Tuyển tập các bài văn khấn theo phong tục Việt Nam

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn lễ rước linh vị vào chính điện và yết cáo Tiên Tổ

Văn khấn lễ rước linh vị vào chính điện và yết cáo Tiên Tổ

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

- Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân- -

- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

Hôm nay là ngày…. Tháng ……. Năm ……….., tại tỉnh……huyện……xã……thôn……………………………………….

Tín chủ là…………………(nếu lễ gia thần) hoặc Hậu duệ tôn là……………………(nếu lễ gia tiên, tự xưng hô với vị được liệt thờ cao nhất).

Quỳ trước linh vị của……………………………(đọc linh vị của vị thờ cao nhất), liệt chư Tiên linh.

Kính nghĩ:

Gót tiêu dao, mịt mù mù mịt, đâu hạc nội, đâu mây ngàn?

Cõi trần thế, thay đổi đổi thay, nay sương dâu, mai bãi bể.

Lá rụng về cội, phách tuy giáng, hồn lại được siêu thăng.

Nước chảy về nguồn, thác là quy, sinh chẳng qua tạm ký.

Nhân sinh do tổ, gốc phải vững, phúc quả mới mong bền;

Hiểu tử sự thân, tế như tại, nhân tâm nào dám phế.

Bày nhân: Hiển khảo(hoặc tỷ)……………………………..

(đọc linh vị bố hoặc mẹ)

Thọ chung ngày…………..tính đến nay đã:

Quý húy Đại Tường;

Đến tuần Đàm Tế.

Quá hai năm trừ phục, cáo Tiên linh;

Đủ ba tháng dư ai, theo cổ lệ.

Cầu gia thần chứng giám, cho từ đường phảng phất linh hồn;

Nguyện Tiên Tổ phù trì, để bạch triệu quy hồi phách thể.

Đến ngày giỗ chạp, con cháu nhớ tháng ngày,

làm lễ dâng hương;

Nối gót Tổ Tiên, ông cha tiếp thế thứ, theo hàng phối tế.

Lễ bạc, kính dâng gọi chút, há dám quên cây cội, nước nguồn;

Suối vàng, như thấu cho chăng, họa may tỏ trời kinh, đất nghĩa.

Xin kính mời: Hiển……………………………………….

Hiển……………………………………….

Hiển……………………………………….

Cùng các vị Tiên linh Tổ bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ về hâm hưởng.

Kính cáo: Liệt vị Tôn thần, Táo Quân, Thổ Công, Thánh Sư, Tiên Sư, Ngũ tư Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn lễ Cải Cát

Văn khấn lễ Cải Cát

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

- Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

Hôm nay là ngày…. Tháng ……. Năm ……….., tại tỉnh……huyện……xã……thôn……………………………………….

Hiển khảo (hoặc tỷ)………………………………………mộ tiền

Than rằng: Thương xót cha (hay mẹ)xưa, vắng xa trần thế.

Thác về, sống gửi, đất ba thước phải vùi chôn.

Phách lạc hồn bay, hình trăm năm khó gìn để;

Lúc trước việc nhà bối rối, đặt để còn chưa hợp hướng phương.

Tới nay, tìm đất tốt lành, sửa sang lại, cầu an hình thể.

Rày thân: Phần mộ dời xong, lễ Ngu kính tế.

Hồn thiêng xin hưởng, nguyện cầu vĩnh viễn âm phần.

Phúc để di lưu, phù hộ vững bền miêu duệ.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Xin lưu ý: Theo phong tục trước và sau khi dời mộ phải khấn trình với Long mạch, Sơn thần và Thổ thần nơi cũ và nơi mới. Sau đây là văn khấn Long Mạch, Sơn thần và Thổ thần.
[FONT=&quot]
[/FONT] Văn khấn Long Mạch, Sơn Thần và Thổ Thần

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày……tháng…..năm……………………….

Tín chủ (chúng)con là:……………………………………..

Ngụ tại………………………………………………………..

Nhân hôm nay ngày Cải Cát (dời mộ, sửa mộ) của…………… mộ phần tại…………………………

Chúng con cùng tòan thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắn sửa hương hoa lễ vật dâng lên án toạ Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.

Kính cáo Sơn Thần, Thổ Thần, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho tòan gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khẫn lễ Thượng Thọ

Văn khẫn lễ Thượng Thọ

Nhà nào có ông, bà, cha, mẹ thọ từ 70 tuổi trở lên đều làm lễ Thượng Thọ cho ông, bà, cha, mẹ. Đây là tập tục thể hiện đạo lý làm người, uống nước nhớ nguồn, kính trọng biết ơn người đã sinh thành nuôi dưỡng mình


Theo phong tục xưa nhà nào có ông, bà, cha, mẹ thọ từ 70 tuổi trở lên đều làm lễ Thượng Thọ cho ông, bà, cha, mẹ. Đây là tập tục thể hiện đạo lý làm người, uống nước nhớ nguồn, kính trọng biết ơn người đã sinh thành nuôi dưỡng mình, rất đáng được trân trọng.

Trong ngày lễ mừng thọ, gia chủ phải có mâm lễ: Hương hoa, quả, vàng mã cùng lễ mặn gà xôi hoặc lễ tam sinh (lợn, bò, dê), đem ra đình lễ Thần, gọi là bái tạ Thần Hưu (tạ ơn Thánh Thần đã phù hộ cho cha mẹ được sống lâu).

Lúc lễ, cha mẹ ăn mặc đẹp, ngồi trên ghế đặt chính giữa, con cháu tế tự lễ bái. Con cái dâng lễ, mỗi người dâng một chén rượu, mừng thọ, hoặc nâng một làn quả đào gọi là bàn đào chúc thọ.

Con cháu lễ bái xong rồi tổ chức cỗ bàn ăn mừng, mời hàng xóm, khách khứa đến dự. Khách đem lễ vật đến mừng và chứng kiến sự hạnh phúc của cụ, sự hiếu thảo của con cháu. Họ hàng cũng có lời chúc mừng. Hai bên nhà có treo những câu đối, đại tự để mừng cụ. Có nhà còn mời ca nhi tới để ngâm thơ, ca hát.

Trong lễ Thượng Thọ có làm văn tế yết cáo Tổ Tiên:

Văn khấn yết cáo Tổ Tiên

(Trong lễ thượng thọ)

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương phật, Chư Phật mười phương

Hôm nay ngày…….tháng…….năm……

Tại (địa chỉ)…………………………….

Hậu duệ tôn là:………………………….. quỳ trước linh vị (đọc linh vị của Thủy Tổ, Tiên Tổ được liệt thờ trong nhà thờ họ…………

Kín cẩn lạy tâu rằng:

Cúi nghĩ: tuổi tác tự Trời Phật ban cho

Hình hài nhờ Tổ Tiên mới có

Nay: ............


Toàn dân hớn hở đón xuân sang

Tín chủ mừng vui làm lễ thọ

Yết cáo chư vị Thần Linh

Kính lạy miếu đường Tiên Tổ

Xin rộng lòng nhân

Nguyện vun trồng đức độ

Mong Sao Ngày tháng mãi bền lâu

Ước gốc cành thê củng cố

Tưởng niệm công đức ngày xưa

Gọi chút hương khói lễ nhỏ

Ngửng trông chứng giám tấc thành

Cúi xin phù trì bảo hộ

Mong Tiên linh khơi rộng mạch Trường sinh

Cho hậu duệ leo lên thềm Thượng thọ

Trên Thiên tào tăng niên kỷ lâu dài, như rùa hạc vô cương

Dưới Hải ốc tươi phúc lộc dồi dào, như suối nguồn bất hủ

Khấn đầu cúi lạy Thần linh, tiên tổ thượng hưởng!
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn dâng sao - cúng sao giải hạn

Văn khấn dâng sao giải hạn

Mỗi người vào mỗi năng có một ngôi sao chiếu mệnh. Có sao tốt có sao xấu. Nếu gặp sao xấu thì phải cúng dâng sao giải hạn.


Ý nghĩa

Người xưa cho rằng: mỗi người vào mỗi năng có một ngôi sao chiếu mệnh, tất cả có 9 ngôi sao, cứ 9 năm lại luân phiên trở lại. Cùng một tuổi, cùng một năm đàn ông và đàn bà lại có sao chiếu mệnh khác nhau. Trong 9 ngôi sao có sao tốt, có sao xấu, năm nào sao xấu chiếu mệnh con người sẽ gặp phải chuyện không may, ốm đau, bệnh tật. . . gọi là vận hạn. Để giảm nhẹ vận hạn người xưa thường làm lễ cúng dâng sao giải hạn vào đầu năm (là tốt nhất) hoặc hàng tháng tại chùa (là tốt nhất) hay tại nhà ở ngoài trời với mục đích cầu xin Thần Sao phù hộ cho bản thân, con cháu, gia đình đều được khoẻ mạnh, bình an, vạn sự tốt lành, may mắn, thành đạt và thịnh vượng. Theo quan niệm dân gian thì 9 ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào những ngày nhất định trong tháng, từ đó hình thành tục dâng sao giải hạn vào các ngày như sau:

Sao Thái Dương: Ngày 27 hàng tháng

Sao Thái Âm: Ngày 26 hàng tháng

Sao Mộc Đức: Ngày 25 hàng tháng

Sao Vân Hán: Ngày 29 hàng tháng

Sao Thổ Tú: Ngày 19 hàng tháng

Sao Thái Bạch: Ngày 15 hàng tháng

Sao Thuỷ Diệu: Ngày 21 hàng tháng

Sao La Hầu: Ngày 8 hàng tháng

Sao Kế Đô: Ngày 18 hàng tháng

Sắm lễ

Đầu năm và hàng tháng người xưa thường làm lễ

dâng sao giải hạn tại chùa hoặc tại nhà, nghi lễ tiến hành như sau:

Sao Thái Dương

Lễ cúng dâng sao Thái Dương vào ngày 27 hàng tháng. Thắp 12 ngọn nến.

Bài vị màu vàng, mũ vàng, cùng hương hoa, phẩm ỏan. Tiền vàng và 36 đồng tiền

Hướng về phương Đông làm lễ giải sao.

Theo quan niệm của người xưa, sao Thái Dương chỉ tốt với nam giới, không tốt với nữ giới.

Văn khấn giải hạn sao Thái Dương

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế.

- Con kính lạy Đức Trung Thiện tinh chúa Bắc cựcTử Vi Tràng Sinh Đại đế.

- Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân.

- Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân.

- Con kính lạy Đức Nhật cung Thái Dương Thiên tử Tinh quân.

- Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.

Tín chủ (chúng) con là:..............................................

Hôm nay là ngày...... tháng.........năm....., tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiên lập linh án tại (địa chỉ).............................................. .......................để làm lễ giải hạn sao Thái Dương chiếu mệnh:

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc,lộc, thọ cho con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Sao Thái Âm

Sắm lễ

Lễ cúng dâng sao Thái Âm vào ngày 26 hàng tháng, thắp 7 ngọn nến. Thái Âm là sao tốt cho nữ giới nhưng không tốt lắm đối với nam giới.

Lễ vật gồm có:

- Hương, hoa, quả, phẩm oản;

- Tiền vàng;

- Bài vị màu vàng;

- Mũ vàng;

- 36 đồng tiền;

- Hướng về chính Tây làm lễ giải sao.

Văn khấn giải hạn sao Thái Âm

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế

- Con kính lạy Đức Trung Thiên tinh chúa Bắc cực Tử vi Tràng Sinh Đại đế.

- Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân

- Con kình lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân.

- Kính lạy Đức Nguyệt cung Thái Âm Hoàng hậu Tinh quân.

- Con hình lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.

Tín chủ (chúng) con là:..............................................

Hôm nay là ngày...... tháng......... năm......, tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (địa chỉ) .................................................. .......để làm lễ giải hạn sao Thái Âm chiếu mệnh.

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Sao Mộc Đức

Sắm lễ

Lễ cúng dâng sao Mộc Đức tiến hành vào ngày 25 hàng tháng, thắp 20 ngọn nến xếp. Mộc Đức là sao tốt nhưng không tốt cho những người vượng hoả.

Lễ vật gồm có:

- Hương, hoa, phẩm oản;

- Tiền vàng;

- Bài vị màu xanh;

- Mũ xanh;

- 36 đồng tiền

Hướng về chính Đông để làm lễ.

Văn khấn giải hạn sao Mộc Đức


Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Nam mô Hữu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế.

- Con kính lạy Đức Trung Thiên tinh chúa Bắc cực Tử vi Tràng Sinh Đại đế.

- Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân.

- Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân .

- Con kính kính lạy Đức Đông phương Giáp Ất Mộc Đức Tinh quân.

- Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.

Tín chủ (chúng) con là:............................................

Hôm nay là ngày….tháng….năm…., tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (địa chỉ)……………………………………………………để làm lễ giải hạn sao Mộc Đức chiếu mệnh.

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ đồ trì giải trừ vận hạn; ban phúc lộc, thọ, cho chúng con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chú con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Sao Vân Hán

Sắm lễ

Lễ cúng dâng sao Vân Hán vào ngày 29 hàng tháng, thắp 15 ngọn nến. Theo quan niệm xưa, Vân Hán là tai tinh (sao xấu) chủ về ốm đau, bệnh tật.

Lễ vật gồm có:


- Hương, hoa, tiền vàng, phẩm oản

- Bài vị màu đỏ;

- Mũ đỏ;

- 36 đồng tiền.

Hướng về phương Nam để làm lễ giải sao.

Văn khấn giải hạn sao Vân Hán

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chự Phật mười phương.

- Nam mô Hiệu Thiên chư tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đê.

- Con kính lạy Đức Trung Thiên tinh chúa Bắc cực Tử vi Tràng Sinh Đại đê.

- Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân

- Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân.

- Con kính lạy Đức Nam phương Bính đinh Hoả Đức Tinh quân.

- Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.

Tín chủ con là:............................................... ........

Hôm nay là ngày....... tháng........ năm......., tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (địa chỉ)..................................

để làm lễ giải hạn sao Vân Hán chiếu mệnh:

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Sao Thổ Tứ

Sắm lễ:

Lễ cúng dâng sao Thổ Tú vào ngày 19 hàng tháng, thắp 5 ngọn nến. Thổ Tú là sao xấu, chủ về tai nạn, kiện tụng. Xấu đối với cả nam nữ và gia trạch.

Lễ vật gồm có:

- Hương, hoa, tiền vàng;

- Mũ vàng;

- Phẩm oản;

- Bài vị màu vàng;

- 36 đồng tiền.

Hướng về chính Tây làm lễ giải sao.


Văn khấn giả hạn sao Thổ Tú

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Nam mô Hiệu Thiên Chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đê.

- Con kính lạy Đức Trung Thiên tinh chúa Bắc cực Tử vi Tràng Sinh Đại đế.

- Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân.

- Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân.

- Con kính lạy Đức Trung Ương Mậu Kỷ Thổ Đức Tinh quân. . .

- Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.

Tín chủ con là:............................................... ............

Hôm nay là ngày… tháng… năm…., tín chủ con thành tâm sắm lễ, hươnghoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (địa chỉ)……………………………. Để làm lễ giải hạn sao Thổ Tú chiếu mệnh:

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Sao Thái Bạch

Sắm lễ:

Lễ cúng dâng sao Thái Bạch vào ngày 15 hàng tháng, thắp 8 ngọn nến. Thái Bạch là sao xấu, chủ về thiệt hại tiền của, khẩu thiệt. Xấu đối với cả nam và nữ, nhưng đối với nam thì đỡ hơn.

Lễ cúng gồm có:

- Hương hoa;

- Tiền vàng;

- Bài vị màu trắng;

- Mũ trắng;

- Phẩm oản;

- 36 đồng tiền.

Hướng về chính Tây làm lễ giải sao.

Văn khấn giải hạn sao Thái Bạch

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế

- Con kính lạy Đức Trung Thiên tinh chúa Bắc cực Tử vi Tràng Sinh Đại đế.

- Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên ThọTinh quân

- Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu Cửu hàm Giải ách Tinh quân

- Con kính lạy Đức Tây phương Canh Tân Kim đức Thái Bạch Tinh quân.

-Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.

Tín chủ con là:............................................... ............

Hôm nay là ngày....... tháng........ năm ..................... tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương thiết lập linh án tại (địa chỉ) ................ để làm lễ giải hạn sao Thái Bạch chiếu mệnh:

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc, lộc, thọ cho chúng con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật!


Sao Thủy Diệu


Sắm lễ:

Lễ cúng dâng sao Thuỷ Diệu vào ngày 21 hàng tháng, thắp 7 ngọn nến, bài vị màu đen. Thuỷ Diệu là sao phúc lộc, nhưng xấu đối với nữ và chủ về tai nạn, tang chế.

Lễ cúng gồm có:

- Tiền vàng;

- Hương hoa;

- Phẩm oản;

- Mũ đen;

- 36 đồng tiền

Hướng về chính Bắc làm lễ giải sao


Văn khấn giải hạn sao Thủy Diệu

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Tlượng đế.

- Con kính lạy Đức Trung Thiên tinh chúa Bắc cực Tử vi Tràng Sinh Đại đế.

- Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân

- Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửa hàm Giải ách tinh quân

- Con kính lạy Đức phương Nhâm quý Thủy đức Tinh quân

- Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Châu quân.

Tín chủ con là:............................................... ............

Hôm nay là ngày....... tháng........ năm ..................... tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương thiết lập linh án tại (địa chỉ)…………………….để làm lễ giải hạn sao Thủy Diệu chiếu mệnh:

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc,lộc, thọ cho chúng con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật!

Sao La Hầu

Sắm lễ

Lễ cúng dâng sao La Hẩu vào ngày mồng 8 hàng tháng, thắp 9 ngọn nến, bài vị màu vàng. La Hầu là sao xấu, chủ về khẩu thiệt. Đối với nam xấu hơn đối với nữ.

Lễ cúng gồm có:

- Hương hoa;

- Tiền vàng;

- Phẩm oản;

- Mũ vàng;

- 36 đồng tiền.

Hướng về chính Bắc làm lễ giải sao.


Văn khấn giải hạn sao La Hầu

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương.

- Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế

- Con kính lạy Đức Trung Thiên tinh chúa Bắc cực Tử vi Tràng sinh Đại đế

- Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân

- Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân

- Con kính lạy Đức Thiên cung Thần thủ La Hầu Đức Tinh quân.

- Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.

Tín chủ con là:............................,

Hôm nay là ngày....... tháng........ năm ..................... tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương thiết lập linh án tại (địa chỉ)…………………….để làm lễ giải hạn sao La Hầu chiếu mệnh:

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc,lộc, thọ cho chúng con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật!

Sao Kế Đô

Sắm lễ:

Lễ cúng sao Kế Đô vào ngày 18 hàng tháng, thắp 21 ngọn nến, bài vị màu vàng. Sao Kế Đô là sao Hung tinh xấu nhất về xuân hạ, nhưng xuất ngoại đi xa lại gặp điều tốt hơn. Sao Kế Đô đối với nữ xấu hơn đối với nam.

Lễ cúng gồm có:

- Hương hoa

- Tiền vàng;

- Phẩm oản;

- Mũ màu vàng;

- 36 đồng tiền.

Hướng về chính Tây làm lễ giải sao.

Văn khấn giải hạn sao Kế Đô

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật!

- Con kính lạy chín phương trời,mười phương Chư phật,Chư Phật mười phương.

- Nam mô Hiệu thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế.

- Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân.

- Con kính lạy Đức Hữu Bắc Dẩu cửa hàm giải Ách tinh quân.

- Con kính lạy Đức Địa cung thần Vỹ Kế Đô Tinh quân.

- Kính lạy Đức Thượng Thanh Bản Mệnh Nguyên Thần Châu quân

Tín chủ con là………………

Hôm nay là ngày....... tháng........ năm ..................... tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương thiết lập linh án tại (địa chỉ)…………………….để làm lễ giải hạn sao Kế Đô chiếu mệnh:

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc,lộc, thọ cho chúng con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật!
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn lễ hồi hoàn địa mạch

[FONT=&quot]Văn khấn lễ hồi hoàn địa mạch

Khi gia đình ai đó đào đất lấp ao, khơi rãnh, xây tường không may làm tổn thương đến Long Mạch, thì những người sống trong gia đình đó dễ gặp tai hoạ, vận rủi, điềm xấu... Do đó gia chủ phải làm lễ bồi hoàn địa mạch để giải trừ tai hoạ, vận xấu.


Ý nghĩa:
Theo quan niệm của ông bà ta xưa, khi gia đình ai đó đào đất lấp ao, khơi rãnh, xây tường không may làm tổn thương đến Long Mạch, thì những người sống trong gia đình đó dễ gặp tai hoạ, vận rủi, điềm xấu... Do đó gia chủ phải làm lễ bồi hoàn địa mạch để giải trừ tai hoạ, vận xấu.

Sắm lễ:
Để tránh được tai họa thì gia chủ phải lấy nước ở ba con sông, hoà với năm loại đất linh để nặn Thần Quy (Thần Rùa), cho chỉ 5 màu vào thân Rùa. Sau đó, chọn các ngày Thiên Xá, Thiên Nguyên, Địa Nguyên, Cường Nhật, Trùng Mậu, Trùng Kỷ rồi tìm nơi đào đất tạo thành hố bày lễ hoa quả ứng với Ngũ Hành (5 màu: xanh, vàng, đỏ, trắng, đen hoặc tím) cùng lễ mặn ứng với Ngũ Hành, hoa 5 màu, hương, vàng mã... cạnh hố khấn cầu theo bài văn khấn bồi hoàn địa mạch.

Văn khấn Bồi hoàn địa mạch

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Đức U minh Giáo chủ Địa Tạng Vương Bồ Tát

- Con kính lạy Đức Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ đế, Ngũ nhạc thánh đế, Nhị thập tứ khí phần quan, Địa mạch thần quan, Thanh Long Bạch Hổ, chư vị thổ thần cùng quyến thuộc.

- Con kính lạy các ngài Kim Niên Đương cai Tôn thần, Bản cảnh Thành hoàng Tôn thần và các vị thần minh cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:.................:.............:..............

Ngụ tại:………………………..

Hôm nay là ngày…. Tháng…. Năm…, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, xin điền hoàn địa mạch. Tín chủ có lời thưa rằng:

Bởi vì trước đây

Do tinh mờ mịt

Thức tính hồn mờ

Đào đất lấp ao

Gầy nên chấn động

Hoặc bởi khách quan

Hoặc do chủ sự

Tổn thương Long Mạch

Mạo phạm thần uy

Ảnh hưởng khí mạch

Nay muốn cho phong thổ an hoà, gia đình chúng con mọi người được an bình, miễn trừ tai họa, nên tín chủ con trượng uy Đại Sỹ, nương đức Tôn thần, cung tạo bồi hoàn, nhương kỳ khẩn đảo thần công, nguyện xin bảo hộ, chứng minh sám hối, thụ hưởng đan thành.

Tín chủ chúng con xin thành tâm cúng dâng Ngài

U minh Giáo chủ Bản tôn Địa Tạng Vương Bồ Tát

Ngài Kiên Lao địa thần Bồ Tát, các Ngài Ngũ phương,

Ngũ đế, Hậu Thổ nguyên quân, Sơn nhạc Đế quân,

Đương phương Thổ địa, Thổ phủ Thần kỳ, 24 Khí

Thần quan, 24 Long Mạch Thần quan, 24 Địa Mạch

Thần quan, 24 Sơn Địa Mạch Thần quan, 24 Hướng

Địa Mạch Thần quan, Thanh long Bạch hổ, Thổ bá,

Thổ hầu, Thổ mãnh, Thổ trọng Thần quan, Thổ phụ,

Thổ mẫu, Thổ lương, Thổ gia Thần quan, Thổ tử, Thổ

tôn, Thổ khảm, Thổ khôn Thần quan, Thổ kỳ Ngũ

phương Bát quái và các Thần minh quyến thuộc, Kim

niên Hành khiển Thái tuế chư đức Tôn thần, Đương

cảnh Thành hoàng bản thổ Đại Vương và tất cả các vị

Thần minh cai quản khu vực này, cúi xin thương xót

tín chủ chúng con, nhận lời cầu thỉnh, chuẩn tâu sám

tạ. giáng phó án tiền, hưởng lễ vật. Nguyện cho:

Phong thổ phì nhiêu

Khí sung mạch vượng

Thần an tiết thuận

Nhân sự hưng long

Sở cầu như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Sau khi khấn xong, chờ cho tàn ba tuần hương, thì gia chủ dùng nước màu đỏ do tam giang thủy (nước của 3 con sông) nấu thành đem tưới xuống hố. Tiếp đến đặt Thần Rùa vừa nặn xuống hố. rồi dùng cát lấy ở bãi nước nơi ngã ba sông trộn với 5 thứ đỗ là: đỗ xanh, đỗ vàng, đỗ đỏ, đỗ trắng và đỗ đen lấp lên hố cho đầy.

Theo tục xưa: nếu làm động đến Long Mạch thì gia đình phải làm lễ bồi hoàn Long Mạch như trình bày ở trên sẽ tránh được tai họa.[/FONT]
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn lễ khai trương cửa hàng

[FONT=&quot]Văn khấn lễ khai trương cửa hàng

Cửa hàng, nhà xưởng... đều nằm trên đất do vị Thổ Thần nơi đó cai quản, nên khi khai trương cửa hàng, công xưởng... phải làm lễ xin phép Thổ Thần để được Thần linh phù hộ cho việc làm ăn được thuận buồm xuôi gió, phát đạt, thịnh vượng.


Ý nghĩa:
Theo quan niệm xưa, ông bà ta cho rằng: Cửa hàng, nhà xưởng...... đều nằm trên đất do vị Thổ Thần nơi đó cai quản, nên khi khai trương cửa hàng, công xưởng. ..... phải làm lễ xin phép Thổ Thần để được Thần linh phù hộ cho việc làm ăn được thuận buồm xuôi gió, phát đạt, thịnh vượng.

Sắm lễ:
Lễ vật trong lễ khai trương cửa hàng gồm: Hương, hoa quả phẩm oản, vàng mã, trầu cau, bánh kẹo... và mâm lễ mặn: xôi, gà, cơm, canh...

Mâm lễ được bày biện đẹp, đầy đặn trên bàn, sau khi dâng chén nước thắp nén hương, chủ cửa hàng thành tâm cầu khấn.


Văn khấn lễ khai trương cửa hàng

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái tuế đức Tôn thần.

- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

- Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy các Thần linh cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:..............................................

Hôm nay là ngày…. Tháng…năm…, tín chủ con thành tâm sắm sửa lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, lòng thành tâu rằng: tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một ngôi hàng ở tại xứ này (địa chỉ)…..( nếu là cơ quan, công xưởng thì khấn là tín chủ con là con là Giám đốc hay Thủ trưởng cùng toàn thể công ty), nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh, phục vụ sinh hoạt. Do đó chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sanh lễ vật cáo yết Tôn thần dâng cùng Bách linh....... cúi mong soi xét.

Chúng con xin kính mời quan Đương niên quan Đương cảnh, quan Thần linh Thổ địa, Định phúc Táo quân cùng các ngài địa chúa Long Mạch cùng tất cả Thần linh cai quản khu vực này linh thiêng giáng hiện trước hương án, thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành. Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh thông,là ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cần gì được nấy, nguyện gì cũng thành.

Tín chủ lại mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư Hương linh y thảo phụ mộc ngụ trong khu vực này, xin hãy tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ con làm ăn buôn lán gặp nhiều may mắn.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật![/FONT]
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn lễ tân gia (Ăn mừng nhà mới)

[FONT=&quot]Văn khấn lễ tân gia (Ăn mừng nhà mới)

Theo tục xưa sau lễ Nhập trạch dọn về nhà mới, gia chủ phải làm lễ Tân Gia. Lễ Tân Gia thường được tổ chức Long trọng.


Ý nghĩa:

Theo tục xưa sau lễ Nhập trạch dọn về nhà mới, gia chủ phải làm lễ Tân Gia. Lễ Tân Gia thường được tổ chức Long trọng.

Sắm lễ:

Trước tiên dâng lễ: Hương, hoa, vàng mã, trầu, rượu và mâm cỗ mặn thịnh soạn để cúng Táo quân, Thổ thần, Gia Tiên.

Tiếp đó mời: bạn bè, họ hàng, người thân, hàng xóm đến dự lễ Tân Gia- ăn mừng nhà mới. Những người được mời thường mang lễ vật đến như: các bức đại tự, câu đối, trầu cau, quà kỷ niệm... và nói lời chúc mừng gia chủ.

Văn khấn:

- Văn khấn yết cáo Táo quân Thổ thần.
- Văn cúng Gia Tiên nhân lễ Tân Gia

Văn khấn yết cáo Táo quân Thổ thần

Nam mô a di Đà phật!

Nam mô a di Đà phật!

Nam mô a di Đà phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày…. tháng.......... năm ...........

Tại thôn....... xã...... huyện........ tỉnh...........

Tín chủ con là ..........

Thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên truởc án toạ Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Kính cẩn tâu rằng:

Ngài giữ ngôi nam thái

Trừ tai cứu hoạ, bảo vệ dân lành

Nay bản gia hoàn tất công trình

Chọn ngày lành gia đình nhóm lửa

Nhân lễ khánh hạ, kính cẩn tâu trình:

Cầu xin gia đình, an ninh khang thái

Làm ăn tấn tới, tài lộc dồi dào

Cửa rộng nhà cao, trong êm ngoài ấm

Vợ chồng hoà thuận, con cháu sum vầy

Cúi nhờ ân đức cao dày

Đoái thương phù trì bảo hộ.

Chúng con lễ bạc têm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ bảo trì

Nam mô a di Đà phật!

Nam mô a di Đà phật!

Nam mô a di Đà phật![/FONT]
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn lễ nhập trạch - Dọn vào nhà mới

[FONT=&quot]Văn khấn lễ nhập trạch

Lễ Nhạp Trạch (lễ dọn vào nhà mới, có thể là nhà tự xây cất hoặc,ngôi nhà mới mua) là một nghi lễ quan trọng trong nghi.


Ý nghĩa:

Lễ Nhạp Trạch (lễ dọn vào nhà mới, có thể là nhà tự xây cất hoặc ngôi nhà mới mua) là một nghi lễ quan trọng trong nghi lễ cổ truyền của người Việt. Bởi vậy khi dọn về nhà mới gia chủ phải tuân thủ các qui định cổ truyền là:

- Chọn ngày giờ tốt để dọn đến nhà mới.

- Đồ đạc phải do người trong gia đình tự tay dọn chuyển mang đến nhà mới.

- Bài vị cúng Gia Thần, Tổ Tiên phải do gia chủ tự tay cầm đến nhà mới. Còn những người khác trong gia đình thì đi theo sau, tay cầm tiền của mang đến nhà mới. Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời mới bắt đầu lặn, tránh chuyển nhà vào buổi tối.

Sắm lễ:

Mâm lễ dâng Thần linh, Gia Tiên ngày nhập trạch được bày biện trang trọng gồm: Trầu cau, hương, hoa, vàng mã, mùa nào quả ấy, bánh kẹo và mâm lễ mặn: rượu, thịt, xôi, gà...

Khi vào nhà mới, vật đầu tiên mang vào nhà là cái chiếu hoặc đệm đang sử dụng, sau đó là bếp lửa (bếp ga, bếp dầu), không nên mang bếp điện vì bếp điện có tinh và không có tướng (tức chỉ có nhiệt mà không có ngọn lửa), chổi quét nhà, gạo, nước...... lễ vật để cúng Thần linh trước để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.

Lễ vật được để lên bàn, mâm, kê theo hướng đẹp với gia chủ. Tự tay gia chủ thắp nhang vào một bát nhang làm tạm thời. Thắp nhang và khấn lễ Thần linh xin nhập vào nhà mới, tiếp ngay sau đó gia chủ châm bếp và đun nước.

Đun nước mục đích là để khai bếp, pha trà dâng Thần linh và Gia tiên. Nếu có khách, có thể lấy nước đó mời khách.

Nếu chỉ nhập trạch lấy ngày tốt chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ phải ngủ một đêm ở nhà mới.

Sau khi khấn Thần linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết Gia tiên rồi nới dọn dẹp đồ đạc.

Sau khi dọn xong, để cầu bình yên, toàn gia phải tổ chức lễ bái tạ Thần Phật, các vị Thánh thần và Tổ tiên...

Người có chửa thì tốt nhất không nên dọn nhà. Trong trường hợp cấp bách không thể không dời nhà, nên mua một cái chổi mới tinh, để đích thân người chửa quét qua các đồ đạc một lượt rồi mới chuyển. Như vậy mới không phạm tội ''Thần thai''

Những người giúp dọn nhà không được là người cầm tinh con Hổ.

Theo ông bà ta xưa, đây là một số phép tắc giữ gìn sự hanh thông, bình an cho mọi nhà, bách bệnh không phát sinh, tài vận tiến đến, cả nhà vui vẻ.

Văn khấn:

Văn khấn lễ nhập trạch gồm hai phần:

- Văn khấn Thần linh.

- Văn khấn cáo yết gia tiên

Văn khấn thần linh

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật

- Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:..............................................

Hôm nay là ngày..... tháng.... năm.... tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:

Các vị Thần linh,

Thông minh chính trực,

Giữ ngôi tam thai

Nắm quyền tạo hoá

Thể đức hiếu sinh

Phù hộ dân lành

Bảo vệ sinh linh .

Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:..................................... và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!


Văn khấn các Yết Gia Tiên

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật !

Nam mô a di Đà Phật!

Kính lạy Tiên nội ngoại họ...........................

Hôm nay là ngày......... tháng.:....... năm..........

Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..

Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.

Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ.................... thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam nô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật![/FONT]
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Bài văn khấn Khi chuyển nhà, khi phải sửa chữa lớn

Khi chuyển nhà, khi phải sửa chữa lớn

Khi chuyển nhà, sửa chữa lớn cần phải làm lễ cúng tôn thần, gia tiên để mọi việc được hanh thông


Văn khấn

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Quan Đương niên.

- Con kính lạy các Tôn thần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là:................

Ngụ tại: …………

Hôm nay là ngày… tháng… năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén hương dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Vì tín chủ con khởi tạo….. căn nhà ở địa chỉ……….. ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi soi xét và cho phép được động thổ.

Tín chủ con lòng thành kính mời ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần cai quản khu vực này. Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi chuyện thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ bình an, âm phù dương trợ, sở nguyện tòng tâm.

Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu củ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc quanh quất khu vực này, xin mời tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên, khiến cho an lành, công việc chóng thành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Những người có tuổi phạm vào năm Kim Lâu và Hoang ốc thì không nên làm nhà. Do điều kiện cấp bách những người này khi làm nhà phải mượn người có tuổi không phạm vào hai điều trên để động thổ, khởi công dựng nhà.

Khi bắt đầu khấn và lúc động thổ, gia chủ phải lánh khỏi nơi làm nhà xa từ 50m trở lên. Sau khi hoàn tất việc động thổ xong, mới trở về.
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn lễ động thổ

[FONT=&quot]Văn khấn lễ động thổ

Làm nhà là một trong những việc quan trọng nhất của một đời người. Để những người sống trong ngôi nhà mới xây cất được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn tốt lành thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải chọn giờ Hoàng Đạo


Ý nghĩa:
Theo ông bà ta xưa làm nhà là một trong những việc quan trọng nhất của một đời người. Để những người sống trong ngôi nhà mới xây cất được khỏe mạnh, gặp mọi sự may mắn tốt lành thì khi tiến hành làm nhà nhất thiết phải tuân thủ một số nghi thức quy định về mặt phong thuỷ, chọn ngày tốt (Hoàng đạo, Sinh khí, Lộc mã, Giải thần. ...) tránh ngày xấu (ngày Hắc đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Hùng phục.....) và phải chọn giờ Hoàng Đạo để làm lễ động thổ (lễ cúng Thần Đất) để xin được làm nhà trên mảnh đất đó.

Sắm lễ:
Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh, ngày nay đơn giản hơn, nhưng phải là con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng mã... Sau khi làm lễ gia chủ là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ, tiếp sau đó, mới cho thợ đào. Trước khi khấn phải thắp nén nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay mặt vào mâm lễ mà khấn.

Văn khấn lễ động thổ

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Quan Đương niên.

- Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con /à:................

Ngụ tại:……………………

Hôm nay là ngày… tháng….năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi tạo…. (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thị đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc). Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: ngài Kim Niên Đường Thái tuê' chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, Chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! .

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật![/FONT]
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn khi cưới gả

Văn khấn khi cưới gả

Khi hai gia đình nhà trai, nhà gái quyết định tác hợp cho hai trẻ nên vợ nên chồng và tiến hành các thủ tục: lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới Vào các ngày tiến hành các lễ trên thì gia đình bên nhà trai và nhà gái đều phải làm lễ yết cáo Gia Thần, Gia Tiên.


Ý nghĩa:
Các cụ ta xưa có câu ''Trai khôn dựng vợ, Gái khôn gả chồng'', từ cổ chí kim HÔN - NHÂN bao giờ cũng được xem là việc quan trọng của cả một đời người. Khi hai gia đình nhà trai, nhà gái quyết định tác hợp cho hai trẻ nên vợ nên chồng và tiến hành các thủ tục: lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới vào các ngày tiến hành các lễ trên thì gia đình bên nhà trai và nhà gái đều phải làm lễ yết cáo Gia Thần, Gia Tiên.

Sắm lễ:
- Ngày lễ Chạm Ngõ, gia đình nhà trai làm mâm lễ mặn xôi, gà cúng Gia Thần, Gia Tiên để trình báo việc hệ trọng của chàng trai. Lễ Chạm Ngõ nhà trai mang sang nhà gái gồm: Một cơi trầu (12 mớ trầu), cau bổ tư hoặc để cả buồng, mứt sen, trà, rượu, thuốc lá, một thiếp vàng. Cha cô dâu tương lai mang lễ này đặt lên bàn thờ Gia Thần Gia Tiên để cúng trình báo về việc hệ trọng của con gái.

- Lễ ăn hỏi: Nhà gái nhận lễ ăn hỏi của nhà trai gồm: Trầu, cau, trà, rượu, thuốc lá, bánh cốm, bánh phu thê (su xê) theo yêu cầu của mình rồi đặt lên bàn thờ cúng Gia Thần, Gia Tiên. Sau lễ ăn hỏi nhà gái đem chia lễ ăn hỏi cho họ hàng, bạn bè, người thân, cơ quan... Khi chia lễ ăn hỏi người chia lễ đưa thiệp mời dự đám cưới có ngày giờ đã chọn.

- Lễ cưới được tổ chức vào ngày lành tháng tốt do hai bên gia đình chọn.

Khi gia đình có hỷ sự: trai lấy vợ, gái gả chồng, nhà trai và nhà gái đều phải làm lễ yết cáo Gia Thần, Gia Tiên sau khi dâng lễ, thắp hương thì khấn:

Văn khấn yết cáo Gia Thần, Gia tiên

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

-Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

-Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

-Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa,ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

-Con kính lạy tiên họ. .... .... chư vị Hương linh.

Tín chủ (chúng) con là:..............................................

Ngụ tại:…………………….

Hôm nay là ngày..... tháng.......năm ........................

Tín chủ con có con trai (con gái) kết duyên cùng .....................:.

Con của ông bà .................................................. ........

Ngụ tại:.............................................. .......................
Nay thủ tục hôn lễ đã thành. Xin kính dâng lễ vật, gọi là theo phong tục nghi lễ thành hôn và hợp cẩn, trước linh toạ Ngũ tự Gia thần chư vị Tôn linh, truớc linh bài liệt vị gia tiên chư chân linh xin kính cẩn khấn cầu:

Phúc tổ đi lai,

Sinh trai có vợ (nếu là nhà trai),

Sinh gái có chồng (nếu là nhà gái)

Lễ mọn kính dâng,

Duyên lành gặp gỡ,

Giai lão trăm năm,

Vững bền hai họ,

Nghi thất nghi gia,

Có con có của.

Cầm sắt giao hoà,

Trông nhờ phúc Tổ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Lễ cúng Mụ (Đầy cữ, đầy tháng, đầy năm)

Lễ cúng Mụ (Đầy cữ, đầy tháng, đầy năm)

Ông bà ta xưa quan niệm rằng: Đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai), Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ) nặn ra ban cho.


Ý nghĩa:

Ông bà ta xưa quan niệm rằng: Đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai), Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ) nặn ra ban cho. Vì vậy, khi đứa trẻ đầy cữ (đứa trẻ chào đời được 3 ngày), đầy tháng (đứa trẻ chào đời được một tháng), đầy năm; bố mẹ, ông bà đứa trẻ phải bày tiệc cứng Mụ để tạ ơn các bà Mụ và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành.

Sắm lễ:

Lễ cúng Mụ phải được làm cẩn thận chu đáo, với các lễ vật bao gồm:
1) 12 đôi hài xanh giống hệt nhau và một đôi hài cũng màu xanh nhưng to hơn
2) 12 nén vàng xanh giống nhau và một nén vàng xanh to hơn.
3) 12 bộ váy áo đẹp màu xanh giống hệt nhau và một bộ váy áo xanh cắt giống 12 bộ kia nhưng to hơn.
4) 12 miếng trầu cánh phượng giống hệt nhau và một miếng trầu têm cánh phượng to hơn.
5) 12 bộ đồ chơi: Bát,đũa, thìa, chén cốc, con giống, xe cộ, nón, mũ... giống hệt nhau và một bộ giống như vậy nhưng to hơn (những đồ lễ này có thể bằng nhựa, bằng sành sứ).
6) 12 con cua, 12 con ốc, 12 con tôm to nhỏ bằng nhau để sống (có thể đồ chín) là lễ vật dâng cúng 12 bà Mụ.Và mỗi loại một con to hơn hoặc nhiều con (ít nhất ba con) cũng để sống là lễ vật dâng cúng bà Mụ Chúa. (Các con này để vào bát to bày cúng, sau khi cúng xong thì đem cua, ốc thả ra ao, hồ; tôm có thể thụ lộc).
7) Phẩm oản, bánh kẹo, hoa quả chia đều thành 12 phần giống nhau và một phần có đủ phẩm oản, bánh kẹo, hoa quả nhưng lớn hơn (hoặc nhiều hơn).
8) Lễ mặn: Xôi, gà, cơm, canh, các món lễ mặn, rượu. . .
9) Bát hương, lọ hoa tươi nhiều màu, tiền vàng, cốc nước thanh tịnh (bày ở mâm trên cùng lễ mặn).
Bày lễ:
Bày lễ cúng Mụ mang tính chất thành kính, văn hoá và nghệ thuật, thường bàn lễ cúng Mụ được bày (trình bày) một cách hài hoà, cân đối.
+ Tất cả lễ vật dâng bà Mụ chúa để ở chính giữa phía trên của hương án
+ Lễ vật dâng 12 bà Mụ chia thành 12 phần giống nhau
+ Mâm lễ mặn cùng hương, hoa nước để trên cùng
+ Mâm tôm, cua, ốc để phía dưới

Sau khi bày lễ xong, bố hoặc mẹ cháu bé thắp 3 nén hương, rồi bế cháu bé ra trước án khấn:

Văn khấn cúng Mụ

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

- Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.

- Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.

- Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.

- Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương

- Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay là ngày…. Tháng….. năm….

Vợ chồng con là ................................. sinh được con (trai, gái) đặt tên là ..............

Chúng con ngụ tại:.............................................. .....

Nay nhân ngày đầy tháng (đẫy cữ, đầy năm) chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bầy lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấn g thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là………… sinh ngày…… được mẹ tròn con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đep, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quí. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ chắp tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì lễ tạ. Sau đó gia đình mang vàng mã, váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá; đem tôm, cua, ốc đi phóng sinh tại các ao, hồ, sông để cầu phúc; các đồ chơi bằng nhựa, sành sứ thì giữ lại cho cháu bé để lấy phước.

Cuối cùng cả gia đình và bạn bè cùng thụ lộc chúc cho bé mọi điều tốt lành.
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn ngày mồng một và ngày rằm hàng tháng

Văn khấn ngày mồng một và ngày rằm hàng tháng

Theo tục lệ xưa để lại, cứ vào ngày mồng Một và chiều tối ngày Rằm hàng tháng, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng Gia Thần, Gia Tiên


Ý nghĩa:
Theo tục lệ xưa để lại, cứ vào ngày mồng Một và chiều tối ngày Rằm hàng tháng, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng Gia Thần, Gia Tiên để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khoẻ mạnh, bình an, may mắn, thành đạt... .

Sắm lễ:
Lễ cúng vào ngày Mồng Một (lễ Sóc) và lễ cúng vào chiều tối ngày Rằm (lễ Vọng) thường là lễ chay: Hương, loa, trầu cau, quả, tiền vàng. Ngoài lễ chay cũng có thể cúng thêm lễ nặn vào ngày này gồm: Rượu, thịt gà luộc, các món mặn.
Sắm lễ ngày mồng một và ngày rằm chủ yếu là thành tâm kính lễ, cầu xin lễ vật có thể rất giản dị: hương, hoa, lá trầu, quả cau, chén nước.

Văn khấn thần Thổ Công và các vị thần
(Vào ngày mồng Một và ngày Rằm)

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vi Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Đông Thần quân

- Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

- Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

- Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:............................................

Ngụ tại:.............................................. ......................
Hôm nay là ngày...... tháng...... năm...., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này. Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật!
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Tết Hạ Nguyên (Tết Cơm mới)

Tết Hạ Nguyên (Tết Cơm mới)

Theo phong tục dân gian Tết Hạ Nguyên được tiến hành vào ngày mồng Một hoặc mồng Mười, cũng có thể là ngày Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm.


Ý nghĩa:

Theo phong tục dân gian Tết Hạ Nguyên được tiến hành vào ngày mồng Một hoặc mồng Mười, cũng có thể là ngày Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm. Theo quan niệm của ông bà ta ngày xưa, những ngày này Thiên Đình cử thần Tam Thanh xuống trần gian để xem xét việc tốt xấu về tâu với Ngọc Hoàng. Do vậy, mọi nhà phải tiến hành làm lễ để thần Tam Thanh ban phúc lành, tránh tai họa và cũng là dịp "'tiến tân" cơm gạo mới cúng tổ tiên.

Nhân Tết Hạ Nguyên mọi người đều mua quà và gạo nếp ới cùng những đặc sản lúc giao mùa Thu Đông biếu ông, bà, cha mẹ và những bậc được tôn kính để tỏ lòng hiếu thuận, biết ơn bề trên.

Sắm lễ:

Theo phong tục từ cổ xưa, ngày tết Cơm Mới (tết Hạ Nguyên) nhà nhà đều nấu xôi gạo mới, sắm sửa hương hoa, đèn nến cùng mâm lễ mặn thơm ngon tinh khiết để cúng tổ tiên.

Văn khấn tổ tiên (Ngày Tết Cơm mới)

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:.............................................'

Ngụ tại:.............................................. ........................

Hôm nay là ngày mồng Một (mồng Mười Rằm) tháng Mười là ngày Tết Cơm Mới, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, nấu cơm gạo mới, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Trộm nghĩ rằng:

Cây cao bóng mát

Quả tốt hương bay

Công tài bồi xưa những ai gây

Của quí hoá nay con cháu hưởng

Ơn Trời Đất Phật Tiên, Chư vị Tôn thần

Sau nhờ ơn Tổ tiên gây dựng, kể công tân khổ biết là bao

Đến nay con cháu dồi dào, hưởng miếng trân cam

_ Nay nhân mùa gặt hái

Gánh nếp tẻ đầu mùa

Nghĩ đến ơn xưa

Cày bừa vun xới ,

Sửa nồi cơm mới

Kính cẩn dâng lên

Thường tiên nếm trước

Mong nhờ Tổ phước

Hoà cốc phong đăng

Thóc lúa thêm tăng

Hoa màu tươi mới

Làm ăn tiến tới

Con cháu được nhờ

Lễ tuy đơn sơ

Tỏ lòng thành kính

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ..............., cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn Tết Trung Thu (Ngày Rằm Tháng 8)

Tết Trung Thu (Ngày Rằm Tháng 8)

Tết Trung Thu là tết được cử hành vào đêm Rằm tháng 8, tết này còn gọi là ''Tết Trông Trăng'.


Ý nghĩa:

Tục xưa truyền lại rằng: Vào một đêm rằm tháng 8 trăng sáng như gương, bầu trời bao la huyền ảo, nhà Vua nhìn lên trời và nảy ra ý muốn lên thăm Cung Trăng. Pháp sư đi theo nhà Vua liền ném chiếc gậy đang chống lên không trung, chiếc gậy liền biến .thành một chiếc cầu bằng bạc đưa nhà Vua cùng pháp sư lên Cung Trăng. Vào đến ''Phủ thanh hư Quảng Hàn' nhà Vua và pháp sư được tiên nữ Hằng Nga đón tiếp nồng hậu. Hằng Nga sai tiên nữ mang bánh Tiên đến mời hai vị và lệnh cho các tiên nữ múa hát để nhà Vua xem. Sau khi về trần gian, đế tưởng nhớ ngày này, hàng năm vào Rằm tháng Tám, nhà Vua sai làm ''Bánh Tiên''- bánh có hình tròn như mặt Trăng nên còn gọi là ''Bánh Trăng' và khi trăng Rằm toả sáng nhà Vua cùng quần thần ngắm trăng ăn bánh. Từ đó hình thành tục ăn Tết Trung Thu.

Tết Trung Thu là tết được cử hành vào đêm Rằm tháng 8, tết này còn gọi là ''Tết Trông Trăng'. Theo phong tục dân gian ngày Tết Trung Thu nhà nhà đều treo đèn kết loa rước đèn, ngắm trăng và làm “Bánh Trăng” - ngày nay là bánh nướng, bánh dẻo để cúng tổ tiên.

Sắm lễ:

Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Trung Thu ngoài những món truyền thống thì bao giờ cũng phải có: bánh nướng, bánh dẻo, cốm, chuối, na, hồng, bưởi,... và tất nhiên phảị có hương, hoa, đèn, nến. Nhân dịp Tết Trung Thu mọi người đều gửi biếu ông, bà, cha, mẹ, người thân, người mà mình mang ơn bánh Trung Thu, cốm, chuối, hồng... để tỏ lòng biết ơn quí trọng.

Văn cúng tổ tiên (Ngày Tết Trung Thu)

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính tay Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại

Tín chủ (chúng) con là:..........................

Ngụ tại:………………………..

Hôm nay là ngày Rằm tháng Tám gặp tiết Trung Thu tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ.................., cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Tết Trung Nguyên (Ngày Rằm Tháng 7)

Tết Trung Nguyên (Ngày Rằm Tháng 7)

Theo tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam Tiết Trung Nguyên là tiết của dịp ''Xá tội vong nhân'' nơi Âm Phủ.


Ý nghĩa:

Theo tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam Tiết Trung Nguyên là tiết của dịp ''Xá tội vong nhân'' nơi Âm Phủ. Người xưa cho rằng: Ngày Rằm tháng bảy hàng năm thì mọi tội nhân cõi Âm, trong đó có những vong linh của gia đình, họ tộc mình đang bị giam cầm nơi địa ngục được xá tội và ra khỏi Âm Phủ lên Dương Gian. Bởi vậy, các gia đình ở Dương Gian làm cỗ bàn, vàng mã cúng gia tiên, cầu siêu độ trì cho họ. Ngoài cúng gia tiên ngày ''Xá tội vong nhân'' mọi nhà còn bầy lễ cúng chúng sinh ngoài sân, trước thềm nhà để cúng cô hồn, ma đói là những vong linh ''không nơi nương tựa''.

Sắm lễ:

Ngày Rằm tháng Bảy theo tục xưa, mọi gia đình đều sắm hai lễ để cúng

+ Lễ cúng gia tiên gồm: Hương, hoa, rượu, xôi và mâm cỗ mặn với nhiều món ăn được chế biến cẩn thận, trình bày đẹp, vàng mã, quần áo, hài giấy...

+ Lễ cúng chúng sinh gồm các lễ vật: Bánh đa, bỏng, ngô, khoai lang luộc, trứng luộc, kẹo bánh, xôi chè và cháo hoa. Vàng mã, tiền giấy, quần áo chúng sinh...

Văn khấn lễ tổ tiên
(Ngày rằm tháng Bảy tại nhà)


Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh

Tín chủ (chúng) con là:....................................
Ngụ tại:.............................................. ...........
Hôm nay là ngày Rằm tháng Bảy năm .............nhân gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con nhớ đến Tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm công trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân, vàng bạc, thắp nén tâm hương,thành tâm kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ............., cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu mạnh khoẻ bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Bài văn khấn Tết Đoan Ngọ (Ngày Mồng 5 Tháng 5)

[FONT=&quot]Tết Đoan Ngọ (Ngày Mồng 5 Tháng 5)

Tết Đoan Ngọ là lễ tết lớn của người Việt Nam được tiến hành vào chính giờ Ngọ giữa trưa ngày mồng 5 tháng năm Âm lịch hàng năm.


Ý nghĩa:

Tết Đoan Ngọ là lễ tết lớn của người Việt Nam được tiến hành vào chính giờ Ngọ giữa trưa ngày mồng 5 tháng năm Âm lịch hàng năm. Người xưa quan niệm rằng: Trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hoá thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở gây nguy hại cho con người. Lũ sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 Âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này.

Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5. Cách trừ sâu bọ trong người như sau: mọi người sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc. Rồi bước chân ra khỏi giường ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết.

Sắm lễ:

Ngày Tết Đoan Ngọ còn gọi là ngày Giết Sâu Bọ. Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ gồm:

- Hương, hoa, vàng mã;

- Nước;

- Rượu nếp;

- Các loại hoa quả:

+ Mận

+ Hồng xiêm

+ Dưa hấu

+ Vải

+ Chuối…

Văn khấn ngày Tết Đoan Ngọ

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chw Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổchư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là:…………

Ngụ tại:…………………………..

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ....................., cúi xin ác vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật![/FONT]
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Tết Hàn Thực (Ngày Mồng 3 Tháng 3)

Tết Hàn Thực (Ngày Mồng 3 Tháng 3)

Theo phong tục xưa của Trung Quốc: vào tiết Hàn Thực 3/3 mọi người không nổi lửa mà chỉ ăn đồ nguội đã chuẩn bị sẵn từ hôm trước. Hàn thực có nghĩa là thức ăn nguội.


Ý nghĩa:

Theo phong tục xưa của Trung Quốc: vào tiết Hàn Thực 3/3 mọi người không nổi lửa mà chỉ ăn đồ nguội đã chuẩn bị sẵn từ hôm trước. Hàn thực có nghĩa là thức ăn nguội.

Ngày nay, người Việt Nam vào tiết Hàn Thực vẫn nổi lửa nấu nướng bình thường và thường làm bánh trôi - bánh chay để tượng trưng cho tết Hàn Thực. Chính vì vậy tết này còn được gọi là Tết Bánh Trôi - Bánh Chay.

Sắm lễ:

Mâm lễ cúng ngày Tết Hàn Thực gồm: Hương, hoa, trầu cau và 5 (hoặc 3 bát) bánh trôi, 5 (3 bát) bánh chay dâng lên bàn thờ.

Văn khấn Tết Hàn Thực: Tết Hàn Thực ngày 3 tháng 3 khi cúng Tổ Tiên thì phải khấn thần ngoại trước, thần nội sau.

Văn khấn tết Hàn Thực

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:...........

Ngụ tại:………………………

Hôm nay là ngày……………………….. gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ..................... cúi xin thương xót con cháu giáng về linh chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Bài văn khấn theo Tiết Thanh minh (Từ mồng 5 Đến Mồng 10 Tháng Ba)

Tiết Thanh minh (Từ mồng 5 Đến Mồng 10 Tháng Ba)

Ông bà ta xưa chọn Tiết Thanh Minh là ngày cắt cỏ trên mộ và đắp đất lên mộ (tảo mộ).


Ý nghĩa:

Ông bà ta xưa chọn Tiết Thanh Minh là ngày cắt cỏ trên mộ và đắp đất lên mộ (tảo mộ). Vì ngày này thời tiết chuyển sang ấm dần, mưa nhiều hơn, cây cỏ tốt hơn trùm lên mộ, có thể làm mộ sụt lở nên cần phải cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ. Nhân lúc đi Thanh Minh tảo mộ, để tưởng nhớ tổ tiên, người thân đã khuất, mọi người có thể dạo chơi ngắm cảnh cỏ cây tươi tốt, nên còn gọi là Đạp Thanh. Nguyễn Du có câu:

Thanh Minh trong tiết tháng ba

Lễ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh

Sắm lễ:
Lễ trong tiết Thanh Minh gồm có: hương đèn, trầu cau, tiền vàng, rượu thịt (chân giò, gà luộc hoặc một khoanh giò nạc độ vài lạng), hoa quả.
Khi đến nghĩa trang hay khu vực có để mộ phần của gia đình mình thì gia chủ đặt lễ vào chỗ thờ chung. Sau đó thắp đèn, nhang, vái ba vái vị Linh thần Thổ địa rồi khấn.

1. LỄ ÂM PHẦN LONG MẠCH, SƠN THẦN THỔ PHỦ

Văn khấn lễ âm phần Long Mạch, Sơn thần thổ phủ nơi mộ

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ, chư vị Tôn thần:

- Con kính lạy các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày: .................................................. .......

Tín chủ (chúng) con là:..............................................

Nhân tiết Thanh minh (hoặc là nhân tiết thu, tiết đông, hoặc nhân ngày lành tháng tốt.. .) tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị Tôn thần lai lâm chiếu giám.

Gia đình chúng con có ngôi mộ của.......................

Táng tại xứ này, nay muốn sửa sang xây đắp (hoặc tảo mộ, bốc mộ…) vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng Thần linh, Thổ công, Thổ phủ Long Mạch, Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ và Chư vị Tôn thần cai quản trong khu vực này, chúng con kính mời các vị chư Thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát. Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe an bình, bốn mùa không tật ách, tám tiết hưởng thái bình.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật

2. LỄ VONG LINH NGOÀI MỘ

Nếu viết văn khấn ra giấy thì đọc, xong hoá ngay cùng tiền vàng. Trong khi đợi tuần nhang thổ địa thì mọi người trong gia đình đi viếng thăm các ngôi mộ của gia đình mình, thắp lên mộ mấy nén. Đứng trước ngôi mộ và khấn:

Văn khấn lễ vong linh ngoài mộ

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

-Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

-Con Kính lạy Hương linh………………(Hiển khảo, Hiển tỷ hoặc Tổ Khảo………….

Hôm nay là ngày. . ………….

Nhân tiết:………………………….

Tín chủ (chúng) con .................................

Ngụ tại:…………………….

Chúng con và tòan thể gia đình con cháu, nhờ công ơn võng cực, nền đức cao dầy, gây dựng cơ nghiệp của………….. chạnh lòng nghĩ đến âm phần ở nơi hoang vắng, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước mộ, kính mời chân linh....... . .. ........ . .... . . .lai lâm hiến hưởng. Chúng con xin phép được sửa sang phần mộ, bồi xa, bồi thổ, cho được dầy bền, tu sửa minh đường hậu quỷ cho thêm vững chắc. Nhờ ơn Phật Thánh phù trì, đội đức trời che đất chở, cảm niệm Thần linh phù độ, khiến cho được chữ bình an, âm siêu dương thái. Con cháu chúng con xin vì chân linh . . ........Phát nguyện tích đức tu nhân, làm duyên, làm phúc cúng dâng Tin Bảo, giúp đỡ cô nhi quả phụ, tế bần cứu nạn, hiếu thuận tông nhân để lấy phúc này hướng về Tiên Tổ.

Cúi xin linh thiêng chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì con cháu, qua lại soi xét cửa nhà. Che tai cứu nạn, ban tài tiếp lộc, điều lành mang đến, điều dữ xua đi. Độ cho gia đạo hưng long, quế hờ tươi tốt, cháu con vinh hưởng lộc trời, già trẻ nhuần ơn Phật Thánh.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin chứng giám.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!


Sau khi khấn xong, đợi hết 2/3 tuần hương thì đi lễ tạ các nơi, hóa vàng, xin lộc và mọi người trở về nhà làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà.
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Lễ dâng sao giải hạn vào ngày tết Nguyên Tiêu

Lễ dâng sao giải hạn vào ngày tết Nguyên Tiêu

Ông bà ta xưa quan niệm rằng: Mỗi năm, mỗi người có một ngôi sao chiếu mệnh trong đó có sao vận tốt, lại có sao vận xấu.


Ý nghĩa:

Ông bà ta xưa quan niệm rằng: Mỗi năm, mỗi người có một ngôi sao chiếu mệnh như: La Hầu, Thổ Tú, Thuỷ Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Vân Hán, Kế Đô. Trong đó có sao vận tốt, lại có sao vận xấu. Nếu ai bị sao vận xấu chiếu mạng trong năm thì làm lễ dâng sao giải hạn; Nếu ai được sao tốt chiếu mạng thì làm lễ dâng sao nghinh đón.

Sắm lễ:

Lễ nghênh, tiễn được tiến hành thường kỳ vào những ngày nhất định của các tháng trong năm.

Tuy vậy, dù sao nào chiếu mệnh thì vào ngày rằm tháng Giêng, người ta thường làm lễ dâng, sắm đủ phẩm lễ, đủ số lượng các đèn, nến tuỳ theo mỗi sao cần nghinh tiễn.

Bài vị được thiết lập trên giấy, có màu tương ứng với ngũ hành của từng sao.

Văn khấn cúng dâng sao giải hạn
(Nhân ngày Rằm tháng Giêng)

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm.................

Tín chủ (chúng) con là:..............................................

Ngụ tại:…………………………………..

Chúng con thành tâm có lời kính mời:

Nhật cung Thái Dương Thiên Tử tinh quân

Nam Tào Bắc Đẩu tinh quân

Thái Bạch, Thi Tuế tinh quân

Bắc cực Tử vi Đại Đức tinh quân

Văn Xương Văn Khúc tinh quân

Nhị thập Bát Tú, Ngũ Hành tinh quấn

La Hầu, Kế Đô tinh quân

Giáng lâm trước án, nghe lời mời cẩn tấu:

Ngày rằm Nguyên Tiêu, theo lệ trần tục, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả thắp nén tâm hương dâng lên trước án, kính mời các vị lai lâm hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tối lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.

Đèn trời sán lạn.

Chiếu thắp cõi trần.

Xin các tinh quân.

Lưu ân lưu phúc.

Lễ tuy mọn bạc.

Lòng thành có dư.

Mệnh vị an cư.

Thân cung khang thái.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!
[FONT=&quot]
[/FONT] Lễ Nguyên Tiêu (Lễ Thượng nguyên)

Ngày Rằm tháng Giêng, ngày trăng tròn dầu tiên của năm mới, theo tục xưa gọi là: Tết Nguyên Tiêu.


Ý nghĩa:

Ngày Rằm tháng Giêng, ngày trăng tròn dầu tiên của năm mới, theo tục xưa gọi là: Tết Nguyên Tiêu. Vào ngày này người Việt Nam thường đi lễ Chùa, lễ Phật để cầu mong cho sự bình yên, khoẻ mạnh quanh năm. Đây là lễ tiết quan trọng trong năm nên ông bà ta có câu: ''Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng''.

Sắm lễ:

Ngày Tết Nguyên Tiêu các gia đình thường sắm hai lễ cúng: lễ cúng Phật và lễ cúng Gia tiên.

Gia chủ có thể lập đàn tràng tại gia để làm lễ giải hạn.

Đàn tràng lập ngoài sân.

Cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết, cùng hương hoa đèn nến.

Cúng gia tiên là mâm lễ mặn với đầy đủ các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.

Các vật phẩm khác như:
- Hương hoa vàng mã;
- Đèn nến;
- Trầu cau;
- Rượu

Văn khấn tết Nguyên Tiêu

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật,Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ...............................................

Ngụ tại:.............................................. ..........................

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm... gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngày Bản cảnh THành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ................... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!