Từ sau Tết đến nay, giá cả các mặt hàng thực phẩm, rau xanh liên tục tăng cao và chưa có dấu hiệu giảm. Đầu tháng 3, giá điện, nước sinh hoạt lại được điều chỉnh lên khiến các bà nội trợ lo sốt vó cho chi tiêu gia đình.
Chị Thanh Lan, quê ở Cần Thơ đang làm công nhân tại Khu công nghiệp Tân Tạo cho biết, thu nhập của hai vợ chồng một tháng chưa tới 6 triệu đồng nhưng chỉ tính riêng tiền sữa cho cậu con trai 2 tuổi đã ngốn hơn một triệu. Thêm 500.000 đồng tiền gửi trẻ hàng tháng. Ngoài ra là tiền ăn uống đi chợ cho hai vợ chồng, chi phí đi lại, nhà trọ ... cũng gần 4 triệu nữa. Thu nhập vợ chồng thì không tăng, trong khi giá hàng hóa mỗi ngày một leo thang khiến chị nhiều lúc tính toán nát óc mà vẫn thiếu trước hụt sau.
Tháng 3, giá điện nước bắt đầu điều chỉnh, dự đoán thị trường sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới, chị Lan bàn với chồng cắt giảm một số chi phí sinh hoạt như hạn chế ăn món tôm cá đắt tiền, cất bớt một chiếc xe để hai vợ chồng chịu khó đưa đón nhau, tính lại chi phí hiếu hỉ họ hàng bạn bè... Tuy nhiên dù thì gì cũng cố gắng đảm bảo chế độ ăn uống, chăm sóc cho cậu con trai ở mức tốt nhất có thể.
Nhưng chị Lan vẫn may mắn khi thu nhập gia đình và ngân sách chi tiêu còn có thể “nhúch nhích" được. Còn trường hợp của vợ chồng chị Loan, quê Kiên Giang, chung khu nhà trọ với chị Lan dường như hết đường lui. Anh chị có một con nhỏ dưới 1 tuổi. Vợ làm công nhân, chồng chạy xe ôm nên thu nhập rất thấp. Tài chính gia đình eo hẹp nên cháu bé không được uống sữa nhiều khiến ngày càng ốm yếu. Sau Tết, hàng hóa thực phẩm đụng vào thứ gì cũng đắt đỏ.
Đã vậy, từ tháng 3, chi phí điện nước lại tăng khiến kinh tế cả nhà thêm khó. "Tôi định tuần tới phải gửi cháu về quê nhờ bà ngoại chăm giúp chứ không thể nào kham nổi. Giá điện nước tăng vài phần trăm với nhiều người thu nhập khá thì không cao, chứ còn vợ chồng tôi ở nhà thuê phải tính điện nước theo giá cho dân nhập cư nên chi phí còn tăng rất nhiều", chị Loan nói.
Ở nhà thuê, hiện vợ chồng chị Loan đã phải trả tiền điện 3.000 đồng một kW, 10.000 đồng một m3 nước. Do đó sắp tới, chắc chắn phần chi tiêu của gia đình dành cho điện nước phải tăng ít nhất là 20% nữa.
Thời buổi giá cả đắt đỏ khiến các bà nội trợ cũng dè dặt mỗi khi mua hàng. Ảnh: Lệ Chi Trong khi đó với nhiều bà nội trợ, những ngày sau Tết ra chợ là "choáng" vì giá cả. Tại chợ Bà Chiểu, hôm 25/2, chị Mai (Bình Thạnh) cứ xách giỏ đi qua đi lại quầy cá thịt, rau xanh mà vẫn chưa quyết định mua gì. Chị than thở, sau Tết đụng vào món nào giá cũng cao ngất. Lúc trước, chị cầm 50.000 đồng là có thể mua được một bữa ăn tươm tất cho cả nhà. Giờ thì hôm nào đi chợ cũng mất trên 70.000 đồng mà bữa ăn vẫn không có gì đặc biệt hơn. Dường như mọi thứ sau Tết đều đua nhau tăng giá và không chịu xuống.
Định lựa 1 kg thịt ba rọi nhưng hỏi giá nghe người tính 70.000 đồng, chị Nga liền buông ra và ghé sang sạp bán rau. Nhưng chị tiếp tục ngẩn ngơ vì một kg rau muống cũng có giá trên 12.000 đồng. Quanh một vòng chợ, chị Nga than thở: "Cứ đà này chắc cả nhà phải ăn mì gói quá".
Chị Liên (quận Bình Tân) thì chua chát kể, nhà có hai đứa con đều đang tuổi đi học. Tài chính của gia đình tất cả phụ thuộc vào nguồn thu nhập của ông xã. Mà khổ nỗi, tháng nào tiền ông ấy đưa cũng chỉ gọn trong một khoản, giá cả thì cứ đội lên ào ào. Để không bị hụt trước thiếu sau chị đành phải cắt xén bữa ăn của gia đình thành "nhiều cơm ít thịt".
Không ít bà nội trợ đang mua sắm tại siêu thị Co.op Mart Cống Quỳnh cho biết, lúc trước bỏ ra khoảng 100.000 đồng là có thể mua được đủ thứ rau, thịt, cá… cho bữa cơm gia đình. Nhưng giờ cũng ngần ấy tiền chỉ có thể đảm bảo bữa ăn không thiếu chất chứ không phải là sang.
Trong khi người bình dân đang lao đao vì giá, thì ngay cả những gia đình kinh tế khá hơn cũng bắt đầu ráo riết thực hiện chính sách cắt giảm chi tiêu những thứ không cần thiết.
Chị Thanh Cúc, nhân viên đối ngoại của một công ty nước ngoài đang đấu tranh từ bỏ sở thích mua sắm cuối tuần để tiết kiệm ngân sách cho gia đình trong thời buổi đắt đỏ. Chị bộc bạch: “Giá thực phẩm dạo này tăng dữ quá làm túi tiền cũng phải vơi đi”.
Vợ chồng chị Thu ở quận 3, bàn nhau qua Tết sẽ mua một chiếc xe máy mới để chị đi làm riêng cho tiện và không phải ké ông xã. Nhưng sau Tết, anh chị thấy giá xăng tăng và mọi thứ cũng đang tăng theo nên quyết định tạm dời kế hoạch mua xe.
Chị Thu kể: “Ngay cả chi phí cho tiền ăn của đứa con đang học mầm non, nhà trường cũng đã thông báo tăng thêm 100.000 đồng một tháng, trong khi tiền lương của vợ chồng thì vẫn cứ giẫm chân tại chỗ".
Không chỉ các bà nội trợ mới lo lắng mà ngay cả tiểu thương buôn bán tại các chợ cũng tỏ ra ngao ngán. Bác Tám, chủ một quầy rau tại chợ Bà Chiểu than ngắn thở dài: “Giá cả leo thang thế này, tụi tôi cũng phải bỏ vốn ra nhiều hơn, trong khi lời chẳng được bao nhiêu. Không chỉ thế, do giá đắt đỏ nên lượng rau bán ra giảm đáng kể vì người mua dè xẻn bớt. Có ngày còn bị lỗ vốn nữa, nói chi lời".
Tiếp lời, cô gái bán hàng thủy, hải sản ngồi cạnh bên lên tiếng: “ Ngồi cả ngày trời, thấy ai đi qua cũng mời mỏi miệng, nhưng vì giá các loại sò, ốc không chịu giảm nên lượng người ghé mua cũng ít đi. Nhiều hôm lo sốt ruột vì mặt hàng này mà không bán chạy, để lâu thì những con ốc, sò rất dễ bị chết và lỗ vốn như chơi".
Nhiều tiểu thương lo ngại, nếu từ tháng 3 chi phí điện nước tăng, thị trường thiết lập một mặt bằng giá mới, nhiều gia đình thắt chặt chi tiêu gia đình thì việc mua bán lại càng thêm ế ẩm.
Chị Thanh Lan, quê ở Cần Thơ đang làm công nhân tại Khu công nghiệp Tân Tạo cho biết, thu nhập của hai vợ chồng một tháng chưa tới 6 triệu đồng nhưng chỉ tính riêng tiền sữa cho cậu con trai 2 tuổi đã ngốn hơn một triệu. Thêm 500.000 đồng tiền gửi trẻ hàng tháng. Ngoài ra là tiền ăn uống đi chợ cho hai vợ chồng, chi phí đi lại, nhà trọ ... cũng gần 4 triệu nữa. Thu nhập vợ chồng thì không tăng, trong khi giá hàng hóa mỗi ngày một leo thang khiến chị nhiều lúc tính toán nát óc mà vẫn thiếu trước hụt sau.
Tháng 3, giá điện nước bắt đầu điều chỉnh, dự đoán thị trường sẽ thiết lập một mặt bằng giá mới, chị Lan bàn với chồng cắt giảm một số chi phí sinh hoạt như hạn chế ăn món tôm cá đắt tiền, cất bớt một chiếc xe để hai vợ chồng chịu khó đưa đón nhau, tính lại chi phí hiếu hỉ họ hàng bạn bè... Tuy nhiên dù thì gì cũng cố gắng đảm bảo chế độ ăn uống, chăm sóc cho cậu con trai ở mức tốt nhất có thể.
Nhưng chị Lan vẫn may mắn khi thu nhập gia đình và ngân sách chi tiêu còn có thể “nhúch nhích" được. Còn trường hợp của vợ chồng chị Loan, quê Kiên Giang, chung khu nhà trọ với chị Lan dường như hết đường lui. Anh chị có một con nhỏ dưới 1 tuổi. Vợ làm công nhân, chồng chạy xe ôm nên thu nhập rất thấp. Tài chính gia đình eo hẹp nên cháu bé không được uống sữa nhiều khiến ngày càng ốm yếu. Sau Tết, hàng hóa thực phẩm đụng vào thứ gì cũng đắt đỏ.
Đã vậy, từ tháng 3, chi phí điện nước lại tăng khiến kinh tế cả nhà thêm khó. "Tôi định tuần tới phải gửi cháu về quê nhờ bà ngoại chăm giúp chứ không thể nào kham nổi. Giá điện nước tăng vài phần trăm với nhiều người thu nhập khá thì không cao, chứ còn vợ chồng tôi ở nhà thuê phải tính điện nước theo giá cho dân nhập cư nên chi phí còn tăng rất nhiều", chị Loan nói.
Ở nhà thuê, hiện vợ chồng chị Loan đã phải trả tiền điện 3.000 đồng một kW, 10.000 đồng một m3 nước. Do đó sắp tới, chắc chắn phần chi tiêu của gia đình dành cho điện nước phải tăng ít nhất là 20% nữa.
Định lựa 1 kg thịt ba rọi nhưng hỏi giá nghe người tính 70.000 đồng, chị Nga liền buông ra và ghé sang sạp bán rau. Nhưng chị tiếp tục ngẩn ngơ vì một kg rau muống cũng có giá trên 12.000 đồng. Quanh một vòng chợ, chị Nga than thở: "Cứ đà này chắc cả nhà phải ăn mì gói quá".
Chị Liên (quận Bình Tân) thì chua chát kể, nhà có hai đứa con đều đang tuổi đi học. Tài chính của gia đình tất cả phụ thuộc vào nguồn thu nhập của ông xã. Mà khổ nỗi, tháng nào tiền ông ấy đưa cũng chỉ gọn trong một khoản, giá cả thì cứ đội lên ào ào. Để không bị hụt trước thiếu sau chị đành phải cắt xén bữa ăn của gia đình thành "nhiều cơm ít thịt".
Không ít bà nội trợ đang mua sắm tại siêu thị Co.op Mart Cống Quỳnh cho biết, lúc trước bỏ ra khoảng 100.000 đồng là có thể mua được đủ thứ rau, thịt, cá… cho bữa cơm gia đình. Nhưng giờ cũng ngần ấy tiền chỉ có thể đảm bảo bữa ăn không thiếu chất chứ không phải là sang.
Trong khi người bình dân đang lao đao vì giá, thì ngay cả những gia đình kinh tế khá hơn cũng bắt đầu ráo riết thực hiện chính sách cắt giảm chi tiêu những thứ không cần thiết.
Chị Thanh Cúc, nhân viên đối ngoại của một công ty nước ngoài đang đấu tranh từ bỏ sở thích mua sắm cuối tuần để tiết kiệm ngân sách cho gia đình trong thời buổi đắt đỏ. Chị bộc bạch: “Giá thực phẩm dạo này tăng dữ quá làm túi tiền cũng phải vơi đi”.
Vợ chồng chị Thu ở quận 3, bàn nhau qua Tết sẽ mua một chiếc xe máy mới để chị đi làm riêng cho tiện và không phải ké ông xã. Nhưng sau Tết, anh chị thấy giá xăng tăng và mọi thứ cũng đang tăng theo nên quyết định tạm dời kế hoạch mua xe.
Chị Thu kể: “Ngay cả chi phí cho tiền ăn của đứa con đang học mầm non, nhà trường cũng đã thông báo tăng thêm 100.000 đồng một tháng, trong khi tiền lương của vợ chồng thì vẫn cứ giẫm chân tại chỗ".
Không chỉ các bà nội trợ mới lo lắng mà ngay cả tiểu thương buôn bán tại các chợ cũng tỏ ra ngao ngán. Bác Tám, chủ một quầy rau tại chợ Bà Chiểu than ngắn thở dài: “Giá cả leo thang thế này, tụi tôi cũng phải bỏ vốn ra nhiều hơn, trong khi lời chẳng được bao nhiêu. Không chỉ thế, do giá đắt đỏ nên lượng rau bán ra giảm đáng kể vì người mua dè xẻn bớt. Có ngày còn bị lỗ vốn nữa, nói chi lời".
Tiếp lời, cô gái bán hàng thủy, hải sản ngồi cạnh bên lên tiếng: “ Ngồi cả ngày trời, thấy ai đi qua cũng mời mỏi miệng, nhưng vì giá các loại sò, ốc không chịu giảm nên lượng người ghé mua cũng ít đi. Nhiều hôm lo sốt ruột vì mặt hàng này mà không bán chạy, để lâu thì những con ốc, sò rất dễ bị chết và lỗ vốn như chơi".
Nhiều tiểu thương lo ngại, nếu từ tháng 3 chi phí điện nước tăng, thị trường thiết lập một mặt bằng giá mới, nhiều gia đình thắt chặt chi tiêu gia đình thì việc mua bán lại càng thêm ế ẩm.
Lệ Thanh - theo vnexpress.net