Quá trình xây dựng thành Thăng Long

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
QUÁ TRÌNH KHỞI DỰNG THÀNH THĂNG LONG
Thành quách trên đất Hà Nội ngày nay có cả một quá trình xây dựng dài lâu và phức tạp. Những mốc chính của quá trình dựng thành quách - đọc từ "Đại Việt sử ký toàn thư" (ĐVSKTT), Đại Việt sử lược (ĐVSL) và một số tài liệu khác - có thể hiểu như sau:

Phác hoạ những thành cổ
ở Hà Nội của Madrolle -
các toà thành dịch chuyển
dần về phía Đông.
- Khoảng năm 618- 621 Thái thú nhà Tuỳ Khâu Hoà đắp Tử Thành ("tức thành nhỏ ở trong thành"- nguyên chú; viết chữ "tử" = con). "Trong thành" nào? Ai dựng? Bao giờ? Có phải là toà thành Lý Nam Đế dựng ở cửa khẩu sông Tô Lịch để chống quân nhà Lương không? - Sử không ghi.

- Năm 767 Kinh lược sứ nhà Đường Trương Bá Nghi "lại đắp La Thành". Lần đầu tiên (ĐVSKTT) nhắc đến tên "La Thành", vậy tại sao dùng chữ "canh" = lại? "lại" có nghĩa La Thành có từ trước? Từ bao giờ? Không thấy ghi.

- Năm 791 Đô hộ sứ Triệu Xương "đắp thêm La Thành kiên cố hơn".

- Năm 808 Đô hộ sứ Trương Chu "đắp thêm (nguyên văn: "tăng trúc") thành Đại La". Lần đầu tiên ĐVSKTT dùng tên Đại La, vậy sao dùng từ "thêm" và với nghĩa nào - củng cố thêm? hay thêm một toà thành nữa?

- Năm 843 Kinh lược sứ Vũ Hồn "bắt tường sĩ sửa đắp phủ thành", chắc là toà thành đã có tên Đại La ở trên.


Hiện vật khai quật được.
- Năm 866 Tiết độ sứ Cao Biền đắp La Thành 1982 trượng lẻ 5 thước, làm hơn 40 vạn gian nhà ở trong thành (ĐVSKTT ghi 5 nghìn căn nhà); lại đắp đê bao quanh 2125 trượng 8 thước (1 trượng = 10 thước ta). Đây là toà thành quy mô nhất, và cũng là cuối cùng mà các viên quan cai trị phương Bắc dựng ở vùng đất Hà Nội ngày nay.

- Năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Đại La đã "tu phủ khố, trị thành hào" (tu bổ kho tàng, sửa chữa thành hào). 1024 cho "đắp thành đất" ở 4 mặt kinh đô Thăng Long. 1024 - 1029 - 1078 tiếp tục "trúc (đắp), tu trị (sửa sang) Long Thành và Đại La".

- Năm 1243, triều Trần mới "doanh thành nội, hiệu Long Thành" (hoạch định và làm thành trong, gọi là thành Long Phượng).

- Riêng đối với Đại La - luỹ bao quanh toàn bộ kinh đô phải thời Lê Thánh Tông 1477 mới dùng chữ "thế" (có bộ thạch - đá) để chỉ việc xây lại quy mô.

- Sau đó, thành Thăng Long còn được các triều Lê tiếp tục tu sửa, mở rộng...

- Năm 1805 vua Nguyễn phá thành nhà Lê để xây thành vôbăng kiểu Tây dương do kỹ sư Pháp giúp.


Hiện trường khai quật.
- Năm 1803 me Tây Tư Hồng được thầu phá thành vôbăng để cho người Pháp thu hẹp làm Thành Hà Nội hiện nay. Và người Pháp hầu đã bêtông hoá các nền cung điện đền đài cũ để xây các dinh thự, công sở, nhà máy...

Nhận xét: Điều đáng tiếc là cả ĐVSL lẫn ĐVSKTT trong khi liệt kê khá chi tiết quy mô các toà thành và các kiến trúc bên trong lại không một hề ghi rõ toạ độ của các toà thành ấy! Sự "sơ suất" này của các sử gia xưa khiến các học giả đời nay đã tốn khá nhiều giấy mực tranh cãi suốt ngót thế kỷ qua (kể từ người Pháp).

Vũ Thế Khôi