Vừa qua, chỉ trong một thời gian ngắn đã liên tiếp xảy ra hàng loạt những vụ việc bê bối ở các bệnh viện trong ngành Y tế. Những sự việc đó chắc chắn không phải là ngẫu nhiên, trùng hợp mà là một thực tế phản ánh một thực trạng ngành Y tế của nước ta đang có vấn đề; đó là mới nói về phần nổi của tảng băng chìm, còn sự thật? Chính vì vậy, người quản lý Ngành, Nhà nước cần nhìn thẳng vào sự thật, phải khẩn trương có những biện pháp hữu hiệu nhất để trấn chỉnh, cải tổ và đổi mới hoạt động của Ngành này.
Một ngành đặc thù: Có lẽ trong các nghề, nghề được đào tạo được gắn liền với chức danh như thầy giáo, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ... thì cái chức danh "bác sĩ" luôn được tôi và mọi người dành cho một tình cảm trân trọng nhất, bởi đó là những người học rất giỏi, phải thi đạt điểm rất cao mới đỗ vào trường, được đào tạo kỹ càng với thời gian dài nhất, thực hành kỹ càng nhất... Và khi ra trường, trước khi hành nghề phải đọc một lời thề trang trọng của một tiền bối ngành Y về Y Đức. Với một tiền đề tốt như vậy, thầy thuốc nói chung và bác sĩ nói riêng lẽ ra luôn phải là những người cao quí nhất trong một Ngành cao quý nhất???
Vậy mà ngành Y ở Việt Nam mình, trong những năm gần đây đã và đang bộc lộ những vấn đề nổi cộm không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn trực tiếp gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người dân ở các bệnh viện, cơ sở y tế... Thực tế đáng buồn, đáng phải bàn trên phải chăng là do Y đức bị xuống cấp trầm trọng, hay là do công tác quản lý vĩ mô ngành Y có vấn đề? hay là cả hai?
Tiêu cực tràn lan xảy ra ở rất nhiều bệnh viện, cơ sở y tế khám chữa bệnh, thể hiện ở việc Y đức xuống cấp, thái độ phục vụ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm của người thầy thuốc đối với bệnh nhân... đã gây nên những hậu quả khôn lường, thậm chí không thể tưởng tượng nổi: Như việc tiêm kháng sinh gây ra cái chết của 3 cháu bé sơ sinh tại Bệnh viện Hướng Hóa; việc suýt chôn sống cháu bé sơ sinh vì bác sĩ tắc trách ở bệnh viện Bệnh viện đa khoa Quảng Nam; việc bỏ quên gạc, quên dụng cụ giải phẫu trong bụng bệnh nhân ở nhiều bệnh viện mà phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh..., và đặc biệt là vụ bê bối đến khó tin ở Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức trong việc "nhân bản" hơn 1.000 phiếu xét nghiệm máu của bệnh nhân cho hơn 2.000 người trong suốt thời gian gần một năm trời...
Nạn nhận tiền "phong bì" đút lót ở rất nhiều bệnh viện như Phụ sản Trung ương (HN), Việt Đức, Bạch Mai... đã, đang và vẫn cứ diễn ra một cách công khai như một "lẽ phải thông thường"... với cái tên gọi trá hình là quà biếu cảm ơn của gia đình bệnh nhân???
Đầy rẫy những biểu hiện sự quản lý lỏng lẻo của ngành Y ở cả hai lĩnh vực y và dược đã được các phương tiện thông tin đại chúng phản ảnh như tiêu cực trong mở phòng khám tư nhân, phòng khám bệnh không phép, thầy thuốc không chứng chỉ hành nghề của người nước ngoài (Trung quốc)...
Về dược, ở khắp nơi từ thành thị đến nông thôn, hiệu thuốc mọc lên nhan nhản. Ngay ở quê tôi - ngoại thành Hà Nội - trong phạm vi một xóm đã ba bốn hiệu thuốc "tây" mà những hiệu thuốc này đa số hoat động với giấy phép đi thuê; nhân viên bán thuốc chỉ học vội lớp sơ cấp 3 tháng rồi về đứng quầy, bán thuốc không đơn thuốc của bác sĩ, không những thế, những người bán thuốc này luôn luôn kiêm thêm việc chỉ định, tư vấn kê toa thuốc cho người mua. người bán thuốc luôn độc quyền tăng giá vô tội vạ, rồi bán thuốc đã hết hạn sử dụng, thuốc giả...; nạn móc nối giữa thầy thuốc ở trong bệnh viện với các phòng khám bên ngoài, với các hiệu thuốc tư nhân mọc như nấm xung quanh các bệnh viện để ăn chia tiền khám, tiền thuốc của bệnh nhân... Thực tế nguy hại đó đã ngang nhiên tồn tại bấy lâu nay nhưng hầu như chưa thấy người quản lý của Ngành quản lý "đụng chạm" đến. Hỏi người quản lý có biết không? Chắc chắn là họ biết, thậm chí biết rất rõ.
Nếu những bất cập trong ngành Giáo dục đã và đang tác động tiêu cực, sẽ làm ảnh hưởng đến sự học, tương lai và cuộc sống của nhiều người... thì những bê bối trong ngành Y tác động trực tiếp ngay đến sinh mệnh, sự sống của mỗi con người. Nước ta còn nghèo, điều kiện sống, môi trường còn kém nên người dân ốm đau, bệnh tật nhiều. Khó có thể ngày một ngày hai giải quyết dứt điểm được những tiêu cực, nhưng Ngành Y cần phải có chính sách để cải tổ, sửa ngay lỗi hệ thống; cần có giải pháp cụ thể về quản lý nhà nước và con người. Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở y tế trong việc khám chữa bệnh; thắt chặt quản lý trong kinh doanh thuốc chữa bệnh. Cần tăng cường giáo dục y đức từ trong nhà trường, quản lý giám sát chặt chẽ việc thực hiện y đức khi hành nghề.
Một ngành đặc thù: Có lẽ trong các nghề, nghề được đào tạo được gắn liền với chức danh như thầy giáo, kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ... thì cái chức danh "bác sĩ" luôn được tôi và mọi người dành cho một tình cảm trân trọng nhất, bởi đó là những người học rất giỏi, phải thi đạt điểm rất cao mới đỗ vào trường, được đào tạo kỹ càng với thời gian dài nhất, thực hành kỹ càng nhất... Và khi ra trường, trước khi hành nghề phải đọc một lời thề trang trọng của một tiền bối ngành Y về Y Đức. Với một tiền đề tốt như vậy, thầy thuốc nói chung và bác sĩ nói riêng lẽ ra luôn phải là những người cao quí nhất trong một Ngành cao quý nhất???
Vậy mà ngành Y ở Việt Nam mình, trong những năm gần đây đã và đang bộc lộ những vấn đề nổi cộm không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn trực tiếp gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của người dân ở các bệnh viện, cơ sở y tế... Thực tế đáng buồn, đáng phải bàn trên phải chăng là do Y đức bị xuống cấp trầm trọng, hay là do công tác quản lý vĩ mô ngành Y có vấn đề? hay là cả hai?
Tiêu cực tràn lan xảy ra ở rất nhiều bệnh viện, cơ sở y tế khám chữa bệnh, thể hiện ở việc Y đức xuống cấp, thái độ phục vụ thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm của người thầy thuốc đối với bệnh nhân... đã gây nên những hậu quả khôn lường, thậm chí không thể tưởng tượng nổi: Như việc tiêm kháng sinh gây ra cái chết của 3 cháu bé sơ sinh tại Bệnh viện Hướng Hóa; việc suýt chôn sống cháu bé sơ sinh vì bác sĩ tắc trách ở bệnh viện Bệnh viện đa khoa Quảng Nam; việc bỏ quên gạc, quên dụng cụ giải phẫu trong bụng bệnh nhân ở nhiều bệnh viện mà phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh..., và đặc biệt là vụ bê bối đến khó tin ở Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức trong việc "nhân bản" hơn 1.000 phiếu xét nghiệm máu của bệnh nhân cho hơn 2.000 người trong suốt thời gian gần một năm trời...
Nạn nhận tiền "phong bì" đút lót ở rất nhiều bệnh viện như Phụ sản Trung ương (HN), Việt Đức, Bạch Mai... đã, đang và vẫn cứ diễn ra một cách công khai như một "lẽ phải thông thường"... với cái tên gọi trá hình là quà biếu cảm ơn của gia đình bệnh nhân???
Đầy rẫy những biểu hiện sự quản lý lỏng lẻo của ngành Y ở cả hai lĩnh vực y và dược đã được các phương tiện thông tin đại chúng phản ảnh như tiêu cực trong mở phòng khám tư nhân, phòng khám bệnh không phép, thầy thuốc không chứng chỉ hành nghề của người nước ngoài (Trung quốc)...
Về dược, ở khắp nơi từ thành thị đến nông thôn, hiệu thuốc mọc lên nhan nhản. Ngay ở quê tôi - ngoại thành Hà Nội - trong phạm vi một xóm đã ba bốn hiệu thuốc "tây" mà những hiệu thuốc này đa số hoat động với giấy phép đi thuê; nhân viên bán thuốc chỉ học vội lớp sơ cấp 3 tháng rồi về đứng quầy, bán thuốc không đơn thuốc của bác sĩ, không những thế, những người bán thuốc này luôn luôn kiêm thêm việc chỉ định, tư vấn kê toa thuốc cho người mua. người bán thuốc luôn độc quyền tăng giá vô tội vạ, rồi bán thuốc đã hết hạn sử dụng, thuốc giả...; nạn móc nối giữa thầy thuốc ở trong bệnh viện với các phòng khám bên ngoài, với các hiệu thuốc tư nhân mọc như nấm xung quanh các bệnh viện để ăn chia tiền khám, tiền thuốc của bệnh nhân... Thực tế nguy hại đó đã ngang nhiên tồn tại bấy lâu nay nhưng hầu như chưa thấy người quản lý của Ngành quản lý "đụng chạm" đến. Hỏi người quản lý có biết không? Chắc chắn là họ biết, thậm chí biết rất rõ.
Nếu những bất cập trong ngành Giáo dục đã và đang tác động tiêu cực, sẽ làm ảnh hưởng đến sự học, tương lai và cuộc sống của nhiều người... thì những bê bối trong ngành Y tác động trực tiếp ngay đến sinh mệnh, sự sống của mỗi con người. Nước ta còn nghèo, điều kiện sống, môi trường còn kém nên người dân ốm đau, bệnh tật nhiều. Khó có thể ngày một ngày hai giải quyết dứt điểm được những tiêu cực, nhưng Ngành Y cần phải có chính sách để cải tổ, sửa ngay lỗi hệ thống; cần có giải pháp cụ thể về quản lý nhà nước và con người. Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ sở y tế trong việc khám chữa bệnh; thắt chặt quản lý trong kinh doanh thuốc chữa bệnh. Cần tăng cường giáo dục y đức từ trong nhà trường, quản lý giám sát chặt chẽ việc thực hiện y đức khi hành nghề.