Người em nuôi của đại tướng võ nguyên giáp

khuatcaobac

Administrator
5 Tháng một 2010
37
0
0
c3phuctho.edu.vn
Hồi ký


Tháng 12 - 1959 tôi lên Ngân Sơn một huyện vùng cao tỉnh Bắc Cạn. Đến nay 2009 - vừa đúng

năm mươi năm. Trước năm 1945 Bắc Cạn nằm trong chiến khu Việt Bắc gồm các tỉnh Cao Bằng,

Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên gọi tắt là Cao, Bắc, Lạng, Hà, Tuyên,

Thái, và Ngân Sơn là một huyện trong tỉnh Bắc Cạn dĩ nhiên cũng là một cái nôi của cách mạng.

Về sau chiến khu thành khu tự trị Việt Bắc. Nơi tôi đến đầu tiên là gia đình ông Gia Việt Tiến có

hai người con là Gia Việt Toản và Gia Việt Tấn, cả nhà đều tham gia cách mạng. Người con thứ

hai Gia Việt Tấn về sau làm trưởng Ty Văn Hóa Bắc Cạn. Ông già Gia Việt Tiến biết tôi đi tìm hiểu

con đường của Bác và Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Từ Pá Bó - Cao Bằng xuống đề sau đó vế Tân

Trào ông kể:

- Bác về Ngân Sơn và ngủ lại tại nhà ông Nông Quốc Chấn ở Hoàng Phài. Sau đó Bác qua Hồ Ba

Bể, về chợ Đồn và đến Tuyên Quang. Còn ông Giáp sau khi diệt hai đồn Phai Khắt và Nà Ngấn

cũng về theo con đường này. Thời ấy đang bí mật, quan châu vẫn đang còn. Quân của ông Giáp

phải đi đêm. Gặp ngày Tết, chúng tôi tiếp tế cho bộ đội, bằng cách để mâm cỗ đầy bánh chưng

trước cửa. Nhà chúng tôi ở như dãy phố, nên nhà nào cũng vậy. Chúng tôi là dân tộc Nùng, cũng

ăn tết theo âm lịch. Và đoàn quân kéo qua trước nhà cứ việc lấy bánh chưng “cúng” cho vào ba

lô hay tay nải. Tôi còn gặp “kẻ Giáp” - ông nói (kẻ - người già hoặc người được tôn trọng). Ông

ta bắt tay tôi và ông “khùa” (cười) khục khục… Và hai thằng con tôi cùng đi theo luôn. Sau đó

ông đi về phía Khuổi Sặt… Và liên lạc đã đưa tôi về Khuổi Sặt. Đi qua những rừng già và đồi

tranh ngập thân người. Chúng tôi vào nhà bà mẹ Nải - thường gọi theo tên còn là bà Nhất –

Bàn Văn Nhất. Người dân tộc Mán tiền. Dân tộc Mán tiền sau này dân tộc học định danh lại là

Dao tiền. Có nhiều ngành người Dao, Dao đỏ, Dao tiền, Dao quần chẹt, Dao Pà thẻn…

Gọi là Dao Tiền (Mán) vì người phụ nữ thường đeo bảy đồng tiền ở cổ. Truyền thuyết kể rằng

người Dao đỏ la vợ cả, còn Dao tiền là vợ lẽ. Nên người vợ cả có nhiều thì giờ ăn mặc diêm dúa,

đẹp đẽ hơn, áo có nhiều bông hoa đỏ, và quần thêu từ dưới lên đến nửa ống. Còn vợ lẽ chỉ mặc

váy ngắn vẽ sáp nhuộm chàm không có thêu thùa bao nhiêu. Về sau, chồng thương cho bảy

đồng tiền, nên luôn luôn đeo vào cổ và giấu vào trong áo. Còn váy thì lấy sáp đun chảy rồi

dùng que vẽ lên hình gấp khúc lại đem nhuộm chàm. Sáp gặp nước sôi khi nhuộm bỉ chảy ra

thành hình chữ chi dưới gấu váy và những vệt ngang bay vệt tròn, và cả tiếng hát của người

Dao tiền cũng có vẻ buồn hơn người Dao đỏ, tất nhiên đấy là truyền thuyết. Người Dao tiền

sống gần xen lẫn với người Tày, nên tiếng nói ban đầu cũng bi lai tiếng Tày. Ví dụ người Dao đỏ

nói nhận háng (ăn sáng) nhận đom (ăn chiều) thì người Dao tiền nói (nhận ngài (ăn sáng) nhận

piêu (ăn chiều)….) và nhiều tiếng khác nữa…


Bà Nải ở với con trai là Bàn Văn Nhất. Anh đang đi làm rẫy, mẹ ở nhà kéo sợi. Ngôi nhà tuềnh

toàng, phên tre thưa, nhìn được ra cả bên ngoài. Trong nhà không có đồ đạc gì nhiều, ngoài cái

bàn thờ kê ở giữa có một bát hương. Bà đang ngồi quay sợi. Bộ áo quần rách xơ mướp đầu đội

chiếc khăn trắng đã cũ. Người liên lạc giới thiệu tôi với bà. Bà bảo “mai hiu coong xuôi” (không

biết nói tiếng xuôi) bà không biết cả tiếng kinh và tiếng Tày - một thứ tiếng phổ biến vùng Việt

Bắc. Một chốc anh Bàn Văn Nhất về, vai vác cuốc, cầm cán bắng tay phải. Anh mặc bộ áo quần

dân tộc màu chàm đã bạc màu. Bây giờ người liên lac giới thiệu tôi với anh Nhất. Anh chào tôi

bằng tiếng kinh. Thì ra anh nói được cả tiếng Kinh và tiếng Tày. Thì ra anh nói được tiếng Kinh và

cả tiếng Tày, tất nhiên là cả tiếng Dao là tiếng dân tộc anh. Anh khoảng 30 tuổi, đã là một đảng

viên và cán bộ xã. Anh nói với bà mẹ mấy câu bằng tiếng của mẹ, rồi anh cùng anh liên lạc xã

đưa tôi đi thăm khu rừng Khuổi Sặt - Rừng rất rậm, đầy cây to, bóng lá che kín không thấy cả tia

nắng lọt xuống nền đất ẩm mục. Mặt đất đầy lá cây dong ta thường gói bánh chưng và mây gai.

Anh dẫn đến một con suối cạn giống như một cái mương thủy lợi sâu lút người. Tôi cùng anh


bước xuống và đi dọc một đoạn. Đôi bờ được xếp đá trái đều đặn như được đắp không biết do

bàn tay con người hay tự nhiên, nhưng rêu xanh bám nhìn như hai bức tường xanh hai bên. Tôi


cảm thấy như sờ sợ những rắn rết lẩn khuất đâu đó. Con suối cạn chạy hút sâu vào rừng không

biết đến tận đâu. Tôi chú ý đến anh Nhất, trong tay phải cầm con dao, nhưng khi bước xuống

hay lên bờ suối, anh chỉ dùng có một tay phải để chống xuống đất, hay gạt một cành cây. Hình

như anh không dùng đến tay trái. Tay ấy chỉ buông thỏng, trông cũng có vẻ mềm oặt. Anh cho


tôi biết đấy là khoảng suối mà “anh Văn tôi” - tức đồng chí đại tướng Võ Nguyên Giáp luyện

quân đấy. Anh Văn ở nhà tôi mẹ tôi nuôi anh Văn. Tôi lúc ấy mới chỉ mười bốn, mười lăm tuổi thôi

nên thường theo mẹ mang cơm nươc ra cho Anh và các đồng chí. Che mắt địch mẹ tôi cứ để cơm

vào hai ống bương giả vờ đi gánh nước. Mẹ tôi cùng tôi lo canh gác hai ba mặt để đồng chí huấn

luyện cho đội quân cách mạng và tôi lớn dần lên, mẹ con tôi vẫn ở nguyên trên đời, với ngôi nhà

bây giờ đấy và tôi được đi học ở xã, ở huyện rồi trở thành cán bộ xã và được kết nạp vào Đảng.

Hai mẹ con tôi vẫn làm rẫy, đi rừng, sống bình thường như những người dân trong bản, thiếu

thốn và khó khăn, nhà cửa vẫn mái tranh, liếp nứa như đồng chí đã thấy. Nhưng cách đây vài

năm, một lần tôi đi rừng chặt cây, đã bị một tai nạn. Tôi đang chặt một cây to-để làm rẫy mà lúc

này chúng tôi chưa biết làm lúa nước đâu, thì bị cái cây ấy đổ xuống đè gãy cánh tay trái. Tôi đã

từng quen hạ những cây như thế. Thường dân tộc chúng tôi nói khi nào cây đổ thì “nó phải nhai

gạo đôm đốp” đã rồi chạy xa cũng kịp. Nhưng lần ấy, cũng như thế, chặt gần hết thân cây và

cũng chờ cây “nhai gạo đôm đốp” để chạy, không ngờ nó đổ ngay không kịp “nhai gạo” và đã

đè lên cánh tay trái của tôi. Tôi kêu lên, mọi người gần đấy chạy xô đến, khiêng tôi về trạm y tế

xã. Họ băng bó cho tôi và họ báo lên tỉnh. Tỉnh biết gia đình tôi là gia đình ân nhân cách mạng

nên cho xe về đón tôi lên bệnh viện tỉnh. Ở tỉnh tất nhiên tốt hơn ở xã nhiều. Và bấy giờ tôi đã

tỉnh. Các đồng chí ở tỉnh ủy và ủy ban đến thăm tôi. Có đồng chí đề nghị chở tôi về Trung ương

để Đại tướng Võ Nguyên Giáp “anh nuôi tôi” - giúp đỡ. Ai cũng bảo “về Trung ương có điều kiện

nhiều, bên cạnh “Anh Văn” anh sẽ cho chăm sóc đầy đủ, kể cả nếu cần anh còn cho đi Liên Xô,

Trung Quốc để chữa…


Nhưng tôi đã thưa thật:


- Thưa các đồng chí, xin các đồng chí cho tôi ở đây thôi. Anh Văn còn bận nhiều việc, còn lo cho


cả hàng vạn người - tức quân đội - một mình tôi nỡ đâu làm phiền đến anh, đến công việc của

nhà nước, mẹ tôi và tôi trước đây có đóng góp công việc của cách mạng, cũng chỉ là chuyện


thường như những người dân chúng ta. Xin cho tôi được chữa ở tỉnh thôi! Dù bao nhiều lời

khuyên, tôi cũng cố chối từ và tôi nói thêm là “xin các đồng chí đừng báo với Đại Tướng!”

Tỉnh ủy, ủy ban đều chấp nhận ý kiến của tôi…



… Khi về đến nhà, ngồi ăn cơm với đồng chí Bàn Văn Nhất, tôi thấy anh ngồi, chân trái co lên,

chân phải xếp nằm, rồi sau đó dùng tay phải nắm bàn tay trái đặt lên đầu gối trái, mới lấy bát

cơm đặt vào. Đúng là cánh tay trái đã chết, chỉ còn nhờ tay phải điều khiển. Bàn tay trái như

một vật hờ để chặn cái bát trên đầu gối, gắp thức ăn, hay và cơm đều nhờ vào bàn tay phải cầm

đũa. Nên khi ăn, phải ghé sát mồm vào bát


Tôi nhìn anh mà cảm động thật tình muốn khóc. Sau đó tôi hỏi anh:


- Thế anh Văn có biết không ?

- Không ! anh trả lời một cách chắc chắn như thế. Vì tỉnh ủy biết tôi là một đảng viên, nên đã

chấp nhận lời hứa là không báo lên với Đại Tướng. Tôi hỏi thêm:

- Thế trong khoảng thời gian san khi “Anh Văn” đi rồi, anh có giúp đỡ gia đình gì không

- Có, hàng năm, anh cũng gửi cho mẹ tôi và tôi áo quần, vải vóc và thư động viên…

Sau khi gặp bà mẹ Nải và anh Bàn Văn Nhất về, tôi đã viết bài thơ:



CẢM ƠN MẸ

( Kính tặng mẹ Nải - thường gọi theo tên

con là Nhất - một ân nhân cách mạng

Ở Khuổi Sặt, Ngân Sơn, Bắc cạn.)



Giọng mẹ rất hiền, rất nhỏ, rất êm

Như tiếng suối rì rầm quanh nương bản

Con đến nơi đây, một chiều rất vắng

Dãy núi Cao Bằng: Phia vác màu sim

- Mẹ là ai, sao cổ có đeo tiền

Chiếc váy cũ chữ “chi” màu chàm sáp nhuộm





Mái nhà mẹ, từ trên cao trông xuống

Lắm mây bay, hun hút những khu rừng

Mẹ nói gì, con chẳng hiểu - bâng khuâng

Dù tiếng mẹ vẫn rất hiền, rất nhỏ !



x

x x



Người con mẹ đã về,

Anh đã nói con nghe;

- Tên mẹ là mẹ nhất,

Ở rừng cao Khuổi Sặt

Mẹ là người dân tộc Mán - tiền (1)

Tủi nhục ngàn xưa, vầng trán vẫn còn in.

Nhưng mẹ đã chọn con đường gian khổ,

Đường bây giờ cách mạng mãi còn ghi

Con đường “đồng chí Văn” (2) từng mở

Cũng là đường đồng chí Nhất đang đi.



x

x x



Mẹ đã từng nuôi đồng chí Văn

Người anh cả của vạn ngàn chiến sĩ

Lời mẹ kể:

- Đồng chí thiếu cơm ăn,

Cơm mẹ gửi trong lòng ống nước,

Mẹ báo trước những bàn chân lũ giặc

Mẹ che mờ mắt cú vọ diều hâu,

Mẹ là đèn thắp sáng giữa đêm sâu

Dây liên lạc nối cung rừng hoang vắng

Thưở cách mạng mới bắt đầu hửng nắng !”



x

x x



Và chiều nay,

Vẫn một chiều Bắc Cạn

Con được ngồi ngắm mẹ lặng quay tơ

Cảm ơn mẹ đã vun trồng cách mạng

Giữ rừng xa, mưa gió những ngày xưa.

Trên phên cũ, ảnh đoàn quân chiến thắng

Đang oai hùng về giải phóng Thủ Đô

Con cảm thấy có Mẹ ngồi chung bóng

Cổ vẫn đeo tiền, và áo váy đã thêu hoa !



T. H

x

x x



1. Mán tiền - bây giờ gọi là dân tộc Dao tiền

2. “Đồng chí Văn” tên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp




Có lẽ tôi cũng không nên bình luận gì thêm về những con người ít học, thiếu trình độ, nghèo khó


như bà Nải, như đồng chí Nhất - “em nuôi” của đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Khuổi Sặt huyện

Ngân Sơn - Bắc Cạn để so sánh với một số người, số cán bộ hiện nay trong cơ chế thị trường

ngày nay luôn tìm cách móc ngoặc, dựa dẫm vào những bậc có quyền lực cấp trên !!!



Tôi biết chắc chắn rằng, đồng chí Nhất chưa từng được gặp Bác Hồ, nhưng qua người học trò

xuất sắc của Bác, đồng chí Nhất cũng được dìu dắt của “Anh Văn” đã có những đức tính cao đẹp,

biết thấy nhiệm vụ mình và có một lương tâm trong sáng tự trọng đáng làm gương cho nhiều
người.

Ghi lại hồi ký này tôi vẫn tràn đầy cảm phục trước những con người tuy nghèo khó, thậm chí gặp

hoạn nạn vẫn giữ cho mình một niềm tin, một cốt cách vững chãi của một đảng viên bình

thường, lại là một đảng viên nơi thâm sơn cùng cốc mà ngày nay chúng ta gọi là vùng sâu -

vùng xa

Không đáng khâm phục sao ?
Tấn Hoài ( theo:diendankienthuc.net)