Tiến sỹ Khuất Việt Hùng trả lời phỏng vấn về Xây dựng đường trên cao tại Hà Nội

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
(VnMedia) - Trao đổi với VnMedia, TS Khuất Việt Hùng, Trưởng Bộ môn Quy hoạch và Quản lý GTVT (Đại học Giao thông vận tải) cho rằng, xây dựng đường trên cao cần đạt 4 mục tiêu cơ bản: Đảm bảo về giao thông thông suốt, đảm bảo giao thông an toàn và thân thiện với môi trường sinh thái, cảnh quan và đảm bảo sự thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực ảnh hưởng của tuyến đường.

- Hà Nội vừa giao Sở Giao thông vận tải nghiên cứu xây dựng đề án xây dựng đường trên cao để giải quyết vấn đề ùn tắc. Theo quan điểm của ông, việc nghiên cứu nên tập trung vào những vấn đề gì?

Việc UBND thành phố Hà Nội giao Sở Giao thông vận tải nghiên cứu xây dựng đề án xây đường trên cao trong địa bàn thành phố là một điều hết sức hợp lý. Thông thường khi nghiên cứu cần phải quan tâm đến những vấn đề: Phải xác định rõ mục tiêu phát triển giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là gì?

Thường thì khi xây dựng đường trên cao người ta đưa ra 4 mục tiêu cơ bản: Đảm bảo về giao thông thông suốt, đảm bảo giao thông an toàn và thân thiện với môi trường sinh thái, cảnh quan và đảm bảo sự thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực ảnh hưởng của tuyến đường.

Ở đây yếu tố thông suốt phải đảm bảo tính mạng lưới và hệ thống. Có khi thông suốt ở đoạn này nhưng lại tạo ra sự ách tắc ở đoạn khác. Vì thế, để đảm bảo giao thông thông suốt phải có đánh giá tác động giao thông, quan hệ về giao thông giữa tuyến đường trên cao với các tuyến đường còn lại của mạng lưới để đảm bảo nó không tạo ra những tác động tiêu cực, không làm ách tắc thêm chỗ khác.

Vấn đề nữa là tính an toàn giao thông. Việc xây dựng hệ thống đường trên cao sẽ phân tách một luồng phương tiện ra khỏi dòng hiện có. Về nguyên tắc sẽ nâng cao an toàn giao thông. Ở đây cái phải xem xét là an toàn của việc lên xuống, các điểm lên xuống của các tuyến đường trên cao là vấn đề cần quan tâm.


vnm_2011_347742.jpg


Tiến sỹ Khuất Việt Hùng trao đổi với VnMedia. Ảnh: Xuân Tùng

Một vấn đề nữa mà dư luận rất quan tâm khi xây dựng đường trên cao đó là vấn đề về môi trường, cảnh quan. Đối với vấn đề về môi trường, trong các yếu tố tác động tiêu cực nhất của những tuyến giao thông trên cao là phát thải về tiếng ồn và bụi.

Việc phát thải tiếng ồn hiện nay người ta có biện pháp xử lý khá hoàn hảo, bằng các bức tường chắn âm thanh, tất nhiên việc này sẽ làm cho giá trị công trình tăng lên, chi phí tăng lên.

Tuy nhiên vấn đề cần hết sức lưu tâm là bụi. Bởi vì khi tuyến được nâng cao thì cơ hội phát tán bụi (không nên hình dung là bụi hạt to mà là bụi hạt nhỏ) do cao độ khác nên khi đó việc phát tán bụi cũng sẽ khác cho nên khi nghiên cứu cũng cần hết sức chú ý để tránh và có biện pháp hạn chế. Không có công trình giao thông nào là không tác động đến môi trường nhưng tác dụng đó nó phải nhỏ hơn so với phương án làm đường trên mặt đất.

Vấn đề nữa dư luận cũng hết sức quan tâm và hay bàn khi xây dựng đường trên cao đó là vấn đề cảnh quan. Chúng ta cần phải lựa chọn rất cẩn thận các tuyến, vị trí đặt tuyến để làm sao các tuyến đó nó không phá vỡ cảnh quan kiến trúc. Tại những khu vực mà chúng ta đã có những khu vực “nhạy cảm” về cảnh quan.

- Còn vấn đề kinh phí thì sao thưa ông?

Trong đa số các trường hợp, công trình trên cao đắt hơn về mặt xây dựng nên khi xem xét yếu tố kinh tế phải tính đến. Với điều kiện Hà Nội hiện nay, nếu thay vì làm đường trên cao chúng ta làm dưới thấp thì chi phí giải phóng mặt bằng, thời gian rất tốn kém.

Trong trường hợp này, đường trên cao ở những đoạn tuyến đường đô thị có ưu điểm về chi phí vì nếu đưa xuống ngầm thì chi phí rất đắt, mở rộng sang bên cũng vậy. Vì thế xét về chi phí kinh tế đường trên cao có lợi so với các phương án khác hiện nay.

- Xung quanh việc xây dựng những tuyến đường này, Hà Nội dự tính sẽ xây dựng 6 tuyến đường trên cao tại các tuyến đường vành đai và một số trục đô thị chính. Quan điểm của ông về việc này thế nào?

Theo thông tin tôi nắm được thì Sở Giao thông vận tải có đề xuất xin phép được nghiên cứu trên 6 tuyến cho nên việc xây dựng 6 hay 7 thậm chí là 8 tuyến đường trên cao thì đều có lý do cụ thể.

Với các tuyến đường vành đai, đặc biệt là 2,5 những vị trí và đề xuất của Sở Giao thông vận tải Hà Nội là khá hợp lý. Tuy nhiên, nếu chúng ta định đưa những tuyến đó vào vành đai 1 phải lưu ý hết sức cẩn thận.

Việc nghiên cứu nghiêm túc sẽ giúp chúng ta có câu trả lời xác đáng cho nên chuyện này là bình thường và không có gì phải nghi vấn. Theo tôi, UBND thành phố và Sở Giao thông vận tải đặt vấn đề và tiếp cận vấn đề khá nghiêm túc.


Theo TS Khuất Việt Hùng không nên xây dựng đường trên cao ở tuyến đường vành đai 2.

.- Hà Nội nhiều tuyến đường có diện tích mặt đường rất nhỏ với những ngôi nhà san san hai bên, nếu xây dựng các tuyến đường trên cao có thể sẽ biến những khu đó thành những ngôi nhà gầm cầu. Quan điểm của ông về việc này thế nào?


Thực ra vấn đề gầm cầu hay không gầm cầu là do công tác quản lý. Giả sử chúng ta chui xuống hầm mà ánh sáng và được thiết kế nghiêm chỉnh thì vẫn tốt đẹp. Cái chính là chúng ta phải quản lý thế nào. Điều đó đặt ra vấn đề là tại sao chúng ta phải có phương án kiến trúc, kiến trúc đó sẽ giúp người dân cảm thấy dễ chịu.

Kiến trúc đó sẽ khiến người ta không phải nhìn lên một khối bê tông mà nó được bọc bởi một giàn hoa hoặc hình vẽ, tranh vẽ rất đẹp hoặc bức phù điêu liên tục dọc trên tuyến đó.. tất cả những việc đó chúng ta đều có khả năng xử lý.

- Mục tiêu của Hà Nội khi xây dựng các tuyến đường trên cao là giảm ùn tắc. Cứ cho rằng trong 5 năm nữa, Hà Nội sẽ có mạng lưới đường trên cao cần thiết. Vậy theo ông vấn đề ùn tắc sẽ được giải quyết thế nào?

Chúng ta không bàn giải pháp xây đường trên cao là giải pháp duy nhất giải quyết ách tắc. Giải pháp nâng cao đường hiện nay chủ yếu là biện pháp khắc phục các nút cổ chai chứ không phải là tạo ra năng lực mang tính mạng lưới và hệ thống.

Chẳng hạn như tuyến đường vành đai 2 đang 4 làn thông suốt, đến Trường Chinh còn lại 2 lần cho nên cần bổ sung 2 làn nữa để có 4 làn. Tuyến đường trên cao ở đây nó khắc phục nút cổ chai Trường Chinh chứ không nên kỳ vọng những dự án tháo nút thắt cổ chai là phương thuốc thần kỳ để chúng ta có thể giải quyết được vấn đề ùn tắc giao thông.

Cùng phải nói thẳng là không có một đô thị nào mà giải quyết ách tắc giao thông chỉ đơn thuần bằng biện pháp xây dựng cơ sở hạ tầng vì chúng ta không có tiền để làm. Mặt khác từ nay đến khi đó, phương tiện vẫn tiếp tục gia tăng nên ách tắc vẫn xảy ra. Việc chỉ có một đoạn tuyến như thế sẽ không thể giải quyết vấn đề nhưng đó là một giải pháp. Thậm chí cả đồ án quy hoạch chung Hà Nội hoàn thành cũng chưa thể giải quyết xong nạn ùn tắc giao thông.

Thực tế là vấn đề hành vi giao thông, đường không quá đông nhưng việc đi lại không tuân thủ luật lệ sẽ xảy ra ách tắc. Theo tôi vấn đề không phải là năng lực của cơ sở hạ tầng mà là chúng ta sử dụng năng lực hạ tầng đó như thế nào. Cho nên chúng ta phải có giải pháp giúp người dân sử dụng hạ tầng thông minh, khi đó không cần năng lực cơ sở hạ tầng quá lớn chúng ta vẫn giải quyết được vấn đề ùn tắc giao thông.
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tiến sĩ Khuất Việt Hùng: “Cấm xe máy vô cùng khó khăn”

9:25 sáng | Tháng Chín 10, 2011

(Petrotimes) - Xe máy có bị cấm lưu thông ở một số thành phố lớn hay không? Đó là câu hỏi chưa có lời đáp. Liệu rằng, việc cấm xe máy có giảm ách tắc giao thông và ô nhiễm môi trường không?

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Khuất Việt Hùng – Chủ nhiệm bộ môn Quy hoạch và Quản lý GTVT, trường Đại học GTVT về vấn đề này.



Tiến sĩ Khuất Việt Hùng

- Ông nhận xét gì về tính khả thi của việc cấm xe máy?
- Tiến sĩ Khuất Việt Hùng: Đầu tiên chúng ta phải khẳng định rằng Chính phủ ra Nghị quyết 88 nhằm khẳng định cam kết của Chính phủ trong việc giảm ách tắc và tai nạn giao thông. Trong Nghị quyết 88 có “điểm đ” nói rõ hạn chế, tiến tới cấm xe máy ở một số thành phố lớn. Ở đây mới chỉ là đang trong quá trình nghiên cứu, chứ chưa thực hiện ngay. Đề án nghiên cứu ấy sẽ trả lời câu hỏi gì? Đó là hạn chế như thế nào, lộ trình hạn chế ra sao, hạn chế ở đâu, thời gian nào?.

Một số nhà khoa học đưa ra ý kiến hơi thiếu thận trọng khi cho rằng xe máy là nguyên nhân chính gây ách tắc và tai nạn giao thông. Hành vi sai trong tham gia giao thông mới là nguyên nhân cơ bản dẫn đến cái xung đột. Đi đúng sẽ ít xung đột, đi sai xung đột sẽ xảy ra. Xung đột nhẹ là dòng xe bị nghẽn lại, nặng thì gây tai nạn.

Theo như nghiên cứu của chúng tôi tại Hà Nội, hiện nay thủ đô có 380.000 ôtô, gần 4 triệu xe máy. Như vậy trong đoàn phương tiện ở Hà Nội, ôtô chỉ chiếm 1/10 số lượng. Từ phân tích hình ảnh trên cao qua camera thì cho kết quả ôtô đang chiếm diện tích mặt đường lên tới 55% trong giờ cao điểm. Vậy tôi lại đặt ra câu hỏi, việc sử dụng loại phương tiện nào đang là nguyên nhân trực tiếp gây ra ắch tắc. Câu trả lời là ôtô,cụ thể là ôtô con.

Chúng tôi cũng đã phân tích số liệu tai nạn giao thông ở Hà Nội trong vòng 10 năm qua. Nếu tính số người tử vong trên 10.000 phương tiện thì số người tử vong trên 10.000 ôtô liên quan đến tai nạn cao gấp 5 lần số người tử vong trên 10.000 xe máy liên quan đến tai nạn. Người ta cứ nói, đi xe máy sẽ rủi ro tai nạn, không hẳn như vậy. Nếu ai đó nói rằng vì ách tắc và tai nạn mà cấm xe máy thì theo tôi, phát ngôn đó là thiếu thận trọng, thiếu cơ sở nghiên cứu.

Nếu cấm xe máy, người dân sẽ sử dụng phương tiện gì? Từ nay đến 2020, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, mỗi thành phố làm được 1 tuyến tàu điện. Một ngày các tuyến này sẽ chuyên chở được 500.000 khách – tương đương nửa triệu chuyến đi. Nửa triệu chuyến này so với 20 triệu chuyến đi của toàn quốc thì chưa là gì.

Theo kết quả nghiên cứu thì năng lực chuyên chở của xe buýt đến năm 2020 khoảng 1 – 1,2 tỉ chuyến đi/năm, gấp 2 – 2,5 lần so với hiện nay. Như vậy, đến năm 2020 có đến 20% số chuyến đi sử dụng xe buýt, 5% sử dụng tàu điện, còn 75% sẽ phải sử dụng phương tiện cá nhân: ôtô, xe máy, xe đạp. Nếu cấm xe máy, có bao nhiêu phần trăm chuyến đi chuyển sang đi xe đạp. Với điều kiện thời tiết nắng mưa như ở Việt Nam, liệu rằng đi xe đạp có khả thi? Vậy người dân phải chuyển sang sử dụng ôtô.

Chúng ta có lường trước được “cơn thủy triều” ôtô giá rẻ tràn vào Việt Nam chưa? Hơn nữa, nước ta đang là nước sử dụng nhiên liệu cho chạy phương tiện ở mức lớn, nếu tăng số lượng ôtô thì nhu cầu nhiên liệu sẽ tăng đột biến. Hơn nữa, khí thải C02 thải ra nhiều, liệu mục tiêu bảo vệ môi trường quốc gia có được đảm bảo?

- Vậy, phương tiện xe máy đang có “tội” gì?
- Tiến sĩ Khuất Việt Hùng: Nó không có tội gì. Xin lỗi! tắc đường và khí thải của ôtô sẽ làm thiệt hại kinh tế gấp 100 lần xe máy. Ôtô hiện nay đã, đang và sẽ là nguyên nhân chủ yếu gây ách tắc và tai nạn giao thông chứ không phải xe máy.

Bản thân phương tiện xe máy không có tội tình gì cả. Nguyên nhân liên quan đến con nguời chiếm 70% nguyên nhân gây tai nạn. Cũng con người ấy đang đua xe máy chuyển sang ôtô sẽ đua ôtô. Một người có thói quen đi xe máy rẽ lung tung, đỗ bừa bãi thì khi lái ôtô cũng rẽ lung tung, đỗ bừa bãi. Nếu lấy xe máy là đối tượng cấm thì sẽ ảnh hưởng đến cơ hội tham gia giao thông của 80 – 90% người dân. Theo tôi, đối tượng cần hạn chế sử dụng từ nay đến năm 2020 không phải xe máy mà là ôtô cá nhân.



Liệu cấm xe máy có giảm được ách tắc và tai nạn giao thông? (Ảnh: Mạnh Thắng)

- Nếu xe máy bị cấm sẽ ảnh hưởng gì đến quy hoạch giao thông ở một số thành phố lớn, thưa ông?
- Tiến sĩ Khuất Việt Hùng: Hiện nay, quy hoạch giao thông không quan tâm đến xe máy. Chúng ta không thấy một nghiên cứu nào được phê duyệt bàn đến xe máy cho nên quy hoạch mới phi thực tế.

Việc cấm xe máy là vô cùng khó khăn. Nếu cấm xe máy, dân sẽ đi xe đạp điện, xe máy điện. Nếu được theo chiều hướng ấy, về mặt môi trường có thể tốt, nhưng về nhu cầu nguồn điện sẽ căng thẳng. Nếu số xe máy hiện nay chuyển hết sang dùng điện thì sẽ là gánh nặng lớn cho năng lượng. Và người dân sẽ sử dụng ôtô giá rẻ. Nếu không cẩn thận chúng ta sẽ mở cửa thị trường cho ôtô giá rẻ từ Trung Quốc tràn sang.

-Nếu có một giải pháp giao thông cho khu phố cổ Hà Nội – nơi có mật độ dân cư cao, phương tiện đông đúc, ông sẽ có kiến nghị gì?
- Tiến sĩ Khuất Việt Hùng: Theo tôi, phố cổ nên trở thành phố đi bộ. Nếu cấm phương tiện cơ giới vào phố cổ sẽ gây khó khăn cho quá trình vận chuyển hàng hóa của dân cư buôn bán trong khu phố. Nhưng giải pháp rất đơn giản, Hà Nội quy định thời gian vận chuyển, loại xe được vào khu phố rồi các chủ cửa hàng đăng ký và thực thi vào một vài giờ nhất định trong ngày.

- Vậy, giải pháp giảm ô nhiễm và tai nạn giao thông nào cho điều kiện cơ sở giao thông ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hiện nay, thưa ông?
- Tiến sĩ Khuất Việt Hùng: Giải pháp kinh tế. Tính xem một mét vuông trong giờ cao điểm, thấp điểm là bao nhiêu tiền. Sau đó, chúng ta lấy chiếm dụng của xe máy làm chuẩn. Nếu xe máy được miễn phí thì phần diện tích của ôtô lớn hơn diện tích của một xe máy sẽ phải trả tiền. Giờ cao điểm sẽ phải nộp nhiều, giờ thấp điểm có thể miễn phí. Lúc đấy, chủ phương tiện sẽ điều chỉnh hành vi. Giải pháp ấy là công bằng, không thiên vị ai. Giả sử ôtô chiếm 10m2, xe máy chiếm 2m2 thì sẽ thu phí 8m2 còn lại.

Xe máy vẫn là phương tiện vận tải chủ yếu trong đô thị. Ôtô vẫn tiếp tục tăng về số lượng. Nếu chúng ta có can thiệp vào quá trình sử dụng ôtô thì chủ phương tiện sẽ biết cách sử dụng thông minh, tiết kiệm. Quản lý vỉa hè phải thật sự tốt, lúc đó người dân sẽ rộng đường đi bộ, từ đó họ sẽ đi bộ từ nhà tới điểm xe buýt một cách dễ dàng tạo thuận lợi cho giao thông công cộng phát triển.
- Xin cảm ơn ông!
http://www.petrotimes.vn/xa-hoi/2011/09/tien-si-khuat-viet-hung-“cam-xe-may-vo-cung-kho-khan”
Đức Chính (thực hiện)