Nhiều người rất sợ đi xa chỉ vì chứng say tàu xe, gây cảm giác đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nặng hơn thì toát mồ hôi, mặt xanh tái, ói mửa. Có thể khắc phục bằng cách nào? Liệu việc sử dụng thường xuyên thuốc chống say có ảnh hưởng đến trí nhớ, sức khỏe như nhiều người lo ngại?
Theo BS Nguyễn Đình Sang (chuyên khoa Bác sĩ gia đình, Trung tâm y tế Quận 1), nguyên nhân của những triệu chứng này là do rối loạn hoạt động cơ quan tạo thăng bằng của tai trong.
Trước khi đi tàu xe 30 phút bạn có thể uống 1 viên loại kháng histamin như Dimenhydrinate (Dramamine), Cinarizine (Stugeron), Flunarizine (Sibelium), Nautamine.
Nếu mỗi ngày uống 1 viên thì không gây ảnh hưởng gì tới trí nhớ hay sức khỏe cả. Chú ý thuốc có thể gây buồn ngủ nên thân trọng không lái xe và vận hành máy móc khi uống thuốc. Bạn có thể uống xen kẽ vài ngày 1 loại thuốc để tránh bị nhờn thuốc.
Nên tập luyện thể dục để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể, tránh ăn no khi đi tàu xe và đừng quá lo lắng về tình trạng say tàu xe của mình vì càng lo lắng thì tình trạng say tàu xe càng dễ xảy ra.
Theo BS Nguyễn Đình Sang (chuyên khoa Bác sĩ gia đình, Trung tâm y tế Quận 1), nguyên nhân của những triệu chứng này là do rối loạn hoạt động cơ quan tạo thăng bằng của tai trong.
Trước khi đi tàu xe 30 phút bạn có thể uống 1 viên loại kháng histamin như Dimenhydrinate (Dramamine), Cinarizine (Stugeron), Flunarizine (Sibelium), Nautamine.
Nếu mỗi ngày uống 1 viên thì không gây ảnh hưởng gì tới trí nhớ hay sức khỏe cả. Chú ý thuốc có thể gây buồn ngủ nên thân trọng không lái xe và vận hành máy móc khi uống thuốc. Bạn có thể uống xen kẽ vài ngày 1 loại thuốc để tránh bị nhờn thuốc.
Nên tập luyện thể dục để nâng cao sức chịu đựng của cơ thể, tránh ăn no khi đi tàu xe và đừng quá lo lắng về tình trạng say tàu xe của mình vì càng lo lắng thì tình trạng say tàu xe càng dễ xảy ra.
Theo Tuổi Trẻ