Thưa các bác giáo dục: em xin chừa!

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Sau vài tuần cho con đi học lớp 1, nhà chị Vy bỗng tán loạn lên vì "thành tích" học tập của cậu nhỏ: viết kém, đọc kém. Cô bạn đồng nghiệp nghe chị Vy than thở bèn ra tối hậu thư: phải cho đi học thêm ngay, thế này nước vẫn còn kịp tát.

Nhiều HS tiểu học hết giờ học lại tiếp tục đi học thêm. Ảnh mang tính minh họa.
20111007162324_hocthem.jpg

Ảnh: Bút Gỗ.
Không thể đứng ngoài cuộc đua

Bạn của chị Vy, chị Dạ Thảo (Q1) kể lại câu chuyện "đau thương" của gia đình chị 3 năm trước có liên quan đến chuyện thằng con trai là cháu đích tôn của dòng họ. Anh chị dồn toàn sức lực chăm sóc con, đặc biệt là về tinh thần. Trước khi con vào học lớp 1, anh chị kiên quyết không cho con đi học thêm dù chỉ một chữ.

Chị bảo: Tôi đã áp dụng đúng lý thuyết của các bác giáo dục khuyên trẻ không nên cho các cháu học trước. Tôi đồng tình với quan điểm cho rằng, mỗi ngày trẻ đến trường học một cái mới mà nó chưa biết thì sẽ vui thích đi học. Tôi áp dụng các lý thuyết tân tiến từ giáo dục thế giới là không tạo áp lực cho trẻ ngay từ nhỏ nên kiên quyết không cho con đi học thêm. Nhưng rồi sao?

Hết học kỳ một, cô giáo tức tốc gọi điện cho chị Thảo: Chị làm ơn cứu em với. Thằng nhỏ nhà chị đọc kém, viết kém nhất nhất lớp. Không biết tư duy nó có vấn đề gì không chị. Hay là chị cho cháu đi khám thần kinh xem sao.

Chị Thảo nói với cô giáo: Xin thưa với cô giáo, thần kinh của cháu hoàn toàn bình thường. Tôi không lo lắng về việc con tôi học kém nhất lớp, cháu có thể xếp đội sổ cũng được, tôi không quan tâm đến điểm số, chỉ quan tâm đến việc duy nhất là con tôi có thích đi học không. Cô giáo yên tâm, gia đình tôi không bao giờ trách móc cô giáo vì thành tích học tập kém của con tôi, không bao giờ chê trách nhà trường vì điều đó. Nếu nhà trường không chấp nhận một học sinh như vậy, tôi sẽ xin chuyển trường cho cháu.

Nhưng đầu học kỳ hai, cô giáo lại gọi điện năn nỉ: Xin chị hãy thương em. Hay là mỗi tuần cho em đến kèm thêm con chị tại nhà, em không lấy tiền dạy kèm đâu, chỉ mong là rèn thêm cho cháu, chứ nếu không em sẽ bị khiển trách vì có học sinh học kém chị ạ!

Thất bại trong việc trút bỏ áp lực học hành cho con, năm nay con trai chị đã học lớp 3, chị Thảo mệt mỏi thú nhận: phải cho con đi học thêm chừng nào còn ở trên mảnh đất này. Có chuyển trường nào cũng thế mà thôi.

Những đứa trẻ đầu tắt mặt tối vì học

Chị Vy kể, sau khi nghe bài học đau thương của đồng nghiệp, chị cũng mở mắt ra nhìn cái thế giới nhộn nhịp xung quanh. Việc đầu tiên là tới Cung thiếu nhi của Quận... để tìm lớp luyện chữ. Tất cả các buổi tối trong tuần đều kín lịch bọn trẻ con đi học.

Có cả lớp luyện chữ vào cả ngày thứ bảy và chủ nhật nữa. Mỗi khóa học luyện chữ 8 tuần có giá 180.000 đồng, tuần hai buổi. Tại đây, cũng có giáo viên tiểu học thuê phòng để dạy thêm, với học phí khoảng 300 ngàn/HS/tháng, tuần từ 2 đến 3 buổi, từ 5h đến 7h tối.

Nhìn những giọt nước mắt lăn trên gương mặt khắc khổ của các cô giáo mầm non Mậu Lâm vì buộc phải bỏ việc do thu nhập quá thấp, dư luận không thể không bức xúc cho hiện tượng đáng xấu hổ của ngành giáo dục.
Chị đi khắp hành lang của cung thiếu nhi cao 4 tầng, phòng nào cũng có lớp học thêm từ cấp một lên đến cấp ba. Chị rầu lòng nhìn người đàn ông đang mở hộp xốp đựng cơm, có lẽ mua ở tiệm cơm bụi, thấy có cái đùi gà chiên nước mắm, đút cho con vài thìa đỡ đói bụng, vì giờ học thêm từ 5h chiều đến gần 7h tối.

Thằng bé nuốt vội mấy miếng cơm rồi xốc lại cái áo đồng phục leo lên lớp học, còn người cha ngồi trên chiếc xe máy đợi con 2 tiếng. Chị Vy thầm nghĩ, trẻ con học hành giờ giấc thế này, ăn uống thế này, không đau dạ dày mới lạ.

Vừa bước chân lên cầu thang chung cư, chị đã gặp người hàng xóm mới quen vừa dắt con đi học về, hỏi cháu học lớp mấy, có đi học thêm không, cháu đã nhanh nhảu trả lời: Cháu học lớp lá, nhưng đang học lớp 1 rồi.

Thấy chị Vy tròn mắt, người hàng xóm giải thích: Cháu đang học mẫu giáo, nhưng giờ thấy ai cũng cho con đi học thêm, con mình không học cũng không được. Có người quen ở bên quận 7 (trong khi nhà chị ở quận 5), cứ tan học mẫu giáo là tới gửi nhà cô này, cô dạy chữ xong rồi mẹ tới đón về. Chị khoe: cháu đã thuộc 24 chữ cái rồi.

Quyết tâm hỏi thêm một cháu khác đang học lớp 1 của nhà hàng xóm, chị cũng được mở rộng tầm nhìn khi thấy nó đều đặn 3 buổi/tuần đi học thêm sau giờ tan học. Tối về, ông bà còn kèm thêm tập đọc, vậy mà ông bà thằng bé bảo: vẫn chưa ăn thua gì. Nhìn thằng nhỏ bé tí và mặt đờ đẫn sau mỗi giờ ông đi đón về, chị Vy càng rối ruột.

Nhà nhà cho con đi học thêm dĩ nhiên học sinh không thể có trình độ đồng đều. Nếu gần như cả lớp đi học thêm, cô giáo sẽ dạy theo số đông, như vậy, đứa trẻ nào không đi học sẽ bị tụt hậu, sẽ tự ti, mặc cảm. Câu chuyện đơn giản là như vậy, và chị Vy cũng không thể chậm trễ hơn được nữa: đăng ký ngay một lớp học thêm cho con mình!

Một chuyên gia giáo dục tiểu học phân tích: Trong câu chuyện học thêm có hai mặt. Đầu tiên phải nói là nhu cầu phụ huynh muốn cho con đi học rất phổ biến. Đã có cung ắt phải có cầu, do vậy các giáo viên sẽ đáp ứng nhu cầu đó. Nhưng vì sao phụ huynh có nhu cầu cho con đi học thêm, bởi nếu chỉ học trên lớp thì kết quả thường là kém, trung bình. Bây giờ, giả dụ các giáo viên sống đàng hoàng bằng lương, thì số giáo viên từ chối dạy thêm sẽ rất nhiều.

Bút Gỗ