Tiểu đường hiện là một trong những căn bệnh nguy hiểm, đe dọa sức khỏe và tính mạng của hàng triệu người. Bạn có nghĩ rằng mình cũng có nguy cơ mắc bệnh? Thử tham khảo ý kiến dưới đây của ThS.BS Bùi Minh Đức - Phó trưởng khoa Nội tiết & Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. [FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Thưa bác sỹ, xin ông cho biết, những người như thế nào thì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao?[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]ThS.BS Bùi Minh Đức: Những năm gần đây, số lượng bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Khoa Nội tiết & Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai ngày càng tăng. Trong đó nhiều bệnh nhân vào viện khi đã có nhiều biến chứng hoặc trong tình trạng hôn mê, nguy kịch, đường huyết quá cao…Nguyên nhân là do nhiều bệnh nhân không biết mình bị đái tháo đường hoặc không biết tự theo dõi điều trị bệnh, không đến khám định kỳ tại các cơ sở điều trị chuyên khoa. Những người có những yếu tố sau đây là người có nguy cơ cao bị đái tháo đường type 2 và cần được làm xét nghiệm xem có bị đái tháo đường không:
- Những người trên 45 tuổi
- Những người béo phì (Nam giới có vòng bụng >80cm; Nữ giới có
vòng bụng >90cm)
- Người ít vận động
- Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ hoặc tiền sử sinh con nặng
hơn 3,5kg
- Người có bố mẹ (hoặc anh chị em) bị đái tháo đường
- Những người bị tăng huyết áp, đang điều trị tăng huyết áp
- Những người bị rối loạn mỡ máu (HDL ≤ 35mg/dl và/hoặc Triglycer ≥250mg/dl)
- Những người đã được chẩn đoán là rối loạn dung nạp glucose hay rối loạn đường huyết lúc đói
- Người thuộc một số chủng tộc có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif] Tiểu đường là căn bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi nên những người bệnh tiểu đường thường có tâm lý lo sợ. Vậy, bác sỹ có thể cho họ những lời khuyên để họ có thể sống vui khỏe cùng với căn bệnh này?[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]ThS.BS Bùi Minh Đức: Đúng là tiểu đường là một căn bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi, nhưng nếu có phương pháp điều trị tốt, người bệnh vẫn có thể kiểm soát được bệnh và giảm được các biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân bị đái tháo đường nên thực hiện các khuyến cáo sau:
- Các lời khuyên nên tuân thủ: nên bỏ hút thuốc lá, nên chú tâm đến chế độ ăn và tập luyện (lượng mỡ ăn vào không quá 30% tổng năng lượng, ăn nhiều rau; 4-5 khẩu phần một ngày, nên ăn salat trộn giấm.
Hạn chế rượu mạnh vì mang thêm nhiều calo thừa và dễ làm hạ đường huyết nếu ăn không đủ).
Giảm cân nếu thừa cân. Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần. Tuân thủ nghiêm chỉnh chế độ điều trị của bác sỹ .
- Điều trị tốt tăng huyết áp, duy trì huyết áp dưới 140/80 mmHg, nếu có bệnh thận thì còn phải hạ huyết áp thấp hơn nữa.
- Duy trì cholesterol toàn phần dưới 5 mmol/l, tỷ lệ cholesterol xấu/cholesterol tốt (LDL/HDL) < 3. Hạn chế ăn phủ tạng động vật, da gà, lòng đỏ trứng… nếu có rối loạn mỡ máu.
- Kiểm soát tốt đái tháo đường: đường máu khi đói từ 4-7 mmol/l, đường máu sau ăn dưới 9 mmol/l, chỉ số HbA1C dưới 7%, tốt hơn nữa là dưới 6,5%.
- Khám mắt đều đặn 6 tháng đến một năm một lần, hoặc bất cứ khi nào có các dấu hiệu bất thường về mắt như nhìn mờ, nhức mắt, giảm thị lực. Tốt nhất là được khám bởi một bác sỹ nhãn khoa kinh nghiệm.
- Biết cách chăm sóc bàn chân, tự khám bàn chân hàng ngày, phát hiện các tổn thương nhiều nguy cơ gây loét bàn chân và báo cáo bác sỹ ngay.
Đề nghị bác sỹ khám chân cho mình mỗi khi đến gặp bác sỹ. Không bao giờ đi chân đất, biết chọn giày dép phù hợp.
- Dùng một số thuốc dự phòng như aspirin 75-100mg/ngày để phòng nguy cơ mạch máu. Dùng thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin để bảo vệ thận.
Ngoài ra, nên bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là chrom. Chrom là vi chất thiết yếu được coi là yếu tố dung nạp glucose, làm tăng hoạt tính của insulin và làm cho quá trình vận chuyển glucose vào tế bào nhanh và dễ dàng hơn, giúp ổn định đường huyết. Có rất nhiều sản phẩm chứa Chrom, trong đó GTF – sản phẩm giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường là nguồn bổ sung Chrom dồi dào. Sử dụng GTF giúp hạ chỉ số đường huyết lúc đói, đồng thời làm giảm sự phụ thuộc vào insulin và các phương pháp điều trị khác.
Như vậy, người bệnh bị đái tháo đường hoàn toàn có thể chăm sóc và giữ sức khỏe cho mình bằng việc thực hiện những khuyến cáo trên. Nhân đây, chúng tôi cũng xin kính mời toàn thể bệnh nhân tiểu đường, người nhà bệnh nhân và những người quan tâm tới sức khỏe của mình đến tham dự buổi sinh hoạt Câu lạc bộ bệnh nhân đái tháo đường với chủ đề “Phòng chống và ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường” do Câu lạc bộ bệnh nhân đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai tổ chức vào lúc 7h30 sáng thứ 7, ngày 13/6/2009 tại Hội trường lớn tầng 2 nhà Việt Nhật. Bệnh viện Bạch Mai[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Xin cảm ơn bác sỹ Bùi Minh Đức. Và xin mời tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này hãy đến tham dự hội thảo để được nghe hướng dẫn và tư vấn trực tiếp của bác sỹ Bùi Minh Đức về những vấn đề xung quanh việc phòng chống và ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
[/FONT]
Thúy Lan
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]ThS.BS Bùi Minh Đức: Những năm gần đây, số lượng bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại Khoa Nội tiết & Đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai ngày càng tăng. Trong đó nhiều bệnh nhân vào viện khi đã có nhiều biến chứng hoặc trong tình trạng hôn mê, nguy kịch, đường huyết quá cao…Nguyên nhân là do nhiều bệnh nhân không biết mình bị đái tháo đường hoặc không biết tự theo dõi điều trị bệnh, không đến khám định kỳ tại các cơ sở điều trị chuyên khoa. Những người có những yếu tố sau đây là người có nguy cơ cao bị đái tháo đường type 2 và cần được làm xét nghiệm xem có bị đái tháo đường không:
- Những người trên 45 tuổi
- Những người béo phì (Nam giới có vòng bụng >80cm; Nữ giới có
vòng bụng >90cm)
- Người ít vận động
- Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ hoặc tiền sử sinh con nặng
hơn 3,5kg
- Người có bố mẹ (hoặc anh chị em) bị đái tháo đường
- Những người bị tăng huyết áp, đang điều trị tăng huyết áp
- Những người bị rối loạn mỡ máu (HDL ≤ 35mg/dl và/hoặc Triglycer ≥250mg/dl)
- Những người đã được chẩn đoán là rối loạn dung nạp glucose hay rối loạn đường huyết lúc đói
- Người thuộc một số chủng tộc có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif] Tiểu đường là căn bệnh mãn tính, không thể chữa khỏi nên những người bệnh tiểu đường thường có tâm lý lo sợ. Vậy, bác sỹ có thể cho họ những lời khuyên để họ có thể sống vui khỏe cùng với căn bệnh này?[/FONT]
- Các lời khuyên nên tuân thủ: nên bỏ hút thuốc lá, nên chú tâm đến chế độ ăn và tập luyện (lượng mỡ ăn vào không quá 30% tổng năng lượng, ăn nhiều rau; 4-5 khẩu phần một ngày, nên ăn salat trộn giấm.
Hạn chế rượu mạnh vì mang thêm nhiều calo thừa và dễ làm hạ đường huyết nếu ăn không đủ).
Giảm cân nếu thừa cân. Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần. Tuân thủ nghiêm chỉnh chế độ điều trị của bác sỹ .
- Điều trị tốt tăng huyết áp, duy trì huyết áp dưới 140/80 mmHg, nếu có bệnh thận thì còn phải hạ huyết áp thấp hơn nữa.
- Duy trì cholesterol toàn phần dưới 5 mmol/l, tỷ lệ cholesterol xấu/cholesterol tốt (LDL/HDL) < 3. Hạn chế ăn phủ tạng động vật, da gà, lòng đỏ trứng… nếu có rối loạn mỡ máu.
- Kiểm soát tốt đái tháo đường: đường máu khi đói từ 4-7 mmol/l, đường máu sau ăn dưới 9 mmol/l, chỉ số HbA1C dưới 7%, tốt hơn nữa là dưới 6,5%.
- Khám mắt đều đặn 6 tháng đến một năm một lần, hoặc bất cứ khi nào có các dấu hiệu bất thường về mắt như nhìn mờ, nhức mắt, giảm thị lực. Tốt nhất là được khám bởi một bác sỹ nhãn khoa kinh nghiệm.
- Biết cách chăm sóc bàn chân, tự khám bàn chân hàng ngày, phát hiện các tổn thương nhiều nguy cơ gây loét bàn chân và báo cáo bác sỹ ngay.
Đề nghị bác sỹ khám chân cho mình mỗi khi đến gặp bác sỹ. Không bao giờ đi chân đất, biết chọn giày dép phù hợp.
- Dùng một số thuốc dự phòng như aspirin 75-100mg/ngày để phòng nguy cơ mạch máu. Dùng thuốc ức chế men chuyển dạng angiotensin để bảo vệ thận.
Ngoài ra, nên bổ sung thêm các nguyên tố vi lượng thiết yếu cho cơ thể, đặc biệt là chrom. Chrom là vi chất thiết yếu được coi là yếu tố dung nạp glucose, làm tăng hoạt tính của insulin và làm cho quá trình vận chuyển glucose vào tế bào nhanh và dễ dàng hơn, giúp ổn định đường huyết. Có rất nhiều sản phẩm chứa Chrom, trong đó GTF – sản phẩm giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường là nguồn bổ sung Chrom dồi dào. Sử dụng GTF giúp hạ chỉ số đường huyết lúc đói, đồng thời làm giảm sự phụ thuộc vào insulin và các phương pháp điều trị khác.
Như vậy, người bệnh bị đái tháo đường hoàn toàn có thể chăm sóc và giữ sức khỏe cho mình bằng việc thực hiện những khuyến cáo trên. Nhân đây, chúng tôi cũng xin kính mời toàn thể bệnh nhân tiểu đường, người nhà bệnh nhân và những người quan tâm tới sức khỏe của mình đến tham dự buổi sinh hoạt Câu lạc bộ bệnh nhân đái tháo đường với chủ đề “Phòng chống và ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường” do Câu lạc bộ bệnh nhân đái tháo đường Bệnh viện Bạch Mai tổ chức vào lúc 7h30 sáng thứ 7, ngày 13/6/2009 tại Hội trường lớn tầng 2 nhà Việt Nhật. Bệnh viện Bạch Mai[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Xin cảm ơn bác sỹ Bùi Minh Đức. Và xin mời tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này hãy đến tham dự hội thảo để được nghe hướng dẫn và tư vấn trực tiếp của bác sỹ Bùi Minh Đức về những vấn đề xung quanh việc phòng chống và ngăn chặn các biến chứng của bệnh tiểu đường.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
[/FONT]
Thúy Lan