Chuyện ít người biết đến về bài thơ đề tựa chữ “Nhẫn - 忍” của Đại tướng Võ Nguyên Giá

Khuất Đình Huy

Super Moderator
18 Tháng chín 2009
208
0
0
Chuyện ít người biết đến về bài thơ đề tựa chữ “Nhẫn - ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Ngày 25/8/2011, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tròn 100 tuổi. Ông được trong nước ca ngợi và thế giới biết đến là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị lỗi lạc... nhưng chắc ít người biết đến ông là tác giả bài thơ đề tựa chữ “Nhẫn” thư pháp...

Tóm tắt tiểu sử Đại tướng võ Nguyên Giáp: Sinh ngày 25/8/1911 tại làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho.
Năm 1925, ông vào Huế thi vào trường Quốc học Huế, đỗ thứ hai, vào học được hai năm ông bị đuổi học vì tham gia biểu tình bãi khóa chống lại chế độ thực dân Pháp, ông bắt đầu học nghề làm báo.
Năm 1930, trong sự kiện Xô viết Nghệ Tĩnh, ông bị bắt và bị giam ở nhà lao Huế. Được sự can thiếp của Hội Cứu tế Đỏ của Pháp, ông được tha vào cuối năm 1031.
Ông ra Hà Nội thi và đậu vào trường Albert Sarraut, nhận bằng cử nhân Luật năm 1937. Do bận hoạt động cách mạng, năm 1938 ông bỏ dở chương trình năm thứ tư về kinh tế chính trị và không lấy bằng Luật sư.
Năm 1936 - 1939, ông tham gia và là sáng lập viên Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc kỳ. Ông tham gia thành lập và làm báo: Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng.
Năm 1939, ông dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long, Hà Nội.
Năm 1940, lấy bí danh là Dương Hoài Nam, ông lên Cao Bằng, sang Trung quốc gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam, tham gia Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội, tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh tại Cao Bằng.
Ngày 22/12/1944, theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Đây là tổ chức đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 14/8/1945, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, sau đó là Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Đông dương, tham gia Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông được cử làm Bộ trưởng bộ Nội vụ, Phó bộ trưởng bộ Quốc phòng, Tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và Dân quan tự vệ.
Tháng 5/1948, ông được phong hàm Đại tướng và làm Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Tổng tư lệnh quân đội và Tổng Quân ủy.
Tư tưởng quân sự nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Chiến tranh nhân dân, kế thừa quan điểm quân sự của Chủ tịch Hồ chí Minh và tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên và tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác-Lênin và được đúc rút từ kinh nghiệm cá nhân được liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.Trong 9 năm trường kỳ đánh Pháp, Võ Nguyên Giáp đã có những sáng kiến quan trọng để phát huy sức mạnh quân sự và đã trở thành những kinh nghiệm quý báu như: "Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung". Với chuyên gia quân sự Trung Quốc sang giúp huấn luyện quân đội, ông chỉ đạo chiến sĩ học tập, tiếp thu, nghiên cứu kỹ phương pháp của nước bạn, đồng thời nhắc nhở cán bộ, sĩ quan phải ghi nhớ việc tiết kiệm sinh mạng bộ đội do Việt Nam là nước nhỏ không thể nuôi nhiều quân.
Năm 1954, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Lao động tin tưởng trao cho toàn quyền chỉ huyChiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi ra trận, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn dò: "Cho chú toàn quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn". Ông tự tin lên kế hoạch và chỉ huy 4 trong 6 sư đoàn bộ binh khi đó của Quân đội Nhân dân Việt Nam là 308, 304, 312, 316 và Đại đoàn sơn pháo 351 tấn công Điện Biên Phủ, đánh bại đội quân nhà nghề được trang bị hiện đại của Liên hiệp Pháp. Chiến thắng này đã đặt dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp tại Đông Dương sau 83 năm và đã đưa Võ Nguyên Giáp đi vào lịch sử thế giới như là một danh nhân quân sự Việt Nam, một người anh hùng của Thế giới thứ ba, nơi có những người dân bị nô dịch đã xem Đại tướng Võ Nguyên Giáp là thần tượng để hạ quyết tâm lật đổ chế độ thực dân xây dựng nền độc lập của riêng mình.
Từ năm 1954 đến năm 1976, Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông còn là Phó Thủ tướng Chính phủ, sau là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (từ năm 1955 đến năm 1991).Trong một thời gian ngắn từ tháng 7 năm 1960 đến tháng 1 năm 1963 ông kiêm thêm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước.Trong kháng chiến chống Mỹ, ông đã lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 và Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Năm 1980, ông thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhưng vẫn tiếp tục là Ủy viên Bộ Chính trị (đến năm 1982) và Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học - Kỹ thuật.
Năm 1983 ông được Hội đồng Bộ trưởng phân công kiêm thêm vai trò Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch.
Năm 1991, ông thôi chức ủy viên Trung ương, Phó Thủ tướng, nghỉ hưu ở tuổi 80. Mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn luôn quan tâm đến tình hình của đất nước, có những ý kiến đóng góp bổ ích cho Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới và trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Tác giả của bài thơ đề tựa chữ “Nhẫn - ” thư pháp: Năm 2003, được biết đến nhà Thư pháp nổi tiếng Lê Xuân Hòa, tôi cũng một người bạn tìm đến ông để xin chữ.
Tôi là người đã từng học qua chữ Hán và có hiểu biết sơ sơ về thư pháp nên ngồi nói chuyện có vẻ hợp với ông. Chuyện trò với ông khá lâu, ông kể về thư pháp và giải thích cho chúng tôi nghe về ý nghĩa của những chữ Hán mà người chơi chữ hay đến “xin chữ” ông. Ấn tượng nhất đối với tôi là câu chuyện ông kể về quan hệ bạn bè của ông với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Mở đầu câu chuyện, ông nói: Tôi vừa mới đến thăm Đại tướng về, dạo này sức khỏe của Đại tướng yếu lắm, tôi đang lo không biết Đại tướng có đợi được đến kỷ niệm 50 năm kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ không... Mọi người trong nước và nhiều người ở nước ngoài ngưỡng mộ rất mong Đại tướng được dự Lễ kỷ niệm trọng đại và đầy ý nghĩa này...
Sau tiếng thở dài..., ông đứng lên, đến bên giá sách, lấy chữ “Nhẫn” đang được đặt ở vị trí trang trọng xuống, đưa cho tôi xem và nói: Trước kia còn khỏe, năm nào Đại tướng cũng đến nhà tôi “lấy chữ” và tôi cũng đều đến nhà thăm Đại tướng và “biếu chữ”. Chữ “Nhẫn” này tôi viết tặng Đại tướng vào năm 1983, nhận chữ mang về nhà, ít lâu sau Đại tướng mang chữ “Nhẫn” lại nhà tôi, đưa cho tôi xem bài thơ Đại tướng viết đề tựa ở phía bên dưới chữ “Nhẫn” là:
“Có khi Nhẫn để yêu thương
Có khi nhẫn để tìm đường lo toan
Có khi Nhẫn để vẹn toàn
Có khi Nhẫn để tránh tàn sát nhau”.
Ông nói tiếp: Đọc xong bài thơ đề tựa, tôi lặng người vì xúc động, vì cảm phục Đại tướng. Trong chữ Hán, chữ “Nhẫn” được hình thành bởi hai bộ: trên là bộ “đao”, dưới là bộ “tâm”. Nói về nhẫn, người ta hay nói “Nhẫn một chút gió yên sóng lặng”... theo một tích xưa của Trung Quốc. Nay ở Việt Nam mình, Đại tướng lại cảm nhận chữ “Nhẫn” với một con mắt và tấm lòng đại từ, đại bi và bác ái... Sau này, nhiều người biết được bài thơ này, thậm chí một số nhà xuất bản đã in vào lịch nhưng đại đa số đều nghĩ đó là một câu của Phật...
Hôm ấy, cùng với chữ “Phúc”, tôi đề nghị ông Lê Xuân Hòa cho tôi “xin” chữ “Nhẫn”. Chữ “Nhẫn” này tôi để dưới tấm kính trên bàn làm việc ngay trước mặt mình. Cứ mỗi lần ngồi vào bàn làm việc, tôi lại nhớ đến câu chuyện về bài thơ của Đại tướng mà ông Lê Xuân Hòa kể, và tôi cũng đã kể cho rất nhiều người nghe câu chuyện này mỗi khi nói về chữ “Nhẫn”.
Hôm nay. nhân kỷ niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp “bách niên”, xin kể lại câu chuyện này với mọi người và cũng là những dòng Mừng Thọ vị Đại tướng huyền thoại của Việt Nam và thế giới ở thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI.












 
Chỉnh sửa lần cuối: