Làng "xôn xao đóng cỗ"...

Khuất Đình Huy

Super Moderator
18 Tháng chín 2009
208
0
0
:pepsi::pepsi:Dẫu đã biết rằng bây giờ ở quê (Làng Tổng Đại) đang là mùa đóng cỗ, vậy mà thứ Bảy vừa rồi về nhà làm giỗ Cụ, lại càng thêm "chia xẻ" với bà con ở quê về cái sự "đóng cỗ" đang vào mùa rầm rộ nhất:
- Chủ nhà chào ông A vừa đến mời dự đám cưới đứa con gái;
- Chưa kịp khép cổng chào khách thì cô B đến mời "uống chén rượu nhạt" mừng nhà mới;
- Khép cổng đến dự "bữa cơm" chuyển đất cho bà nội họ mời hôm qua;
- Vừa về đến sân đã có người ngồi trong nhà đợi mời tới dự "nhà con xây nhà mới cho các cụ dưới kia";
- Buổi chiều đi dự đám tang về;
- Thấy trên cánh cổng ghi dòng chữ "con là X... đến mời ông ngày... đến ăn cơm nhân buổi lễ mừng thọ ông con lên 50"...
- Rồi "Con là Y... đến mời ông ngày... đến uống rượu lễ mừng thọ ông con lên 60"...;
- "... 70";
- "... 80"; và... mời cỗ, ăn cỗ, đóng cỗ, xơi rượu, ăn cơm, rượu nhạt...
Và từ cái sự đóng cỗ triền miên mà không thể đừng lại được, bây giờ ở quê đã có nhiều thanh niên mới 40-50 tuổi mà đã thi nhau hỏi tìm mua thuốc gút.
Cũng khó tránh thật bởi vì: Mâm cỗ được cấu thành bởi 1-2 bát nấu bàng thịt, bên cạnh là 5 đến 7 đĩa khác cũng là thịt và cả mâm chỉ có thịt bày bên cạnh thịt. Mỗi mâm chỉ có một chút rau nộm hoặc đĩa dưa nhỏ. Nếu có xào, nấu... bằng rau thì không ai dám dũng cảm bày ra vì sợ chê là "cỗ dối", mặc dù nếu chế biến, bớt thịt, nhiều rau thì ai cũng thích và chén rất ngon miệng...
Có người sáng 8 giờ đi ăn cưới, 10 giờ đi ăn giỗ; chiều 2 giờ 30 đi ăn chẵn tháng, 4 giờ 20 đi uống rượu khao.... Với chỉ có một tấm thân mà triền miên "gánh cỗ" thì làm sao tải nổi, vậy mà vẫn cứ "phải tải"...
Cụ già yếu ăn, yếu đi nhưng phải có mặt cho sang trọng
Thanh niên khỏe mạnh phải có mặt vì quan hệ họ mạc, anh em...
Trung niên không thể thiếu được vì việc của họ lúc này, việc mình khi khác...
Tháng trước, bạn bè điện cho nhau hẹn thứ 7, CN về uống bia, nay thì không còn được nữa vì mấy thằng bạn ở quê đã đầy mình lịch "đi đóng cỗ"!?!
Với mỗi đám cỗ, không như dân HN phong bì mừng vài ba, dăm trăm, ở quê chỉ "thí dụ" dăm chục, một trăm, nhưng cứ triền miên, tới tấp, liên tục như vũ báo "đến hẹn lại đi" thì "đóng cỗ" cũng đã biến thành một vấn đề đáng quan tâm, thậm chí trở thành mối lo "ngân sách" cho không ít gia đình.
Tình làng, nghĩa xóm, tình họ mạc, hết nội, sang ngoại, đến bạn, về thông gia, vào thầy trò... nên mới dẫn đến cái sự "mời đóng cỗ".
Nói là vậy thôi, nhưng được đóng cỗ mà còn than thở thì còn gì mà nói nữa.
Nào hãy chuẩn bị tinh thần đi, Thứ Sáu này về quê sớm vì có 3-4 đám cỗ cần phải có mặt để "đóng cỗ".
Đóng cỗ ở quê muôn năm!
Và, nhiều người ở quê vì đóng cỗ nhiều nên đang "muốn nằm"!?!. :pepsi:
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Đúng là Quê ta dạo này đóng cỗ rất nhiều vì đây là tháng 11 và tháng 12AL việc đồng áng không còn nhiều nên vùng Thôn quê rảnh rỗi mới làm việc việc nọ việc kia được.
Do đó hàng năm, Gia đình tôi nhận được rất nhiều lời mời về quê đóng cỗ; đám cưới, Đám ma, Cải táng, việc họ, Lên lão. nhưng do ở xa quá nên chẳng bao giờ về được.
Hồi tháng 11 vừa qua Tôi cũng về quê nhưng không có dịp để đi đóng cỗ. Vi đi xa mới về nên cũng phải làm vài mâm để cúng ông bà chú bác và mời bà con lại chung vui một bữa mừng cho thằng cháu từ Miền Nam ra thăm quê.
tất nhiên gặp mặt những người bà con như vậy rất xúc động vì lâu lâu mới có dịp về thăm quê được gặp mặt bà con nội tộc.
Ông bà nội và chú, bác tôi đều đã mất nên có dịp về thăm là phải ra đồng để chào ông bà, bác, chú. Đốt nén nhang, tiền vàng để cho ông bà có tiền xài.
Nói chung là tinh thần họ mạc không thể bị mất đi được trước những thay đổi của cuộc sống.