo một quả pháo đại lên (Rất to), ngườI dự thi dùng pháo tiểu ném trúng pháo đại để cho pháo đại bắt lửa cháy và nổ. Cũng có làng trai gái ném pháo vào nhau đùa giỡn, tuy vui mà rất nguy hiểm .
Sau 1945, tục lệ đốt pháo dường như mất hẳn ở tại nhiều nơi vì nhiều lẽ...
Tại miền Nam, tuy rằng trong chiến tranh, chính phủ vẫn dễ dãi để cho dân tự do vui chơi ba ngày Tết.Trong ba ngày tết dân chúng đốt pháo ầm ĩ. Pháo vang lừng từ Phú Thọ sang quận Năm,quận Nhất. Pháo rền các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ...Không những dân đốt pháo mà vài ông nhà binh còn bắn súng lên trời chào đón xuân về! Trong Tết Mậu Thân(1968), quân ta lợi dụng yếu tố này và tục lệ về quê ăn tết của binh sĩ để tấn công bất ngờ khắp lãnh thổ miền Nam.
Sau 1975, nghề làm pháo lại càng phát triển ở miền Nam theo nhu cầu chơi pháo. Nhưng khốn một nỗi là tham tiền, họ đã không ngần ngại tìm kiếm cả trong kho thuốc súng. Người ta đem bom đạn trong kho ra bán rẻ, lén lút tiêu thụ, sản xuất pháo lậu. Những kẻ khốn khổ đó lùng sục đi tìm đạn, đào bom, gỡ mìn, lấy chất nổ, lấy thuốc súng dể bán cho người bắt cá và nhà làm pháo, gây ra bao đau khổ, tang thương.
Trước 1975, các nhà giàu cũng ganh nhau tiếng pháo.Nhà bên kia đốt một phong thì mình đốt hai phong. Tuy nhiên sự ganh đua đó cũng có chừng mực. Sau 1975, sự ganh đua giữa các ông cán tai to mặt lớn càng công khai,càng ầm ĩ, trong khi đó dân ta chỉ thờ ơ đốt pháo chiếu lệ theo cổ truyền chứ lòng không vui. Có những ông đốt tràng pháo dài từ lầu ba xuống đất. Phần lớn xài pháo trung,hoặc pháo trung gắn kèm pháo đại.Trẻ con thì chuyên đốt pháo đại.
Bấy giờ cái phong tục tốt đẹp của đốt pháo trở thành một tai họa. Trước 1975, thỉnh thoảng người ta mới bị pháo văng trúng,làm cháy áo quần hoặc bị thương tích. Chuyện đó đã trở thành hiển nhiên. Trước tết cũng như sau tết, trẻ con đốt pháo thả cửa. Chúng ném pháo vào người đi đường. Chúng đốt pháo bất cứ nơi nào dù là giữa đường đông người qua lại. Nhất là các cô gái trở thành mục tiêu của sự đùa giỡn man rợ này.
Pháo bị cấm từ ngày 1/1/1995 (ngày thi hành) theo Chỉ thị số 406/TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về việc "Cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo" ký ngày 8/8/1994. Nghề làm giấy thủ công ở Phú Lâm, chủ yếu sản xuất giấy bán cho làng pháo Bình Đà (Hà Tây), Nam Ô (Đà Nẵng), lâm vào cảnh đình đốn. Không hiểu Bình Đà chuyển sang làm nghề gì? Có dạo hình như người Bình Đà làm nghề may. Nhưng gần đây, bỗng nhiên Bình Đà lại nức tiếng nhờ một nghề mới, đó là nghề làm thịt ngựa.
Đã bao đời tại Việt Nam, người ta đốt pháo trong hội hè,cúng tế. Nhất là trong tết nguyên đán, pháo là một món không thể thiếu ,là một trong những món chính trong mọi nhà : thịt mỡ,dưa hành,câu đối đỏ, cây nêu, pháo nổ, bánh chưng xanh.
Đã lâu rồi trẻ con không được nghe pháo Tết. Trong tâm tưởng của chúng dường như mùi thuốc pháo, màu hồng điều đã trở thành quá xa lạ… Và những hiểu biết về nó cũng đã đi vào quên lãng.
Pháo 砲 là một từ ngữ Hán Việt .Pháo khởi đầu là cái máy ném đá.(Chữ Pháo ở đây có bộ thạch).Khi người Trung Hoa tìm ra thuốc súng, người ta mới chế ra khẩu súng thần sang( thần công ,đại bác) bắn đạn là viên đá lớn rồi sau là viên đạn sắt (Lúc này,chữ Pháo có bộ hỏa 炮vì khi đốt phải châm ngòi bằng lửa).
Ban đầu Pháo chỉ được làm đơn giản bằng cách gói một nhúm thuốc súng vào giấy hay đút vào ống tre trúc mà thành.
Chúng ta không biết chính xác lúc nào người Việt Nam chế ra pháo. Nhưng nghe Nguyễn Hữu Chỉnh( Kêu lắm lại càng tan xác lắm ) và Hồ Xuân Hương( Pháo nổ đùng ra chiếu), có thể suy ra là đời Lê đã có pháo .
Làm pháo thì phải có thuốc pháo,sau này gọi là thuốc súng.Cơ bản,thuốc pháo có ba chất chính:
-Lưu huỳnh (soufre) 硫磺
-Diêm trắng ( salpêtre) 白鹽
-Than. 炭
Các học giả Tây Phương đều cho rằngTrung hoa là nước đầu tiên tìm ra thuốc súng.Trong khi đó G.S Đào Duy Anh nói rằng người Mông cổ sang chiếm Âu châu cho nên người Âu châu biết thuốc súng từ đó.Trần Trọng Kim cũng viết rằng quân Nguyên đã dùng đại bác bắn thuyền quân ta.
Nhưng một số tài liệu Trung quốc lại cho rằng người Việt Nam là người đầu tiên biết dùng súng. Quân đội Trung quốc trước đời Minh Thành tổ(1403-1427) chỉ có ngũ doanh là Trung doanh,Tiền doanh, Tả doanh, Hữu doanh và Hậu doanh. Niên hiệu Vĩnh lạc , Minh Thành tổ cho quân chiếm Việt Nam,bắt được Hồ Quý Ly, học được cách thức chế súng thần sang của người Việt Nam lập ra Thần Cơ doanh,tức là đội pháo binh.
Sách Cô Thụ Biều Đàm của Trung quốc chép"Lê Trừng,con của Hồ Quý Ly được nhà Minh cho làm thượng thư bộ hộ để chế tạo súng lớn, súng nhỏ cho nhà Minh. Ngày nay hễ tế binh khí thì tế luôn Lê Trừng.
Minh sử thì chép rằng Lê Trừng từng làm binh bộ thượng thư.
Sách Thù Vực Chu Tư Lục của Trung quốc cũng chép rằng Lê Trừng,em của Hồ Hán Thương tiến dâng cách thức chế tạo thần sang, được vua Minh phong cho làm quan.
Lê Quý Đôn kết luận:"Như vậy thứ binh khí này truyền vào Trung quốc thực từ Lê(?).
Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư" thì tục đốt pháp vào đêm 30 Tết (bắt đầu vào lúc cúng gia tiên và lễ giao thừa) có từ đời nhà Trần (1225-1400). Bấy giờ người ta cho đốt pháo lệnh trước hay ở cổng nhà để mừng năm mới và trừ tà... Tục này đã được duy trì mãi mãi về sau nàỵ Theo sách "lịch Triều Tạp Kỷ (của Ngô Cao Lãng) thì vào thế kỷ thứ XVIII, dưới thời các vua Lê và chúa Trịnh vẫn còn cho phép dân chúng được đốt pháo trong ngày Tết nhưng chỉ được đốt ở chỗ khoáng đãng rộng rãi như sân nhà..v.v... để tránh đốt pháo mà sinh thành hỏa hoạn.
Ngoài đêm giao thừa, sáng sớm mồng một Tết, gia chủ thường đốt pháo ở trước cửa nhà để mừng năm mới hay để đón chào người khách đầu tiên đến xông nhà. Còn khách đi xông nhà cũng mang theo bánh pháo đốt để mừng năm mới gia chủ. Riêng trẻ em thì đua nhau đốt pháo lẻ suốt ba ngày Tết.
Người Việt Nam ta thì quan niệm rằng đốt pháo là để cho vui nhà vui cửa,và để hòa nhập vào niềm vui chung của mọi người. Suốt ba ngày Tết, tiếng pháo như tiếng trống thúc giục hòa cùng mùi thuốc pháo, màu khói xanh tỏa trong không gian, màu xác pháo hồng tung tóe dưới đất đã gây nên những xúc động bồi hồi…
Ngoài ra đốt pháo cũng là một cách dự đoán tương lai. Nhà ai đốt pháo không nổ phải châm lại hai ba lần, hay pháo nổ rời rạc thì năm đó làm ăn không thuận lợi. Đám cưới mà đốt pháo không nổ cũng là một điềm không may.
Người ta đốt pháo trong đám cưới, khi họ nhà trai đến họ nhà gái, và khi họ nhà gái đưa dâu đến nhà trai., khi cử hành lễ gia tiên, trong lễ mừng thọ, mừng thăng quan, mừng sinh con trai, mừng tân gia và khi có những quan khách sang trọng đến.Trong ngày tết,người ta đốt pháo lúc giao thừa và sau đó là suốt ba ngày tết. Khi đến nhà ai chúc tết, khi vào cổng, khách cũng có thể đốt một bánh pháo để chúc mừng.
Xưa nay, nói tới làng Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Tây là người ta nghĩ ngay đến nghề làm pháo.Bình Đà chuyên sản xuất đủ mọi loại pháo như pháo cây, pháo quả, pháo bông, pháo châm "dòng ngòi xuống ao mà đốt", pháo bèo "cháy ở dưới nước", pháo chuột, pháo xiết, pháo thăng thiên, pháo giây, pháo cối, pháo bàn xoay là đặc biệt là các loại pháo thờ (tức pháo cúng thần ở các bàn thờ, sau đó mang ra đốt để lấy may và xua đuổi đi những điều không maỵ..). Xưa, pháo Bình Đà hiệu "Nam Hải Hoàng Hoa" nổi tiếng là pháo tốt, nổ ròn, tan xác, không thua pháo nhập cảng "Công trường cát" của Trung Hoa.Trước đây, Bình Đà cũng nổi tiếng về thứ pháo tre nổ to như ống lệnh. dùng trong ngày Tết và các dịp lễ lạt, đình đám lớn. Theo Đại Nam thực lục, đầu triều vua Minh Mạng (1820-1840) đã cấm dân chúng không được đốt pháo tre này nữa, để dành độc quyền cho việc hành binh. (Đặc biệt, thứ tre trồng ở Bình Đà cũng là loại tre đặc biệt, cật tre mềm, dẻo dai, làng Vạc tức làng Canh Hoạch ở Hải Dương phải chuyên mua tre của Bình Đà để làm nan quạt giấy) Trước thời Pháp thuộc, cả trăm gia đình ở làng Bình Đà đều chuyên về nghề làm pháo và cung ứng đủ mọi nhu cầu về pháo Tết cũng như pháo thờ...
Phong pháo ngày xưa rất ngắn, chỉ dài hơn một gang tay,treo lên thì dài gấp đôi, có thể đốt trong vài phút và cỡ pháo thường là tiểu, nghĩa là quả pháo nhỏ hơn ngón tay út và dài hơn một lóng tay.Còn pháo nhỏ hơn ,bằng nửa pháo tiểu, cho trẻ con chơi thì gọi là pháo chuột. Loại pháo to hơn, dài hơn, gấp đôi pháo tiểu là pháo trung. Còn pháo đại là loại pháo to gần bằng cái điếu cày hay bắp đùi tùy theo nhà chế tạo và ngườI đặt. Ngày xưa đờI sống bình dị, chỉ vài phong pháo tiểu cũng đủ vui vẻ, dân chúng ít ai đốt pháo trung hay pháo đại như ngày nay. Pháo thường làm thành tràng dài nên gọI là pháo tràng. Pháo từng quả là pháo rời hay pháo lẻ,dành cho trẻ con chơi.Pháo đại có thể bán rời để đốt từng quả hay nối với pháo tiểu, pháo trung để tạo nên âm thanh tạch tạch,đùng đùng rất nhộn nhịp.
Ở một vài nơi,dân chúng còn có tục đốt pháo tập thể.NgườI ta tổ chức thi đốt pháo hoặc chơi đốt pháo tại đình làng. Pháo nhà nào nổ to,ít xịt, xác pháo văng xa ..thì thắng cuộc. Có nơi thi ném pháo, tức là treo một quả pháo đại lên (Rất to), ngườI dự thi dùng pháo tiểu ném trúng pháo đại để cho pháo đại bắt lửa cháy và nổ. Cũng có làng trai gái ném pháo vào nhau đùa giỡn, tuy vui mà rất nguy hiểm .
Sau 1945, tục lệ đốt pháo dường như mất hẳn ở tại nhiều nơi vì nhiều lẽ...
Tại miền Nam, tuy rằng trong chiến tranh, chính phủ vẫn dễ dãi để cho dân tự do vui chơi ba ngày Tết.Trong ba ngày tết dân chúng đốt pháo ầm ĩ. Pháo vang lừng từ Phú Thọ sang quận Năm,quận Nhất. Pháo rền các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ...Không những dân đốt pháo mà vài ông nhà binh còn bắn súng lên trời chào đón xuân về! Trong Tết Mậu Thân(1968), quân ta lợi dụng yếu tố này và tục lệ về quê ăn tết của binh sĩ để tấn công bất ngờ khắp lãnh thổ miền Nam.
Sau 1975, nghề làm pháo lại càng phát triển ở miền Nam theo nhu cầu chơi pháo. Nhưng khốn một nỗi là tham tiền, họ đã không ngần ngại tìm kiếm cả trong kho thuốc súng. Người ta đem bom đạn trong kho ra bán rẻ, lén lút tiêu thụ, sản xuất pháo lậu. Những kẻ khốn khổ đó lùng sục đi tìm đạn, đào bom, gỡ mìn, lấy chất nổ, lấy thuốc súng dể bán cho người bắt cá và nhà làm pháo, gây ra bao đau khổ, tang thương.
Trước 1975, các nhà giàu cũng ganh nhau tiếng pháo.Nhà bên kia đốt một phong thì mình đốt hai phong. Tuy nhiên sự ganh đua đó cũng có chừng mực. Sau 1975, sự ganh đua giữa các ông cán tai to mặt lớn càng công khai,càng ầm ĩ, trong khi đó dân ta chỉ thờ ơ đốt pháo chiếu lệ theo cổ truyền chứ lòng không vui. Có những ông đốt tràng pháo dài từ lầu ba xuống đất. Phần lớn xài pháo trung,hoặc pháo trung gắn kèm pháo đại.Trẻ con thì chuyên đốt pháo đại.
Bấy giờ cái phong tục tốt đẹp của đốt pháo trở thành một tai họa. Trước 1975, thỉnh thoảng người ta mới bị pháo văng trúng,làm cháy áo quần hoặc bị thương tích. Chuyện đó đã trở thành hiển nhiên. Trước tết cũng như sau tết, trẻ con đốt pháo thả cửa. Chúng ném pháo vào người đi đường. Chúng đốt pháo bất cứ nơi nào dù là giữa đường đông người qua lại. Nhất là các cô gái trở thành mục tiêu của sự đùa giỡn man rợ này.
Pháo bị cấm từ ngày 1/1/1995 (ngày thi hành) theo Chỉ thị số 406/TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về việc "Cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo" ký ngày 8/8/1994. Nghề làm giấy thủ công ở Phú Lâm, chủ yếu sản xuất giấy bán cho làng pháo Bình Đà (Hà Tây), Nam Ô (Đà Nẵng), lâm vào cảnh đình đốn. Không hiểu Bình Đà chuyển sang làm nghề gì? Có dạo hình như người Bình Đà làm nghề may. Nhưng gần đây, bỗng nhiên Bình Đà lại nức tiếng nhờ một nghề mới, đó là nghề làm thịt ngựa.
Nguyễn Hạnh ( Theo nhiều tư liệu)