Thư trai - Làng Khoa bảng - Làng văn hóa

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Làng Thư Trai (Phúc Hòa, Phúc Thọ) có 7 dòng họ sinh sống đoàn tụ, gồm 699 hộ gia đình với hơn 3000 người dân. 7 dòng họ, dòng họ nào cũng có người đỗ đạt cao, mà tiêu biểu là dòng họ Khuất, họ Nguyễn. Trong làng hiện còn một nhà thờ họ (từ đường) của họ Khuất. Riêng chi họ Khuất Duy cũng có riêng một từ đường thờ Phó bảng Khuất Duy Hài. Người được nhắc tới đầu tiên trong làng khoa bảng ở Thư Trai là ông Khuất Duy Cử, cử nhân khoa Định Mão, niên hiệu Gia Long (1807). Ông là một trong số 19 người đỗ cử nhân ở trường Sơn Tây lúc đó. Người thứ hai là ông Nguyễn Bá Chiêu, cử nhân khoa Ất Dậu (1825). Người thứ ba là ông Khuất Duy Hài, sinh năm 1823, đỗ cử nhân khoa Ất Mão 1855, thi đỗ Phó bảng khoa Mậu Thìn (1868), làm quan tới chức Đồng tri phủ lãnh tri huyện. Ông Khuất Duy Nhân (em ruột ông Khuất Duy Hài) thi đỗ cử nhân khoa Đinh Mão 1867, trúng cách khoa thi hội năm Đinh Sửu (1879).

Ông Nguyễn Đình Dương (1844-1886) đỗ cử nhân khoa Canh Ngọ (1870), đỗ Đình nguyên đệ nhị tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp) khoa Canh Thìn 1880. Sau thi Hội, ông lại trúng tuyển khoa thi uyên bác, được xung làm quan ở Bộ, Viện, sau được thăng án sát Hưng Hoá, về kinh được giữ chức Lại bộ Biện lý, rồi làm quan triều Đồng Khánh, được bổ chức Bố Chánh Quảng Bình, bị giặc bắt và hành quyết. Tiến sĩ Nguyễn Đình Dương là tác giả của các tác phẩm: "Thư Trai thi văn quốc âm tập" (đề tài ngâm vịnh lịch sử, phong cảnh, cày cấy, nông trang...), tác phẩm "Thư Trai văn tập" do Tiến sĩ biên soạn, trong đó có nhiều bài thơ của ông xướng hoạ với các thi gia đời Tự Đức và vịnh hoa cỏ cảnh vật, nhân vật lịch sử...

Ở Thư Trai, còn có ông Khuất Duy Nhượng, là cháu gọi ông Khuất Duy Cử là ông cố, đỗ cử nhân khoa Mậu Tý, niên hiệu Đồng Khánh (1888). Khuất Duy Nhất là con của Phó bảng Khuất Duy Hài, cháu ruột của cử nhân Khuất Duy Nhân. Đỗ tú tài khoa thi Giáp Ngọ, niên hiệu Thành Thái, năm 32 tuổi.

Nhà văn Nguyễn Đỗ Mục (1866-1949), sinh trưởng trong một gia đình nho học truyền thống, là con của Hoàng giáp Nguyễn Đình Dương. Ông đỗ tú tài khoa Kỉ Dậu (1909), là một trong số ít người đã góp công giới thiệu những tác phẩm văn học Trung Quốc rộng rãi tới quần chúng thời kì chữ quốc ngữ bắt đầu phát triển. Ông là tác giả biên khảo cuốn "Chinh phụ ngâm khúc diễn giải", từng gây tiếng vang trên diễn đàn văn học đầu thế kỉ. Sau ngày Pháp tái chiếm, ông tham gia vào các tổ chức văn hoá cứu quốc. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm dịch thuật: "Thuỷ Hử diễn nghĩa", "Song phụng kỳ duyên", "Đông Chu liệt quốc"... và biên khảo các cuốn "Khổng Tử gia ngữ", "Khổng Tử tạp ngữ"... Vào những năm đầu thề kỉ 20, Nguyễn Đỗ Mục là tác giả nổi tiếng trên văn đàn nước nhà. Ông là một Danh sĩ, một học giả có danh tiếng.

Và, trong lĩnh vực hội hoạ, một trong những người nổi tiếng ở thế kỉ 20 là hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung, con tai của nhà văn Nguyễn Đỗ Mục. Ông sinh năm Nhâm Tí 1912, mất năm 1977. Trong hội hoạ, ông được coi là một mũi thép sắc nhon, một cây thông vút ngọn lên cao, vô tư, liêm khiết, vì mọi người. Nguyễn Đỗ Cung giữ được trên tranh và trong tâm hồn tính dân tộc đó.

Một làng có tới 9 người đỗ đạt cao và danh tiếng. Hơn thế, ở làng Thư Trai, nhiều gia đình có ba bốn thế hệ đỗ đạt cao và đáng tự hào.

Thư Trai đã có nhũng bước đi khá chặt chẽ, quy củ trong quá trình thực hiện Quy ước làng. Bảy tiểu ban được thành lập để duy trì thực hiện các điều trong Quy ước làng: Ban khánh tiết; ban đôn đốc việc tôn tạo cảnh quan môi trường; ban xây dựng gia đình văn hoá tủ sách, CLB văn nghệ, KHHGĐ; ban khuyến học; ban an ninh trật tự; ban vận động việc cưới theo nếp sống mới và ban vận động tang theo nếp sống mới. Đáng quan tâm là ban khuyến học của làng Thư Trai hoạt động rất hiệu quả. Ngoài vận động đóng góp quỹ khuyến học trong làng, các dòng họ cũng có những hoạt động riêng nhằm khuyến khích con cái học giỏi. Chẳng thế mà hàng chục năm nay, Thư Trai là làng nổi tiếng có nhiều học sinh giỏi các cấp và nhiều em đỗ đại học.



Nguồn: Báo Hà Tây ngày 20 tháng 2 năm 1999
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Hòn đất chia phôi

Thư Trai là tên gọi mà vua Tự Đức ban cho làng Kẻ Giai (xã Phúc Hòa, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) khi biết đây là đất học. Nói là đất học vì làng có hai người đỗ đạt cao dưới chế độ thi cử phong kiến.

Thời Lê có cụ Nguyễn Đình Dương đỗ Hoàng Giáp lúc mới 26 tuổi, đến thời Nguyễn có cụ Khuất Duy Hài đỗ Phó Bảng khi 42 tuổi. Bên cạnh làng Thư Trai là làng Kỳ Úc, một làng có nhiều người giỏi đánh cờ, ham mê đọc sách. Dân hai làng đã kết thành thân quen gần gũi nhau cho tới khi lời nguyền xuất hiện...

Cụ Khuất Duy Thục - năm nay 92 tuổi, người làng Thư Trai) kể lại rằng: “Xưa kia, hai làng Kẻ Giai và Kẻ Ao tổng Lạc Trị, trấn Sơn Tây có một đôi trai gái lấy nhau. Vì không sinh được con mà hai vợ chồng lục đục, người nhà chồng đối xử không tốt với người con dâu, lại thêm hàng xóm dị nghị khiến quan hệ vợ chồng ngày càng căng thẳng.

Một hôm, ấm ức vì bị chồng phụ bạc, đuổi đánh về bên quê ngoại, người vợ đã cầm một hòn đất ném mạnh xuống vệ cỏ bên đường - là giáp ranh giữa hai làng Kẻ Giai và Kẻ Ao - và thề rằng, thanh niên làng Thư Trai sẽ không bao giờ lấy thanh niên làng Kỳ Úc nữa”.

Và trải qua một thời gian dài, hai làng không hề có tiếng cười chia vui hay pháo hồng, thiệp đỏ. Hòn đất ném xuống bên đường trở thành một mô đất lớn như minh chứng cho lời nói khiến sức nặng càng nặng hơn...