Tuyển tập các bài văn khấn theo phong tục Việt Nam

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
48
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn lễ Phật

Văn khấn lễ Phật

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày….. tháng….. năm............................................... ....

Tín chủ con là .................................................. .................................................. ....

Ngụ tại............................................... ..............................................

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa.

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan Âm Đại sỹ, cùng hiền Thánh Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp

Nghiệp chướng nặng nề

Nay đến trước Phật đài,

Thành tâm sám hối

Thề Tránh điều dữ

Nguyện làm việc lành,

Ngửa trông ơn Phật,

Quán Âm Đại sỹ,

Chư Thánh hiền Tăng,

Thiên Long Bát bộ,

Hộ pháp Thiên thần,

Từ bi gia hội.

Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng công cộng của người Việt Nam từ xưa tới nay.


1. Ý nghĩa

Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng công cộng của người Việt Nam từ xưa tới nay.

Theo phong tục cổ truyền: Mọi người Việt Nam trong các ngày Rằm, mồng Một, ngày Lễ Tết, cùng những ngày có việc hệ trọng, thường đến Chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, của chư vị Bồ Tát, Hiền thánh mà được thiện duyên, gặp may cầu cho được: mạnh khoẻ, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, có con nối dõi, yêu vui thân mệnh, gia đình hoà thuận, hạnh phúc an khang, thế giới hoà bình, văn minh xã hội và ngoài ra không chỉ cầu cho người sống ở thế giới bên kia được siêu sinh Tịnh độ… Ước vọng chính đáng ấy được thể hiện qua các bài văn khấn.

2. Sắm lễ

Việc sửa soạn đi lễ Chùa, sắm lễ vật để đi lễ Chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là:

- Đến dâng hương tại các Chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…

Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực Chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi Chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông - Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.

- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cùng, Lễ Phật tại Chùa. Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.

- Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Mà tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại Chùa.

- Hoa tươi lễ Phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…

- Trước ngày dâng hương Lễ Phật ở Chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…

- Tại Chùa, cứ đến rằm tháng Bảy thì mọi người sắm sửa lễ vật đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cô hồn. Vào tiết này, sắm thêm lễ vật đặc trưng: đồ hàng mã chế tác theo hình vật dụng thường ngày: mũ, áo, xe cộ… nhưng chớ có sắm sửa các hình nhân thế mạng. Ngoài ra còn có lễ vật cúng chúng sinh: cháo lá đa, ngôi, bánh đa, khoai… Tất cả dâng đặt ở bàn thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.

Riêng với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của vị Tăng trụ tại Chùa.

Đến Chùa hành lễ cần theo thứ tự như sau:

1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.

2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Chúa xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.

3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu Chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)

5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nàh trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
48
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn Tiền chủ

Văn khấn Tiền chủ

Tiền Chủ là chủ đầu tiên của ngôi nhà, ở ngôi nhà này đến khi chết


1. Ý nghĩa

Tiền Chủ là chủ đầu tiên của ngôi nhà, ở ngôi nhà này đến khi chết. Theo quan niệm của người xưa, ngôi nhà có sự thay đổi chủ theo thời gian. Nhưng tại cõi âm, người Tiền Chủ vẫn nhớ ngôi nhà xưa này. Vì lẽ đó các chủ ở sau không muốn bị vong hồn người Tiền Chủ quấy rối nên đã lập bàn thờ để thờ Tiền Chủ.

Bàn thờ Tiền Chủ là một cây hương xây ở ngoài sân. Cây hương gồm có một trụ cao khoảng 1m trở lên, mé trên xây rộng ra như một mặt bàn thờ, có thành ở đằng sau và hai bên. Trên bàn thờ đặt một bình hương, không đặt bài vị vì không ai biết tên Tiền Chủ nên khi cúng chỉ cầu khẩn là Bản gia Tiền Chủ là được.

Người ta cúng Tiền Chủ vào ngày rằm, mồng một, lễ tết hoặc khi trong nhà gặp chuyện không may để cầu sự bình an.

2. Sắm lễ

Lễ vật dâng cúng Tiền Chủ gồm, hương, hoa, trầu, quả… Lễ chay hoặc lễ mặn tuỳ tâm chỉ cần lễ vật tinh khiết, đầy đặn, với thành kính cầu xin.

Vào ngày rằm tháng bảy gia chủ cần cúng dâng, bản gia Tiền Chủ, vàng mã, quần áo, tiền…

Văn khấn Tiền Chủ

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

- Con kính lạy ngài Bản gia Tiền chủ ngụ trong nhà này.

Tín chủ con là .................................................. .................................................. ....

Ngụ tại............................................... ..............................................

Hôm nay là ngày… tháng…..năm....................................... ...............

tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần, ngài Bản gia Tiền Chủ. Cúi xin Chư vị Tôn thần Bản gia Tiền Chủ thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
48
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn Thánh sư

[FONT=&quot]Văn khấn Thánh sư

Thánh Sư còn gọi là Tiên sư hay Nghệ Sư. Tức là ông tổ một nghề nào đó, người đã khai phá ra nghề đó và truyền lại cho các thế hệ sau.


1) Ý nghĩa

Thánh Sư còn gọi là Tiên sư hay Nghệ Sư. Tức là ông tổ một nghề nào đó, người đã khai phá ra nghề đó và truyền lại cho các thế hệ sau.

Mỗi nghề ở làng quê Việt nam đều có một vị Thánh Sư. Họ chỉ là con người bình thường nhưng được nhân dân tôn thờ vì họ đã tao ra nghề và truyền dạy cho dân chúng. Những người cùng một n ghê hay cùng buôn bán một thứ hợp nhau lại thành một phường hội, lập miếu thờ Thánh Sư.

Người Việt rất quý trọng Thánh Sư nên ngòai việc thờ Thánh Sư tại miếu chung của phường, các gia đình trong phường cũng lập bàn thờ Thánh Sư tại gia đình mình.

2) Cúng Thánh sư

Trong những ngày Sóc Vọng, lễ, Tết, khi cúng Gia tiên, gia chủ cũng đồng thời cúng Thánh Sư, với đồ lễ tương tự như cúng Thổ Công.

Nhưng ngày cúng Thánh Sư quan trọng nhất trong năm là ngày Kỵ Nhật của Thánh Sư. Ngày đó được cúng giỗ chung lại miếu phường và các gia đìnhphường viên cũng tổ chức cúng riêng tại nhà để tỏ lòng tưởng nhớ ông tổ nghề của mình.
Những người hành nghề, mỗi khi gặp khó khăn đều làm lễ cúng Thánh Sư để được phù hộ gặp may mắn.
Văn khấn Thánh Sư

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là .................................................. .................................................. ....

Ngụ tại............................................... ..............................................

Hôm nay là ngày… tháng…..năm....................................... ...............

tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề.............................................. .......

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề............................................ . thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật![/FONT]
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
48
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn Thần Tài

Văn khấn Thần Tài

Thần Tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài.


1) Ý nghĩa

Thần Tài là vị thần mang tài lộc cho gia đình, mỗi khi làm việc gì, gia chủ thường cầu khấn Thần Tài.
Người xưa thờ Thần Tài ở nơi xó xỉnh xuất phát từ điển tích:

Có một tên lái buôn tên là Âu Minh khi qua hồ Thành Thảo, Thủy thần cho một cô nô tỳ tên là Như Nguyện. Âu Minh đưa Như Nguyện về nuôi trong nhà làm ăn ngày càng trở nên phát đạt. Sau đó, vào một ngày tết, vì lý do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi chui vào đống rác và biến mất. Từ đó, Âu Minh làm ăn thua lỗ, sa sút, chẳng mấy chốc trở nên nghèo xác nghèo xơ.

Hóa ra Như Nguyện chính là Thần Tài hiện hình. Từ đó người ta lập bàn thờ để thờ. Lại có tục kiêng hót rác trong ba ngày đầu năm là vậy. Vì người ta sợ hót rác là hót luôn cả Thần Tài trong đó thì việc làm ăn sẽ không phát đạt. Việc thờ Thần Tài ở nơi xó xỉnh cũng có nguồn gốc từ đây.

2) Bàn thờ Thàn Tài

Bàn thờ Thần tài chỉ được lập ở những nơi góc nhà, xó nhà chứ không phải nơi sạch đẹp, trang trọng như bàn thờ Tổ Tiên hay bàn thờ Thổ Công.

Bàn thờ Thần Tài là một chiếc khảm nhỏ, sơn son thếp vàng, phía trong khảm bài vị Thần Tài hoặc là thùng gỗ dán giấy đỏ xung quanh, phía trong dán bài vị, cũng được viết lên giấy đỏ. Bài vị được viết bằng mực nhũ kim với nội dung sau:

Ngũ phương Ngũ thổ Long thần,

Tiền hậu địa Chúa Tài thần.

Hai bên bài vị có câu đối:

Thổ năng sinh bạch ngọc,

Địa khả xuất hoàng kim.

Có nghĩa là:

(Đất hay sinh ngọc trắng

Đất cũng cho vàng ròng).

Nội dung câu đối có thể thay nhưng bao giờ cũng phải có một đôi.

Trước bài vị là bát hương kê trên 100 thoi vàng giấy. Hai bên là hai cây đèn nhỏ đủ thắp. Trong khám đặt mấy cốc nước, chén rượu, một mâm bồng bày hao quả, phẩm vật khi cúng lễ.

Có nhà khắc lên khám mấy chữ đại tự và có đôi câu đối ca tụng sự giúp đỡ của Thần Tài và cầu mong của gia chủ.

3) Cúng Thần Tài

Người xưa cúng Thần Tài quanh năm, không chỉ vào dịp giỗ , Tết, Sóc Vọng mà vào bất kỳ lúc nào thấy cần cầu xin. Ngày thường, người ta cúng Thần Tài đơn giản, chỉ có trầu, nước, trái cây,….Còn trong các dịp giỗ, Tết, Sóc Vọng thì cúng Thần Tài bằng cỗ mặn.

Thông thường người ta chỉ thắp hương thờ Thần Tài vào buổi chiều hàng ngày.

Văn khấn Thần Tài

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

- Con kính lạy Thần tài vị tiền.

- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là………………………………………………………….

Ngụ tại…………………………………………………………………...

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm……………………………….

Tôi chủ thành sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
48
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn thần Thổ Công

[FONT=&quot]Văn khấn thần Thổ Công

Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ.


1) Ý nghĩa.

Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình.

Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để danh hiệu của cả ba vị thần này, mỗi vị trông coi một việc khác nhau.

Thổ Công: trông coi việc bếp núc.

Thổ Địa: trông coi việc nhà.

Thổ Kỳ: trông nom việc chợ búa cho phụ nữ, hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất.

Bài vị của ba thần được lập chung và viết như sau:

Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân,

Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần,

Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ Phúc đức chính thần.

Mỗi gia đình có riêng một Thổ công. Hàng năm các Thổ công này được thay thế vào ngày 23 tháng chạp (gọi là ngày ông Táo lên trời). Vào ngày này gia đình sửa lễ cúng ông Công , rồi đốt bài vị cũ, thay bài vị mới.

2) MŨ THỔ CÔNG

Mũ Thổ Công là một cỗ gồm ba chiếc: 1 mũ đàn bà và 2 mũ đàn ông không có hai cánh chuồn. Nếu thờ 3 chiếc là thờ đủ mũ cho ba vị thần còn nếu thờ 1 mũ thì đó là mũ Thổ Công.

Mũ được làm bằng giấy, mũ thường đi kèm với một chiếc áo và một đôi hia. Dưới mũ đặt 100 thoi vàng giấy.

Mũ, áo, hia mỗi năm một màu hợp với ngũ hành: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ (trắng-xanh-đen-đỏ-vàng) mỗi năm có một hành riêng, mỗi hành có một màu nhất định.

Năm có hành Kim: cúng mũ màu trắng.

Năm có hành Mộc: cúng mũ màu xanh.

Năm có hành Thủy: cúng mũ màu đen.

Năm có hành Hỏa: cúng mũ màu đỏ.

Năm có hành Thổ: cúng mũ màu vàng.

Cũng như bài vị Thổ Công, hàng năm mũ cũng được đem hóa vào ngày tết Táo quân và được thay cỗ mũ khác để thờ cho đến tết Táo quân năm sau.

3) CÚNG THỔ CÔNG

Cúng vào ngày giỗ Tết, Sóc Vọng. Có thể cúng chay hoặc mặn.

Trong ngày Sóc Vọng, ngày mồng Một, ngày Rằm, các gia đình thường cúng chay; đồ lễ gồm: giấy vàng, bạc, trầu, nước, hoa quả. Tuy vậy, cũng có gia đình cúng mặn có thêm các đồ: rượu, xôi, gà, chân giò….

Những khi làm lễ cúng Gia tiên, bao giờ cũng cúng Thổ Công trước. Khấn cầu sự phù hộ của Thổ Công cũng giống như khấn Gia tiên. Mặc dù gọi là cúng Thổ Công, nhưng khi cúng phải khấn đủ các Thần linh ghi trong bài vị.

4) TẾT THỔ CÔNG

Thổ Công là vị thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc tốt xấu xảy ra trong mỗi gia đình. Lễ cúng Thổ Công quan trọng nhất là ngày tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp (còn gọi là tết ông Công).

Trong ngày lễ này, sau khi cúng xong, Thổ Công lên chầu Thượng Đế để báo cáo những điều tai nghe, mắt thấy ở trần thế mà mình đã ghi chép được. Còn các gia đình sẽ hóa vàng, mũ, áo, hia của năm trước đổ tro ra sống và phóng sinh cho con cá chép để cho ông cưỡi lên trời. (quan niệm dân gia cho rằng: cá chép sau khi được phóng sinh sẽ hóa thành rồng để cho ông Táo cưỡi.).

5) VĂN KHẤN THỔ CÔNG

Văn khấn Thổ Công sau đây được dùng cho cả năm tùy theo cúng vào lúc nào mà thay đổi ngày tháng cho phù hợp.

Văn khấn Thổ Công

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

- Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Tín chủ là………………………………………………………………

Ngụ tại………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày……….tháng……..năm………………………….

Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: ngày Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Cúi xin các Ngày thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật![/FONT]
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
48
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn chúng sinh - Ngày Rằm tháng Bảy

[FONT=&quot]Văn khấn chúng sinh - Ngày Rằm tháng Bảy

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà. Bày lễ và cúng ngoài trời


Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương,

Con lạy Đức Phật Di Đà.

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.

Tiết tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng – che làn heo may

Cô hồn năm bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn

Dù rằng: chết uổng, chết oan

Chết vì nghiện hút chết tham làm giàu

Chết tai nạn, chết ốm đâu

Chết đâm chết chém chến đánh nhau tiền tình

Chết bom đạn, chết đao binh

Chết vì chó dại, chết đuối, chết vì sinh sản giống nòi

Chết vì sét đánh giữa trời

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hòa hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:....................................
Vợ/Chồng:..............................
Con trai:.................................
Con gái:..................................
Ngụ tại:...................................

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật![/FONT]
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
48
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn cúng gia tiên (Nhân lễ cúng Tân Gia)

[FONT=&quot]Văn cúng gia tiên (Nhân lễ cúng Tân Gia)

Nam mô a di Đà phật!

Nam mô a di Đà phật!

Nam mô a di Đà phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Tín chủ (chúng) con là:............

Hôm nay là ngày….. tháng...... năm....., tín chủ con cùng gia đình mới dọn đến đây là: (địa chỉ) ..........

Tín chủ con thiết lập linh sàng, sắp sửa lễ vật, bày trên bàn thờ, trước linh tọa kính trình các Cụ nội ngoại Gia tiên Tiền tổ. Nhờ hồng phúc Tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới, thiết lập thiết lập hương án thờ, kê giường nhóm lửa kính lễ khánh hạ. Nay chúng con làm lễ tân gia, cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc lài vượng tiên gia đạo hưng long cháu con chữ bình an mạnh khoẻ.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà phật!

Nam mô a di Đà phật[/FONT]
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
48
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn trong lễ tang

Văn khấn trong lễ tang

Theo quan niệm xưa: Người chết là bắt đầu cuộc sống ở một thế giới khác ''Sống gửi - Thác về”. Bởi vậy, theo tục xưa trong tang chế có rất nhiều nghi lễ để tiễn đưa vong hồn người đã khuất sang thế giới bên kia được trọn vẹn, chu đáo, thể hiện lòng thành, làm trọn đạo hiếu


Trong phần này, chúng tôi xin giới thiệu văn khấn ở những nghi lễ quan trọng từ khi người mất tới khi được 100 ngày.

Phần văn khấn từ giỗ đầu (tròn một năm sau ngày mất) chúng tôi chuyển sang phần văn khấn khi cúng giỗ.

1) Văn khấn lễ Thiết Linh:

Lễ Thiết Linh là lễ sau khi lập xong bàn thờ tang, đặt linh vị

2) Văn khấn lễ Thành Phục:

Lễ Thành Phục là lễ sau khi gia đình thân nhân mặc đồ tang, tề tựu quanh linh cữu.

3) Văn khấn lễ Chúc Thực:

Lễ Chúc Thực là lễ dâng cơm khi còn để linh cữu ở nhà.

4) Văn khấn Lễ cáo Long Thần Thổ Địa:

Là lễ cúng Long Thần Thổ Địa trước khi đào huyệt.

5) Văn khấn lễ Thành Phần:

Lễ Thành Phần là lễ khi đắp xong mộ.

6) Lễ Hồi Linh:

Lễ Hồi Linh là lễ rước ảnh hoặc linh vị từ mộ về.

7) Vản khấn lễ Chầu Tổ (Triều Tổ lễ cáo):

Sau khi làm lễ Hồi Linh ở bàn thờ tang xong thì làm lễ cáo yết với Tổ Tiên ở bàn thờ chính, nếu là gia đình nhà con thứ thì yết cáo tại nhà thờ của chi họ, nơi thờ ông bà nội, hoặc cụ nội.

8) Lễ Tế Ngu:

Lễ Tế Ngu là lễ ba ngày sau khi mất hoặc ba ngày sau khi chôn cất xong.

Theo tục xưa:

Ngày đầu là Sơ Ngu

Ngày thứ hai là Tái Ngu.

Ngày thứ ba là Tam Ngu.

9) Lễ Chung Thất và Tốt Khốc:

Lễ Chung Thất là lễ 49 ngày. Lễ Tốt Khốc là lễ 100 ngày.

10) Lễ Triệu tịch Điện văn:

Lễ Triệu tịch Điện văn là lễ cúng cơm trong 100 ngày.

11) Lễ Tiểu Tường, Đại Tường (Giỗ Đầu, Giỗ thứ Hai):

Giỗ Đầu và Giỗ thứ Hai là hai lễ giỗ rất quan trọng.

12) Văn khấn lễ Đàm Tế (Tức là lễ hết tang Trừ phục):

Sau 2 năm và 3 tháng dư ai, chọn một ngày tốt làm lễ: Đắp sửa mộ dài thành mộ tròn, cất khăn tang, huỷ đốt các thứ thuộc phần lễ tang, rước linh vị vào bàn thờ chính, bỏ bàn thờ tang.

13) Văn khấn lễ rước linh vị vào chính điện và yết cáo Tiên Tổ:

Cách tiến hành nghi lễ: chép sẵn linh vị mới phủ giấy (hoặc vải) đỏ, khi Đàm Tế ở bàn thờ tang xong, thì đốt linh vị cũ cùng với bảng đen phủ quanh khung ảnh và văn tế. Sau đó rước linh vị, bát hương và chân dung (nếu có) đưa lên bàn thờ chính, đặt ở hàng dưới. Trường hợp nhà không có bàn thờ chính thờ gia tiên bậc cao hơn thì không phải làm lễ này mà yết cáo gia thần và yết cáo Tổ ở nhà thờ tổ.

14) Lễ Cải Cát:

Lễ Cải Cát là lễ sang Tiểu, sửa mộ, dời mộ.
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
48
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn lễ Thiết Linh

Văn khấn lễ Thiết Linh

Nam mô A Đi Đà phật

Nam mô A Đi Đà phật

Nam mô A Đi Đà Phật

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

- Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ

- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Kháo, Cao Tằng Tổ Tỷ họ………….

Hôm nay là ngày...... tháng...... năm ........................ Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là......... ................ vâng theo lệnh mẫu thân (nếu là cha) và các chú bác, cùng với anh rể, chị gái và các em trai gái dâu rể con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ thiết Linh thích nghi lễ cổ truyền

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của: Hiển................ chân linh.

Xin kính cấn trình thưa rằng:

Than ôi! Gió thổi nhà Thung

(nếu khóc cha hoặc Huyên nếu khóc mẹ)

Mây che núi Hỗ

(nếu khóc cha hoặc núi Dĩ nếu khóc mẹ.)

Dung mạo một mai vắng vẻ, bão xô cây,

nghĩ lại ngậm ngùi thay

Âm dương đôi ngả xa vời, mây phủ núi,

trông càng đau đớn nhẽ!

Sương bay chớp nhoáng, bạch vân nghi ngút,

cõi phù sinh;

Nến đỏ hương thơm, án toạ hắt hiu đồ sự tử.

Vài tuần nghi tiết, mong anh hồn thấu khúc tình văn;

Tấc dạ bi hoài, trông linh vị, tuôn dòng ai lệ!

Ôi! Thương ôi!!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
48
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn lễ Thành Phục

Văn khấn lễ Thành Phục

Nam mô A Đi Đà Phật

Nam mô A Đi Đà Phật

Nam mô A Đi Đà Phật

- Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương

- Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ.

Hôm nay là ngày....... tháng........ năm .....................

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là. ........................

vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ thân)và các chú bác, cùng với anh rể, chị gái và các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày Lễ Thành Phục theo nghi lễ cổ truyền,

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của: Hiển....................... chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Than ôi! Núi Hỗ (nếu khóc cha hoặc núi Dĩ nếu khóc mẹ) mây che

Chồi Thung (nếu khóc cha hoặc Huyên nếu khóc mẹ) gió bẻ.

Cõi trăm năm, trời khéo hẹp hòi thay;

Cơ một phút, đời sao mau mắn nhẽ !

Sân Lai tử, những mong ngày tháng rộng,

Bõ công ơn áo nặng cơm dàyl

Đồ Thôi y, đâu đã lạ lùng thay, càng cám cảnh

đầu tang tóc chế..

Ôi! Thương ôi!

Trời đất làm chi cực thế! Chạnh nhớ cha (hoặc mẹ) điều ăn nết ở, tấm lòng sầu chín khúc, rồi năm canh.

Ai xui nên nỗi này! Nỡ để con, rày nhớ mai mong, nước mắt chảy hai hàng, đầy một mẻ.

Nay vừa chế phục sẵn rồi; bày đặt tang nghi theo lệ

Gậy khăn tuân cứ lối thường;

Thành phục kính dâng tiền tế

Thương ôi!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
48
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn lễ Chúc Thực

[FONT=&quot]Văn khấn lễ Chúc Thực

Nam mô a di đà phật!

Nam mô a di đà phật!

Nam mô ai di đà phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ họ………

Hôm nay là ngày…. Tháng…. Năm……

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là……… vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ thân)và các chú bác, cùng với anh rể, chị gái và các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy

Nay nhân lễ Chúc Thực theo nghi lễ cổ truyền,

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành,

Trước linh vị của: Hiển… chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Thiết nghĩ! Nhân sinh tại thế,

Họa mấy người sống tám, chín mươi,

Đôi ba mươi năm cũng kể một đời.

Song vận số biết làm sao tránh được

Nhớ hồn thuở trước: trong buổi xuân xanh

Ơn mẹ cha đạo cả sinh thành, đêm ngày dạy dỗ:

Đường ăn, nỗi ở, việc cửa việc nhà.

Lại lo bề nghi thất, nghi gia

Cho sum họp trúc, mai mấy đóa

Cương thường đạo cả, lòng những lo hiếu thảo đền ơn

Nếp kiệm cần hằng giữ sớm hôm.

May nối được gia đường cơ chỉ,

Ba lo bảy nghĩ, vất vả trăm bề

Cho vẹn toàn đường nọ lối kia,

Tuy khó nhọc chưa cam thỏa dạ;

Bỗng đâu gió cả, phút bẻ cành mai,

Hoa lìa cây, rụng cánh tơi bời.

Yến lìa tổ, kêu xuân vò võ.

Tưởng hồn trường thọ, dìu con em, khuyên nhủ nên người.

Ai ngơ trăng lặn sao dời, hồn đã biến về nơi Tây Trúc

Từ nay lấy ai chăm sóc, ngõ cúc, tường đào.

Từ nay quạnh bóng ra vào, cỗi Nam, cành Bắc.

Ngày chầy sáu khắc, đêm vắng năm canh:

Tưởng phất phơ thoáng hiện ngoài mành.

Tưởng thấp thoáng bóng hình trên khói

Hiên mai bóng rọi, vào ngẩn ra ngơ.

Hết đợi thôi chờ, nắng hồng giá lạnh

Ai hay số mệnh!

Thuốc trường sinh, cầu Vương mẫu chưa trao.

Bút Chú tử, trách Nam Tào sớm định.

Bùi ngùi cám cảnh, tuôn rơi hàng nước mắt dầm dầm

Nhớ nơi ăn, chốn ở, buồng nằm:

Như cắt ruột, xét lòng con trên trần thế.

Mấy dòng kể lể. Chiêu hồn về than thở nguồn cơn.

Cầu anh linh phù hộ cháu con. Cầu Thần Phật độ trì, cho vong hồn siêu thoát…

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật![/FONT]
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
48
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn Lễ cáo Long Thần Thổ địa

[FONT=&quot]Văn khấn Lễ cáo Long Thần Thổ địa

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Bản cảnh Hậu Thổ Thần chư vị.

Tang chủ là: .................................................. .....

Ngụ tại:…………….

Hôm nay là ngày … tháng…. Năm, gia đình có táng cố phụ (hay cố mẫu) là họ………… húy hiệu…….. tiền tước là….. thọ chung ngày ….ở khu đất này, kính dâng lễ vật……..lễ nghi các thứ

Thiết nghĩ:

Đất có dữ lành

Đều do họa phúc

Kết phát dựa vào âm đức,

Cũng nhờ Thần lực hiển linh

Ấy thực thường tình

Xiết bao cảm cách.

Những mong mồ yên mả đẹp.

Vậy dâng lễ bạc tâm thành.

Nhờ ơn Đại đức

Thấu nỗi u tình

Khiến cho vong linh.

Được yên nơi chín suối.

Phù hộ dương trần con cháu nội, ngoại bình yên.

Chúng con lễ bạc tâm thành cúi xin được phù hộ độ trì

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật![/FONT]
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
48
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn lễ Thành Phần

[FONT=&quot]Văn khấn lễ Thành Phần

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

- Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

Con kính lạy chư gia tiên Cào Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ họ………

Hôm nay là ngày…. Tháng ……. Năm …….. Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là. ........................

vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ thân)và các chú bác, cùng với anh rể, chị gái và các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày Lễ Thành Phục theo nghi lễ cổ truyền,

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của: Hiển....................... chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Than ôi!

Mây núi Hỗ mịt mờ, mờ mịt

(nếu khóc cha hoặc núi Dĩ nếu khóc mẹ)

Chữ vô thường ngán nhẽ cuộc phù sinh;

Cơn bể dâu thay đổi, đổi thay

Cơ huyền diệu, ghê thay vòng tạo hóa

Ôi! Thương ôi!

Người thế ấy, mà sao phận thế ấy, bỗng đâu số trời xui khiến, cõi âm dương, đôi ngả đã xa vời;

Vận đến đây, hay là mệnh đến đây, thắm đã nấm đất vun vùi, đường từ hiếu, trăm năm không gặp gỡ

Mắt trông thấy, đào sâu lấp kín, tủi nỗi lòng, chín khúc ngổn ngang;

Tai vẳng nghe, trống giục, chiêng hồi, đầy nước mắt hai hàng lã chã

Nay đã phân kim lập hướng, cầy được thỏa yên;

Gọi rằng bát nước nén hương, kính trần bái tạ

Hỡi ơi! Xin hưởng!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

(Nghỉ một lát đọc tiếp hai câu sau)

Xuất chủ kính dâng ba chén rượu, xem như còn sống ở cao đường;

Thành Phần xin đốt một tuần hương, kính rước hồi linh về bảo toạ.[/FONT]
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
48
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văng khấn lễ Hồi Sinh.

Văng khấn lễ Hồi Sinh.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

- Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

- Con kính lạy chư gia tiên Cào Tằng Tổ kHảo, Cao Tằng Tổ tỷ họ………

Hôm nay là ngày…. Tháng ……. Năm …….. Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là. ........................

vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ thân) và các chú bác, cùng với anh rể, chị gái và các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày Lễ Hồi linh theo nghi lễ cổ truyền,

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của: Hiển……….chân linh

Xinh kính cẩn trình thưa rằng:

Than ôi! Xót nghĩ phụ thân (hoặc mẫu thân)

Thân thi táng tất, hồn phách đã yên.

Xa nơi trần giới, về chốn cửu nguyên.

Nay hồi linh,phụng nghênh thần chủ, rước về linh điện

Để con cháu sớm hôm phụng sự

Tới hạn kỳ làm lễ cáo thiên.

Cha (hoặc mẹ) hỡi có thiêng!

Từ nay phách định hồn yên!

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
48
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn lễ Chầu Tổ (Triều Tổ lễ cáo)

Văn khấn lễ Chầu Tổ (Triều Tổ lễ cáo)

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

- Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

- Con kính lạy chư gia tiên Cào Tằng Tổ kHảo, Cao Tằng Tổ tỷ họ………

Hôm nay là ngày…. Tháng ……. Năm ………..

Hậu duệ tôn là…………………………………………………………. Vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ thân nếu là cha) và các chú bác, cùng với anh rể, chị gái và các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại. Kính cáo Tổ Tiên:

Vì có: Hiển Khảo (hoặc Hiển Tỷ)……………………thọ chung ngày …….. nay đã an táng xong, làm lễ hồi linh.

Kính theo kễ nghi phong tục, xin kính dâng lễ vật gồm hương hoa chuối ỏan, trầu cau, đèn nến, xôi gà thịt rượu, gọi là lễ bạc tâm thành. (Nếu sắp lễ có những thứ khác thì khi khấn tùy theo đồ lễ mà kể ra).

Kính cẩn quỳ trước linh vị của: Cao Tằng Tổ Khảo Cao Tằng Tổ Tỷ, liệt vị Tiên linh. Trình thưa rằng:

Vật vốn nhờ trời

Người sinh nhờ Tổ.

Xót nay phụ thân (hoặc mẫu thân)

Theo Tiên theo Tổ

Sơ ngu vừa đặt tế điện

Nghĩ trước nghĩ sau

Vật mọn kính bày lễ số.

Ngửa trông chứng giám lòng thành;

Cúi nguyện phù trì bảo hộ.

Chúng con lễ bạc tâm thành tâm kính bái cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
48
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn lễ Tế Ngu

[FONT=&quot]Văn khấn lễ Tế Ngu

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

- Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

- Con kính lạy chư gia tiên Cào Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ.

Hôm nay là ngày…. Tháng ……. Năm ………..

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Này nhân ngày lễ Tế Ngu theo nghi lễ cổ truyền,

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của:Hiển……………..chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng.

Than ôi! Trên tòa Nam cực, lác đác sao thưa; (nếu khóc cha hoặc đổi là Bắc vụ nếu khóc mẹ).

Trước chốn Giao trì, tờ mờ mây khóa.

Cơ tạo hóa làm chi ngang ngửa thế, bóng khích câu,

khen khéo trêu người.

Chữ cương thường nghĩ lại ngậm ngùi thay,

tình hiếu đễ chưa yên thỏa dạ.

Ơn nuôi nấng áo dày cơm nặng, biển trời khôn xiết

biết công lao;

Nghĩ sớm hôm ấp lạnh quạt nồng, tơ tóc những

hiềm chưa báo quả;

Ngờ đâu! Nhà Thung (nếu là cha hoặc Nhà Huyên nếu là mẹ) khuất núi, trời mây cách trở muôn trùng;

Chồi Tử mờ sương, âm dương xa vời đôi ngả.

Trông xe hạc lờ mờ ẩn bóng, cám cảnh cuộc phù sinh chưa mấy, gót tiên du đã lánh cõi trần ai.

Rồi khúc tằm. áy náy trong lòng, thương thay hồn bất tử về đâu, cửa Phật độ biết nhờ ai hiện hóa.

Suối vàng thăm thẳm, sáng phụ thân (hoặc mẫu thân) một mình lìa khơi,

Giọt ngọc đầm đìa, đàn con cháu, hai hàng lã chã.

Lễ Sơ Ngu (hoặc Tái Ngu, Tam Ngu) theo tục cổ, trình bày:

Nhà đơn bạc, biết lấy gì để dóng dả.

Đành đã biết: đất nghĩa trời kinh, nào chỉ ba tuần nghi tiết,

đủ lễ báo đền

Cũng gọi là: lưng cơm chén nước, họa may chín suối anh linh,

được về yên thỏa

Ôi! Thương ôi!

Chúng con lễ bạc tâm thành, thành tâm kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Kính cáo!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật![/FONT]
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
48
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn Lễ Chung Thất và Tốt Khốc

Văn khấn Lễ Chung Thất và Tốt Khốc

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Hôm nay là ngày….tháng….năm….., âm lịch tức ngày…..tháng….năm…………….dương lịch.

Tại (địa chỉ):……………………………………………………

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ Chung Thất (lễ Tốt Khốc) theo nghi lễ cổ truyền, có kính cẩn sắm các thứ lễ vật gồm:…………………………..

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của Hiển:………………… chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Núi Hỗ sao mờ, nhà Thung bóng xế. (Nếu là cha)/ Núi Dĩ sao mờ, nhà Huyên bóng xế. (nếu là mẹ)

Tình nghĩa cha sinh mẹ dưỡng, biết là bao;

Công ơn biển rộng, trời cao khôn xiết kể.

Mấy lâu nay: Thở than trầm mộng mơ màng;

Tưởng nhớ âm dương vắng vẻ.

Sống thời lai lai láng láng, hớn hở chừng nào!

Thác thời kể tháng kể ngày, buồn tênh mọi lẽ!

Ngày qua tháng lại, tính đến nay Chung Thất (hoặc Tốt Khốc) tới tuần;

Lễ bạc tâm thành gọi là có nén nhang kính tế.

Xin mời: Hiển………………………………………………

Hiển……………………………………………………………..

Hiển……………………………………………………………...

Cùng các bị Tiên linh, Tổ Bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ cùng về hâm hưởng.

Kính cáo; Liệt vị Tôn thần: Táo Quân, Thổ Công, Thánh sư, Tiên sư, Ngũ tự Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho tòangia được mọi sự yên lành tốt đẹp.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
48
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn lễ Triệu lịch Điện Văn

Văn khấn lễ Triệu lịch Điện Văn

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

- Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

- Con kính lạy chư gia tiên Cào Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

Hôm nay là ngày…. Tháng ……. Năm ………..

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày lễ cúng cơm trong trăm ngày theo nghi lễ cổ truyền.

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của: Hiển………………………………chân linh.

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Than ôi! Thương nhớ phụ thân, bỏ về cõi thọ

(hoặc Thương nhớ mẫu thân, bỏ về cõi thọ)

Gót thừa vân, nghĩ đã xa khơi;

Lòng ái nhật, nghĩ càng tủi hổ.

Lưng cơm bát nước, miếng trân cam, tỏ dạ kính thành;

Sớm rượu trưa trà, đạo thần hôn, giữ lòng ái mộ.

Ngậm ngùi, hồn phách biết về đâu;

Tưởng tượng bóng hình còn mãi đó.

Ôi! Thương ôi!

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
48
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn Lễ Tiểu Tường, Đại Tường (Giỗ đầu, giỗ thứ 2)

Văn khấn Lễ Tiểu Tường, Đại Tường (Giỗ đầu, giỗ thứ 2)

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

- Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

- Con kính lạy chư gia tiên Cào Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

Hôm nay là ngày…. Tháng ……. Năm ………..

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày Giỗ Đầu (Giỗ thứ Hai) theo nghi lễ cổ truyền,

Kính dâng lễ mọn biểu lòng thành.

Trước linh vị của: Hiển………………chân linh.

Xin kính cẩn thưa rằng:

Than rằng:

Mây che núi Hỗ (nếu là cha hoặc núi Dĩ nếu là mẹ)

muôn dặm mơ màng

Gió thổi cành Thung (nếu là cha hoặc cành Huyên nếu là mẹ)

một vùng nghi ngút

Nhớ thưở trước, một nhà sum họp, vui vầy những ước,

đặng trăm năm

Mà bấy nay, đôi ngả cách xa, nông nỗi nào ngờ, nên một phút.

Ơn chín chữ, trời cao biển rộng, hiểm chưa chút công đền nghĩa trả, gánh cương thường, nghĩ nặng trên vai;

Đêm năm canh, than vắn thở dài, những mơ màng tiếng nói điều ăn, lòng tưởng vọng, thấm đau trong ruột.

Cõi trần thế, xuân qua thu lại, ngày trời kể, chẵn một năm tròn; (hoặc hăm bốn tháng tròn).

Giỗ Tiểu Tường (hoặc Đại Tường) lễ bạc tâm thành, chén rượu dâng một vài tuần rót.

Nhà đơn bạc, còn nhiều bề khiếm khuyết, hương thơm, nến đỏ, việc lễ nghi, tạm gọi theo thời;

Bài văn ai kể mấy khúc nôm na, tâm động, thần tri, miền minh phủ, may chi thấu chút.

Xin kính mời:

Hiển:………………………………………….

Hiển:………………………………………….

Hiển:………………………………………….

Cùng các vị Tiên linh Tổ bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ về hâm hưởng.

Kính cáo: Liệt vị Tôn thần, Táo Quân, Thổ Công, Thánh Sư, Tiên Sư, Ngũ tư Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Cúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Cẩn cáo!
 

khuatquangthin

Tự hào là người họ Khuất
12 Tháng mười hai 2008
1,183
0
36
48
Bình Dương
www.hokhuatvietnam.org
Văn khấn Lễ Đàm tế

Văn khấn Lễ Đàm tế

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương

- Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân

- Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ

Hôm nay là ngày…. Tháng ……. Năm ………..

Con trai trưởng (hoặc cháu đích tôn) là………vâng theo lệnh của mẫu thân (nếu là mẹ hoặc phụ mẫu nếu là cha), các chú bác, cùng anh rể, chị gái, các em trai gái dâu rể, con cháu nội ngoại kính lạy.

Nay nhân ngày Lễ Đàm Tế theo nghi lễ cổ truyền,

Kính dâng lễ mọn biểu lộ lòng thành.

Trước linh vị của: Hiển……………………..chân linh

Xin kính cẩn trình thưa rằng:

Than ôi! Nhớ bóng phụ thân (hoặc mẫu thân);

Cách miền trần thế

Tủi mắt nhà Thung (nếu là cha hoặc nhà Huyền nếu là mẹ)

mây khóa, thăm thẳm sầu phiền.

Đau lòng núi Hỗ (nếu là cha hoặc núi Dĩ nếu là mẹ)

sao mờ, đầm đìa ai lệ

Kể năm đã quá Đại Tường;

Tính tháng nay làm Đàm Tế.

Tuy lẽ hung biến cát; tang phục kết trừ;

Song nhân tử sự thân, hiếu tâm lưu để.

Lễ bạc, kính dâng gọi chút, há dám quên, cây cội nước nguồn,

Suối vàng, như có thấu chăng, họa may tỏ,

trời kinh đất nghĩa.

Xin kính mời: Hiển……………………………………….

Hiển……………………………………….

Hiển……………………………………….

Cùng các vị Tiên linh Tổ bá, Tổ Thúc, Tổ Cô và các vong linh phụ thờ theo Tiên Tổ về hâm hưởng.

Kính cáo: Liệt vị Tôn thần, Táo Quân, Thổ Công, Thánh Sư, Tiên Sư, Ngũ tư Gia thần cùng chứng giám và phù hộ cho tòan gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!