Hơn một tháng qua, dư luận xôn xao, báo chí mất khá nhiều giấy mực để nói về vụ án phóng viên Báo Người Lao động Hoàng Hùng bị vợ là thị Liễu phóng hỏa chết.
Thực tế việc vợ giết chồng, chồng giết vợ thì hằng năm ở nước ta vẫn không hiếm, nhưng vụ án đốt chồng này đang gây sự chú ý của mọi người vì người bị hại là một nhà báo-người trong ngành báo chí truyền thông, lại là người hiền lành chăm chỉ, cần cù kiếm ăn nuôi cả nhà và không có lý do "chính đáng" để bị chết, trong khi vợ - kẻ thủ ác - là người đam mê cờ bạc và có quan hệ bất chính.
Gần đây, ngày 21/2 ở Hải Dương, cũng có một người đàn bà "thôn quê" đã đang tâm bỏ ra 50 triệu thuê người bắn chết chồng mình vì ghen tuông và sự li dị... Đó là lý do và "có lý do" để bà ta thuê người giết chồng - Cho dù là bất kỳ lý do gì, nếu đã phạm tội ác giết người là sẽ bị pháp luật trừng trị thích đáng.
Còn đối với thị Liễu, việc giết chồng chỉ là hiệu quả tất yếu của sự khát nước đỏ đen nơi sòng bạc và sự suy đồi trong cuộc sống tình ái bởi trình độ hạn chế, với nhận thức nông cạn và sống nặng về bản năng (không tự chủ được bị lôi cuốn vào trò cờ bạc đỏ đen; không làm chủ được bị cuốn vào quan hệ bất chính...).
Nếu chúng ta hay nói "Đàn bà dễ có mấy tay..." thì thị Liễu đúng là một nhân vật có "tư chất" của một người đàn bà có đủ 2 lỗi nặng nhất đối với phụ nữ, đồng thời mắc thêm tội ác nhất đối với con người là giết người - một người đang là chồng của mình. Có thể thị Liễu có kẻ đồng lõa và muốn giết chồng với nhiều lý do khác, nhưng chỉ riêng đối bản thân thị Liễu, từ tội lỗi đến tội ác mà thị gây ra là nhẫn tâm, tàn bạo và vô nhân tính. Là sự tất yếu của bước trượt dài.
Chỉ nhìn những bức ảnh chụp thị Liễu trong đám tang chồng, tôi đã linh cảm người đàn bà này không bình thường. Nhìn qua có vẻ đầy đặn và hiền lành, nhưng nhìn kỹ thì sẽ thấy bộc lộ sự lì lượm, tàn độc. Chỉ xét ở góc độ tâm lý, nếu có người thân bị chết - nhất là chết thảm, người ta thường bị đau đớn tột cùng nên không màng đến ăn mặc, đầu tóc, dung mạo nữa... Thậm chí trong đám tang người thân, theo phong tục người sống còn đi chân đất, không được chải đầu tóc để hòa cùng cái lạnh với người chết và thể hiện sự thương tiếc tột cùng vì chia lìa... Đằng này, trong đám tang thảm của chồng, thị ta vẫn tóc tai bóng mượt, phấn son tô mắt tô môi nhòe nhoẹt, đỏ choét. Với diện mạo như vậy thì những giọt nước mắt khóc chồng chỉ là giả dối, thực chất thị khóc là do sợ sệt bị bại lộ. Và chả cần phải là cơ quan điều tra hình sự, ai tinh ý cũng dễ dàng nhận ra sự giả dối và hớ hênh đó của thị Liễu. Đây cũng là một trong những yếu tố "phi lô gíc" dễ tìm trong mỗi vụ án. Thật đúng như Bao Công đã thường nói mỗi khi làm án: "lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát".
Vụ án rồi sẽ khép lại, kẻ thủ ác và những kẻ đồng lõa sẽ bị pháp luật trừng trị thích đáng. Cái đau lòng còn đọng lại trong gia đình nhà báo Hoàng Hùng là sự đau đớn tột cùng họ hàng hai bên nội ngoại, sự tủi nhục khôn nguôi của những đứa con có mẹ giết bố... và sự trăn trở của mọi người chúng ta về sự đời, tình người và tội ác.
Hiện nay, ở các làng quê quê mình, Cuộc sống nông thôn còn khó khăn, với khát vọng đổi đời nhanh chóng bằng cờ bạc nên đã và đang có không ít người phụ nữ nông dân chỉ làm ruộng, thuần nông nhưng đang khốn đốn vì bị con ma bạc lôi cuốn, thiêu đốt, nợ nần hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng. Mong rằng phụ nữ và cả đàn ông họ Khuất nhà mình tỉnh táo mà tránh xa được những tệ nạn trên để tránh hậu họa khôn lường rình rập.
Thực tế việc vợ giết chồng, chồng giết vợ thì hằng năm ở nước ta vẫn không hiếm, nhưng vụ án đốt chồng này đang gây sự chú ý của mọi người vì người bị hại là một nhà báo-người trong ngành báo chí truyền thông, lại là người hiền lành chăm chỉ, cần cù kiếm ăn nuôi cả nhà và không có lý do "chính đáng" để bị chết, trong khi vợ - kẻ thủ ác - là người đam mê cờ bạc và có quan hệ bất chính.
Gần đây, ngày 21/2 ở Hải Dương, cũng có một người đàn bà "thôn quê" đã đang tâm bỏ ra 50 triệu thuê người bắn chết chồng mình vì ghen tuông và sự li dị... Đó là lý do và "có lý do" để bà ta thuê người giết chồng - Cho dù là bất kỳ lý do gì, nếu đã phạm tội ác giết người là sẽ bị pháp luật trừng trị thích đáng.
Còn đối với thị Liễu, việc giết chồng chỉ là hiệu quả tất yếu của sự khát nước đỏ đen nơi sòng bạc và sự suy đồi trong cuộc sống tình ái bởi trình độ hạn chế, với nhận thức nông cạn và sống nặng về bản năng (không tự chủ được bị lôi cuốn vào trò cờ bạc đỏ đen; không làm chủ được bị cuốn vào quan hệ bất chính...).
Nếu chúng ta hay nói "Đàn bà dễ có mấy tay..." thì thị Liễu đúng là một nhân vật có "tư chất" của một người đàn bà có đủ 2 lỗi nặng nhất đối với phụ nữ, đồng thời mắc thêm tội ác nhất đối với con người là giết người - một người đang là chồng của mình. Có thể thị Liễu có kẻ đồng lõa và muốn giết chồng với nhiều lý do khác, nhưng chỉ riêng đối bản thân thị Liễu, từ tội lỗi đến tội ác mà thị gây ra là nhẫn tâm, tàn bạo và vô nhân tính. Là sự tất yếu của bước trượt dài.
Chỉ nhìn những bức ảnh chụp thị Liễu trong đám tang chồng, tôi đã linh cảm người đàn bà này không bình thường. Nhìn qua có vẻ đầy đặn và hiền lành, nhưng nhìn kỹ thì sẽ thấy bộc lộ sự lì lượm, tàn độc. Chỉ xét ở góc độ tâm lý, nếu có người thân bị chết - nhất là chết thảm, người ta thường bị đau đớn tột cùng nên không màng đến ăn mặc, đầu tóc, dung mạo nữa... Thậm chí trong đám tang người thân, theo phong tục người sống còn đi chân đất, không được chải đầu tóc để hòa cùng cái lạnh với người chết và thể hiện sự thương tiếc tột cùng vì chia lìa... Đằng này, trong đám tang thảm của chồng, thị ta vẫn tóc tai bóng mượt, phấn son tô mắt tô môi nhòe nhoẹt, đỏ choét. Với diện mạo như vậy thì những giọt nước mắt khóc chồng chỉ là giả dối, thực chất thị khóc là do sợ sệt bị bại lộ. Và chả cần phải là cơ quan điều tra hình sự, ai tinh ý cũng dễ dàng nhận ra sự giả dối và hớ hênh đó của thị Liễu. Đây cũng là một trong những yếu tố "phi lô gíc" dễ tìm trong mỗi vụ án. Thật đúng như Bao Công đã thường nói mỗi khi làm án: "lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát".
Vụ án rồi sẽ khép lại, kẻ thủ ác và những kẻ đồng lõa sẽ bị pháp luật trừng trị thích đáng. Cái đau lòng còn đọng lại trong gia đình nhà báo Hoàng Hùng là sự đau đớn tột cùng họ hàng hai bên nội ngoại, sự tủi nhục khôn nguôi của những đứa con có mẹ giết bố... và sự trăn trở của mọi người chúng ta về sự đời, tình người và tội ác.
Hiện nay, ở các làng quê quê mình, Cuộc sống nông thôn còn khó khăn, với khát vọng đổi đời nhanh chóng bằng cờ bạc nên đã và đang có không ít người phụ nữ nông dân chỉ làm ruộng, thuần nông nhưng đang khốn đốn vì bị con ma bạc lôi cuốn, thiêu đốt, nợ nần hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng. Mong rằng phụ nữ và cả đàn ông họ Khuất nhà mình tỉnh táo mà tránh xa được những tệ nạn trên để tránh hậu họa khôn lường rình rập.
Chỉnh sửa lần cuối: