Quán Bar chiến tranh NoK của Khuất Thắng

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
48
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Con đường nhỏ rẽ từ đường Lạc Long Quân ra Công viên Nước Hồ Tây (Hà Nội) chẳng có gì đặc biệt, ban ngày vắng, buổi tối lại càng heo hút nhưng có một quán bar chiến tranh.

Ấy thế mà dân sành dân điệu dưới phố và dân Tây ba lô vẫn chạy ba quãng đồng đến đây ăn cháo. Mà cháo ở đây chỉ là một quán bar mang tên NoK tối mờ mịt, lại chẳng có nhân viên nữ phục vụ như những quán bar tối khác. Không bắt mắt, không chiêu tiếp thị câu khách, mà lại tỏa mùi chiến tranh.

Bar hay bãi chiến tranh

Cảm nhận đầu tiên khi bưiức vào quán là ngạc nhiên, kỳ lạ và lộn xộn. Lộn xộn đến mức không biết chú ý chi tiết nào trước. Góc tường trái là quầy bar hình phi cơ với micro, đèn và quạt Marlli cổ. Góc tường phải là lổn nhổn bộ ba xe phát xít Đức – Italia – Nhật.

Chếch xuống dưới lại là một khoảng chiến trường với mô hình lựu đạn, băng đạn và cả một vỏ bom dài mét rưỡi chễm chệ trên đống cát.

Cạnh đó là những ca nước inox của Mỹ, ca nhôm Liên Xô, mũ tai bèo giải phóng, mũ cối bộ đội đến mũ của lính ngụy, lính Mỹ. Các loại máy đánh chứ, máy truyền tin ngổn ngang.

Chủ quán còn sưu tầm được những quân trang, quân dụng hàng ngày của lính như bánh xà phòng Liên Xô 2%, bát sắt Trung Quốc, bộ khay ăn và dao đĩa bằng inox, bản đồ quân sự mật, ống nhòm, túi xắc-cốt Liên Xô, túi quân đội Hàn Quốc và các loại balô xưa.

Những vật dụng này được nâng niu rất cẩn trọng trong một tủ kính ngang, thắp đèn sáng trưng. Gần 300 hiện vật về cuộc chiến tranh chống Mỹ thuộc hai chiến tuyến, được sưu tập về đây. Trong suốt ba năm mở quán, không ít đạo diễn đến đây mượn đồ làm đạo cụ cho phim.

Gìn giữ giá trị đích thực

Dè dặt và cẩn trọng, anh Khuất Thắng, chủ quán NoK, không muốn độc giả hiểu nhầm về những đồ décor chiến tranh nhạy cảm của quán.

“Việt Nam trải qua rất nhiều cuộc chiến nên chiến tranh là mảng đề tài rộng lớn, chưa biết khi nào mới khai thác hết được. Tôi muốn khách vào quán cảm nhận được không gian chiến tranh, thời khắc chiến tranh và tự rút ra bài học từ đó”, anh Thắng bộc bạch.

Những cảm nhận về chiến tranh đối với anh xuất phát từ những hồi ức của cha – một người lính từng lặn lội khắp các chiến trường trong suốt ba mươi năm tuổi trẻ.

Những hình ảnh đầu tiên về chiến tranh đối với anh là cái bát sắt và chiếc bi đông (bình đựng nước) mà mỗi sáng bố tôi đem ra lau chùi. Những hồi ức, gam màu (màu xanh bộ đội, màu đen) và chất liệu (sắt, inox) dần khiến anh phải lòng đồ chiến tranh.

Cái duyên đó theo anh trong những buổi hàn huyên bè bạn, trên những chặng đường xuyên Việt. Ba năm trở lại đây, hễ rảnh là anh xách ba lô lên tàu vào Nam, lùng sục khắp Sài Gòn, Mỹ Lai, Nha Trang, Cam Ranh – nơi những vật dụng chiến tranh còn rải rác khắp nơi.

Ở miền Bắc, anh kiếm được nhiều hàng viện trợ của Nga, Trung Quốc, Ba Lan, Cuba – những thứ người ta coi là sắt vụn vứt đi thì lại được anh thu thập, nâng niu.

“Hãy dang tay để giữ gìn giá trị đích thực”, khẩu hiệu vẽ nguệch ngoạc như tranh tường graffiti trên tấm vải bố là mong mỏi nhất của anh với mỗi khách: “Không cần bạn phải thu lượm, chỉ cần bạn dang tay gìn giữ và đừng chối bỏ những cái đã qua”.

Chế đồ thời chiến

Không chỉ sưu tầm, anh Thắng còn có tham vọng tạo nên một phong cách thời trang chiến tranh mang thương hiệu NoK. Bỏ ra gần 20 triệu đồng để làm khuôn mũ cối gắn logo Vespa. Cùng với mũ là túi giả da gắn bên hông xe máy được thiết kế theo túi mẫu phi cơ, túi xách nữ, quần áo lính cách điệu.

Mấy tháng trước, anh tổ chức chương trình kỷ niệm 1.000 ngày quán ra đời với ba sự kiện, đêm nhạc Rock’n’Roll, đêm diễn thời trang hiệu NoK và đêm nhạc tiền chiến.

Trong đêm diễn thời trang, anh chịu chơi thuê người mẫu mặc trang phục mang màu sắc lính, diễn qua diễn lại. Buổi diễn còn có một nữ sơ – thật (chứ không phải sơ - manơcanh) đứng diễn bên cạnh chiếc Vespa xanh.

Hỏi về ý nghĩa tên quán – NoK, anh Thắng cho biết hai chữ cái đầu tiên No là viết tắt của Number trong các vé số, mà vé số hàm chứa cả điều may lẫn không may, giống như số phận của mình vậy. Đặt cạnh số phận đó là chữ K, từ đầu tiên của họ Khuất.
 

khuatmit

New member
13 Tháng mười hai 2008
28
0
0
42
Bác ra HN thì cho em bám càng đi khám phá NoK Bar nhé ! Đặt gạch trước rùi ạ. :-D
 

khuatqvinh

Administrator
15 Tháng mười hai 2008
220
0
0
Hanoi, Vietnam
quangvinh3ik47.blogspot.com
Nhà hàng Thăng long, thuộc Trạm Trôi - Hoài Đức là một nhà hàng rất lớn và qui mô. Đó cũng là của một phụ nữ họ Khuất đấy. Em chưa có thời gian tìm hiểu nhưng đang có kế hoạch sẽ làm đám cưới ở đó. (Tất nhiên là vài năm nữa)