Đóng cỗ cưới mùa cưới

Khuất Đình Huy

Super Moderator
18 Tháng chín 2009
208
0
0
Đi ăn cưới - Nỗi niềm không chỉ riêng ai?
Mùa cưới, tất cả chúng ta, đều ít nhiều được mời ăn cưới; nhưng vào mà cưới, nếu cứ mỗi tuần, mỗi chúng ta cứ đều đều nhận được vài ba chiếc thiếp mời thì cũng là cả một vấn đề...
Đọc bài “Lao đao như sinh viên “chạy sô” mùa cưới trên VNN, tôi thấy chẳng riêng gì sinh viên – đối tượng chưa làm ra tiền mà phải chi tiền – sẽ rất khó khăn mỗi khi mùa cưới đến; mà còn nhiều đối tượng khác như người đi làm công chức, giáo viên, công nhân và cả nông dân nữa cũng có cùng chung một “nỗi niềm” khi mùa cưới đến. Bây giờ chúng ta được mời đi ăn cưới quanh năm, nhưng nhiều nhất vẫn là mùa cưới. Dịp cuối năm, mỗi tuần, mọi người đều nhận được vài ba thiếp mời, mỗi tháng mươi cái... Người có thu nhập khá khoảng 8-10 triệu thì đỡ, nếu với thu nhập bình quân khoảng 3 - 4 triệu đồng/tháng thì việc lo mươi đám cưới/tháng là cả một vấn đề. Ngày trước đi đám cưới là mừng cái chậu, cái phích, bộ quần áo trẻ sơ sinh... là những món quà thiết thực mang ý nghĩa chúc mừng hạnh phúc cho đôi vợ chồng mới...; nay thì để tiện lợi cho cả hai bên, văn minh phong bì ra đời. Thời buổi đắt đỏ nên không ai dám bỏ dưới 300.000 đồng/phong bì. Có hôm nhiều đám cưới mời quá, “chạy sô” cũng phải gửi 200.000 đồng/phong bì...; anh nào “không may” mà được mời ăn ở những khách sạn 5 sao thì thật khó nghĩ bởi tiền đặt ăn thì tính bằng USD, nhưng người đi ăn thì hưởng lương và mừng bằng Việt nam Đồng!!! Rất nhiều người, dồn tiền đi ăn cưới những tháng cuối năm là... gần hết lương. Trong một gia đình, chồng và vợ đều được mời ăn cưới tương tự... Trong khi tổng thu nhập của vợ chồng chỉ là một mà việc chi cho đám cưới lại phải tách làm hai nên nỗi lo thành nhân ba: tiền cho đám cưới của chồng, của vợ và sự thâm hụt ngân sách chung của gia đình trong những tháng mùa cưới...
Đối với gia chủ, có những đám cưới nếu gia chủ không tính toán sát đúng thì cũng rất dễ rơi vào tình trạng “khóc dở, mếu dở”: Thứ nhất là những người có đông con, khi cưới đến con thứ 3, 4, 5 là khách được mời bắt đầu lựa chọn những “con đầu, cháu sớm” còn các đám sau là gửi hoặc không đi nên dễ bị thừa cỗ; thứ hai là cùng một đơn vị, ngành nghề, nếu cùng một ngày (ngày đẹp chung do các thầy xem) có vài đám lại trùng với một đám là “con sếp” thì thường những đám không phải “con sếp” sẽ dễ bị thừa cỗ. Ở cơ quan chúng tôi, có những người bị thừa đến vài chục mâm...
Về đám cưới, cho đến nay “cái sự cưới và ăn cưới” như nêu trên đã, đang và sẽ vẫn diễn ra, tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mỗi người chúng ta, nhưng hiện vẫn chưa có một giải pháp nào phù hợp cho việc cưới và ăn cưới trong mùa cưới.
Ờ, mà trong BLL họ Khuất nhà mình thanh niên đông như thế mà chả thấy cô, cậu nào “ki-lô-gam” cái thiếp mời đến để được “đóng cỗ” nhỉ???
Nói và nghĩ vậy thôi, chợt nhìn thấy trên giá đựng bút ở góc bàn còn mấy cái thiếp mời cần phải giải quyết. Hôm nay có 3 chỗ mời, nào lại chuẩn bị đi ăn cưới thôi... :wave-smily: