Nhức nhối nạn mại dâm ở quê...

Khuất Đình Huy

Super Moderator
18 Tháng chín 2009
208
0
0
Nhức nhối nạn mại dâm ở quê

Tôi thoát ly quê hương đã lâu, nhưng không hề xa quê bởi vì mỗi khi gia đình, họ mạc có việc hiếu, việc hỷ là tôi vẫn thường về quê. Mỗi lần về cũng chỉ chớp nhoáng xong công việc là trở ra Hà Nội ngay. Và, mỗi lần về quê, bầu không khí trong lành, yên tĩnh với những hình ảnh cánh đồng, mái đình quen thuộc từ tuổi thơ luôn làm cho lòng mình nhẹ nhõm. Vậy mà...
Vừa qua, trong một lần về quê, gặp lại mấy người bạn đồng tuế, đồng môn hồi học phổ thông ở quê, anh em rủ nhau đến quán bia hơi Việt Hà ở đầu xóm Trại lai rai tâm sự. Hai người bạn làm ăn ở quê nên chủ quán đều thân thuộc, riêng tôi vì đã ở Hà Nội lâu nên chủ quán không biết tôi là người Đại Đồng. Quán bia rộng và thoáng, chủ quán cởi mở vui vẻ.
Ngồi trong quán bia, tôi thấy đối diện bên kia đường là một ngôi quán khá lụp xụp, ngoài biển ghi “Đặc sản Chè lam” (một đặc sản của làng Đại Đồng - món ăn không thể thiếu của mỗi nhà trong dịp Tết Nguyên đán), nhưng thỉnh thoảng lại thấy những thanh niên, trung niên dừng xe máy trước của quán, đợi một phụ nữ từ trong quán đi ra ngồi lên xe và phóng đi. Không thấy ai vào mua chè lam, hơi lạ - tôi liền hỏi bà chủ “Không phải dịp Tết, ngày thường ở mình bán chè lam có đắt hàng không? Bao nhiêu tiền một cân hả cô?”. Chủ quán nhìn tôi thăm dò, rồi tủm tỉm cười “Ở đấy họ bán “chè lam” khác, đắt hàng quanh năm anh ạ. Còn giá thì chắc phải một trăm ngàn trở lên”. Tôi rất ngạc nhiên và không hiểu, định hỏi lại “chè lam” khác là gì thì hai ông bạn đỡ lời “Ông bạn chúng tôi ở Hà Nội mới về, không biết đâu! để chúng tôi nói cho mà nghe”. Qua câu chuyện của hai người bạn, tôi mới biết: Núp dưới bóng là một quán bán đặc sản chè lam là một của hàng gội đầu mại dâm. Chủ quán kiêm má mì là một phụ nữ đã có 4 con, bị chồng bỏ, là người ở ngay xóm Trại. Người này nuôi 3 - 4 gái mại dâm ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hải Dương dạt về để cung cấp “hàng” cho khách. Khách hàng là những thanh niên, trung niên và cả các ông, các cụ ở ngay xã nhà và các xã lân cận trong vùng huyện Thạch Thất. Được biết, quán đã tồn tại nhiều năm nay, đã có những vụ xô sát đánh nhau vì ghen tuông, gây mất trật tự xã hội; cũng đã có sự can thiệp của chính quyền địa phương nhưng rồi “đâu vẫn vào đấy”.
Sau khi rõ chuyện, tôi được chủ quán bia hơi tâm sự: “Buồn lắm anh ạ, cứ nhìn cảnh hàng ngày thấy từng nhóm thanh niên và cả các ông ở quê đến đây mua dâm mà em thấy sợ. Thời buổi ở quê làm ăn khó khăn, người lớn, thanh niên đi làm được vài đồng lại đến đây để nướng hết cho mấy cô ca ve. Lo nhất là bọn trẻ, đang còn tuổi ăn, tuổi học mà dính vào tệ nạn này, lại còn thêm nghiện hút vào nữa thì chỉ có đi ăn trộm, ăn cắp mới có tiền. Trong tháng 5 vừa qua đã có mấy vụ cướp giật ở hai phía đầu làng rồi, Em có 2 con trai đang lớn, em lo cho 2 cháu lắm”. Tôi động viên “Cô cứ quản các cháu học hành nghiêm chỉnh, thời gian rảnh rỗi thì lao động giúp bố mẹ. Không có thời gian chơi bời, đàn đúm vô bổ thì sẽ không bị dính vào tệ nạn đâu.”
Chúng tôi nâng cốc bia chúc sức khoẻ nhau.
Những người thanh niên, trung niên ở làng tôi và các làng lân cận vẫn cứ thoắt đến, thoắt đi cùng với những cô gái điếm...
Buổi uống bia với mấy ông bạn thân lâu ngày mới gặp nhau đang rất vui vẻ, bỗng chạnh buồn vì một tệ nạn mà mình mới biết ở quê mình.

Một lần về quê, tháng 6 năm 2009
Khuất Đình Huy
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Kinh tế ngày càng phát triển thì tệ nạn xã hội cũng tăng theo là chuyện xã hội.
Cách đây 3 năm về quê vẫn thấy khung cảnh thanh bình, vậy mà mới đầu năm về thăm quê mới thấy rõ tệ nạn xã hội, đề đóm, nghiện hút đã ảnh hưởng như thế nào đến thanh niên quê mình, bây giờ lại đến mại dâm nữa thì nguy quá. Không biết các bác công an lo vụ này thế nào rồi.
Bây giờ kinh tế đang khó khăn, không có việc làm thì lại càng rãnh rỗi. không có việc làm thì về quê lại sa vào tệ nạn như thế này thì không thể chấp nhận được.
Quê mình còn rất nghèo, nghèo lắm phải cố gắng làm ăn mới có thu nhập, mới có phát triển được, mới xóa được nghèo đói.
Cũng tại vì nền giáo dục của tỉnh nhà tệ quá, nên con người ta không ý thức được sự nghèo khó của gia đình của quê hươg mà cố gắng vươn lên.

Một tháng ở quê tôi kiếm được đồng tiền rất khó vậy mà còn dính vào tệ nạn xã hội này thì không thể chấp nhận được rồi. Bác và cô tôi vẫn còn làm ruộng ở quê nhà Tôi hiểu được những khó khăn của nghề nông cha mẹ tôi cũng từ đó mà đi ra nên tôi không thể quên được những ngày tháng khó khăn đó.

Vậy mà bây giờ tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào những làng quê nghèo như thế này thì nguy quá.
 

khuatqvinh

Administrator
15 Tháng mười hai 2008
220
0
0
Hanoi, Vietnam
quangvinh3ik47.blogspot.com
hì, tình hình là công an ở quê thiếu trách nhiệm và yếu nghiệp vụ lắm. Khâu tuyên truyền cũng yếu nốt. Ở quê, chẳng có sinh hoạt văn hóa gì ra hồn hết. Hjx! Thanh niên, chẳng có việc gì làm, khi nông nhàn thì tụ tập đàn đúm lại không có chỗ để cho họ phát huy cái "trẻ" của mình thế nên ... sinh ra lắm chuyện lắm.

nói chung, những người ưu tú đều đi hết cả. Chẳng ai chịu quay về nên mới thế!
 

thangnangkhuat

Administrator
13 Tháng mười hai 2008
320
0
0
Tệ nạn xã hội thì ở đâu cũng nhiều nhưng mà đáng buồn nhất là ở các vùng quê nhà mình. Đời sống ngày càng nâng cao, kinh tế ngày càng phát triển dần dần các vùng quê cũng thành phố hoa và các tệ nạn xã hội luôn đồng hành, đúng như anh Huy viết như vậy thì thật là đáng buồn. chỉ mong sao làng quê mình giữ được bản sắc dân tộc và văn hóa để những người xa quê, yêu quê không khỏi những nỗi niềm thất vọng về vùng quê của mình.
 

Thuy Khuat

New member
23 Tháng bảy 2009
70
0
0
955 Hong Ha, Hanoi
Hôm nay mới đọc được cái bài này. Thấy buồn ghê! Lần nào đi qua chỗ này, cháu cũng gặng hỏi "không biết ngày thường thế này chè lam có nhiều người mua không?". Thật buồn là lại có cái kiểu "trá hình" này ở quê mình.
Chú Huy nói cháu mới biết, chỉ là không hiểu tại sao nó tồn tại lâu vậy, mà chính quyền ở quê đi đâu rồi? Hay các ông ý cũng....