Kỷ niệm 36 năm ngày Chiến thắng 30/4

Khuất Đình Huy

Super Moderator
18 Tháng chín 2009
208
0
0
Chiến dịch Tây Nguyên


Cuộc Tổng tấn công quân sự cuối cùng của quân đội ta mang tên Chiến dịch mùa Xuân 1975 được mở đầu là Chiến dịch Tây Nguyên, tiếp theo là chiến dịch Huế - Đà năng và kết thúc là chiến dịch Hồ chí Minh (từ 04/01 - 30/4/1975) đã chấm dứt cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc kéo dài 30 năm của nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ta.
Là chiến dịch mở đầu của cuộc tiến công chiến lược của quân đội ta tiêu diệt toàn bộ hệ thống phòng ngự của Mỹ - ngụy ở Tây Nguyên, tạo ra sự đột biến về chiến lược và điều kiện thuận lợi để phát triển cuộc tiến công chiến lược thành cuộc Tổng tiến công chiến lược giải phòng hoàn toàn miền Nam.
Tây Nguyên là một vùng đất có một khu vực địa lí có vị trí chính trị, chiến lược và quân sự cực kỳ quan trọng. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, từ thời Pháp xâm lược đã rất quan tâm đến địa bàn chiến lược này, Pháp đã từng tuyên bố: Ai chiếm giữ được Tây Nguyên thì sẽ làm chủ 3 nước Đông Dương. Khi Mỹ đưa quân vào xâm lược miền Nam, xác định Tây Nguyên là “mái nhà của bán đảo Đông Dương”, Mỹ đã đưa sư đoàn kỵ binh không vận “Anh cả đỏ”, sư đoàn 4 bộ binh tinh nhuệ, sư đoàn 25 “Tia chớp nhiệt đới” để khống chế toàn bộ khu vực miền Trung Đông Dương, giữ thế trận Trung Trung bộ, chiến trường Trị - Thiên ở phía Bắc và Nam Trung bộ ở Phía Nam, chiến trường Trung Hạ Lào và Đông Bắc Căm pu chia...
Vào giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình mặt trận miền Nam, Đảng ta đã nhận thấy thời cơ giải phóng miền Nam đã chín muồi. Bộ Chính trị quyết định tiến hành đẩy mạnh cuộc chiến tranh, sẽ giải phóng miền Nam trong 2 năm 1975-1976 và chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược mở màn của chiến cuộc 1975-1976. Với vị trí chiến lược vô cùng quan trọng của Tây Nguyên, nếu quân ta giải phóng được sẽ làm rung chuyển toàn bộ chiến trường miền Nam. Bộ tư lệnh chiến dịch đã chọn Buôn Ma Thuột để đánh trận mở đầu mang tính then chốt quyết định bởi nếu chiếm được Buôn Ma Thuột, quân ta sẽ phá vỡ hệ thống phòng thủ của địch, tạo thời cơ thuận lợi để giải phóng Tây Nguyên.
Để chuần bị cho chiến dịch, Bộ Chính trị, Bộ Tổng tư lệnh đã tăng cường cho mặt trận Tây Nguyên về lực lượng, vũ khí trang bị, tổ chức Bộ Tư lệnh tiền phương bên cạnh Bộ Tư lệnh chiến dịch để trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp đưa chiến dịch đến toàn thắng. Sau khi chiến dịch thắng lợi, Bộ Chính trị xác định thời cơ, hạ quyết tâm giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975.
Sau 20 ngày đêm liên tục tấn công, Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi, đây là kết quả sự vận dụng sáng tạo đường lối quân sự của Đảng và nghệ thuật quân sự Việt Nam, đã kết hợp tài tình giữa tư tưởng chiến lược, nghệ thuật nghi binh, tuyệt đối bí mật, bố trí thế trận hiểm, cô lập, chia mỏng lực lượng địch để tiêu diệt... (khi quân ta mở chiến dịch, quân địch ở Tây Nguyên vẫn cho rằng Buôn Ma Thuột vẫn là địa điểm an toàn bất khả xâm phạm và nhất là không hề nhận thấy bất kỳ dấu hiệu tấn công nào của quân đội ta). Do đó ngay trong chiến dịch, tương quan lực lượng, quân địch ở Tây Nguyên rất mạnh nhưng địch đã bị các sư đoàn, trung đoàn của ta “vô hiệu hóa”, chia cắt, bao vây, cô lập và đánh chiếm các trục đường chính không cho địch chi viện lẫn nhau; không chế các sân bay không cho máy bay cất cánh. Trong chiến dịch, quân ta cũng đã thực hiện sự hợp đồng tác chiến chặt chẽ giữa các lực lượng, tình huống tạo thế trận cho nhau cùng phát triển đến thắng lợi.
Cùng với giải phóng Tây Nguyên, thực hiên lệnh của Tổng Tư lệnh chiến dịch “Phải chủ động hành động, không chờ lệnh cấp trên, thời cơ đến là có thể diễn ra nhanh, không được do dự chậm trể”, do đó lực lượng chiến dịch đã phát triển tiến công xuống các tỉnh ven biển, kết hợp với lực lượng vũ trang địa phương giải phóng luôn 3 tỉnh ven biển khu 5 là Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, tạo bước ngoặt chiến lược cho Chiến dịch mùa xuân 1975.
Để phối hợp và tạo điều kiện nhanh chóng kết thúc thắng lợi chiến dịch Tây Nguyên, ngày 21/3/1975, quân ta đã nổ súng mở màn Chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.