Tẩy chay kênh truyền hình K+ vì giá thuê bao cắt cổ

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Hiện nay kênh truyền hình K+ đang lợi dụng việc mua bản quyền của mình để chèn ép khán giả xem bóng đá Việt Nam phải mua đầu thu và trả tiền thuê bao hàng tháng gấp 5 lần so với giá thông thường là 66.000 đồng so với giá 250.000 đồgn/tháng.
Việc này đang gây ra sự căm phẩm trong dư luận quần chúng. Để các Thành viên có thêm thông tin, Tôi xin cung cấp thêm những thông thin cụ thể để các bạn cùng theo dõi.

Khán giả đồng loạt dọa tẩy chay K+ và VTC
Cập nhật lúc: 7/22/2010 1:11:44 PM (GMT+7)

Sau khi VNR500 đưa mục thăm dò ý kiến bạn đọc về truyền hình trả tiền nói chung chung như kênh K+ nói riêng, chỉ trong vòng 1 ngày, chúng tôi đã nhận được ý kiến cả hàng nghìn độc giả. Trong số đó, có đến 1.189 người cho biết họ sẽ không xem hai kênh truyền hình này trong thời gian tới.

Mời độc giả xem chi tiết thống kê của VNR500 ở bên dưới:

Thống kê đến thời điểm :22/07/2010 11:07:16 có 1.469 người tham gia.
1. Theo bạn, đây có phải là hành vi thao túng giá của nhóm lợi ích trong nước ?

Đúng (599 phiếu)
Không hẳn (57 phiếu)
Gọi đúng tên là "Độc quyền nhóm" có sự cấu kết với đối tác nước ngòai (779 phiếu)
2. Bạn xem K + hay VTC ?
K + (27 phiếu)
VTC (213 phiếu)
Không xem cả hai kênh vì giá cước quá cao.(1189 phiếu)
3. Bạn có sẵn sàng tham gia với những người hâm mộ khác khởi kiện K + và VTC vi phạm luật cạnh tranh ?
Có (984 phiếu)
Không (63 phiếu)
Chờ cơ quan Nhà nước giải quyết (389 phiếu)
Diễn đàn VNR500 cũng nhận được rất nhiều ý kiến và câu hỏi của bạn đọc dành cho ông Cao Văn Liết, Tổng giám đốc kênh truyền Kplus (K+). Chúng tôi trân trọng cảm ơn độc giả.

VNR500 sẽ là cầu nối để chuyển câu hỏi của các bạn đến ông Cao Văn Liết. Nội dung trả lời của ông Liết sẽ được VNR500 chuyển đến bạn đọc trong thời gian sớm nhất.

Diễn đàn VNR500
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Re: Tẩy chay kênh truyền hình K+

Diễn đàn VNR500 đã nhận được rất nhiều ý kiến của độc giả. Bài viết của độc giả Nguyễn Đức Hiếu mà VNR500 trích đăng dưới đây cũng đại diện cho quan điểm của rất nhiều độc giả khác.

*****

Những ngày gần đây, tôi cùng rất nhiều khán giả hâm mộ bóng đá tại Việt Nam bị mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu về việc bản quyền bóng đá quốc tế trong mùa giải tới trên sóng truyền hình nói chung. Người hâm mộ nói chung ( như tôi ) đều không phải đối việc việc truyền hình trả phí sẽ dần dần thay thế truyền hình miễn phí trên một số lĩnh vực (ví dụ như kinh doanh bản quyền truyền hình thể thao) . Nhưng, trước sự kiện K+ - một liên doanh giữa một đơn vị sử dụng vốn nhà nước là VTV với Canal+ của Pháp và VTC – một đơn vị trực thuộc tập đoàn bưu chính viễn thông quốc gia Việt Nam, một công ty sử dụng vốn nhà nước khác cùng đấu thấu mua bản quyền truyền hình một số giải đấu bóng đá hàng đầu trên thế giới để cuối cùng quá buồn nghe được câu nói của Ông Nguyễn Thành Lương (Phó tổng giám đốc đài truyền hình VN): “Gà nhà đá nhau, người ngoài hưởng lợi” . Người ngoài – hiểu ở đây là các đơn vị bán bản quyền truyền hình cho các công ty Việt Nam – hưởng lợi từ việc giá bản quyền được đôn lên đã đành, nhưng thiệt thòi nhất là khán giả Việt Nam.

Góc nhìn là một khán giả mê bóng đá, một khách hàng…..

Cũng như bao khán giả ở Việt Nam khác, từ lâu tôi cũng đã quen với việc được xem các chương trình truyền hình miễn phí trên các kênh quảng bá của các đơn vị phát thanh truyền hình ở VN ( ở đây tôi chỉ xin đề cập đến VTV và VTC ). Tuy nhiên, khi đất nước hội nhập ngày càng sâu và rộng hơn với nền kinh tế thế giới, tôi hiểu rằng mình sẽ phải làm quen với việc trả tiền để xem những chương trình truyền hình mình ưa thích. Việc trả tiền sẽ giúp các nhà Đài có được nguồn vốn để tái đầu tư vào việc sản xuất các chương trình ngày càng có chất lượng hơn – điều này tốt cho cả nhà đài và các khách hàng của họ, tức là các khán giả như tôi.

Tôi tin rằng, thời gian trước đây khán giả VN được xem bóng đá quốc tế miễn phí trên các kênh truyền hình (TH) của VTV ( hồi ấy chưa có VTC) nhưng VTV chắc chắn không phải là được thu phát miễn phí các chương trình ấy.
Vì vậy, khi có TH trả tiền, tôi (và có lẽ rất nhiều khán giả khác như tôi) đều hài lòng khi bỏ tiền ra sử dụng các dịch vụ truyền hình cáp hay đầu tư các đầu thu kỹ thuật số của VTC ( đầu của VTC chứ không phải đầu thu nhập lậu từ TQ). Và theo tôi,đó cũng là một hình thức quảng bá “ Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.



Ngoại hạng Anh - Giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh

Tuy nhiên, sự việc có lẽ đã diễn biến theo một hướng hoàn toàn khác khi các nhà đài lớn (VTV, VTC) bắt đầu có sự cạnh tranh nhau trên thị trường. Các tuyên bố về độc quyền phát sóng bắt đầu xuất hiện từ worldcup (WC) 2006 và ngày càng nở rộ hơn trước các mùa giải mới, và khán giả - những người hâm mộ thể thao bắt đầu bị các nhà đài xoay vần.

Tôi bỏ tiền dùng TH cáp VCTV ( tôi sống ở HN) nhưng vẫn đầu tư thêm đầu D901 của VTC vì muốn thưởng thức thêm món ăn bóng đá từ giải ngoại hạng Anh (NHA) trên sóng VTC. Trước đây, VTC tuyên bố họ có bản quyền giải NHA đến năm 2010 nên tôi cũng chuẩn bị tâm lý là đến năm 2010 có lẽ sẽ có sự thay đổi nào đấy. Trước thềm WC 2010, VTC tung ra gói truyền hình HD với hệ thống đầu thu HD mới với quảng cáo về những sự trải nghiệm mới về âm thanh, hình ảnh….Điều đó mới nhưng với nhiều người nó là bình thường vì người ta có thể trải nghiệm chất lượng HD với film HD đã có ở VN.Tuy nhiên, nhiều người, trong đó có tôi vẫn bỏ tiền ra để đầu tư bộ sản phẩm mới này để xem WC 2010.
Đến những ngày gần đây, khi K+ và VTC thông tin trên báo chí qua lại về việc bản quyền giải NHA phát sóng độc quyền vào ngày chủ nhật (K+) hay phát trên hệ HD vào ngày cuối tuần (VTC) thì tôi chợt thấy khách hàng đang bị trở thành con rối trong tay các nhà cung cấp. Họ muốn gì khán giả phải theo đấy. Tôi đặt ra câu hỏi về sự độc quyền hay kinh doanh thiếu cạnh tranh trong lĩnh vực bản quyền bong đá tại VN. Gần đây có sự kiện một số hãng phim ở VN kiện Megastar lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường – vi phạm luật cạnh tranh. Tôi không phải là một luật sư nhưng tôi nghĩ trường hợp bản quyền bong đá trên sóng truyền hình này, cơ quan có trách nhiệm phải vào cuộc xem có vấn đề tương tự trường hợp Megastar hay không.

Vẫn biết rằng dịch vụ truyền hình này là sự thỏa thuận đồng ý giữa bên bán (là các nhà đài như K+ và VTC) và bên mua (là các khách hàng – khán giả xem truyền hình như chúng tôi) nhưng trong trường hợp này, bên mua luôn bị lép vế trước bên bán. Điều ấy là bởi bên bán có ưu thế về thống lĩnh thị trường. Tôi không rành lắm về luật pháp nên tiện đây xin hỏi các luật sư là khách hàng mua truyền hình cả tiền như chúng tôi có thể kiện các đơn vị như K+ và VTC lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để thâu tóm thị trường hay không? Liên quan đến pháp luật thì các cơ quan hữu quan phải vào cuộc và phải có kết luận chứ không thể để mập mờ hay không rõ ràng.


Dưới góc nhìn một công dân Việt Nam….

Dưới góc nhìn của một công dân Việt Nam, tôi có quyền đỏi hỏi việc kiểm tra sử dụng đồng vốn nhà nước – phần lớn mang lại từ thu thuế - trong các đơn vị sử dụng vốn nhà nước là VTV và VTC. VTV là VTC là những đơn vị đã – đang trực thuộc nhà nước, được sử dụng các nguồn vốn của nhà nước để đầu tư cơ sở vật chất. Nguồn vốn ấy giúp họ có thể cung cấp các chương trình truyền hình quảng bá tới đông đảo quần chúng nhân dân. Đó là trách nhiệm của họ phải làm đối với đất nước và nói thẳng ra người dân hoàn toàn không phải cám ơn họ vì điều này. Đơn giản, anh sử dụng tiền của tôi thì anh phải mang lại lợi ích cho tôi – đó là các chương trình truyền hình.



Các đơn vị như VTV và VTC liên doanh/liên kết / hợp tác với các đơn vị khác trong quá trình hoạt động là rất bình thường trong thời buổi kinh tế thị trường. Tuy nhiên, họ phải ý thức được rằng đồng vốn hay cơ sở hạ tầng họ mang ra làm yếu tố góp vốn trong liên doanh /liên kết / hợp tác ấy là có phần sở hữu vốn nhà nước. Và như vậy, phần nào đó, cái liên doanh /liên kết / hợp tác ấy là sử dụng tiền thuế của dân, và nhân dân có quyền đòi hỏi trách nhiệm của đơn vị này với mình.“…Khi được hỏi: trong thương vụ đàm phán mua bản quyền Giải ngoại hạng Anh năm nay có đến bốn đơn vị cùng đứng ra mua bản quyền phát sóng là SCTV, VCTV, K+, VTC và đẩy kinh phí bản quyền tổng cộng cho bốn gói riêng rẽ lên đến 13,8 triệu USD (cho ba mùa liên tiếp). Trong khi K+ có 51% vốn của VTV, SCTV cũng có 50% vốn của VTV, VCTV cũng có 50% vốn của VTV (VTC cũng là một tổng công ty nhà nước), như vậy toàn là “gà nhà đá nhau”. Tại sao cùng là đơn vị nhà nước mà lại không thể ngồi thỏa thuận trước với nhau, để cùng cầm tiền tranh nhau mua khiến người bán tha hồ “bắt chẹt”? Ông Lương cho biết: Thật sự chính tôi cũng đang đau đầu về chuyện này. Đúng là không hay chút nào khi cùng lúc các doanh nghiệp “gà cùng một mẹ” đồng loạt đàm phán mua bản quyền cùng một giải đấu. Nhưng do tính cộng đồng của người VN mình phải nói là chưa cao nên ngồi lại với nhau rất khó.”
Một trong nhiều nguyên nhân khiến giá bản quyền bán cho VN cao còn vì các nhà kinh doanh thế giới nhận thấy VN đang là một thị trường quá nóng…” – trích bài viết.

Cùng sử dụng vốn nhà nước – tiền của dân – mà lại để dẫn đến việc để bị ép giá mua bản quyền giá cao thì câu hỏi đặt ra là việc quản lý đồng vốn đầu tư của nhà nước ở đây có thiếu hiệu quả không? Trách nhiệm của các đơn vị sử dụng đồng vốn ấy đến đâu? Tôi là một người dân đóng thuế đầy đủ và tôi không muốn nhìn thấy những đồng tiền thuế của tôi bị đầu tư kiểu này – đòi hỏi đó của tôi có sai không?

Nguyễn Đức Hiếu
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Re: Tẩy chay kênh truyền hình K+

Sau khi đăng một loạt bài xung quanh chuyện bản quyền truyền hình và mời độc giả đặt câu hỏi với Cao Văn Liết, TGĐ K+, Diễn đàn VNR500 đã nhận được hàng trăm câu hỏi của độc giả. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật.




Có nhất thiết phải độc quyền thế không?


Độc giả Lê Quang Hải ở địa chỉ email lehai…@gmail.com đặt câu hỏi: “Gửi ông Liết, Tôi là một người rất hâm mộ giải Ngoại hạng Anh (EPL) nhưng hiện nay đang sử dụng một dịch vụ truyền hình trả tiền khác. Trước kia, gia đình tôi vẫn có thể xem giải Ngoại hạng trên 2 kênh ESPN và Star Sport. Nhưng theo thông tin tôi biết được thì sắp tới 2 kênh này cũng không thể phát sóng giải EPL trên lãnh thổ Việt Nam do K+ đã mua độc quyền. Tôi tự hỏi liệu có nhất thiết phải độc quyền thế không? Nhất là khi theo tôi biết chi phí mua "độc quyền" cao hơn nhiều so với mua "bản quyền". Thứ 2, nếu đã độc quyền như vậy, liệu bên K+ có kế hoạch chia sẻ bản quyền phát sóng với các đối tác khác trong nước. Người tiêu dùng chúng tôi chấp nhận sẽ chịu thêm chi phí nhưng chỉ có thể ở mức vừa phải còn mức phí 250.000 đ/tháng của gói Premium là quá cao với phần đông người lao động Việt Nam. Với gia đình tôi sẽ chỉ có thể chấp nhận mức phí tầm 100.000 đ/tháng đổ lại. Mong ông hiểu rằng sự khác biệt lớn nhất của dịch vụ K+ với VCTV hay SCTV chỉ là quyền phát sóng giải Ngoại Hạng Anh trong khi những kênh phim truyện, tin tức của K+ không hề hơn họ, thậm chí là kém đa dạng hơn. Một gia đình với mức thu nhập tầm 5-6 triệu đồng/ tháng ko thể chấp nhận mức chênh lệch cước phí quá lớn (đó là chưa kể tiền mua đầu thu K+ cũng không hề rẻ). Rất mong ông cùng các cộng sự tại VSTV xem xét phương án chia sẻ bản quyền với các nhà cung cấp khác bởi điều đó theo tôi vừa có lợi cho người tiêu dùng còn bản thân VSTV cũng không hề thiệt. Sự hợp tác giữa Megastar cùng các hãng phát hành phim khác tại Việt Nam là một ví dụ theo tôi đáng để nghiên cứu. Xin cảm ơn ông và VNR500!

Độc giả Đặng Văn Hiệp ở Từ Liêm, Hà Nội: Xin hỏi Ông Liết:

1. Nếu chúng tôi chấp nhận mua đầu K+ và chịu mức phí 250.000đ/tháng thì K+ có đưa dám cam kết về các nội dung sẽ phát hay không (như thời lượng thể thao, thời lượng phim, thời lượng quảng cao...)
2. Các giải bóng đá Châu Âu sẽ được phát sóng trên đầu thu hiện tại của K+ trong bao lâu (liệu hàng năm chúng tôi có phải thay đầu thu mới hay phải chấp nhận mức cước mới hay không)
3. K+ có dám cam kết sẽ mua được bản quyền của EPL sau năm 1014 không?




Kênh truyền hình K+ vừa mới ra mắt hồi tháng 3 năm nay.

Xem bóng đá là của người giàu?

Độc giả Nguyễn Đức Tuấn "chất vấn": "Xin được hỏi ông Cao Văn Liết, trước khi thương lượng với đối tác nước ngoài để

mua bản quyền truyền hình phát sóng các giải bóng đá quốc tế và đưa ra mức phí thuê bao 250 000/tháng, thì K+ đã tính đến nhu cầu chính đáng của người hâm mộ bóng đá có thu nhập thấp chưa? Hay bất chấp mọi thứ vì lợi nhuận???

Độc giả ở địa chỉ email nnds…@gmail.com bày tỏ: Tôi cũng là người đam mê bóng đá, không bỏ qua bất cứ trận đáu nào

trên truyền hình. Tuy nhiên với sự độc quyền của K+ cũng như VTC để ép người xem truyền hình mua với gái rất cao thì tôi se chuyển sang các hình thức khác để xem, giờ không thiếu các phương tiện khác để thay thế. Còn về cách làm ăn của nhà đài ( VTV và VTC ) thì đối với họ có lẽ là các Doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam hiện nay là làm ăn theo cơ chế
thị trường nhất ( về các khoản thu ), nhưng lại được bao cấp nhất ( về các khoản chi ). Vì vậy giờ có khác gì của riêng mấy ông nhà đài đâu (dù chưa được Cổ phần hoá ). Họ tìm mọi cách kiếm tiền bằng mọi hình thức, từ việc bán quảng cáo vào mọi nơi, mọi lúc, mọi kênh sóng ( kể cả VTV1 là kênh được Nhà nước bao cấp 100% ). Vì vậy tôi chả cần xem các chương trình miễn phí của họ nữa, vì càng ngày càng chán,giờ tôi xem qua Internet, xem qua nhiều cách khác.


Độc giả Hoàng Mạnh: "Cho hỏi ông Cao Văn Liết khi quyết định mua gói kênh 10 triệu USD ông đã làm việc với MP và K+ như thế nào? Khi đó có đặt quyền lợi người dân Việt Nam lên hàng đầu không? Hay chỉ đặt quyền lợi doanh nghiệp lên trước? Tại sao giá 3 năm trước là 1tr USD. Năm nay tăng gấp 10 lần? Đó là cách đàm phán hay tự ý thỏa thuận?


Độc giả ở địa chỉ email tommy...@yahoo.com đặt ra câu hỏi thật hóc búa: Đề nghị ông Liết cho biết số tiền mà VSTV mua bản quyền ngoại hạng Anh sao lên đến 10tr USD? Trong khi hàng năm VTC chỉ mua ở mức 1tr USD? Đâu là động cơ để VSTV mua với mức giá đó? Khi đi đàm phán ai là người đứng ra đàm phán? Chi phí đó đã thông qua Bộ Tài Chính và Bộ Thông Tin chưa?


Độc giả quang...@gmail.com: Ông Cao Văn Liết sẽ làm gì nếu người tiêu dùng tảy chay tất cả các sản phẩm của K+


Độc giả nguyenducloi@dolphinmedia.com.vn: Tôi là người hâm mộ bóng đá Việt Nam.



Chào ông Liết.


1. Ông nghĩ sao khi phát biểu rằng, đặt lợi ích của người tiêu dùng cao hơn kinh doanh?.


2 Ông nghĩ sao khi ông là một TGĐ và điều hành trực tiếp hoạt động kinh doanh mà để cho khách hàng trực tiếp của mình phẫn nộ, tẩy chay?.


3. Ông là người Việt, ông là TGĐ, ông đã tìm hiểu và cân đối về thu nhập của người dân Việt Nam cũng là khách hàng trực tiếp của ông với chi phí chỉ để xem thêm kênh bóng đá của ông với mức 250.000VNĐ.


Độc giả Nguyễn Đức Hiệp bức xúc trước việc K+ độc quyền tất cả các trận đấu của nhiều giải bóng đá lớn của châu Âu (chứ không riêng gì giải ngoại hạng Anh) và hét giá thuê bao lên đến 250 nghìn/tháng chỉ để được theo dõi các giải đấu này. Tôi tin chắc rằng, có nhiều khán giả đã phải chi ra tới 5 triệu/năm chỉ để được xem kênh K+1 là kênh độc quyền chiếu các giải đấu trên, trong khi đó những kênh TH khác khán giả ít hoặc không bao giờ ngó ngàng tới. Và tôi xin hỏi ông Cao Văn Liết, giám đốc VSTV một số câu hỏi như sau:
1. K+ đã chi ra bao nhiêu tiền để mua bản quyền hoặc mua độc quyền 7 giải đấu bóng đá lớn của thế giới, cụ thể là giải Ngoại hạng Anh, VĐQG Italia Serie A, VĐQG Tây Ban Nha La Liga, Nhà nghề Mỹ MLS, VĐQG Pháp, Cúp C1 châu Âu, cúp C3 châu Âu? Trong số tiền bỏ ra, VTV góp vào bao nhiêu % và Canal Plus góp bao nhiêu?
2. Tại sao VSTV lại đưa kênh K+1 lên gói kênh Premium (giá 250 nghìn/tháng), trong khi với uy tín và số lượng thuê bao mà hệ thống TH số vệ tinh DTH của VCTV đã có trước đây, nếu đưa xuống gói cước Family (100 nghìn/tháng) hoặc Access (50 nghìn/tháng) khán giả hoàn toàn có thể vui vẻ chấp nhận mà vẫn đảm bảo hoàn vốn cho VSTV? Mức giá đó VSTV dựa trên cơ sở nào, trong khi mức sống của hầu hết người Việt Nam rất khó khăn để có thể chi trả ngần đó số tiền? Cùng với đó, có thông tin cho rằng SCTV sẽ phải thu thêm 150 nghìn/tháng nếu muốn phát sóng kênh K+1 của VSTV, điều này có đúng không? Và lý do tại sao?
3. Tại sao K+ lại chỉ muốn độc quyền các giải đấu lớn, trong khi đó nếu như chấp nhận ngồi lại với các doanh nghiệp khác như VTC, VCTV, SCTV,..., K+ hoàn toàn có thể có được bản quyền các giải đấu đó với chi phí rẻ hơn, lại vẫn đảm bảo giải đấu đến được với đông đảo công chúng? Phải chăng vì muốn triệt hạ các đối thủ và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, mà K+ cố mua độc quyền?
4. K+ có tính đến chuyện sẽ bán riêng lẻ kênh K+1 cho các thuê bao nếu có nhu cầu mà không cần phải mua nguyên gói Premium, hoặc sẽ áp dụng phương thức trả tiền theo lần xem (pay-per-view) giống như các nước phát triển đang thực hiện không? Nếu có, xin ông cho biết thời gian và mức giá áp dụng.

Triết lý kinh doanh của ông Liết thế nào?
Độc giả Nguyễn Xuân Hùng: "Tôi cũng có vài điều muốn chia sẻ với ông Liết: Thực sự vấn đề này tôi đã buồn bực rất lâu rồi, hôm nay nhờ vnr500 mà tôi mới có cơ hội được nêu ý kiến trên một diễn đàn lớn và thu hút được sự chú ý cao từ công luận. Có thể nói rằng, cho đến thời điểm này, người thiệt thòi nhất là những người nghèo (Ai bảo họ … nghèo?)!!! Bởi vì, cho dù K+ có chia sẻ bản quyền thì cũng chỉ chia sẻ cho những kênh truyền hình trả tiền. 3 năm trước đây, mặc dù VTC là truyền hình trả tiền, nhưng họ vẫn có chiếu cả trên kênh truyền hình miễn phí (VTC1). Còn bây giờ, chỉ có nước là các đài địa phương tiếp sóng … miễn phí (hoặc trả tiền cho K+ để phát miễn phí) thì những người dân quê nghèo mới có thể được thưởng thức các giải bóng đá này.

Còn đối vời những người có thu nhập cao, họ hoàn toàn có thể tẩy chay cả VTC và K+ mà họ vẫn có thể thưởng thức được trọn vẹn. Tôi có thể đơn cử như việc họ mua đầu thu và thẻ của truyền hình nước ngoài (chất lượng phát sóng tốt) và có một đường truyền Internet tốc độ cao là xem thoải mái, lựa chọn kênh rất đa dạng.

Độc giả ở địa chỉ email arsenal...@yahoo.com: Tôi chỉ muốn hỏi ông một câu: Triết lý kinh doanh của ông nghiêng về phía nào: 1. Làm bạn với người tiêu dùng việt hay Công ty ông muốn nhân cơ hội bóc lột chúng tôi, hoặc ít hơn thì là người phá hoại niềm vui của đa phần người tiêu dùng bình dân như chúng tôi?????? Tôi đã có ý nghĩ, là lúc này tôi sẽ ủng hộ ai đó, hoặc cơ quan nào đó tẩy chay K+!

Độc giả ở địa chỉ mail cuadong..@gmail.com: Tôi rất bức xúc trước thông tin Kplus là đơn vị duy nhất giữ bản quyền phát sóng tất cả các trận đấu của giải Ngoại hạng trong 3 năm, kể từ mùa giải 2010 -2011 tại Việt Nam và để theo dõi bóng đá chúng tôi những người hâm một bóng đá Việt Nam muốn thưởng thức toàn bộ các trận đấu giải bóng đá Ngoại hạng Anh; Ý…sẽ phải thuê kênh truyền hình Kplus (K+). và kênh K+ không có y định chia sẻ bản quyền với các nhà đài khác, mà nếu muốn được chia sẻ họ phải trả một cái giá trên trời. Để xem được bóng đá chúng tôi những người sử dụng truyền hình cáp, những người sử dụng đầu kỹ thuật số VTC sẻ phải bỏ đi thiết bị mình đang có, phải mua thiết bị của K+ với mức phí 1.500.000 và phải trả thuê bao 150.000/ tháng
Tôi xin hỏi ông 1 câu hỏi: Với quyết định như vậy các ông có nghĩ đến lợi ích của người hâm mộ, của khán giả theo dõi bóng đá hay không? là một công ty với cổ phần chi phối của VTV trong kinh doanh các ông không nghĩ đến quyền lợi và lợi ích của nhân dân, các ông không nghĩ đến bao nhiêu người hâm mộ tại vùng sâu vùng xa mong muốn theo dõi bóng đá trong những ngày nghỉ hay sao, hay các ông chỉ đến tiền, vì lợi ích cho đối tác ngoại quốc. Các ông không nghĩ rằng các ông đang sống trên những đồng thuế mà nhân dân chúng tôi đóng góp, VTV lập các ông ra để kiếm tiền sao, nếu muốn kiếm tiền VTV ko phải thành lập ra các ông mà hãy xây dựng các quán karaoke, vũ trường, nhà nghỉ những dự án đó sẽ có lợi nhuận cao hơn
Nếu K+ không thay đổi quan điểm chúng tôi những người hâm mộ sẽ phát động chương trình tẩy chay K+ để cho các ông biết sức mạnh của người hâm mộ

Độc giả ở địa chỉ mail tuyen@live.com: Với giá mà người dùng đăng ký thuê bao gói cước để xem giải ngoại hạng Anh, Tây Ban Nha, Italia theo Ông có thật sự hợp lý hay không? Ông có suy nghĩ đến lợi ích của người tiêu dùng hay không?

Độc giả Phan Văn Bình: Thưa ông Liết, suy diễnnày của tôi có lẻ không logic lắm, nhưng vẫn mạomuội gửi tới ông: Trên thương trường, một món hàng năm trước bán 1Triệu USD năm nay lại bán tới 10 triệu USD, có bình thường không ta? Hay là người mua cố gắng thương lượng để được mua giá cao! Chỉ có người bất bình thường thôi! Nếu nghĩ sai, xin ông lượng thứ!

Tôi nên làm gì vào cuối tuần?

Độc giả Nguyễn Mạnh Phát: "Thưa ông Liết, tôi là một người dân bình thường, ở độ tuổi lao động. Lương của tôi hiện giờ là 3,5 triệu đồng một tháng, với mức lương này. Tôi đã quá khó khăn trong việc chi tiêu hàng tháng, và cũng vì nó mà mọi nhu cầu giải trí của tôi bị hạn chế ở mức tối đa. Niềm vui cuối tuần của tôi chỉ là xem bóng đá. Việc đóng tiền truyền hình cáp với tôi là phù hợp, nhưng nay, với việc Kplus chiếm độc quyền phát sóng những trận đấu hay vào chủ nhật của các giải bóng đá lớn. Thì rõ ràng, hành động ông đã làm những buổi cuối tuần của tôi hay những người như tôi hay khó khăn hơn tôi trở nên cực kỳ buồn tẻ. Nếu thử đặt mình vào hoàn cảnh của tôi thì xin ông cho tôi biết, tôi nên làm gì vào cuối tuần?"

Độc giả Đỗ Hồng Việt: Nếu có không phải là 1 mà ít nhất 3 website được lập ra để tẩy chay K+ bằng 3 tên miền dưới đây thì ông Tổng giám đốc nghĩ sao?

1/Kplusonline.com
2/Kplus1.com
3/Kpluswave.com

Độc giả Lê Dũng: Có phải K+ cũng đã mua độc quyền kênh truyền hình trẻ em Play House Disney, rồi đang bắt phụ huynh phải mua kênh này với giá cao không, trong khi lúc trước các cháu vẫn được xem trên kênh truyền hình cáp Hà Nội? Phụ huynh nào cũng biết các cháu thich nhất kênh này!

Độc giả Phạm Tuấn Anh: Tôi là người dân Việt Nam rất hâm mộ bóng đá, đặc biệt là bóng đá Ngoại hạng Anh. Nhưng không phải vì thế mà bằng mọi giá tôi phải mua được gói cước của K+ để thưởng thức bóng đá.
Ngay bây giờ đã có rất nhiều người dân Việt Nam đã tảy chay kênh truyền hình này rồi.
Vậy tôi nghĩ mọi người không cần quá búc xúc.
Đã là một doanh nghiệp thì lợi nhuận đặt lên hàng đầu. Mà doanh nghiệp không có khách hàng thì làm gì có lợi nhuận, ngay kể cả khi không có khách hàng thì không có các doanh nghiệp quảng cáo.

Vậy thì lợi nhuận của kênh K+ lấy đâu ra. Vậy thì bỏ số tiền 10 triệu USD để mua độc quyền thì sẽ lấy lại bao nhiêu? Mà doanh nghiệp có 51% vốn nhà nước thì tức là đã có tiền của dân trong đó. Vậy khi doanh nghiệp đó làm ăn lỗ thì phải chịu trách nhiệm trước dân, trước pháp luật.

Độc giả Vominh...@yahoo.com: Xin hỏi ông Cao Văn Liết:
1. Ông có phải là người Việt không ?
2. Nếu là người Việt ông có nghĩ rằng sau khi bán bản quyền cho ta với giá cắt cổ (cứ xem là không có gì " lùm xùm" trong chuyện mua bán này) thì bên đối tác nước ngoài có chửi thầm trong bụng chúng ta là một lũ ngu không ?

Độc giả Thanh Nguyễn: Xin không bàn về mức cước cao hay thấp, phù hợp hay chưa phù hợp, tôi nghĩ là ai chấp nhận được thì dùng, và phải quen dần trả tiền bản quyền dần là vừa. Ở VN xem bóng đá tính ra vẫn rất rẻ so với các nước khác.

Nhưng qua vài năm gần đây, tôi thấy việc các gói cước đưa ra luôn bị gắn liền theo phần thiết bị đầu cuối. Điều này là cực kỳ bất hợp lý, mang nhiều toan tính thiếu tính cạnh tranh vì ép người dùng phải sử dụng tiếp do đã trót mua thiết bị đầu cuối

Nếu hợp lý hơn, K+ cũng như các đơn vị phát sóng khác nên coi thiết bị đầu cuối là việc phải cung cấp cho người dùng như 1 điều kiện kỹ thuật cần, còn người dùng chỉ việc quan tâm tới cước hàng tháng. Nếu hợp lý thì đóng tiền và sử dụng, không hợp lý thì gọi đơn vị phát sóng đến, trả thiết bị và cắt hợp đồng, tìm đơn vị phát sóng khác

Tôi biết không ít người đã vài lần đổi đầu thu KTS chỉ vì vài kênh mới ra, cũng như mất tiền kéo cáp, mặc dù về logic, chúng tôi mua hàng, thì người bán phải có trách nhiệm đưa sản phẩm (là các chương trình) tới sát TV của chúng tôi. Nếu kẹp chặt việc sử dụng với mua thiết bị, rồi đến lúc nào đó các đơn vị phát sóng sẽ tích hợp cả đầu thu và TV vào cùng 1 sản phẩm, và coi đó là lựa chọn duy nhất. Cực kỳ vô lý và thiếu cạnh tranh lành mạnh

Độc giả Nguyễn Huy Chương: Thưa ông Liết:
Thực sự là tôi hay những người dân xung quanh rất phẩn nộ với kiểu "độc quyền" của K+, các cuộc nói chuyện trong khoảng thời gian này đều xoay quanh vấn đề " K+ và hình thức bóc lột":
1) Mấy hôm nay ông cảm thấy trong người thế nào, khi ở đất nước nhỏ bé này có hàng chục triệu tín đồ túc cầu nhắc đến tên ông hay K+ với giọng điệu bực mình và mỉa mai.
2) Ông sẽ làm gì nếu ông thấy thông báo rõ to "tẩy chay K+" với kích thước rõ to và đặt lên trên đầu của các trang diễn đàn xã hội, các forum bóng đá, các diễn đàn của fan MU, ARS, CHEALSE, LIVER....? hay các diễn đàn của các tỉnh.
3) Sẽ thế nào cho K+, khi số lượng đầu bán ra là rất ít, doanh thu so với số tiền mà ông cùng K+ bỏ ra tới cả chục triệu đồng sẽ như thế nào?
4) Nếu như một ai đó sử dụng K+, ông sẽ đảm bảo cho họ khoảng thời gian bao lâu thì sẽ không phải thay đổi đầu thu để lại được đón xem EPL?
Là một người dân trong đại bộ phận lớn những người có thu nhập không đủ để dùng K+ tôi mong ông hãy nghĩ đến lợi ích người tiêu dùng, bởi K+ hay chính bản thân ông đó hàng ngày có tiền để hoạt động để tiêu dùng thì đều từ của chính chúng tôi,những người dân đó.

Độc giả Trần Ngọc Anh: Gửi ông Liết!
Tôi là một người hâm mộ môn bóng đán đến cuồng nhiệt, khi nghe thấy thông tin K+ độc quyền 7 giải bóng đá hấp dẫn và đẩy giá thuê bao lên quá cao làm tôi thật sự buồn và thất vọng. Buồn vì kiểu đàm phán và kinh doanh của chúng ta quá kém hoặc đạo đức kinh doanh bị xem nhẹ. Liệu đây có phải chúng ta bị đối tác đẩy giá lên quá cao để tăng sở hữu cổ phần trong liên doanh này? Hay có sự thỏa thuận ngầm nào khác nhằm trục lợi trên mồ hôi sức lao động của người dân Việt Nam, nơi mà cuộc sống còn đang thuộc các nước thế giới thứ 3?
Thất vọng khi ông trả lời rằng, nếu có thu lợi nhuận thì cũng phải đóng thuế cho nhà nước để phục vụ lại nhân dân? Xin hỏi ông, 1 năm ông đóng được bao nhiêu cho nhà nước để phục vụ nhân dân, ông có công khai được không? Liệu khoản đóng thuế ấy có cân bằng được với những thiệt thòi mà người dân thường không được hưởng thụ ở những giải bóng đá ấy? Sao khi đàm phán ông không nghĩ đến quyền lợi của người Việt cũng là quyền lợi quốc gia đấy?
Tôi đồng ý là xem phải trả tiền vì vậy tôi cũng xem truyền hình cáp mấy năm nay rồi nhưng với mức giá vừa phải, chấp nhận được đối với cuộc sống người lao động. Trước đây mỗi tháng 60.000đ thuê bao cộng với các khoản phải chi khác cũng đã làm cho chúng tôi phải cố gắng rất nhiều rồi. Không hiểu giờ đây không bóng đá thì sao nhỉ? Game? bỏ vợ, con ở nhà ra quán cà phê mỗi đêm thứ 7, Cn để xem bóng đá? Những gia đình để con đêm cuối tuần cũng tụ tập ở đâu đó xem ngoại hạng mà không quản lý được? Ôi tôi đang tưởng tượng các tình huống sắp tới đây.

Độc giả có địa chỉ email harakiri...@yahoo.com
Câu 1: với mức 250.000k chỉ để xem bóng đá thì sinh viên,nguời lao động nghèo,công chức nhà nuớc lấy gì xem?
Câu 2: VTV góp 51% vốn, VTV là phục vụ dân ==> vậy VTV đã làm tốt vai trò mình chưa.
Câu 3: Có lẽ ông là người Việt Nam (ít nhất cái tên cho thấy vậy), vậy tại sao ông lại vì lợi ích của bản thân mà làm thiệt hại cho đất nước như vậy : tiền bản quyền đó là một sự ngu xuẩn của kẻ làm kinh doanh, mới 3 năm truớc là 1, bây giờ là 10, cuối cùng đổ lên cho đồng bào ông gánh.
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Re: Tẩy chay kênh truyền hình K+

Theo Luật sư Phạm Xuân Dương, Giám đốc Công ty Luật Đại Việt, Hà Nội, việc có một số ý kiến cho rằng các kênh - đài truyền hình của Việt Nam (một số đài phần vốn của VTV chiếm trên 50%) là “gà nhà đá nhau” là cách nhìn nhận chưa thỏa đáng và toàn diện.

MP&Silva là công ty thắng thầu và có quyền phân phối bản quyền truyền hình giải bóng đá ngoại hạng Anh tại Việt Nam. Các kênh - đài truyền hình của Việt Nam đều muốn được độc quyền phát sóng các trận đấu thuộc loại “hot” nhất hành tinh này. Trong cuộc đua đó, VSTV (sở hữu thương hiệu kênh truyền hình K+) đã thắng thế với mức phí 10 triệu USD trả cho MP&Silva cho ba mùa giải liên tiếp kể từ mùa giải 2010-2011.

Tuy nhiên, MP&Silva đã rất khôn khéo trong chiến lược kinh doanh của họ khi để VSTV được phát sóng tất cả các trận đấu trong tuần, nhưng họ chỉ được độc quyền vào ngày chủ nhật. Còn lại họ còn phân phối cho các kênh - đài truyền hình khác như cho SCTV gói “thứ 7 không độc quyền” với giá 1,7 triệu USD; cho VCTV với giá khoảng 1,8 triệu, cho VTC chỉ được phát trên hệ HD với giá 300.000 USD.

Theo chúng tôi, việc có một số ý kiến cho rằng các kênh - đài truyền hình của Việt Nam (một số đài phần vốn của VTV chiếm trên 50%) là “gà nhà đá nhau” là cách nhìn nhận chưa thỏa đáng và toàn diện.

Chúng ta hiểu rằng, các kênh hoặc đài truyền hình hiện nay (trừ các đài truyền hình phát sóng mang tính chất phục vụ nhiệm vụ của Nhà nước) phần lớn hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, theo cơ chế thị trường. Vì thế, dù có một số công ty nhà nước là cổ đông chi phối, thì các đài truyền hình vẫn phải tuân theo quy luật tất yếu của thị trường là kinh doanh để sinh lợi nhuận.

Giải bóng đá ngoại hạng Anh là một trong những giải đấu hấp dẫn và thu hút đông đảo người xem truyền hình. Trước đây, sở dĩ khán giả được xem miễn phí bởi các trận đấu của giải này được các thương hiệu lớn như Tiger Beer mua và tài trợ cho Đài truyền hình Việt Nam phát sóng, đổi lại Tiger Beer được quảng cáo sản phẩm của mình trên hệ thống của VTV3.

Nhưng hiện nay, khi các đài truyền hình buộc phải hoạt động theo cơ chế thị trường với tư cách là một doanh nghiệp, việc giành được quyền phát sóng giải bóng đá ngoại hạng Anh sẽ là một thành công lớn để phục vụ mục tiêu đầu tư, kinh doanh (thành công về uy tín, độ quảng bá, thành công về tài chính thu từ các hợp đồng quảng cáo, lợi nhuận từ bán thiết bị đầu phát, lợi nhuận từ thuê bao…).

Xét từ góc độ kinh doanh, các kênh - đài truyền hình tại Việt Nam cạnh tranh nhau trong cuộc đua giành phát sóng các trận đấu Giải bóng đá ngoại hạng Anh là điều tất yếu trong cuộc đua để tồn tại và phát triển, điều này không có gì bất hợp lý. Khi các doanh nghiệp cùng tham gia một cuộc đua, mà ở đó họ biết chính xác các tiêu chí mà mình tham gia như giá cả đến mức nào là chấp nhận được, đồng thời các yếu tố “phi tài chính” khác không thể tính được bằng tiền… mà họ có thể chấp nhận để đạt được, thể hiện họ có những toan tính để thành công trong lĩnh vực truyền hình.

Có ý kiến cho rằng tại sao các doanh nghiệp này không ngồi cùng với nhau để đàm phán mức giá mua từ phía đối tác nước ngoài để được rẻ hơn, mặc dù các doanh nghiệp tham gia phần lớn là những doanh nghiệp do nhà nước nắm cổ phần chi phối. Nhưng, cần thấy rằng ý kiến trên chỉ hợp lý khi lợi ích của tất cả các doanh nghiệp tham gia cuộc đua giành quyền phát sóng giải ngoại hạng Anh là tương đối đồng nhất.

Trong khi đó, sự khốc liệt của nền kinh tế thị trường thì lại không như vậy, các doanh nghiệp có lớn, có bé, có tiềm lực, không có tiềm lực, có thương hiệu, và không có thương hiệu… do đó chi phối tới các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn sẽ khác nhau, từ nội tại của từng doanh nghiệp tham gia cuộc đua giành quyền phát sóng sẽ khác nhau.


Có ý kiến cho rằng tại sao các doanh nghiệp này không ngồi cùng với nhau để đàm phán mức giá mua từ phía đối tác nước ngoài để được rẻ hơn, mặc dù các doanh nghiệp tham gia phần lớn là những doanh nghiệp do nhà nước nắm cổ phần chi phối. Nhưng, cần thấy rằng ý kiến trên chỉ hợp lý khi lợi ích của tất cả các doanh nghiệp tham gia cuộc đua giành quyền phát sóng giải ngoại hạng Anh là tương đối đồng nhất. Trong khi đó, sự khốc liệt của nền kinh tế thị trường thì lại không như vậy.

Luật sư Phạm Xuân Dương

Một số ý kiến cho rằng, từ sự việc trên cần xem xét VSTV dưới góc độ Luật cạnh tranh vì lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường thu phí thuê bao cao hơn mặt bằng chung theo chúng tôi là không hợp lý.


Thứ nhất, chúng ta thử xem xét VSTV có chiếm quá thị phần truyền hình ở Việt Nam hay không, để theo Luật cạnh tranh thì VSTV được coi là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường.

Thứ hai, việc VSTV có mức phí thuê bao và giá thiết bị cao có phải là hành vi vi phạm luật cạnh tranh hay không (hay là ngược lại).

Đối chiếu với luật cạnh tranh thực tại chúng tôi thấy rằng không có cơ sở để nói rằng VSTV có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh.

Hoạt động của các đài truyền hình tại Việt Nam hiện nay đang ngày một phát triển theo mô hình doanh nghiệp chứ không giống như các đơn vị sự nghiệp nhà nước như trước đây. Các doanh nghiệp này bắt buộc phải tự chủ về hoạt động kinh doanh và phải tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp, do đó quyền lợi của người dân đối với việc thụ hưởng các giá trị tinh thần từ các kênh - đài truyền hình mang lại cũng không giống như trước.

Tuy nhiên, để đảm bảo cho quyền được thụ hưởng các giá trị tinh thần của người dân được đảm bảo, chúng tôi hy vọng cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách mang tính định hướng để các doanh nghiệp truyền hình tham gia vào thị trường và cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh và phát triển bền vững, để qua đó người xem truyền hình sẽ được hưởng lợi từ những chính sách này.

(Theo VnExpress)
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Re: Tẩy chay kênh truyền hình K+

VTV đang bảo vệ cho những sai lầm của mình

Bạn đọc vietson_...@yahoo.com.vn cho rằng, VTV đang bảo vệ cho những sai lầm của mình. Trên thực tế, chỉ có gói cước Premium là có kênh K+ (có thể truy cập trang kplus.vn). Hơn nữa, chỉ khi khán giả bức xúc thì họ mới đưa ra lý lẽ là các nhà đài bây giờ đang đàm phán để cùng phát giải ngoại hạng. Nếu không có lẽ họ cũng không làm gì.

Mặt khác, VTV cho rằng giá thuê bao gói cước Premium thấp hơn Thái lan và Indonesia, điều này không thể chấp nhận vì thu nhập của người Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với hai nước trên.

“Thật buồn cười khi VTV lại giỏi ngụy biện đến vậy”, độc giả viết.

Nhìn dưới góc độ Việt Nam là nước hơn 70% làm trong lĩnh vực nông nghiệp, độc giả VanHuynh (địa chỉ mail nav...@gmail.com) cho rằng, VTV hãy nhìn vào các người nông dân, thu nhập hàng tháng của họ bao nhiêu mà đòi thu phí? Khi đề cập tới thì VTV so sánh với các nước khác nhưng VTV quên rằng thu nhập bình quân trên đầu người của nước ta so với nước bạn cũng như các đài truyền hình nước ngoài chủ yếu là của tư nhân.

Ngoài ra mỗi chương trình quý đài quảng cáo, mà theo bạn đọc này thì “xin thưa là phí quảng cáo không nhỏ, nhiều khi nó dư để mua bản quyền truyền hình. Nói chung chính phủ nên can thiệp vào vấn đề này, đừng để cho người dân, nhất la nông dân ở nông thôn không phải vì nghèo mà không được thưởng thức những thứ mà họ đam mê. Và mọi người hãy tẩy chay K+” .

Độc giả Quang Duyên viết: “Tôi là một người rất hâm mộ bóng đá và đã nhiều năm nay tôi được thưởng thức các giải bóng đá châu âu nhờ các kênh truyền hình miễn phí của VTV (rất cám ơn). Sau đó từ mùa giải 2007-2010 tôi bát đầu ý thức được việc phải trả tiền cho các đài truyền hình để đóng góp một phần vào việc mua bản quyền truyền hình của các đài.




Nhưng đến thời điểm mà K+ tuyên bố độc quyền phát sóng các giải bóng đá châu Âu trên K+ với mức phí lên đến 250.000/tháng thì mới xem được các giải đấu này thì tôi không khỏi bàng hoàng”.

Độc giả này phân tích, với mức thu nhập khoảng 3 triệu/tháng thì có thể đáp ứng nhu cầu của mình với mức phí đó không. Bạn QuangDuyên nói đã phải bỏ tiền ra mua đầu thu của VTC để xem được các giải đấu này trong 3 năm nếu bây giờ muốn xem lại phải mua K+ hỏi rằng sau 3 năm nữa thì sao? Chẳng lẽ người dân Việt Nam phải chạy theo các nhà đài đến bao giờ? Khi nhà đài mua bản quyền lên đến 10 triệu USD có nghĩ tới việc người dân bị thiệt không hay là họ cố gắng mua để độc quyền phát sóng giết chết các đài khác.

“Tôi kêu gọi tất cả mọi người dân Việt Nam, tất cả các fan hâm mộ bóng đá hãy vì lợi ích chung của chúng ta TẨY CHAY K+ và các đài độc quyền”.

Độc giả Tống Đức Phong, email: bien_dong...@yahoo.com viết: “Quý đài VTV ơi cả nước đã biết quá đủ về quý đài rồi, quý đài đừng nói nữa. Quý đài dùng tiền nhà nước, nhân dân lại kêu này kêu nọ thật là chả còn gì để nói. Vậy chứ mấy năm nay quý đài móc tiền riêng ra mua bản quyền à. Hay xin tiền??? Theo tôi quý đài nên im lặng không nên giải thích vì thế là dân chúng tôi rõ quý đài lắm lắm rồi”.

Độc giả có email huong...@gmail.com thì gửi câu hỏi đến các nhà đài VTV, VCTV, VTC, K+ các vấn đề sau:

1. VTC3 là một thế giới thể thao, nhưng ban đầu cũng nhử một ít bóng đá, giờ chỉ còn quần vợt, bơi lội…
2. Cách đây 3 năm lại phải mua VTC tốn tiền giờ chẳng dùng được gì?
3. Một thời gian sau lại xuất hiện BongdaTV (Phát được một ít Laliga mùa vừa rồi, nhưng trận siêu kinh điển giữa Real - Bar lại là K+)
4. Giờ lại K+ hoành hành tiền chi phí mua thiết bị, rồi lại 250.000 VND (5 triệu/năm)
5. Ông Liết nói trên Dantri là 250.000VND là thấp so với Thái Lan, Indo. Ông coi thu nhập người dân của họ = của mình. Mời ông sang đó mà ở.
6. Kinh doanh, bán hàng, thì phải mang hàng vào tận nơi người sử dụng chứ. Đằng này cáp cũng mất tiền lắp đặt, VTC cũng mất tiền mua đầu vậy, tưởng K+ ngon lành giờ trở thành "cắt cổ" người dân.
7. Khi đầu tư mua VTC người ta nghĩ là có EPL mãi chứ. Giờ EPL lại bỏ ở VTC gắn sang K+ như vậy là lừa dân rồi. Đáng ra kênh K+ chỉ nên phát những giải mới tinh như là Nhật Bản, Hàn Quốc, ... chứ lại thế à. Hoặc VTC trả tiền đầu cho người dân đi để tôi chuyển sang K+

VTV quay lưng với chính khách hàng của họ

Độc giả phanquan...@yahoo.com xin được góp thêm vài ý về vai trò "tích cực" của VTV:

Xin các bạn quay ngược thời gian lại một chút, trước thời điểm trận đấu lượt về La Liga mùa bóng 2009-2010 giữa Barca_Real diễn ra thì các trận đấu của giải La Liga được phát trực tiếp trên kênh Bóng Đá TV(của VTV,VCTV mà họ đã quảng cáo rất dữ về kênh này để thu hút khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ cáp VCTV, và hệ thống DTH của họ).

Nhưng đến cận ngày trận siêu kinh điển diển ra, trên chương trình thể thao 24/7 của VTV3 liên tục thông báo, và "cảnh cáo" là trận Barca_Real chỉ phát duy nhất trên K+ trên toàn lãnh thổ Việt Nam! Chắc đến lúc đó mọi người mới bắt đầu biết đến K+ là gì - thực là một động tác PR rất hiệu quả, đúng thời điểm với sự hỗ trợ tích cực của VTV. Và kể từ thời điểm đó giải La Liga cũng biến mất luôn khỏi kênh Bóng đá TV!

Cùng thời điểm đó hệ thống SCTV cũng rút kênh thể thao S3 (có trực tiếp giải Tây Ban Nha,Ngoại hạng Anh) khỏi danh sách kênh phát sóng của họ, thay vào đó là kênh Bóng đá TV(SCTV cũng có cổ phần 50% của VTV).



Khán giả dọa tẩy chay chương trình bóng đá trên VTV

Nếu tinh ý một chút thì sẻ hiểu các động tác trên có mục đích gì, dụng ý gì? Rõ ràng họ đã dọn đường cho sự độc quyền cho K+ vào mùa bóng tới! (vì không thể có chuyện VCTV bị mất bản quyền giải Tây Ban Nha vào giữa mùa giải được, mà chỉ là một sự hổ trợ, chia sẻ của VTV cho K+).

Nêu lên vấn đề này để thấy rõ hơn cung cách làm ăn của VTV, họ đã quay lưng lại ngay với chính khách hàng của họ (kênh truyền hình trả tiền VCTV), còn người xem các kênh truyền hình quảng bá của họ (VTV1,2,3) thì họ có kể gì, dù đây là nhiệm vụ được nhà nước giao phó. Thêm vài ý kiến để các bạn có thể hiểu được các giải thích mới đây của VTV có hợp lý hay không, hay chỉ là quanh co,ngụy biện!

Không đồng tình với giải thích của VTV

Độc giả Ngo TrongHiep, nthiep...@yahoo.com, cho biết không đồng tình với sự giải thích của VTV. Đành bớt xem tivi để dành thời gian ngủ cho khoẻ, chẳng giải trí gì hết. Bóng đá Việt Nam vì thế mà sẽ còn lâu mới hội nhập. Nói tóm lại bạn đọc này không có thêm ý kiến gì.

Theo độc giả duchung...@yahoo.com, cho dù K+, VTC, hay SCTV thì cũng đều là do Nhà nước nắm phần chi phối (VTV). Sống ở một quốc gia XHCN mà lại "ăn chia" nhau để bắt chẹt nhân dân (khán giả xem truyền hình - vì biết đâu sau này biết bao chương trình học theo K+ thì người dân biết xem truyền hình như thế nào bây giờ? Mỗi chương trình 1 đầu thu, mỗi đầu thu trả tiền cho mỗi nhà đài thì thử hỏi làm gì còn có cái tên Đài truyền hình Việt Nam, liệu VTV có còn là cơ quan ngôn luận của Chính phủ? (bởi vì VTV nắm giữ phần lớn cổ phần trong các đài này).

“Riêng tôi, năm nay hay các năm sau nữa, tôi sẽ không xem bóng đá kiểu này nữa, nó dường như là 1 thứ hàng "xa xỉ phẩm" phải đánh thuế 1.000% (mấy năm trước là 1 triệu USD/mùa, nay là 10 hay 13 triệu USD/mùa), tôi vẫn thích bóng đá nhưng sẽ thích theo cách khác, có thể chăm đá bóng hoặc là quay lại đến sân vận động xem giải bóng đá trong nước, và sẽ không bao giờ có chuyện xem đài K+, một "đứa con" sinh sau đẻ muộn mà làm mưa làm gió trên thị trường bản quyền bóng đá kiểu này nữa”.

Tôi không thể nào hình dung được những người lãnh đạo ở các đài truyền hình này nghĩ gì nữa, vấn đế kinh tế là số 1 ư? Họ quên rằng đằng sau cái quyết định đó là hàng triệu người Việt Nam đam mê thể thao (bóng đá là môn số 1), chắc thời buổi kinh tế thị trường thì "bóng đá chỉ dành cho nhà giàu" !

Cá nhân tôi xin cảm ơn các cơ quan thông tin đại chúng đã có thông tin về vấn đề này, cùng sát cánh bên khán giả chống lại thói độc quyền "vô đối" kiểu này. Có lẽ là chúng ta phải quên các giải bóng đá nước ngoài thôi, hoặc là phải xem bằng hình thức khác, và sẽ chẳng có ai lại đi "tiếp tay" mà xem mấy cái nhà đài vô lý này nữa.

Độc giả dung22...@gmail.com nêu một số ý kiến:

- Về vấn đề trả tiền: có thể khẳng định rằng tuy không chính thức nhưng mọi người dân Việt Nam đều đang xem truyền hình có trả tiền. Vì VTV được chính phủ nuôi và đầu tư trong mấy chục năm nay. Mà tiền chính phủ đầu tư là từ tiền thuế của nhân dân cả. Thế nên không thể nói chúng ta đang xem chùa được. Nếu VTV so sánh phí của các đài phương Tây thì họ có tính tới việc phải bỏ tiền túi ra đầu tư như các kênh truyền hình tư nhân của họ không?

- Về mức phí: Có thể nói một bộ phận người Việt có thể chịu được nhưng rất nhiều người khác thì mức phí như vậy là quá khả năng. Là một người yêu bóng đá tôi hiểu mong muốn của những fan khác. Tôi hy vọng các anh chị dù đủ khả năng chi trả cũng nên cùng chưa đăng ký để tạo sức ép để những người khác ít điều kiện hơn có thể cùng xem.

Còn riêng tôi, nếu nhà nước thực sự nghĩ tới việc tạo niềm vui nho nhỏ cho những người dân vào những ngày cuối tuần thì nên chỉ đạo mua luôn bản quyền và phát trên VTV3 để tất cả mọi người trên đất nước cùng được xem. Cho dù gói cước mua bản quyền bị đẩy lên tới 10 triệu thì nhà nước cũng đủ tiền.
Bước đi chưa đúng đắn của VTV nói chung và K+ nói riêng

Bạn đọc quachvan...@yahoo.com ở TP.HCM viết: "Không nên theo đuổi nữa vì chắc chắn K+ hay VSTV không phải là kênh sẽ phát sóng Seagame tới hay Euro 2012 và xa hơn là Worldcup 2014 đâu. Chắc chắn là VTV đã có kế hoạch thành lập các công ty mới trong thời điểm đó rồi. Hãy xem cách họ quảng bá rầm rộ ban đầu thì cho VCTV3 rồi tiếp theo là cho kênh Bóng đá TV của VCTV rồi cho khách hàng ăn quả đắng bằng cách dùng chính chương trình tin thể thao 24/7 phát sóng vào chương trình thời sự trên cả nước VTV3 liên tục thông báo là trận Barca_Real chỉ phát duy nhất trên K+ của VSTV trên toàn lãnh thổ Việt Nam là thấy họ coi khán giả Việt Nam là lũ ngốc rồi.

Ở đây cần nhắc lại rằng chính VTV chứ không phải các công ty mới thành lập là người đứng ra quảng bá cho các chương trình này hoàn toàn không giống sự ngụy biện của VTV.

Thống kê lại từ VCTV3 đến Bóng đá TV rồi K+ hoặc VTC3 rồi VTC HD thì sẽ thấy có sự đạo diễn một kịch bản thống nhất và việc các kênh đấu thầu cạnh tranh để đẩy giá bản quyền truyền hình lên cao là có vấn đề. Cạnh tranh giữa VCTV, SCTV và VSTV(K+) kiểu gì mà khi K+ mới thành lập đã lập tức truyền hình độc quyền giải TBN với bắt đầu là trận siêu kinh điển Barca_Real đang đựơc cả giới túc cầu mong chờ như một đòn cảnh cáo (lúc này số lượng người xem K+ là không đáng kể), cùng với đó là sự giúp sức của VCTV khi kênh Bóng đá TV thôi không chiếu giải TBN nữa (chắc họ bán bản quyền từ trận đấu kể trên cho K+) và SCTV cũng bỏ kênh S3 có chiếu giải TBN đi (chắc họ chỉ mua bản quyền đến trước trận đấu trên thôi)

Chúng ta hãy chứng tỏ là những người tiêu dùng thông minh để có lựa chọn sáng suốt cho mình đồng thời cơ quan quản lý cấp nhà nước lên tiến hành thanh tra toàn bộ sự việc xem có sự không minh bạch đằng sau việc đấu thầu để được mua giá cao này không"

Độc giả nguyendinh...@gmail.com chia sẻ đôi điều: "Với K+ chắc chắn mọi người dân ở vùng nông thôn thì khó có thể để xem bóng đá, đọc báo và internet thì từ lâu họ không có cơ hội. Với bản tin thể thao 24/7 ư? Sau khi chờ 5 phút quảng cáo thì mới có thể xem một bản tin thể thao 24/7 với nội dung nghèo nàn và qua loa nhất trong số các bản tin trong nước và trên thế giới, tôi chưa từng thấy một bản tin nào kém chất lượng và nội dung như vậy. Thiết nghĩ VTV đã đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Bao giờ mới kết thúc? So sánh mức giá của VN với Indonesia, Thái Lan... Thật nực cười khi GDP tính theo đầu người thì VN ở mức nào?".

K+ làm hại đến quyền lợi khách hàng!

Bạn đọc tranhai...@gmail.com viết: Từ mùa giải 2010-2011 trở đi người hâm mộ trên cả nước sẽ không có cơ hội để xem Ngoại hạng Anh (EPL) với giá rẻ nữa. Ba mùa giải trước người dân có thể coi EPL trên các kênh SD của VTC với mức thuê bao hợp lí 300.000 đồng/năm và trên kênh ESPN thuộc hệ thống VCTV.

Kênh K+ đã làm thiệt hại không chỉ riêng đối với các đài truyền hình trong nước khi mức giá mua bản quyền được nâng lên làm lợi cho các đối tác nước ngoài mà còn gây khó khăn cho nhân dân thuởng thức bóng đá. Thứ nhất hàng triệu thuê bao hiện SD của VTC, VCTV, SCTV.... không xem được EPL khiến họ một là bỏ đầu VTC SD để mua VTC HD, K+ hoặc là từ bỏ đam me xem bóng.

Khả năng đầu VTC SD sẽ bị rơi vào "quên lãng" là rất cao vì người dân mua đâu VTC SD chủ yếu để xem EPL và nhiều người dân coi đây là một hình thức "bán công nghệ"!?. Thứ hai là đẩy mức giá thuê bao lên quá cao đối với thu nhập của người dân Việt Nam. (95.000 đồng/ tháng đối với VTC HD gói 1 và 250.000 đồng/tháng đối với K+ để xem được toàn bộ EPL).

Tất cả chỉ là ngụy biện, K+!

Còn về chuyện K+ nói là mức thuê bao đã tính toán hợp lí so với thu nhập của người Việt, Công nghệ DTH tiên tiến, rất đắt, Bản quyền EPL đắt,...... Đây chỉ là chiêu nguỵ biện và PR của K+. Như VTC SD 3 năm trước, họ nắm giữ bản quyền EPL, đắt sao họ vẫn phát sóng với thuê bao trung bình 25.000 đồng/tháng(300.000 đồng/năm) rất rẻ, có thể nói là "rẻ như cho". Vẫn chất lượng phát sóng đó, vẫn SD sao K+ cho một mức giá khủng khiếp đến như vậy(250.000 đồng/tháng).

K+ đã phân ra 3 gói kênh là Access(50.000 đồng/tháng), Family(100.000 đồng/năm), Premium (250.000 đồng/tháng) và 3 kênh này đều có kênh K+(kênh có EPL, La Liga, Seri A) thì thử hỏi ai mua gói Premium!?

Chiêu độc của K+

Kênh K+ đã chơi "chiêu" rất "thâm" đó là độc quyền phát sóng ngày Chủ nhât-Supper Sunday-ngày có xác suất các đội bóng trong nhóm tứ đại gia là nhiều nếu không phải nói là toàn bộ các trận cầu "đinh" ở EPL trừ phi được sắp xếp lại để tạo điều kiện cho các đội bóng tham gia FA Cup và Champion League mới dịch ngày sang thứ 7 hoặc các ngày khác. Thế là người hâm mộ muốn xem hết EPL thì "bắt buộc" phải lắp K+ và phải lắp gói Premium.

K+ khôn quá hoá dại!

K+ cạnh tranh để mua được bản quyền với giá rất đắt khoản vài triệu USD. Để có thể bù lại khoản vốn đó thì K+ phải có mức thuê bao cao "ngất ngưởng" và khả năng phải giảm giá khi mà sức ép dư luận là rất lớn. K+ mua bản quyền EPL chủ yếu để kích thích người dân sử dụng K+ nhưng với giá rất đắt như vậy thì làm sóng phản đổi K+, "tẩy chay" K+ nhiều như thế thì ai mua, ai sử dụng!? Người dân sẽ chọn xem qua Internet khi có nhiều phần mềm, nhiều tran xem với tốc độ cao, ít giật, ít "lag"(nói như dân Internet) hoặc xem ở các quán Cafe với nhiều người. Khả năng thu hồi vốn của K+ từ đó mà giảm xuống.

Ngoài ra K+ còn tạo điều kiện cho các đối thủ như VTC, kích cầu mua đầu HD chẳng hạn. Qua kì World Cup vừa qua truyền hình HD đã đi vào lòng người xem với chất lượng hình ảnh vượt trội và mức giá 95.000 đồng /tháng vẫn "bèo", và "dễ nuốt" hơn gói Family của K+ và xem đc một số trận của EPL trong khi gói Family thì không. Do đó người dân chọn VTC HD cũng là điều dễ hiểu.

Tại sao không hợp tác cùng có lợi cho mình cũng như khách hàng?!

Nếu các đài VTV, VTC, SCTV... hợp tác với nhau như chỉ một đại diện đứng ra mua và chia sẻ bản quyền cho nhau vừa giảm giá bản quyền xuống rất thấp khoảng vài trăm ngàn USD và cùng chi trả thì chi phí sẽ rất thấp có phải là tốt hơn không. Và một mức giá phù hợp giúp cho người dân xem được EPL. Vừa có lợi về tài chính vừa được sự ủng hộ của nhân dân.

Ta thấy đây là một bước đi chưa đúng đắn của K+ nói riêng và VTV nói chung.

Độc giả Hà Xuân Hạnh vốn không phải là người đam mê bóng đá cho lắm, nhưng đọc qua các bài phản ánh đa chiều trên Diễn đàn VNR500 và thấy" chuyện bất bình về thói coi thường khán giả và dư luận của nhà đài" nên đã tham gia mấy ý kiến:

1/ Việc VTV nói là VTV không can thiệp sâu vào việc K+ độc quyền nhiều thứ liên quan đến phát chương trình bóng đá là sự thiếu trách nhiệm và thiếu hiểu biết luật pháp của chính bản thân VTV, vì VTV sở hữu trên 50% của K+ mà không có tiếng nói quyết định đến chiến lược của doanh nghiệp đó và ngụy biện cho "tính toán" riêng của nhóm lợi ích chứ chưa nói đến "âm mưu nào đó", Đề nghị VTV xem lại LUẬT DOANH NGHIỆP về việc này. Chứ đừng phát ngôn với sự thiếu hiểu biết về pháp luật và thiếu trách nhiệm như vậy.

2/ Việc giải bầy của VTV, tôi đồng ý với một số khán giả là có lợi ích nhóm trong vấn đề K+. Tôi đề nghị phải kiểm tra một cách nghiêm túc tỉ lệ vốn góp còn lại ngoài VTV trong K+ xem có phần nào của những cá nhân VTV hay có sự đứng danh hộ của những cá nhân " có vẻ không liên quan". Toi cho rằng cơ quan pháp luật nghiểm túc sẽ điều tra và thấy sự thật.

3/ Việc nói giá bản quyền truyền hình cao vì giá chuyển nhượng cầu thủ... cao....Tôi lai thấy VTV lại coi thường khán giả về khái niệm thị trường. Giá bản quyền đồng ý là có giá cơ bản của nó nhưng nó là hàng hóa thì phải theo qui luậtcơ bản của thị trường đó là " cung, cầu". Nhà Đài đừng ngụy biện và nói thay các hãng bán bản quyền.

4/ VCTV, DTV cũng có cổ phần của VTV và các đài VCTV, DTH cũng là các chương trình trả tiền và ký hợp đồng cung cấp với các khách hàng và có cam kết phát các kênh thể thao như ESPN, STAR SPORT... nếu bây giờ cắt các kênh này tức là vi phạm hợp đồng, thì VTV với tư cách là cổ đông lớn và là kênh nhà nước bảo vệ quyền lợi của người ký thuê bao các kênh này ở đâu?

5/ Với việc phát các giải bóng đá nước ngoài hấp dẫn sẽ thu hút được rất nhiều lợi nhuận từ quảng cáo. Như vậy chuyển độc quyền cho K+ phát thì vô hình dung tăng lợi nhuận của nhóm lợi ích mà giảm lợi nhuận của nhà nước qua kênh VTV của nhà nước. Thử hỏi những người lãnh đạo VTV đặt quyền lợi nhà nước ở đâu?

6/ Việc nói rằng ở nước ngoài người xem truyền hình cáp trả tiền cao hơn rất nhiều so với ta đó là một sự so sánh khấp khểnh vì nhà Đài có so sánh thu nhập bình quân của dân ta với dân nước ngoài không? Mặt khác ở các nước người ta vẫn phát những chương trình bóng đá (không phải là tất cả) trên những kênh chính thống của Nhà nước.

Còn nhiều điều phải bàn ở đây, nhưng vài nét cơ bản tôi muốn tham gia với VTV một kênh của Nhà nước.

Độc giả atr_anhthuc...@yahoo.com, một sinh viên đại học viết: Qua báo chí tôi được biết rằng một số đài trong đó VTV chiếm phần vốn trên 50%. Nếu thông tin ấy là chính xác thì quả thật tôi rất thất vọng với cách xử lý của VTV trong trường hợp này. Đồng ý là trong một nên kinh tế thị trường thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải chịu sức ép từ yêu cầu về lợi nhuận, nhưng nếu cứ chăm chăm vào lợi nhuận thì.....Rồi đến một ngày, người dân sẽ lại đi xem ciné vào buổi tối thay vì xem tivi, ra đường hóng mát thay vì xem tivi và chúng ta sẽ quay lại với cái radio ngày nào.

Qua sự việc độc quyền của kênh truyền hình K+, sinh viên này viết:

Thứ nhất, hiện nay có quá nhiều kênh truyền hình trên tivi, mà hầu hết nội dung lại na ná giống nhau. Một bộ phim được chiếu ở kênh này rồi lại được chiếu lại ở kênh khác, rồi kênh khác lại chiếu lại nó lần nữa. Nhiều lúc một bộ phim được chiếu cùng một lúc ở vài kênh. Vui thật nhỉ. Chất lượng của các kênh thì có lẽ là chưa bao giờ tệ như hiện nay. Số lượng các kênh thì tăng nhưng chất lượng lại đi theo chiều ngược lại. Bố tôi mỗi tối hay xem tivi, và động tác mà ông thường làm nhất là cầm remote và chuyển kênh, đến mức mà cái remote mới sử dụng được vài năm đã mòn nút, bởi theo như bố tôi, một người ở độ tuổi vào hàng U50, là chả có gì để xem.

Thứ hai, theo thông tin ở một số báo đã đưa là với gói cước 50.000đ/tháng , khán giả có thể xem một số trận đấu tại 7 giải bóng đá, thì có lẽ các trận đấu ấy chả mấy ai quan tâm.

Thứ ba, xét về góc độ kinh tế, thì sự sánh giữa mức cước thu giữa nước ta với Thái Lan hay Malaysia, theo tôi là một sự so sánh hết sức khập khiễng và vô lý. Bạn đọc nào hãy thử tìm số liệu GDP đầu người của Thái Lan, Malaysia rồi đem so sánh với GDP đầu người của nước ta xem. So sánh về mức cước như vậy chả khác nào việc bắt một đứa trẻ lớp 1 phải giải một bài toán lớp 6 với cùng thời gian mà đứa học sinh lớp 6 giải bài toán ấy. Nếu xét theo quy luật 80-20 thì hiện nay 20% dân số nước ta đang tiêu dùng 80% của cải của xã hội xét về giá trị và 80% dân số còn lại chỉ tiêu dùng có 20% của cải xã hội thì quả thức mức giá cước trên là vô lý.

Có lẽ các vị đưa ra mức giá cước này chỉ toàn đi làm bằng ôtô và đi công tác bằng máy bay nên đưa ra mức giá như vậy. Trong ngành hàng không, có một cách kinh doanh mà các hãng giá rẻ thường áp dụng là "giá trị sử dụng dịch vụ thấp hơn, nhưng giá lại thấp hơn nhiều" so với dịch vụ của các hãng hàng không truyền thống; còn ở đây, chúng ta đang được chứng kiến một cách thức mới, đó là "giá trị sử dụng dịch vụ thấp hơn, nhưng giá lại CAO hơn nhiều". Quy luật căn bản nhất của nền kinh tế là quy luật cung - cầu đã bị bỏ qua trong trường hợp này...

Độc giả Hoàng Hùng cho hay hoàn toàn đồng ý với các quan điểm trên và thống nhất với khẩu hiệu "Tẩy chay VTV". Độc giả này đưa ra một vấn đề nữa đó là: phải chăng chúng ta đang bị VTV đánh cắp đi quyền được lựa chọn không? Cách đây không lâu thì VCTV cho ra đời kênh BongdaTV được quảng cáo là một thế giói bóng đá, có bản quyền của nhiều giải vô địch châu âu, vì thế rất nhiều người đã lắp cáp để được thỏa mãn niềm đam mê túc cầu, khi mà khán giả đang chờ đón sự đầu tư kĩ càng hơn cho một kênh truyền hình còn non trẻ nhưng phục vụ cho hàng triệu người hâm mộ, hy vọng có một mùa bóng đầy sôi động trên kênh này thì đột nhiên VTV lại cho ra đòi một kênh hoàn toàn mới và có bản quyền tất cả các giải vô địch lớn của châu Âu và trớ trêu thay các giải đấu này chỉ được phát độc quyền trên K+.

Như vậy lúc này người hâm mộ muốn xem được bóng đá lại phải lắp đặt đầu thu K+ và tháo bỏ hết truyền hình cáp đã lắp đặt trước đó và nếu như ít tháng sau VTV lại ra đời một kênh mới và phát sóng theo hình thức mới cũng có bản quyền các giải đấu lớn thì người hâm mộ cũng phải bỏ đầu K+ đi để lắp dịch vụ mới này chăng? Chúng ta trả tiền để làm việc minh muốn nhưng trong việc này chúng ta trả tiền nhưng lại bị khống chế, có phải chúng ta đang bị VTV "móc túi" không?
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Re: Tẩy chay kênh truyền hình K+

Truyền hình cáp Hà Nội vẫn phát Super Sunday.

Ngày mai, hai trận đấu của vòng 2 giải Ngoại hạng Anh giữa Newcastle gặp Aston Vila và Fulham gặp Manchester United rất có thể vẫn được phát trên Truyền hình cáp Hà Nội (HCTV).
Ông Lê Đình Cường - Giám đốc HCTV đã quả quyết như vậy với Thanh Niên vào chiều qua. Ông Cường nói: “Phía K+ nói độc quyền cả gói ngày chủ nhật nhưng khi được yêu cầu lại không cho công luận biết bản hợp đồng độc quyền với nhà cung cấp MP&Silva có “hình thù” ra sao, nội dung cụ thể thế nào? Và một khi chúng tôi chưa nhìn thấy hợp đồng thì vẫn phát trận đấu ngày chủ nhật như các năm trước và cũng như trận Liverpool - Arsenal vừa rồi, thông qua kênh thể thao True Sport - đơn vị mà chúng tôi đã ký hợp đồng mua thẻ. Nếu Bộ Thông tin - Truyền thông (Bộ TT - TT) cho rằng chúng tôi đã vi phạm và yêu cầu dừng thì truyền hình cáp Hà Nội sẽ dừng. Còn thời điểm này, chúng tôi vẫn tiến hành theo đúng kế hoạch, không có gì thay đổi”.

Trong một động thái khác, hôm qua 20.8, đại diện MP&Silva cho biết trước yêu cầu của VSTV, họ phải bảo vệ quyền lợi khách hàng nên đã có thư gửi True Vision (chủ sở hữu kênh True Sport tại Thái Lan) đề nghị kênh này có công văn chính thức về việc không phát sóng giải Ngoại hạng Anh trên lãnh thổ VN. MP&Silva cũng tiếp tục đề nghị BTC giải Ngoại hạng Anh có thông báo chính thức để True Sport làm nhiễu tín hiệu trận đấu vào ngày chủ nhật khi truyền dẫn đến hệ thống truyền hình cáp Hà Nội cùng 14 đơn vị khác tại VN tiếp sóng. Tuy nhiên theo thông tin từ phía truyền hình cáp Hà Nội cho biết, họ vẫn được phía Thái Lan thông báo bảo đảm tín hiệu đường truyền các trận đấu ngày chủ nhật mà không có sự thay thế nào giống như ESPN hay Star Sport khi buộc phải dừng việc phát sóng các trận tại VN.

Trước diễn biến này, Bộ TT- TT vẫn đứng ngoài cuộc, chưa có ý kiến chính thức. Một lãnh đạo của Bộ còn cho hay đến giờ vẫn chưa nhận được bản hợp đồng của VSTV và MP&Silva xác định gói độc quyền giải Ngoại hạng Anh ngày chủ nhật nên Bộ chưa thể can thiệp trực tiếp vào việc này theo kiểu “chưa chứng minh bản quyền, chưa xử lý”.

Trong khi các đơn vị đang cố gắng bảo vệ lý lẽ của mình thì một đơn vị khác là VTC đang có kế hoạch mua bản quyền trận đấu ngày chủ nhật. Ông Vũ Quang Huy - Phó giám đốc VTC nói: “Chúng tôi đang hướng tới giải pháp mới, thay vì đàm phán với VSTV (công ty sở hữu K+) để phát sóng các trận đấu ngày chủ nhật của Ngoại hạng Anh (Super Sunday) mà sẽ liên kết với Euro Vision để phát sóng Super Sunday. Ở VN, khái niệm độc quyền chỉ mang tính tương đối. VTC vẫn có cách đi riêng của mình để đem lại lợi ích cho khán giả”.
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Các đài VN không được phát giải Ngoại hạng từ True Sport

Sau buổi làm việc với đại diện Công ty truyền hình VSTV và nhà cung cấp bản quyền MP&Silva sáng nay, Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận đơn vị sở hữu kênh K+ có hợp đồng đặc quyền phát sóng Ngoại hạng Anh chủ nhật tại VN.
Cũng trong sáng nay MP&Silva thông báo hiện mới chỉ có dịch vụ iTV của FPT Telecom được tiếp sóng gói Ngoại hạng Anh chủ nhật, cũng như giải Serie A và La Liga từ các kênh K+.
MP&Silva giữ bản quyền độc quyền phát sóng Ngoại hạng Anh tại Việt Nam và Nhật Bản trong ba mùa tới. Riêng tại Việt Nam họ đã phân phối bản quyền cho nhiều đơn vị truyền hình các trận đấu ngày thứ bảy và thứ hai, nhưng chỉ có VSTV (Công ty truyền hình vệ tinh sở hữu kênh K+) mua được quyền phát sóng các trận Ngoại hạng Anh ngày chủ nhật. Nhưng ở hai vòng đấu vừa qua Truyền hình cáp Hà Nội (HCTV) cùng một số đài địa phương vẫn truyền trực tiếp các trận Ngoại hạng chủ nhật bằng cách tiếp sóng từ True Sport (kênh truyền hình Thái Lan thuộc tập đoàn TrueVision).
Lãnh đạo truyền hình cáp Hà Nội từng tuyên bố sẽ chỉ dừng tiếp sóng của True Sport nếu K+ và đối tác cung cấp bản quyền chứng minh được hợp đồng độc quyền Ngoại hạng Anh ngày chủ nhật, hoặc can thiệp để True Sport không cho sóng Ngoại hạng vào Việt Nam.
Trước sự kiên quyết của một số đài tự ý tiếp sóng True Sport thông qua việc mua thẻ giải mã đầu thu, MP&Silva đã đề nghị làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm chứng minh tính pháp lý của gói Ngoại hạng Anh chủ nhật tại Việt Nam. Trong cuộc làm việc sáng nay, MP&Silva đã trình được bản hợp đồng độc quyền phát Ngoại hạng Anh trên lãnh thổ Việt Nam. “MP&Silva đã trình bản hợp đồng cho thấy họ nắm quyền sở hữu và phân phối việc phát sóng Ngoại hạng Anh trên lãnh thổ Việt Nam. Chúng tôi xác nhận điều này. Nhưng do các nguyên tắc kinh doanh, họ không thể trưng bản hợp đồng này với giới truyền thông”, ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho báo chí biết sau cuộc làm việc với các bên liên quan. Cũng theo ông Hải, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ có văn bản gửi đến các đài truyền hình trả tiền yêu cầu phải tuân thủ vấn đề bản quyền.
“True Sport là kênh có giấy phép vào thị trường truyền hình trả tiền ở Việt Nam. Tuy nhiên ở những sự kiện riêng lẻ họ vẫn phải tuân theo các vấn đề về bản quyền. Sau buổi làm việc với MP&Silva hôm nay chúng tôi đã xác định chính xác về vấn đề này, vì thế sẽ có công văn yêu cầu các đài dừng việc tiếp phát Ngoại hạng Anh ngày chủ nhật qua kênh True Sport”, ông Lưu Vũ Hải giải thích thêm. Theo nhiều nguồn tin, True Sport cũng sẽ chặn sóng Ngoại hạng Anh vào Việt Nam từ vòng đấu thứ 3, do MP&Silva đã làm việc trực tiếp với đài truyền hình của Thái Lan, như từng làm với ESPN và Star Sport - hai kênh thể thao nổi tiếng cũng từng định phát Ngoại hạng Anh ở Việt Nam mùa này.
Thừa nhận MP&Silva và VSTV đã đúng trong vụ bản quyền lần này, nhưng ông Hải cũng nhấn mạnh: “Bộ không ủng hộ việc độc truyền truyền hình tại Việt Nam. Bằng con đường đàm phán, các bên cần thương thảo theo cách thiện chí nhất để phục vụ nhu cầu của nhân dân. Trong buổi làm việc hôm nay chúng tôi cũng nói rõ các đơn vị nắm bản quyền truyền hình tại Việt Nam cần tính đến yếu tố đặc thù của hệ thống truyền hình Việt Nam - đa số vẫn dựa trên công nghệ truyền thống Analog. Từ đó đưa ra các chi tiết phù hợp trong việc đàm phán với các đối tác”.
Bà Beeatrice Lee - đại diện MP&Silva cũng cho biết đơn vị này không hề muốn bán độc quyền cho một đài nào. “Có tới 80% các trận đấu của giải Ngoại hạng đã được chúng tôi chia sẻ cho các đài truyền hình Việt Nam, đặc biệt là có các kênh quảng bá. Chúng tôi rất vui mừng nếu K+ đạt được thỏa thuận chia sẻ gói chủ nhật với các nhà đài khác”.
Lãnh đạo K+ cho biết sẵn sàng chia sẻ gói Ngoại hạng chủ nhật cũng như các trận đấu tại Liga hay Serie A cho các nhà đài khác (như đã hợp tác với iTV của FPT), nhưng các bên vẫn chưa tìm được tiếng nói chung về vấn đề kỹ thuật, quản lý thuê bao...
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
“Sử dụng dịch vụ của K+ là xúc phạm người nghèo”

Đó là phát biểu của NSƯT Việt Anh khi được hỏi về việc xem Giải ngoại hạng Anh mùa giải mới. Chúng tôi xin đăng tải ý kiến của NSƯT Việt Anh và một số khán giả xung quanh bản quyền phát sóng giải ngoại hạng Anh của K+.
NSƯT Việt Anh (Theo báo TT&VH)
“Tôi không thể chấp nhận việc làm này của K+. VSTV, công ty sở hữu K+, là đơn vị có vốn nhà nước mà cụ thể là VTV. Tại sao người dân chúng tôi đóng thuế để nuôi các anh mà bây giờ thay vì phục vụ chúng tôi thì các anh quay lại kinh doanh, tiếp tục “móc túi” chúng tôi chứ?
moz-screenshot.png


0-vietanh1.jpg
NSƯT Việt Anh. (Ảnh: Internet)
Dân mình đâu phải ai cũng là “đại gia” mà nhắm mắt chi tiền không biết xót. Các anh làm vậy rõ ràng là coi thường người dân, có ý không cho dân nghèo coi đá banh. Đừng quên trách nhiệm của đài truyền hình vẫn phải là phục vụ công ích, đừng mượn cớ độc quyền mà làm gì thì làm.
Tôi quyết định không xem K+ không phải là không đủ tiền trả phí dịch vụ mà đơn giản là thấy bất bình trước sự coi thường người dân của họ. Chẳng thà tôi bỏ sở thích của mình chứ nhất quyết không sử dụng dịch vụ của K+, nếu không làm vậy là có lỗi và xúc phạm đến những người nghèo”.
NSƯT Đức Trung (Theo báo Văn Hóa)
Thật sự là tôi quá choáng với việc K+ thu mức phí 250 ngàn/tháng. Vừa rồi Đài truyền hình Cáp Việt Nam nâng lên 65 ngàn đồng/tháng, bà con đã kêu ca lắm rồi. Phải chăng K+ chỉ xác định phục vụ cho các “đại gia”? Theo tôi, tầng lớp trung lưu đã khó chấp nhận giá này chứ chưa nói đến những người nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Chắc K+ không quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của những người coi bóng đá là một món ăn tinh thần hằng ngày nên mới đề ra mức giá đó để “cắt” “khẩu phần” của chúng tôi. Nói thật, dịp World Cup vừa rồi vì Truyền hình Cáp hay mất tín hiệu quá nên tôi đành cố gắng chuyển sang xem HD VTC cho ổn định. Nhưng mức phí 100 ngàn/tháng của HD, tôi còn chịu được chứ mức giá 250 ngàn/tháng thì căng quá. Thôi thì dù có yêu bóng đá đến mấy, có lẽ giờ tôi cũng “gác” niềm đam mê giải Ngoại hạng và các giải bóng đá châu Âu lại!
Duc Hiep Nguyen (Mạng xã hội Facebook)
Có lẽ đến lúc này sự thật đã bị phơi bày gần như khá rõ, thông qua những phát biểu mang đầy tính chống chế của ông Liết (ông Cao Văn Liết, Tổng Giám đốc VSTV – PV). Đó là: Tiền để K+ đi mua độc quyền hoàn toàn không phải do VTV chi ra (hoặc nếu có chi ra cũng chỉ là 1 ít để cho có), mà là do Canal Plus chi ra. Vì Canal Plus chi ra nên đến giờ phút này VTV đã hoàn toàn bị há miệng mắc quai, phải nghe theo sự điều khiển của K+ mặc dù các anh ý ôm tới 51% vốn trong VSTV!
Nguyen Khiem (Mạng xã hội Facebook)
Trả lời trên báo Tuổi trẻ, ông Liết cho rằng việc độc quyền trên tất cả các cơ sở hạ tầng vì hiện giờ K+ chưa có analog với cáp thì sau này sẽ có. Trên phương diện kinh doanh không thể đưa ra cái việc chưa có mà vịn vào đấy. Rõ ràng K+ đã sai mười mươi và các đơn vị chủ quản không thể làm qua loa vụ này.
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
HCTV “tố” K+ có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh

(Dân trí) - Sau khi MP&Silva khẳng định việc K+ nắm giữ độc quyền giải Ngoại hạng Anh ngày Chủ nhật, HCTV chấp nhận không phát sóng gói Super Sunday từ kênh True Sport. Đại diện HCTV khẳng định sẽ kiến nghị Bộ Thông tin & Truyền thông xem lại tính hợp pháp bản hợp đồng của K+.
MP&Silva đã đề nghị Bộ Thông tin& Truyền thông chủ trì buổi làm việc 3 bên gồm: K+, HCTV (Cáp Hà Nội), MP&Silva để làm rõ những vấn đề có liên quan đến bản quyền phát sóng gói Super Sunday mà K+ đang sở hữu trong 3 mùa giải liên tiếp (2010-2013). Tuy nhiên, phía HCTV khẳng định không tham dự với lý do:
f6dEG.26810.jpg

Bản quyền giải Ngoại hạng Anh vẫn đang là vấn đề nóng bỏng tại Việt Nam

HCTV chỉ nhận được văn bản của MP&Silva thông báo việc K+ nắm độc quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh ngày Chủ nhật. HCTV không nhận được ý kiến chỉ đạo của Bộ Thông tin& Truyền thông yêu cầu tham dự buổi làm việc với K+ và MP&Silva.
Lãnh đạo HCTV đã lên tiếng xác nhận việc không tiếp tục phát sóng các trận đấu thuộc gói Super Sunday từ kênh True Sport. Tuy nhiên, đại diện HCTV khẳng định sẽ kiến nghị Bộ thông tin&Truyền thông xem xét lại tính hợp pháp trong bản hợp đồng K+ đã ký kết với MP&Silva để mua độc quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh ngày Chủ nhật.
Theo ông Lê Đình Cương, Giám đốc HCTV: Bản hợp đồng mua độc quyền phát sóng gói Super Sunday của K+ có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh. Khi VTC sở hữu bản quyền phát sóng giải Premier League, một số kênh truyền hình thể thao quốc tế vẫn phát sóng bình thường các trận đấu Premier League. Việc K+ cố tình mua độc quyền phát sóng trên tất cả các hệ thống đó chẳng khác nào việc ép khán giả phải mua đầu thu. Ngoài số tiền mua đầu thu, hàng tháng khán giả sử dụng K+ vẫn phải tốn thêm phí thuê bao…
Ông Cương cũng khẳng định phía HCTV không vi phạm bản quyền mà K+ đang nắm giữ. Đây là vấn đề MP&Silva và K+ phải làm việc với True Vision, bởi khi HCTV phát sóng các trận ngày Chủ nhật HCTV đã bỏ tiền mua thẻ để thu tín hiệu từ kênh truyền hình True Sport.
Nội dung chính buổi làm việc giữa K+, MP&Silva tại Bộ Thông tin&Truyền thông là K+ muốn đưa ra những quan điểm về vấn đề bàn quyền, cùng chứng cứ pháp lý khẳng định tính hợp pháp của bản hợp đồng ký kết với đối tác MP&Silva. Theo lời Cục trưởng cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử Lưu Vũ Hải, dựa trên những tài liệu do phía K+ đưa ra Cục sẽ đưa ra hướng xử lý với quan điểm đặt lợi ích của khán giả lên hàng đầu.
Ngoài các trận đấu giải Ngoại hạng Anh thuộc gói Super Sunday, K+ còn nắm giữ độc quyền phát sóng 2 giải đấu hấp dẫn khác là Serie A và La Liga. Hiện tại VTC đã có công văn đề nghị được chia sẻ quyền phát sóng những giải đấu này, nhưng VTC vẫn chưa nhận được câu trả lời từ K+.
Quang Vinh