Truyền thuyết về ngày Lễ Vu Lan – Rằm tháng Bảy

Khuất Đình Huy

Super Moderator
18 Tháng chín 2009
208
0
0
Xuất phát từ truyền thuyết về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tranh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.
Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
Trong dịp này, hầu hết các chùa ở Hà Nội đều tổ chức cũng lễ rất linh đình; rất nhiều gia đình đến chùa làm lễ, dâng lễ cho cha mẹ đã khuất hoặc cầu mong thần Phật phù hộ độ trì cho cha mẹ sức khỏe, sống lâu trăm tuổi.
Ngày trước, cũng trong dịp này, Ở Đại Đồng (và nhiều làng quê khác), từ ngày mùng Mười, nhiều gia đình đã nấu cháo trẳng đổ vào những chiếu “bồ cài” (được kết bằng là mít, cài vào một que tre) cắm trong vườn để mời các vong hồn lang thang cơ nhỡ không nơi trú ẩn, không người cúng giỗ vào dịp này được thưởng thức. Ngày nay, do đất chật người đông, quan niệm, phong tục cũng thay đổi nên ít nhà nấu cháo loãng; họ thắp hương ngoài trời với một đĩa gạo và muối trắng rồi rắc xung quanh nhà, ngoài cổng để mời các vong hồn… Ngoài Hà Nội, cũng có nhiều gia đình làm theo cách này.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
47
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Xuất phát từ truyền thuyết về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước.
Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi tranh không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.
Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
Trong dịp này, hầu hết các chùa ở Hà Nội đều tổ chức cũng lễ rất linh đình; rất nhiều gia đình đến chùa làm lễ, dâng lễ cho cha mẹ đã khuất hoặc cầu mong thần Phật phù hộ độ trì cho cha mẹ sức khỏe, sống lâu trăm tuổi.
Ngày trước, cũng trong dịp này, Ở Đại Đồng (và nhiều làng quê khác), từ ngày mùng Mười, nhiều gia đình đã nấu cháo trẳng đổ vào những chiếu “bồ cài” (được kết bằng là mít, cài vào một que tre) cắm trong vườn để mời các vong hồn lang thang cơ nhỡ không nơi trú ẩn, không người cúng giỗ vào dịp này được thưởng thức. Ngày nay, do đất chật người đông, quan niệm, phong tục cũng thay đổi nên ít nhà nấu cháo loãng; họ thắp hương ngoài trời với một đĩa gạo và muối trắng rồi rắc xung quanh nhà, ngoài cổng để mời các vong hồn… Ngoài Hà Nội, cũng có nhiều gia đình làm theo cách này.

Ở Thanh Phần quê em ngày xưa cũng vậy nhưng lâu quá em không về quê nên không biết bây giờ có còn hay không