Hôm qua, nước Mỹ và nhiều nơi trên thế giới đã tổ chức kỷ niệm đúng tròn 10 năm vụ thảm sát 11/9/2001 tại New York (Mỹ).
Vụ thảm sát làm cả thế giới kinh hoàng:Ngày 11/9/2001, lần lượt vào thời điểm 8h46, 9h03, 9h30 và 10h03 - bốn chiếc máy bay do bọn khủng bố khống chế đã đâm vào tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới tại khu Ground Zero ở New York (Mỹ).
Cuộc tấn công đã phá hủy hoàn toàn hai tòa tháp và làm 2.977 người đang làm việc tại đó bị thiệt mạng. Vụ thảm sát đã đưa "bầu trời xanh hoàn hảo" của New York đã biến thành màu đen bởi các vụ khủng bố kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Để khắc phục hậu quả, nước Mỹ và chính quyền thành phố New York đã phải huy động 50.000 người, bao gồm các nhân viên cứu hỏa, cảnh sát, y tế, công nhân xây dựng, nhân viên vệ sinh, môi trường và những người tình nguyện đến hiện trường để khắc phục những hậu quả do bọn khủng bố gây ra. Theo thống kê của các ngành chức năng ở Mỹ công bố thì ngoài các nạn nhân bị chết và mất tích do bọn khủng bố gây ra còn hơn 300 lính cứu hỏa, các nhân viên y tế và 817 người tham gia dọn dẹp đống đổ nát đã chết. Trong số đó có 1/3 số người chết vì chứng bệnh ung thư dạ dày, gan, phổi, họng. Hơn 30 người tự tử do bế tắc về cuộc sống và sức khỏe. Theo Sở Y tế New York thì trong số 19.000 người tham gia cứu hộ ngày 11/9 hiện đang gặp trục trặc về sức khỏe, cứ 8 người lại có một người bị chấn thương về tâm lý. Từ thực trạng ấy, Hội đồng Lao động và một số nghị sĩ thành phố New York đã có bản kiến nghị lên Quốc hội xem xét thông qua dự án luật về sức khỏe và bồi thường vụ 11/9.
Kỷ niệm mười năm vụ thảm sát: Ngày 11/9/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng cựu tổng thống George W. Bush đã tham dự buổi lễ kỷ niệm chính sự kiện 11/9 tại khu Ground Zero, nơi từng tọa lạc tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới ở thành phố New York. Buổi lễ diễn ra trong tình trạng an ninh được thắt chặt. Cảnh sát dùng rào chắn bằng sắt để phong tỏa những con đường gần khu vực này. Tại hai thành phố New York và thủ đô Washington, mọi xe cỡ lớn tới đường hầm và cầu đều bị kiểm tra nghiêm ngặt. Đứng phía sau kính chắn đạn, ông Obama đọc một đoạn trong Kinh thánh sau khi mọi người dành một phút mặc niệm vào 8h46' giờ New York, thời điểm chiếc máy bay đầu tiên lao vào WTC đúng 10 năm trước. An ninh được siết chặt do tổ chức khủng bố Al-Qaeda đe dọa tấn công trong buổi lễ kỷ niệm ngày 11/9. Trên khắp nước Mỹ, người dân cầu nguyện trong các nhà thờ và đặt hoa hồng trước các đồn cứu hỏa. Người dân ở những nơi khác trên thế giới cũng tưởng nhớ vụ 11/9 theo cách tương tự.
Nước Mỹ sau 10 năm bị khủng bố: Vụ khủng bố đã kéo nước Mỹ lao vào hai cuộc chiến tranh hao người, tốn của ở Afghanistan và Iraq. Cũng giống như cuộc chiến tranh ở Việt Nam trước đây, tại hai cuộc chiến này, nước Mỹ đã phải trả giá bằng 6.000 sinh mạng và chi ra một món tiền khổng lồ lên đến hàng nghìn tỷ USD; trong đó chi cho các hoạt động quân sự ở Iraq hơn 700 tỷ USD và hơn 200 tỷ ở Afghanistan. Chi phí cho các hoạt động quân sự tại 2 chiến trường này trên thực tế đang tăng theo cấp số nhân với mức tăng trung bình từ 93 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2003 - 2005 lên 120 tỷ USD năm 2006 và 187 tỷ USD năm 2008. Ngoài ra, nước Mỹ còn phải chi 51 tỷ USD cho các hoạt động ngoại giao và viện trợ cho Iraq, Afghanistan và các nước đang cùng hội, cùng thuyền với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố; trong đó 16 tỷ USD đã được chuyển giao cho quỹ tái thiết Iraq...
Sau vụ khủng bố 11/9/2001, một bộ mới đã được hình thành trong Chính phủ Mỹ. Đó là Bộ An ninh nội địa, với chi phí để nuôi bộ máy của bộ này mỗi năm cũng ngốn của ngân sách Mỹ hết 40 tỷ USD. Tuy vậy, qua các cuộc điều tra xã hội cho thấy: Một nửa số người dân Mỹ vẫn tin rằng, 2 cuộc chiến tranh do Mỹ phát động tại Iraq và Afghanistan đã làm cho số phần tử cực đoan và khủng bố không những không giảm mà còn tăng lên. Tình hình trên đã làm cho cuộc sống của người dân Mỹ đã bị đảo lộn. Kết quả một cuộc điều tra của Đài Truyền hình SBC và Thời báo New York cho thấy chỉ có 1/3 số người được hỏi nói rằng, cuộc sống của người Mỹ về cơ bản đã trở lại bình thường; trong khi gần một nửa lại cho rằng, cuộc sống bình thường mới trở lại một phần và khoảng 20% số người được hỏi lại nói cuộc sống cũ chưa trở lại.
Nước Mỹ cần nhìn lại mình: Các nhà phân tích cho rằng, trong 10 năm qua, mặc dù Mỹ thu được một số thành công nhất định, nhưng những vụ tiến công khủng bố trên phạm vi toàn cầu không hề giảm mà còn có xu hướng gia tăng. Tình hình an ninh thế giới chưa được cải thiện mang tính căn bản, mà ngược lại, thế giới ngày càng mất an toàn hơn. Dư luận cho rằng, điều đó có liên quan chặt chẽ với chính sách đối ngoại của Mỹ. Đối mặt tình hình chống khủng bố hiện nay, Mỹ có lẽ cần tư duy và xem xét lại quan niệm giá trị đằng sau chính sách đối ngoại của mình.
Việc Mỹ phát động chiến tranh ở Trung Đông đã làm mất đi thế cân bằng chiến lược ở khu vực này. Kết quả là: tâm lý chống Mỹ lên cao trong thế giới Arab. Sau cuộc chiến tranh ở Iraq, Iran ngày càng có ảnh hưởng ở Trung Đông, và vai trò điều phối của Mỹ trong cuộc xung đột giữa người Palestine và người Israel giảm hẳn. Ngoài ra, cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ đã khiến chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan phát triển mạnh hơn. Sau sự kiện 11-9, những phản ứng của Mỹ đã khiến quan hệ giữa Washington và thế giới Arab trở nên phức tạp hơn. Sự kiện 11/9 đã ảnh hưởng sâu sắc đến vị thế của Mỹ trên thế giới, và dư âm của nó vẫn còn kéo dài đến nay.
Các nhà phân tích cho rằng, bài học lớn nhất của Mỹ là “lạm dụng” vũ lực, tự ý mở rộng đối tượng tiến công trong cuộc chiến chống khủng bố, khiến Mỹ sa lầy tại nhiều nơi.
Sự kiện 11/9 cũng làm thay đổi trọng điểm trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Trước khi xảy ra vụ khủng bố nói trên, những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Chính quyền Bush là chú trọng mối quan hệ với những nước lớn như Trung Quốc, Nga, tiến trình hoà bình Trung Đông, xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa và việc đối phó với cái mà Mỹ gọi là “trục ma quỷ”. Nhưng sau sự kiện 11/9, Chính phủ Mỹ lại ra sức tiến hành chiến lược chống khủng bố theo chủ nghĩa đơn phương và sẵn sàng “đánh đòn phủ đầu”. Rõ ràng, trọng điểm trong chính sách đối ngoại của Mỹ đã dịch chuyển sang đối phó các mối đe doạ của chủ nghĩa khủng bố trên phạm vi toàn cầu, trong đó có tổ chức khủng bố Al Qaeda. Những điều mà Washington muốn là: luôn là quốc gia đứng đầu thế giới; luôn lãnh đạo thế giới; có ưu thế quân sự tuyệt đối; sẵn sàng hành động đơn phương trong điều kiện cần thiết… Những điều đó không hề thay đổi trong nội hàm chính sách đối ngoại của Mỹ.
Các nhà phân tích cho rằng, người Mỹ cần xem xét lại về sự “ngạo mạn” của mình bên cạnh việc khẳng định giá trị quan kiểu Mỹ. Ngoài ra, Mỹ cần thừa nhận rằng bản thân nước Mỹ đang là khởi nguồn của sự phẫn nộ trong thế giới Arab. Mười năm sau vụ khủng bố 11/9, Mỹ ngoài việc xem xét lại chính sách chống khủng bố của mình, còn phải suy nghĩ về lịch sử và giá trị quan của chính sách đối ngoại mà họ đang theo đuổi với câu châm ngôn “ngươi không đụng đến ta thì ta sẽ không đụng đến ngươi!”.
Vụ thảm sát làm cả thế giới kinh hoàng:Ngày 11/9/2001, lần lượt vào thời điểm 8h46, 9h03, 9h30 và 10h03 - bốn chiếc máy bay do bọn khủng bố khống chế đã đâm vào tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới tại khu Ground Zero ở New York (Mỹ).
Cuộc tấn công đã phá hủy hoàn toàn hai tòa tháp và làm 2.977 người đang làm việc tại đó bị thiệt mạng. Vụ thảm sát đã đưa "bầu trời xanh hoàn hảo" của New York đã biến thành màu đen bởi các vụ khủng bố kinh hoàng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Để khắc phục hậu quả, nước Mỹ và chính quyền thành phố New York đã phải huy động 50.000 người, bao gồm các nhân viên cứu hỏa, cảnh sát, y tế, công nhân xây dựng, nhân viên vệ sinh, môi trường và những người tình nguyện đến hiện trường để khắc phục những hậu quả do bọn khủng bố gây ra. Theo thống kê của các ngành chức năng ở Mỹ công bố thì ngoài các nạn nhân bị chết và mất tích do bọn khủng bố gây ra còn hơn 300 lính cứu hỏa, các nhân viên y tế và 817 người tham gia dọn dẹp đống đổ nát đã chết. Trong số đó có 1/3 số người chết vì chứng bệnh ung thư dạ dày, gan, phổi, họng. Hơn 30 người tự tử do bế tắc về cuộc sống và sức khỏe. Theo Sở Y tế New York thì trong số 19.000 người tham gia cứu hộ ngày 11/9 hiện đang gặp trục trặc về sức khỏe, cứ 8 người lại có một người bị chấn thương về tâm lý. Từ thực trạng ấy, Hội đồng Lao động và một số nghị sĩ thành phố New York đã có bản kiến nghị lên Quốc hội xem xét thông qua dự án luật về sức khỏe và bồi thường vụ 11/9.
Kỷ niệm mười năm vụ thảm sát: Ngày 11/9/2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng cựu tổng thống George W. Bush đã tham dự buổi lễ kỷ niệm chính sự kiện 11/9 tại khu Ground Zero, nơi từng tọa lạc tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới ở thành phố New York. Buổi lễ diễn ra trong tình trạng an ninh được thắt chặt. Cảnh sát dùng rào chắn bằng sắt để phong tỏa những con đường gần khu vực này. Tại hai thành phố New York và thủ đô Washington, mọi xe cỡ lớn tới đường hầm và cầu đều bị kiểm tra nghiêm ngặt. Đứng phía sau kính chắn đạn, ông Obama đọc một đoạn trong Kinh thánh sau khi mọi người dành một phút mặc niệm vào 8h46' giờ New York, thời điểm chiếc máy bay đầu tiên lao vào WTC đúng 10 năm trước. An ninh được siết chặt do tổ chức khủng bố Al-Qaeda đe dọa tấn công trong buổi lễ kỷ niệm ngày 11/9. Trên khắp nước Mỹ, người dân cầu nguyện trong các nhà thờ và đặt hoa hồng trước các đồn cứu hỏa. Người dân ở những nơi khác trên thế giới cũng tưởng nhớ vụ 11/9 theo cách tương tự.
Nước Mỹ sau 10 năm bị khủng bố: Vụ khủng bố đã kéo nước Mỹ lao vào hai cuộc chiến tranh hao người, tốn của ở Afghanistan và Iraq. Cũng giống như cuộc chiến tranh ở Việt Nam trước đây, tại hai cuộc chiến này, nước Mỹ đã phải trả giá bằng 6.000 sinh mạng và chi ra một món tiền khổng lồ lên đến hàng nghìn tỷ USD; trong đó chi cho các hoạt động quân sự ở Iraq hơn 700 tỷ USD và hơn 200 tỷ ở Afghanistan. Chi phí cho các hoạt động quân sự tại 2 chiến trường này trên thực tế đang tăng theo cấp số nhân với mức tăng trung bình từ 93 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2003 - 2005 lên 120 tỷ USD năm 2006 và 187 tỷ USD năm 2008. Ngoài ra, nước Mỹ còn phải chi 51 tỷ USD cho các hoạt động ngoại giao và viện trợ cho Iraq, Afghanistan và các nước đang cùng hội, cùng thuyền với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố; trong đó 16 tỷ USD đã được chuyển giao cho quỹ tái thiết Iraq...
Sau vụ khủng bố 11/9/2001, một bộ mới đã được hình thành trong Chính phủ Mỹ. Đó là Bộ An ninh nội địa, với chi phí để nuôi bộ máy của bộ này mỗi năm cũng ngốn của ngân sách Mỹ hết 40 tỷ USD. Tuy vậy, qua các cuộc điều tra xã hội cho thấy: Một nửa số người dân Mỹ vẫn tin rằng, 2 cuộc chiến tranh do Mỹ phát động tại Iraq và Afghanistan đã làm cho số phần tử cực đoan và khủng bố không những không giảm mà còn tăng lên. Tình hình trên đã làm cho cuộc sống của người dân Mỹ đã bị đảo lộn. Kết quả một cuộc điều tra của Đài Truyền hình SBC và Thời báo New York cho thấy chỉ có 1/3 số người được hỏi nói rằng, cuộc sống của người Mỹ về cơ bản đã trở lại bình thường; trong khi gần một nửa lại cho rằng, cuộc sống bình thường mới trở lại một phần và khoảng 20% số người được hỏi lại nói cuộc sống cũ chưa trở lại.
Nước Mỹ cần nhìn lại mình: Các nhà phân tích cho rằng, trong 10 năm qua, mặc dù Mỹ thu được một số thành công nhất định, nhưng những vụ tiến công khủng bố trên phạm vi toàn cầu không hề giảm mà còn có xu hướng gia tăng. Tình hình an ninh thế giới chưa được cải thiện mang tính căn bản, mà ngược lại, thế giới ngày càng mất an toàn hơn. Dư luận cho rằng, điều đó có liên quan chặt chẽ với chính sách đối ngoại của Mỹ. Đối mặt tình hình chống khủng bố hiện nay, Mỹ có lẽ cần tư duy và xem xét lại quan niệm giá trị đằng sau chính sách đối ngoại của mình.
Việc Mỹ phát động chiến tranh ở Trung Đông đã làm mất đi thế cân bằng chiến lược ở khu vực này. Kết quả là: tâm lý chống Mỹ lên cao trong thế giới Arab. Sau cuộc chiến tranh ở Iraq, Iran ngày càng có ảnh hưởng ở Trung Đông, và vai trò điều phối của Mỹ trong cuộc xung đột giữa người Palestine và người Israel giảm hẳn. Ngoài ra, cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ đã khiến chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan phát triển mạnh hơn. Sau sự kiện 11-9, những phản ứng của Mỹ đã khiến quan hệ giữa Washington và thế giới Arab trở nên phức tạp hơn. Sự kiện 11/9 đã ảnh hưởng sâu sắc đến vị thế của Mỹ trên thế giới, và dư âm của nó vẫn còn kéo dài đến nay.
Các nhà phân tích cho rằng, bài học lớn nhất của Mỹ là “lạm dụng” vũ lực, tự ý mở rộng đối tượng tiến công trong cuộc chiến chống khủng bố, khiến Mỹ sa lầy tại nhiều nơi.
Sự kiện 11/9 cũng làm thay đổi trọng điểm trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Trước khi xảy ra vụ khủng bố nói trên, những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Chính quyền Bush là chú trọng mối quan hệ với những nước lớn như Trung Quốc, Nga, tiến trình hoà bình Trung Đông, xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa và việc đối phó với cái mà Mỹ gọi là “trục ma quỷ”. Nhưng sau sự kiện 11/9, Chính phủ Mỹ lại ra sức tiến hành chiến lược chống khủng bố theo chủ nghĩa đơn phương và sẵn sàng “đánh đòn phủ đầu”. Rõ ràng, trọng điểm trong chính sách đối ngoại của Mỹ đã dịch chuyển sang đối phó các mối đe doạ của chủ nghĩa khủng bố trên phạm vi toàn cầu, trong đó có tổ chức khủng bố Al Qaeda. Những điều mà Washington muốn là: luôn là quốc gia đứng đầu thế giới; luôn lãnh đạo thế giới; có ưu thế quân sự tuyệt đối; sẵn sàng hành động đơn phương trong điều kiện cần thiết… Những điều đó không hề thay đổi trong nội hàm chính sách đối ngoại của Mỹ.
Các nhà phân tích cho rằng, người Mỹ cần xem xét lại về sự “ngạo mạn” của mình bên cạnh việc khẳng định giá trị quan kiểu Mỹ. Ngoài ra, Mỹ cần thừa nhận rằng bản thân nước Mỹ đang là khởi nguồn của sự phẫn nộ trong thế giới Arab. Mười năm sau vụ khủng bố 11/9, Mỹ ngoài việc xem xét lại chính sách chống khủng bố của mình, còn phải suy nghĩ về lịch sử và giá trị quan của chính sách đối ngoại mà họ đang theo đuổi với câu châm ngôn “ngươi không đụng đến ta thì ta sẽ không đụng đến ngươi!”.