Truyền thuyết về Rằm Trung Thu

Khuất Đình Huy

Super Moderator
18 Tháng chín 2009
208
0
0
Theo truyền thuyết kể lại rằng, vào một đêm Rằm tháng 8 khi ngắm nhìn vầng trăng tròn vành vạnh trên bầu trời, vị Vua nọ có ước muốn được lên cung trăng chơi. Thể theo ước nguyện của Vua, ông pháp sư theo hầu đã biến chiếc gậy của mình thành một chiếc cầu bằng bạc nối mặt đất với cung trăng để nhà vua và pháp sư lên. Đến Phủ thanh hư Quảng Hàn, Vua được tiên nữ Hằng Nga đón tiếp mang bánh Tiên đến mời nhà Vua ăn, được xem các cung nữ múa hát rất vui vẻ.
Về trần gian, đ tưởng nhớ ngày này, hàng năm vào Rằm tháng Tám, Vua sai đầu bếp làm Bánh Tiên (loại bánh hình tròn như mặt Trăng nên còn gọi là Bánh Trăng); khi trăng Rằm toả sáng, Vua cùng quần thần ăn bánh ngắm trăng, từ đó hình thành tục lệ ăn Tết Rằm Trung Thu (hay còn gọi là Tết trông Trăng).
Theo phong tục dân gian, ngày Tết Trung Thu mọi nhà đều treo đèn kết hoa rực rỡ, ngắm trăng và làm Bánh tròn như mặt Trăng để cúng tổ tiên. Bánh tròn đó chính là bánh nướng, bánh dẻo ngày nay. Cùng với những chiếc bánh truyền thống, trên mâm cỗ Trung Thu còn có các sản vật của mùa thu như chuối, na, hồng, bưởi... và hương, hoa, đèn, nến.
Người lớn không thể đứng ra nhảy múa như các tiên nữ trên cung trăng nên họ tổ chức cho các cháu thiếu nhi múa hát dưới ánh trăng và sau đó phá cỗ Trung Thu ăn uống vui vẻ. Cũng trong dịp này, mọi người đều gửi biếu ông, bà, cha, mẹ, người thân, người mà mình mang ơn các loại bánh Trung Thu, cốm, chuối, hồng... để bày tỏ tấm lòng biết ơn quí trọng đối với họ.
(Nếu bây giờ có ông pháp sư bắc được cầu lên mặt Trăng và bán vé “tua” du lịch chắc rất đông khách, và chắc cũng sẽ có nhiều anh em họ Khuất nhà mình lên đó xem các Tiên nữ múa hát mà chẳng muốn về hạ giới nữa??? Thậm chí còn đề xuất Hằng Nga xây phòng trọ trên cung Trăng để kinh doanh:smile3:)
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
48
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Tết Trung thu
(Rằm tháng Tám)

Trung thu là giữa mùa thu, Tết Trung Thu như tên gọi đến với chúng ta vào đúng giữa mùa thu tức là vào rằm tháng Tám âm lịch. Tết Trung Thu là tết của trẻ em.

Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh trung thu, với những đồ chơi của trẻ em muôn hình vạn trạng, trong số đó đáng kể nhất của thời xưa là ông Tiến sĩ giấy.

Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống... sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngõ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt. Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra. Người lớn có cuộc vui của người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em.

* Thi cỗ và thi đèn

Trong ngày Tết Trung Thu người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Nhiều gia đình bày cỗ riêng cho trẻ em và trong mâm cỗ xưa thường có ông tiến sĩ giấy đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả. Sau khi chơi cỗ trông trăng, các em cùng nhau phá cỗ, tức là ăn mâm cỗ lúc đã khuya.

* Hát Trống quân

Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Ðôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận (hát theo vần, theo ý) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc.

* Múa Sư tử (múa lân)

Vào dịp Tết Trung Thu có tục múa Sư tử còn gọi là múa Lân. Người ta thường múa Lân vào hai đêm 14 và 15. Ðám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ðầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân... Ðám múa Lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau. Trong những ngày này, tại các tư gia thường có treo giải thưởng bằng tiền ở trên cao cho con lân leo lên lấy.

Trẻ em thì thường rủ nhau múa Lân sớm hơn, ngay từ mùng 7 mùng 8 và để mua vui chứ không có mục đích lĩnh giải. Tuy nhiên có người yêu mến vẫn gọi các em thưởng cho tiền.
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
48
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Tết Trung thu có từ bao giờ?

Theo sử sách, Tết Trung thu đã có cách đây ít nhất 2.000 năm. Từ thời cổ xưa, các vị vua chúa có tục lệ tế mặt trời vào mùa xuân, tế mặt trăng vào mùa thu.
Theo Âm lịch, ngày 15 tháng 8 là chính giữa mùa thu được coi là ngày "lành" để làm lễ tế thần mặt trăng.

ở nước ta và một số nước châu á khác, ngày 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm được lấy làm ngày Tết Trung thu.

Tục lệ ăn bánh hình mặt trăng trong dịp Tết Trung thu đã có từ thời Bắc Tống ở Trung Quốc, cách đây trên 1.000 năm.

Trong đêm 15 tháng 8 Âm lịch hằng năm, khi trăng rằm tỏa sáng, lễ tế thần mặt trăng bắt đầu. Trên bàn thờ có hoa quả, có bánh hình mặt trăng còn gọi là bánh "đoàn viên", bởi lẽ, trong dịp này, cả gia đình có dịp đoàn tụ để cùng ăn bánh và cùng thưởng thức ánh trăng thu trong trẻo và bầu không khí ấm áp của đêm rằm đến với mọi nhà.

Đêm Trung thu, các em rước đèn, múa sư tử. Ngoài Bắc gọi là múa sư tử, trong Nam gọi là múa lân. Lân còn gọi là kỳ lân. Kỳ là tên con đực, lân là tên con cái. Lân là con vật đứng thứ hai trong tứ linh: long (rồng), lân, qui (rùa), phụng (phượng hoàng). Lân là con vật thần thoại, thân hươu, móng ngựa, đuôi bò, miệng rộng, mũi to, có một sừng ở ngay giữa trán, lông trên lưng ngũ sắc, lông dưới bụng màu vàng. Tục truyền, lân là con vật hiền lành, chỉ có người tốt mới nhìn thấy nó được.

Thoạt nhìn, đầu lân giống đầu sư tử. Do vậy, người ta gọi múa lân thành múa sư tử.

ở một vài địa phương, có tục các em rước đèn kéo quân trong dịp Tết Trung thu. Đèn kéo quân hình vuông, cao khoảng 80cm, rộng mỗi bề khoảng 50cm. Bốn mặt đều phết giấy Tàu bạch như giấy bóng mờ hiện nay. Phía trên và phía dưới có đường viền sặc sỡ. Bên trong có một tán giấy hình tròn. Khi đốt đèn, hơi lửa bốc lên, tán giấy xoay quanh. Đèn kéo quân còn gọi là đèn chạy quân vì hình đoàn quân cứ liên tục kéo đi, chạy đi không ngừng hết vòng nọ đến vòng kia. Chỉ khi nào đèn hết dầu (nến), đèn tắt thì các tán không quay nữa. Đèn có bốn mặt, hình ảnh xem ở mặt nào cũng được.

Trẻ em rất thích ăn bánh Trung thu, múa lân và rước đèn kéo quân. Từ đó, Tết Trung thu nghiễm nhiên trở thành Tết của các em từ hàng ngàn năm nay.

Theo SGGP