Nguyên nhân vô sinh ở nam giới

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
48
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Khả năng sinh sản của nam giới[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Khả năng sinh sản của một người đàn ông được phản ảnh qua số lượng, chất lượng tinh trùng và khả năng tình dục của người ấy. Vô sinh thuộc về người đàn ông nếu như khả năng quan hệ tình dục bình thường mà số lượng và chất lượng tinh trùng yếu, không có tinh trùng hoặc không xuất tinh.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Nếu số lượng và chất lượng tinh trùng bình thường nhưng bệnh nhân lại bị rối loạn cương dương, liệt dương mà dân gian vẫn gọi là yếu sinh lý và ảnh hưởng trực tiếp đến việc giao hợp cũng là lý do dẫn đến vô sinh do nam. Nguyên nhân do những bất thường về sinh dục nam như: xuất tinh ngược dòng, lỗ niệu đạo đồ thấp, suy tinh hoàng, tinh hoàn lạc chỗ, teo tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tỉnh.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Khả năng sinh sản nam yêu cầu các điều kiện sau:[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Quá trình sinh tinh bình thường.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Chức năng cương dương tốt và xuất tinh bình thường.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Nội tiết bình thường (đặc biệt là testosterone và FSH).[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Thời điểm giao hợp vào lúc phóng noãn là yếu tố quan trọng để thụ thai. Tinh trùng sống trong dịch nhầy cổ tử cung khoảng 48 - 72 giờ.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tần suất quan hệ tình dục: bình thường của mỗi cặp vợ chồng trung bình từ 3 - 4 lần một tuần.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tinh dịch đồ[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Theo Tổ chức Y tế thế giới, ở người bình thường mỗi lần xuất tinh có trên 2ml tinh dịch màu trắng đục và có trên 20 triệu tinh trùng trong 1ml tinh dịch. Độ pH của tinh dịch từ 7,2-8.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Trong mẫu phân tích tinh dịch đồ qua kính hiển vi, tinh trùng còn được phân theo các mức độ di động như mức độ A là tinh trùng di động tiến tới nhanh. Mức độ B là tinh trùng tiến tới chậm. Mức độ C là tinh trùng có di động nhưng không tiến tới và mức D là tinh trùng không di động.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tinh dịch đồ bình thường, theo Tổ chức Y tế thế giới thì A > 25% hoặc A+B > 50%, tỷ lệ tinh trùng sống phải trên 75%, tỷ lệ tinh trùng có hình dạng bình thường phải trên 30%.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Dựa vào kết quả tinh dịch đồ mà đưa ra được kết luận là tinh dịch đồ bình thường, tinh trùng ít (số lượng tinh trùng ít hơn bình thường), tinh trùng yếu (độ di động của tinh trùng thấp hơn so với bình thường) và không có tinh trùng. Với những mẫu tinh dịch đồ không bình thường, cần phải làm tinh dịch đồ hai lần, mỗi lần cách nhau từ 3 đến 5 ngày. Tinh dịch đồ cũng có thể bị ảnh hưởng nếu như trước khi thử bệnh nhân kiêng xuất tinh quá lâu trên 7 ngày hoặc mới xuất tinh trong vòng 48 giờ hoặc bệnh nhân bị sốt hoặc các bệnh toàn thân khác. Những nghiên cứu gần đây cho thấy đối với những trường hợp tinh trùng yếu thì chỉ nên kiêng xuất tinh khoảng 3 ngày.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Phân loại tinh dịch đồ bất thường theo Tổ chức Y tế thế giới[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tinh trùng ít (Oligospermia): < 20 triệu/ml.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Không có tinh trùng: Azoospermia.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tinh trùng dị dạng (Teratospermia): < 30% hình thái bình thường.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tinh trùng yếu (Asthenospermia): < 50% tinh trùng di động.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tinh dịch có bạch cầu: > 1 triệu bạch cầu/ml.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Nguyên nhân vô sinh nam[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Có ba nhóm nguyên nhân vô sinh nam[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Nguyên nhân trước tinh hoàn (do nội tiết)[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Bệnh của tuyến yên: gây suy sinh dục hypogonadotropic hypogonadism: nồng độ FSH, LH, testosterone đều thấp.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tăng nồng độ androgene nội sinh hoặc ngoại sinh: do sử dụng anabolic steroid, các rối loạn chuyển hoá, hoặc khối u bài tiết androgene.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tăng nồng độ estrogen: suy gan (xơ gan), các khối u bài tiết estrogen, béo phì.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tăng nồng độ PRL: khối u tuyến yên bài tiét PRL, tăng PRL không rõ căn nguyên.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tăng glucocorticoids.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Cường giáp trạng.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]
1243512275-nguyennhanvosinhonam2.jpg
[/FONT]​
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Nguyên nhân tại tinh hoàn[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Các bất thường di truyền, nhiễm sắc thể.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tinh hoàn lạc chỗ: Bình thường có 2 tinh hoàn ở bìu. Nếu bệnh nhân tự sờ thấy chỉ có 1 tinh hoàn hoặc không sờ thấy tinh hoàn thì cần phải đi khám sớm vì có thể bị tinh hoàn lạc chỗ, tinh hoàn nằm trong ổ bụng.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Độc tố: Hoá trị liệu, hút thuốc lá, ma tuý, nghiện rượu, phơi nhiễm với kim loại nặng, các thuốc nhóm sulfamid.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Dãn tĩnh mạch thừng tinh: Số lượng tinh trùng và sự di động của tinh trùng giảm. Tăng sự bất thường về hình thái tinh trùng.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Bất thường về cấu trúc tinh trùng.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Viêm tinh hoàn: Do giang mai, lậu, phong và quai bị. Quai bị sau dậy thì có thể gây teo tinh hoàn. Quá trình teo tinh hoàn do quai bị thường diễn ra từ từ sau khi bị quai bị, do vậy nếu bệnh nhân nam đã dậy thì bị quai bị gây viêm đau tuyến mang tai và viêm đau tinh hoàn thì nên đến khám để được tư vấn trữ tinh trùng để áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản sau này.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Kháng thể kháng tinh trùng: do chấn thương, triệt sản nam.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Ung thư tinh hoàn.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Nguyên nhân sau tinh hoàn[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tắc ống dẫn tinh: không có ống dẫn tinh hai bên bẩm sinh, triệt sản nam, dính do các bệnh lây truyền qua đường tình dục.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Xuất tinh ngược dòng: tinh trùng xuất vào bàng quang.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Không xuất tinh (chấn thương tuỷ, tiểu đường).[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Tinh dịch đồ nên làm 2 lần cách nhau 1 tuần và kiêng giao hợp 3-5 ngày.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Nếu lượng tinh dịch xuất ra ít thì nên tìm tinh trùng trong nước tiểu. Nếu có tinh trùng là do xuất ngược dòng. Nếu không có tinh trùng thì có thể do tắc ống dẫn tinh hoặc không có ống dẫn tinh. Nếu khám tinh hoàn thấy có bất thường thì nên làm siêu âm tinh hoàn để phát hiện ung thư. Nếu xuất tinh với lượng tinh dịch ít, không tìm thấy tinh trùng trong nước tiểu, nồng độ testosterone bình thường thì nên làm siêu âm trực tràng, thường phát hiện tắc một phần hoặc hoàn toàn ống dẫn tinh. Siêu âm bìu không có giá trị nhiều đối với dãn tĩnh mạch thừng tinh.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Hướng điều trị[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Như vậy những nguyên nhân vô sinh nam kể trên đã ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người đàn ông, số lượng và chất lượng của tinh trùng và làm cho cặp vợ chồng khó có con. Tuỳ từng nguyên nhân mà có các phương pháp điều trị phù hợp như điều trị nội khoa, ngoại khoa và các phương pháp hỗ trợ sinh sản.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Điều trị nội khoa: Điều trị bằng hormon có hiệu quả trong trường hợp suy sinh dục. Bệnh nhân có tinh hoàn và dương vật nhỏ, nồng độ các xét nghiệm nội tiết đều rất thấp. Điều trị bằng nội tiết có thể phục hồi được chức năng sinh sản.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Điều trị ngoại khoa: Trong các nguyên nhân như: tinh hoàn lạc chỗ, phẫu thuật càng sớm càng có khả năng phục hồi chức năng sinh sản và tránh nguy cơ ung thư tinh hoàn do tinh hoàn nằm trong ổ bụng. Đối với dãn tĩnh mạch thừng tinh nếu tinh dịch đồ bình thường thì không cần phải phẫu thuật.[/FONT]
[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Điều trị bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Bơm tinh trùng đã lọc rửa vào buồng tử cung áp dụng cho các trường hợp tinh trùng yếu, ít, tinh dịch đồ bất thường, xuất tinh ngược dòng. Hút tinh trùng từ mào tinh, từ tinh hoàn áp dụng cho các trường hợp không có tinh trùng do tắc ống dẫn tinh sau đó áp dụng kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương của noãn và thụ tinh trong ống nghiệm.[/FONT]


[FONT=verdana,arial,helvetica,sans-serif]Theo Bác sỹ Gia đình
[/FONT]