Tập thơ đầu tay của Khuất Bình Nguyên (tức Khuất Văn Nga) tặng tôi đề ngày 3 tháng 6 năm 2009. Trang nhật kí của tôi viết về mấy bài thơ đầu tay của bạn vào ngày 15 tháng 6 năm 1971.
Bao nhiêu năm nhỉ ? Đúng vừa tròn ba mươi tám năm.
Dạo ấy tôi đã rời lớp đi bộ đội, mặc áo lính phòng không, đang ngồi trên mâm pháo cao xạ 37 ly hai nòng ở sân bay Đa Phúc. Những buổi chiều khoáng đạt giữa đồng cỏ mênh mông, dãy Ba Vì nổi lên ở chân trời thật đẹp. Phía ấy là miền quê Nga. Tôi nhớ đến những trang ghi chép và những bài thơ của bạn. Những câu thơ ban đầu bạn viết về làng quê.
Cầu ao râm lẩn trong bụi tre dầm
Vẳng tiếng tay trưa đập áo
Luống vừng hoa trắng như bướm đậu
Luống khoai đầu nhà tháng hai đất nứt
Ngôi nhà buổi sáng cu bé nằm nghe tiếng cua bò trong ang đất
Trước đó, trong chuyến đi thực tế sưu tầm văn học dân gian ở huyện Thanh Thủy, Phú Thọ, Nga đã cho tôi đọc mấy trang viết về bà Hoàn ở thôn An Thịnh hát ví trên sông Đà, về hát ca xẩm của ông Xẩm Điền ở thôn Mai Miếu, Thạch Đồng. Quả thật so với các bài viết khác trong lớp, bài của Nga là một trong những bài khá nhất, tinh tế và rất giàu cảm xúc, đã hé lộ một năng khiếu văn chương .
Chiến tranh vào giai đoạn ác liệt hơn, tôi đi các chiến trường phía Tây, phía Nam rồi khi hòa bình trở lại trường học tiếp. Bẵng đi hàng chục năm ít gặp lại các bạn cùng lớp cũ.Tôi ngạc nhiên khi biết Nga đã dạy văn ở một trường chuyên ngành của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Rồi bạn trở thành nhà nghiên cứu khoa học pháp luật, rồi thăng tiến… Cũng chơi bời đi lại với nhau nhưng rất ít khi có thời gian nói chuyện dông dài văn chương. Tôi nghĩ bạn đã an bài, âu cũng là số phận từng người .
Thế mà sau ba tám năm, tôi đang cầm tập thơ của bạn, bìa màu đỏ, in trên giấy đẹp, có minh họa của Lê Thiết Cương. Lại một tiếng thở dài nữa, âu cũng là cái nghiệp văn chương
Về khía cạnh trí tuệ của con người Khuất Nga trong tập thơ, Nguyễn Quang Thiều đã viết cả rồi. Thiều nói bạn như một người lữ hành suốt đời đi tìm câu trả lời cho câu hỏi của chính mình, của con người.
Tôi vui mừng vì Nga vẫn là người bạn chân chất như gần bốn mươi năm về trước. Vẫn là người con của một miền quê nghèo.
Làng tôi suối chảy chia hai
Con gái dệt vải con trai cày bừa
Gốc đa lá rụng bốn mùa
Vẫn bà bán nước cổng chùa hắt hiu
Đồng xa lúa chín dập dìu
Lo mưa buổi sớm lo chiều bão giông
Em tôi lặn lội bờ sông
Khổ đau nhiều lắm mà không dối đời.
Bạn lại có những câu đầy ẩn ức từ một cội nguồn trong trẻo:
Con tìm trong cỏ giấc mơ
Thấy bông cúc trắng vẫn chờ áo nâu
Hoặc:
Giếng sâu đừng sợ dây dài
Cho em múc nước xứ Đoài rửa chân
Rất ít thôi vì bạn chỉ làm thơ khi có hứng, bạn không phải là nhà thơ chuyên nghiệp nhưng đôi khi có những câu làm người ta giật mình. Chẳng hạn khi đi qua Hà Nam nhìn những dãy núi đá ở chân trời mềm mại như bức tranh thủy mặc trong mưa, nghĩ đến một người bạn của chúng tôi cuối đời công chức đang chuẩn bị một chuyến công tác nhiệm kỳ xa xứ, bạn viết:
Dẫu tạc hết đá núi kia thành bia
Làm sao ghi hết được sự phù du của những kiếp người.
Hoặc mấy câu tản mạn ở Quy Nhơn:
Có một loài hoa vàng nở bên hàng rào những ngôi nhà nhỏ
Để ưu tư cho lữ khách xa về
Có một làn mây trắng bâng khuâng trên trời đêm thành phố.
Gác văn chương sang một bên, bạn đã dành cả đời cho một nghề, một nghề tưởng như khô khan nhất trong các nghề. Tuy nhiên cái nghề giám sát thực thi pháp luật này lại đưa bạn đến gần cái dòng chảy ngầm mạnh mẽ của cuộc đời. Cũng như cái nghề công an vậy. Hãy thử bỏ nó sang một bên, trật tự xã hội sẽ ra sao, cái ác sẽ thế nào.Tôi biết bạn luôn luôn day dứt trăn trở về lương tâm, về trách nhiệm đối với nghề nghiệp. Việc tưởng như đơn giản mà lại không đơn giản đối với mỗi người. Bởi vì bạn có một chút cội nguồn văn nhân. Viễn tổ họ Khuất của bạn cụ Khuất Quỳnh Cửu hơn 400 năm về trước đã từng là Thượng thư Bộ Lễ của Vương triều Mạc, rồi sau đó họ Khuất phải đổi sang họ Đỗ để tránh truy lùng đến vài trăm năm mới trở về họ cũ.
Những câu thơ như thế này mang đầy yếu tố tự sự:
Suốt đời đi luận tội
Hết sáng lại đến chiều
Ngày mưa như ngày nắng
Luật mang theo trăm điều
Đủ loại người phạm tội
Cướp của đến giết người
Cả mấy ông tham nhũng
Bụng miệng to hơn người
Đừng nói điều oán trách
Luận tội vì công tâm
Nhân danh công lý buộc
Mong nhận ra lỗi lầm
Luận tội vì nhân ái
Vì hạnh phúc cuộc đời
Nếu có ai oán trách
Cũng đành lòng vậy thôi
Luận tội là hệ trọng
Động tới sinh mệnh người
Chỉ một lần tắc trách
Sẽ mang tội với đời …
Đọc xong người ta thấy ấm áp, nhất là khi những câu thơ này lại là tâm sự của một người làm nghề pháp luật, mỗi quyết định đều liên quan đến vận mệnh cuộc đời của nhiều người. Đó là sự hổ thẹn về lương tâm về trách nhiệm, là văn hóa của mỗi nghề. Người ta mong cuộc đời làm sao có được nhiều tấm lòng như thế
Tác giả bài viết : Lê Hoài Nguyên
Bao nhiêu năm nhỉ ? Đúng vừa tròn ba mươi tám năm.
Dạo ấy tôi đã rời lớp đi bộ đội, mặc áo lính phòng không, đang ngồi trên mâm pháo cao xạ 37 ly hai nòng ở sân bay Đa Phúc. Những buổi chiều khoáng đạt giữa đồng cỏ mênh mông, dãy Ba Vì nổi lên ở chân trời thật đẹp. Phía ấy là miền quê Nga. Tôi nhớ đến những trang ghi chép và những bài thơ của bạn. Những câu thơ ban đầu bạn viết về làng quê.
Cầu ao râm lẩn trong bụi tre dầm
Vẳng tiếng tay trưa đập áo
Luống vừng hoa trắng như bướm đậu
Luống khoai đầu nhà tháng hai đất nứt
Ngôi nhà buổi sáng cu bé nằm nghe tiếng cua bò trong ang đất
Trước đó, trong chuyến đi thực tế sưu tầm văn học dân gian ở huyện Thanh Thủy, Phú Thọ, Nga đã cho tôi đọc mấy trang viết về bà Hoàn ở thôn An Thịnh hát ví trên sông Đà, về hát ca xẩm của ông Xẩm Điền ở thôn Mai Miếu, Thạch Đồng. Quả thật so với các bài viết khác trong lớp, bài của Nga là một trong những bài khá nhất, tinh tế và rất giàu cảm xúc, đã hé lộ một năng khiếu văn chương .
Chiến tranh vào giai đoạn ác liệt hơn, tôi đi các chiến trường phía Tây, phía Nam rồi khi hòa bình trở lại trường học tiếp. Bẵng đi hàng chục năm ít gặp lại các bạn cùng lớp cũ.Tôi ngạc nhiên khi biết Nga đã dạy văn ở một trường chuyên ngành của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Rồi bạn trở thành nhà nghiên cứu khoa học pháp luật, rồi thăng tiến… Cũng chơi bời đi lại với nhau nhưng rất ít khi có thời gian nói chuyện dông dài văn chương. Tôi nghĩ bạn đã an bài, âu cũng là số phận từng người .
Thế mà sau ba tám năm, tôi đang cầm tập thơ của bạn, bìa màu đỏ, in trên giấy đẹp, có minh họa của Lê Thiết Cương. Lại một tiếng thở dài nữa, âu cũng là cái nghiệp văn chương
Về khía cạnh trí tuệ của con người Khuất Nga trong tập thơ, Nguyễn Quang Thiều đã viết cả rồi. Thiều nói bạn như một người lữ hành suốt đời đi tìm câu trả lời cho câu hỏi của chính mình, của con người.
Tôi vui mừng vì Nga vẫn là người bạn chân chất như gần bốn mươi năm về trước. Vẫn là người con của một miền quê nghèo.
Làng tôi suối chảy chia hai
Con gái dệt vải con trai cày bừa
Gốc đa lá rụng bốn mùa
Vẫn bà bán nước cổng chùa hắt hiu
Đồng xa lúa chín dập dìu
Lo mưa buổi sớm lo chiều bão giông
Em tôi lặn lội bờ sông
Khổ đau nhiều lắm mà không dối đời.
Bạn lại có những câu đầy ẩn ức từ một cội nguồn trong trẻo:
Con tìm trong cỏ giấc mơ
Thấy bông cúc trắng vẫn chờ áo nâu
Hoặc:
Giếng sâu đừng sợ dây dài
Cho em múc nước xứ Đoài rửa chân
Rất ít thôi vì bạn chỉ làm thơ khi có hứng, bạn không phải là nhà thơ chuyên nghiệp nhưng đôi khi có những câu làm người ta giật mình. Chẳng hạn khi đi qua Hà Nam nhìn những dãy núi đá ở chân trời mềm mại như bức tranh thủy mặc trong mưa, nghĩ đến một người bạn của chúng tôi cuối đời công chức đang chuẩn bị một chuyến công tác nhiệm kỳ xa xứ, bạn viết:
Dẫu tạc hết đá núi kia thành bia
Làm sao ghi hết được sự phù du của những kiếp người.
Hoặc mấy câu tản mạn ở Quy Nhơn:
Có một loài hoa vàng nở bên hàng rào những ngôi nhà nhỏ
Để ưu tư cho lữ khách xa về
Có một làn mây trắng bâng khuâng trên trời đêm thành phố.
Gác văn chương sang một bên, bạn đã dành cả đời cho một nghề, một nghề tưởng như khô khan nhất trong các nghề. Tuy nhiên cái nghề giám sát thực thi pháp luật này lại đưa bạn đến gần cái dòng chảy ngầm mạnh mẽ của cuộc đời. Cũng như cái nghề công an vậy. Hãy thử bỏ nó sang một bên, trật tự xã hội sẽ ra sao, cái ác sẽ thế nào.Tôi biết bạn luôn luôn day dứt trăn trở về lương tâm, về trách nhiệm đối với nghề nghiệp. Việc tưởng như đơn giản mà lại không đơn giản đối với mỗi người. Bởi vì bạn có một chút cội nguồn văn nhân. Viễn tổ họ Khuất của bạn cụ Khuất Quỳnh Cửu hơn 400 năm về trước đã từng là Thượng thư Bộ Lễ của Vương triều Mạc, rồi sau đó họ Khuất phải đổi sang họ Đỗ để tránh truy lùng đến vài trăm năm mới trở về họ cũ.
Những câu thơ như thế này mang đầy yếu tố tự sự:
Suốt đời đi luận tội
Hết sáng lại đến chiều
Ngày mưa như ngày nắng
Luật mang theo trăm điều
Đủ loại người phạm tội
Cướp của đến giết người
Cả mấy ông tham nhũng
Bụng miệng to hơn người
Đừng nói điều oán trách
Luận tội vì công tâm
Nhân danh công lý buộc
Mong nhận ra lỗi lầm
Luận tội vì nhân ái
Vì hạnh phúc cuộc đời
Nếu có ai oán trách
Cũng đành lòng vậy thôi
Luận tội là hệ trọng
Động tới sinh mệnh người
Chỉ một lần tắc trách
Sẽ mang tội với đời …
Đọc xong người ta thấy ấm áp, nhất là khi những câu thơ này lại là tâm sự của một người làm nghề pháp luật, mỗi quyết định đều liên quan đến vận mệnh cuộc đời của nhiều người. Đó là sự hổ thẹn về lương tâm về trách nhiệm, là văn hóa của mỗi nghề. Người ta mong cuộc đời làm sao có được nhiều tấm lòng như thế
Tác giả bài viết : Lê Hoài Nguyên