Thời sự Quốc tế

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Úc hạ lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong 2,5 năm

Thứ ba, 01/11/2011 14:16

Ngân hàng Trung ương Úc hạ lãi suất cơ bản lần đầu tiên kể từ tháng 4/2009 khi lạm phát giảm và tăng trưởng kinh tế yếu đe dọa nền kinh tế.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Úc Glenn Stevens cho biết, những thông tin gần đây cho thấy các điều kiện nhu cầu giảm và tỷ giá hối đoái cao đã kiềm chế lạm phát, vì thế ngân hàng quyết định giảm lãi suất cơ bản 0,25 điểm % xuống 4,5%. Chi phí vay của Úc hiện cao nhất trong các nền kinh tế phát triển.

Đồng đô la Úc giảm xuống 1,0485 USD/đô la Úc lúc 15h18 theo giờ Sydney, từ mức 1,0530 USD/đô la ngày hôm qua tại New York và 1,0527 USD/đô la trước khi quyết định hạ lãi suất được công bố.

Lợi suất trái phiếu chính phủ Úc kỳ hạn 10 năm giảm 0,08 điểm %, từ mức 4,43% ngày hôm qua.
Nguồn Bloomberg/DVT.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Biến động dữ dội, giá vàng sụt giảm về 1.680 USD/oz rồi lại bật tăng

(NDHMoney) Giá vàng phiên này đã biến động dữ dội khi có lúc xuống tới 1.680 USD/oz rồi lại tăng vọt lên vùng 1.710 USD/oz.
image_gallery

Giá vàng suy giảm về vùng 1.711 USD/oz phiên ngày 1/11 do USD tiếp tục lên giá trước việc Nhật can thiệp thị trường tiền tệ, hãng môi giới MF Global đệ đơn xin bảo hộ phá sản và diễn biến mới ở Hy Lạp.

Đầu ngày giao dịch, thông tin gây “rúng động” thị trường tài chính là việc Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã bất ngờ đưa ra quyết định trưng cầu dân ý về gói cứu trợ mới của châu Âu và IMF. Điều này cho thấy Chính phủ Hy Lạp đã thất bại trước các nhà lập pháp về việc thông qua các điều kiện để nhận gói cứu trợ.

Hành động trên cũng cho thấy, Chính phủ Hy Lạp đang dồn trách nhiệm lên vai người dân, mà ở đây nhiều chuyên gia phân tích đã nhìn thấy kết quả “thất bại”.

Thị trường tài chính khi nghe thông tin trên đã biến động dữ dội trước khi lấy lại thế cân bằng. Dù vậy, báo cáo dẫn nguồn tin tin cậy của Dow Jones cho biết, cuộc bỏ phiếu của Hy Lạp cơ bản là "thất bại".

Ngay từ đầu phiên giao dịch, giá vàng đã sụt giảm mạnh từ vùng trên 1.700 USD/oz xuống tới 1.680 USD/oz. Nhưng cũng chỉ không lâu sau đó, giá vàng đã có sự bứt phá từ vùng đáy để bật lên vùng 1.710 USD/oz.

Sự biến động mạnh này đã thay đổi rõ nét xu hướng của giá vàng trong thời gian gần đây. Việc giá vàng vững mốc 1.700 USD/oz đã không còn, do vậy, cho dù giá vàng đã phục hồi lên vùng giá của phiên trước đó, thì ngưỡng hỗ trợ tâm lý hiện tại đã không còn vững như trước.

Kết thúc ngày giao dịch, giá vàng giao ngay chốt ở mức 1.718,55 USD/oz, dù đầu phiên xuống 1.681,74 USD/oz. Trong khi đó, giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 13,4 USD xuống 1.711,8 USD/oz.

Trong phiên ngày 1/11, Quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã không có động thái giao dịch, vẫn nắm giữ 1.243,55 tấn vàng, tương đương 39.981.397,61 ounce, trị giá 67,904 tỷ USD.


Chuyển qua tin tức về giá dầu, giá dầu thô phiên này suy giảm trước quyết định trưng cầu dân ý của Hy Lạp về việc nhận gói cứu trợ từ IMF và châu Âu.

Kết thúc phiên, giá daùa Brent giảm 2 cent xuống 109,54 USD/thùng, sau khi dao động trong vùng giá 106,1-109,68 USD/oz. Trong khi đó, tại thị trường Mỹ, giá dầu ngọt nhẹ giảm 1 USD xuống 92,19 USD/thùng.


Nhật Bình - Theo CNBC
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Euro giảm so với yên, USD do lo ngại kế hoạch của Hy Lạp

Thứ tư, 02/11/2011 07:39


Euro giảm với USD, yên do lo ngại Hy Lạp có thể vỡ nợ nếu kết quả trưng cầu dân ý về gói cứu trợ tài chính từ EU tiêu cực.

ef6f3_euroyenbilletes2.jpg


Lúc 8h18 sáng nay theo giờ Tokyo, đồng euro giảm 0,5% so với hôm qua, xuống 1,3641 USD/euro. Euro cũng giảm 0,5% xuống 106,91 yên/euro.

Đồng USD giao dịch ở 78,36 yên/USD, từ mức 78,37 yên/USD ngày hôm qua.

Đồng tiền chung của 17 nước khu vực đồng euro tiếp tục đà giảm hôm qua sau khi Thủ tướng Hy Lạp Papandreou tuyên bố với nội các của mình về kế hoạch cho một cuộc trưng cầu dân ý về gói cứu trợ giải quyết khủng hoảng của Liên minh châu Âu.

USD tăng so với hầu hết 16 đồng tiền giao dịch chủ chốt do lo ngại khủng hoảng nợ châu Âu đang xấu đi làm tăng nhu cầu trú ẩn với đồng tiền dự trữ của thế giới.
Nguồn Bloomberg/DVT.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tuyên bố của Hy Lạp khiến TTCK thế giới đồng loạt "đổ dốc"




Ngoài ra, thông tin về lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc và Mỹ khiến thị trường trở nên lo lắng về triển vọng kinh tế toàn cầu.

Chốt phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 297,05 điểm tương đương 2,48% xuống 11.657,96 điểm.
Chỉ số S&P 500 hạ 35,02 điểm tương đương 2,79% xuống 1.218,28 điểm.

Chỉ số Nasdaq hạ 77,45 điểm tương đương 2,89% xuống 2.606,96 điểm.

Mới chỉ sau 2 phiên giao dịch đầu tuần, chỉ số S&P 500 đã mất tới 5%.

Nhà đầu tư hoảng sợ trước thông tin Hy Lạp bất ngờ tiến hành trưng cầu dân ý về kế hoạch cứu trợ mới của Liên minh châu Âu dành cho Hy Lạp và những điều kiện thắt chặt ngân sách đi kèm. Phiên trước đó, vụ sụp đổ của MF Global đã khiến nhà đầu tư lo lắng.

Thủ tướng Hy Lạp công bố sẽ tiến hành trưng cầu dân ý về gói cứu trợ mới và châu Âu đã dành cho Hy Lạp đã được thống nhất trong buổi họp ngày 26/10. Ông tuyên bố nếu người dân không chấp thuận, Hy Lạp sẽ không nhận gói cứu trợ và không thực hiện theo các yêu cầu của EU và IMF.

Chi tiết của kế hoạch trưng cầu dân ý này không được công bố và sẽ chỉ được đưa ra trong vài tuần tới. Tuy nhiên khả năng người Hy Lạp không chấp thuận rất lớn, tương lai của Hy Lạp trở nên đáng lo ngại.

Ông Michael Mullaney, chuyên gia quản lý quỹ tại Fiduciary Trust ở Boston, nói: “Tôi thật không thể hiểu nổi. Cuộc trưng cầu dân ý của người Hy Lạp cực kỳ mạo hiểm. Ai cũng nghĩ sau thỏa thuận lần trước, ít nhất trong ngắn hạn, chúng ta không phải lo lắng về khủng hoảng nợ châu Âu. Thế nhưng với diễn biến mới nhất, khủng hoảng châu Âu vẫn luôn ở vị trí trung tâm.”

Tuyên bố của Thủ tướng Hy Lạp nhiều khả năng sẽ khiến thị trường bớt quan tâm đến hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại Cannes – Pháp vào ngày 03 và 04/11. Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp đã tổ chức các cuộc đối thoại khẩn cấp về vấn đề Hy Lạp và kêu gọi châu Âu áp dụng các biện pháp đã thông qua trong tuần trước. Họ đưa ra tuyên bố chung rằng kế hoạch dành riêng để cứu Hy Lạp và ngăn khủng hoảng hiện đang cần thiết hơn bao giờ hết.

Ngoài ra, tâm lý thị trường cũng trở nên ảm đạm sau thông tin sản xuất Trung Quốc rơi xuống mức tăng trưởng kém nhất từ tháng 2/2009. Tại Mỹ, lĩnh vực sản xuất tháng 10/2011 tăng trưởng thấp hơn dự báo của giới chuyên gia, hàng tồn kho giảm.
Các chỉ số bất ổn tăng nhanh sau khi hạ mạnh trong tháng 10/2011. Chỉ số Vstoxx của TTCK châu Âu tăng 11% trong phiên hôm qua còn chỉ số VIX đo bất ổn trên TTCK Mỹ tăng 16% và tăng 42% trong 2 ngày đầu tuần.

Phiên ngày thứ Ba trên thị trường châu Âu, chỉ số FTSE 100 của thị trường Anh hạ 2,21%; chỉ số DAX của thị trường Đức mất 5%; chỉ số CAC 40 của thị trường Pháp mất 5,38%.
Ngọc Diệp
Theo TTVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
“Gáo nước lạnh” Hy Lạp và “bài ca” của FED

DIỆP ANH
03/11/2011 08:21 (GMT+7)
donha_450.jpg


Động thái của Hy Lạp có thể sẽ khiến suy thoái kinh tế trượt sâu hơn.

So với “gáo nước lạnh” mà Hy Lạp vừa hắt thẳng vào những nỗ lực của Liên minh châu Âu, thì bài ca ‘sẽ cứu, sẽ làm” của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chưa đủ vực dậy hoàn toàn thị trường, song cũng có ảnh hưởng nhất định.

Hôm qua, kết thúc cuộc họp trong hai ngày 1-2/11, FED đã tuyên bố cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế năm nay và năm sau, nâng dự báo thất nghiệp và cho biết có thể áp dụng thêm một số biện pháp như mua thêm nợ thế chấp để thúc đẩy tăng trưởng.

Cụ thể, FED dự báo GDP năm nay sẽ tăng trưởng từ 1,6 – 1,7%, thấp hơn mức 2,7 – 2,9% đưa ra hồi tháng 6. Tăng trưởng năm 2012 bị hạ từ 3,3 – 3,7% xuống vùng 2,5 – 2,9%. Dự báo tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế cũng bị hạ xuống 2,4 – 2,7%.

Chủ tịch FED Bernanke cho hay, “có những nguy cơ đe dọa kinh tế. Trong đó, đáng chú ý nhất là tình hình tài chính, ngân hàng châu Âu đã góp phần gây căng thẳng trên thị trường tài chính toàn cầu, có khả năng gây ảnh hưởng xấu tới niềm tin và tăng trưởng".

Cũng sau cuộc họp này, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đưa ra ước tính, lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ tăng từ 1,4 - 2% trong năm 2012. Tuy nhiên, FED giữ nguyên mục tiêu lạm phát dài hạn trong phạm vi từ 1,7 - 2%.

Về tỷ lệ thất nghiệp, theo FED, năm 2012, con số này sẽ đứng ở mức 8,5 – 8,7%, cao hơn so với dự báo trước đây là từ 7,8 – 8,2%. Trong năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp cũng được nâng lên, từ 7 – 7,5% lên 7,8 – 8,2%.

Đứng trước những tình huống như vậy, FED quyết định giữ nguyên chính sách tiền tệ, kéo dài thời hạn nắm giữ trái phiếu của mình và giữ lãi suất gần 0 tới ít nhất là giữa năm 2013 nếu tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao và triển vọng lạm phát giảm.

Với tỷ lệ 9 phiếu thuận và 1 phiếu chống, Fed giữ nguyên lãi suất ở mức từ 0 – 0,25% ít nhất tới giữa năm 2013 và tiếp tục áp dụng chương trình “Operation Twist” trị giá 400 tỷ USD (hay còn gọi là QE2.5).

Ông Bernanke cũng khẳng định, FED đang theo dõi chặt chẽ diễn biến ở châu Âu và thảo luận về các biện pháp kích thích bổ sung, chẳng hạn như mua thêm nợ thế chấp để giúp nền kinh tế. Tuy nhiên, ông từ chối tiết lộ về điều kiện để tiến hành động thái này.

Những tuyên bố của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có cả hai mặt tốt và xấu, song trước bối cảnh hiện nay, những cam kết dù rất nhỏ từ phía Mỹ cũng được xem là một tín hiệu tốt đối với diễn biến trên các thị trường hàng hóa.

Chốt phiên giao dịch đêm qua (2/11), trên thị trường chứng khoán Mỹ, chỉ số Dow Jones tăng 178,08 điểm (+1,53%) lên 11.836,04 điểm. S&P 500 tiến 19,62 điểm (+1,61%) lên 1.237,90 điểm. Nasdaq Composite cộng 33,02 điểm (+1,27%) lên 2.639,98 điểm.

Tương tự như thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu cũng đi lên. Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,15% lên 5.484,10 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp cộng 1,38% lên 3.110,59 điểm và chỉ số DAX của Đức tiến 2,25% lên 5.965,63 điểm.

Tuy nhiên, mức tăng ngược trở lại của các thị trường chứng khoán vẫn chưa thể xóa nhòa cú sốc trong phiên liền trước khi Hy Lạp bất ngờ tuyên bố trưng cầu ý dân về gói cứu trợ mới. Hôm qua, chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn Phố Wall chỉ giảm nhẹ.

Điều đó cho thấy, nhà đầu tư vẫn lo nhiều hơn mừng, trước tình hình nợ công châu Âu có thể trở xấu. Sáng cùng ngày, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou đã nhận được sự ủng hộ của nội các về đề xuất tiến hành cuộc trưng cầu ý dân.

Theo người phát ngôn chính phủ Elias Mossialos, ngoài sự ủng hộ đối với đề xuất tổ chức cuộc trưng cầu ý dân, nội các Hy Lạp cũng nhất trí với việc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, đề xuất này dù nhận được sự ủng hộ của nội các, song khó qua “ải” Quốc hội, bởi theo hiến pháp Hy Lạp, để thông qua việc tổ chức trưng cầu ý dân cần phải có sự ủng hộ của 180 trên tổng số 300 nghị sĩ Quốc hội.

Trong khi đó, đảng Xã hội cầm quyền chỉ có 153 ghế và cần giành thêm sự ủng hộ của phe đối lập, mà hiện tại các đảng này đang bác bỏ đề xuất của Thủ tướng, thậm chí có người còn cho rằng, quyết định của ông Papandreou càng đẩy Hy Lạp đến bờ vực phá sản.

Tuyên bố của Thủ tướng Papandreou đã thực sự gây nên một cơn sóng dữ đối với cả chính trường lẫn thương trường châu Âu. Nếu người dân Hy Lạp nói "không", thỏa thuận cứu trợ mới đạt được hôm 26/10 sẽ bị vô hiệu hóa, mà khả năng này rất dễ xảy ra.

Theo kết quả thăm dò dư luận công bố ngày 31/10, gần 60% số người dân Hy Lạp đánh giá gói cứu trợ mới của Liên minh châu Âu là "tiêu cực". Sáu trong số 10 người được hỏi ý kiến bác bỏ gói cứu trợ. Như vậy, khả năng Hy Lạp bác bỏ kế hoạch này là rất cao.

Không trực tiếp chỉ trích ông Papandreou như một số nhà lãnh đạo châu Âu khác nhưng Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel ngay lập tức cùng tuyên bố sẽ áp dụng thỏa thuận nói trên.

Trong cuộc họp nội các hôm 1/11, Tổng thống Pháp cho rằng, việc trao tiếng nói cho người dân thông qua trưng cầu ý dân là lựa chọn chính đáng, song “tình đoàn kết của tất cả các nước trong khối đồng Euro sẽ không thể thực hiện nếu các bên không nỗ lực”.

Ông cũng khẳng định một lần nữa rằng kế hoạch được nhất trí thông qua tại hội nghị thượng đỉnh châu Âu hôm 26/10 bởi tất cả 17 thành viên khu vực đồng Euro là là “con đường duy nhất để giải quyết khủng hoảng nợ của Hy Lạp”.

Và trong một bối cảnh khá bấp bênh như vậy, kim loại vàng lại là kênh trú ẩn an toàn nhất của giới đầu tư. Đêm qua, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco tăng khoảng 20 USD lên 1.738 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 tăng 11,4 USD lên 1.741 USD/ounce.
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Thất nghiệp Đức tăng lần đầu tiên trong 2 năm

Thứ năm, 03/11/2011 07:20
that-nghiep-Duc.jpg


(DVT.vn) - Tỷ lệ thất nghiệp tháng 10, có điều chỉnh các yếu tố theo mùa bất ngờ tăng cho thấy nền kinh tế đầu tàu châu Âu đang lâm vào khó khăn.

Số liệu của Văn phòng lao động Liên bang Đức cho thấy, số người thất nghiệp trong tháng 10, sau khi điều chỉnh yếu tố theo mùa tăng 10.000 người lên 2,94 triệu người.

Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp đã điều chỉnh của quốc gia này tăng từ 6,9% lên 7%. Trước đó, các nhà kinh tế đã kì vọng số người thất nghiệp ở Đức sẽ giảm khoảng 10.000 người và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 6,8%.

Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp chưa điều chỉnh yếu tố theo mùa lại giảm xuống 6,5%.

Jennifer McKeown, nhà kinh tế tại Capital Economics cho biết, tỷ lệ thất nghiệp tăng cho thấy nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang bước vào một cuộc suy thoái kinh tế. Bà cũng nhận định, điều này, cùng với áp lực từ lạm phát cao có thể sẽ làm ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng có thể trở nên thận trọng hơn và sẽ dành nhiều tiền để tiết kiệm hơn là chi tiêu, khi đó, suy thoái kinh tế sẽ trở nên nặng nề hơn.

Các công ty Đức đang ngày càng ít thuê thêm công nhân hơn trong bối cảnh khủng hoảng tài chính khu vực châu Âu đang dần xấu đi. Chỉ số niềm tin tháng 10 của các nhà đầu tư Đức đã xuống thấp nhất trong gần 3 năm còn niềm tin doanh nghiệp giảm xuống thấp nhất 16 tháng.

Đức là nền kinh tế phục hồi nhanh chóng từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và được coi là động cơ tăng trưởng chính của châu Âu. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của Đức đang chịu nhiều tác động từ suy thoái kinh tế toàn cầu và khủng hoảng nợ khu vực đồng euro, đặc biệt là trong 2 lĩnh vực đầu tư và xuất khẩu.


Đỗ Hà
Theo EuroNews
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Obama kêu gọi G20 tham gia vào kế hoạch giải quyết khủng hoảng châu Âu

Thứ sáu, 04/11/2011 07:56

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi các lãnh đạo thế giới hỗ trợ khu vực đồng euro để thực hiện kế hoạch giải cứu được đầy đủ và quyết đoán.

220e1_Obama1271.jpg


Theo Dow Jones, sau cuộc họp với Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, ông Obama nói rằng trong khi Liên minh châu Âu (EU) tiến hành các bước hướng tới một giải pháp bao quát rộng lớn, G20 sẽ phải "bổ sung thêm cho những chi tiết" của kế hoạch đó.

Hãng tin này cũng đưa rằng ông Obama đã thảo luận với Thủ tướng Đức Angela Merkel về cách để tăng sức mạnh cho Quỹ ổn định tài chính châu Âu (EFSF) mà không có sự hỗ trợ từ Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB.

Để ngăn khủng hoảng châu Âu leo tháng - và có khả năng kéo lùi cả kinh tế Mỹ - ông Obama muốn châu Âu tăng vốn cho các ngân hàng của mình và xây dựng một bức tường lửa bảo vệ lớn hơn xung quanh các nền kinh tế lớn thành viên.

Nguồn CNBC/DVT.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
G20 khẳng định hợp tác ngăn chặn khủng hoảng nợ

Thứ sáu, 04/11/2011 16:37

avataraspx24.jpg


Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi châu Âu lập lại trật tự để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay.

Trong ngày họp đầu tiên (3/11) diễn ra ở thành phố Canne, Pháp, lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) khẳng định sẽ hợp tác ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đang tác động xấu tới sự bình ổn của nền kinh tế toàn cầu.

Dưới sự chủ trì của Tổng thống Pháp, nước đang đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên G20, các nhà lãnh đạo đã nhất trí thảo luận kế hoạch bơm tiền cho nền kinh tế thế giới thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm tăng khả năng thanh khoản trên toàn cầu.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cũng đang thúc đẩy xem xét việc phân chia Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) - đơn vị tiền tệ quy ước của IMF và được coi như một loại tài sản dự trữ quốc tế nhằm bổ sung cho tài sản dự trữ của các quốc gia, cho 187 nước thành viên.

Theo đó, một số nước có thể quyết định bán một phần hoặc tất cả tỷ lệ SDR của mình cho các nước khác để đổi lấy ngoại tệ mạnh. G20 cũng khẳng định sẽ cùng với châu Âu giải quyết cuộc khủng hoảng nợ thông qua một kế hoạch tổng thể, trong đó coi việc giảm nợ cho Hy Lạp, tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và tăng vốn cho Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) là ưu tiên hàng đầu.

Cũng đề cập đến cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố nhiệm vụ quan trọng nhất của G20 lúc này là giải quyết cuộc khủng hoảng do Hy Lạp châm ngòi. Ông Obama khẳng định hội nghị lần này là diễn đàn để các nước thảo luận thêm những biện pháp thực thi kế hoạch giải cứu châu Âu một cách tổng thể và dứt khoát.

Ông cũng tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục là một đối tác của châu Âu trong nỗ lực giải quyết những khó khăn hiện nay tại "châu lục già."

Tổng thống Nga Dmitry Mevedev cũng kêu gọi châu Âu thực hiện những bước đi khẩn cấp hơn nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng mà Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda từng cảnh báo rằng có thể tạo thành "phản ứng dây chuyền" trên khắp thế giới.

Mặc dù khẳng định sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ Hy Lạp, song Chủ tịch thường trực Liên minh châu Âu (EU) Herman van Rompuy và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso tuyên bố nước này cần phải trung thành với các điều kiện trong gói cứu trợ mà Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra ngày 26/10 vừa qua nhất trí dành cho Aten, cũng như tiếp tục thực thi cam kết đối với EU và IMF để nhận cứu trợ.

Các nhà lãnh đạo G20 kêu gọi châu Âu lập lại trật tự để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay.

Mặc dù vậy, một số nhà lãnh đạo EU tuyên bố sẽ không giải ngân khoản cứu trợ tiếp theo trị giá 8 tỷ euro cho Hy Lạp cho đến sau thời điểm diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về thỏa thuận cứu trợ, dự kiến diễn ra vào ngày 4 hoặc 5/12 tới.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết cuộc trưng cầu dân ý tại Hy Lạp cũng đồng nghĩa với câu trả lời liệu nước này có ở lại Eurozone hay không.

Các nhà kinh tế lo ngại rằng nếu Hy Lạp ra khỏi Eurozone, khủng hoảng tài chính sẽ lan rộng vì các nhà đầu tư và những người gửi tiền ngân hàng bình thường ở các nước khác trong khu vực cũng sẽ lo sợ chính phủ của họ sẽ theo chân Hy Lạp.

Tuy nhiên, theo bà Merkel, các lãnh đạo Khu vực đồng euro không muốn thấy Hy Lạp rời khỏi liên minh tiền tệ này, đồng thời cho rằng quyết định của Chính phủ Hy Lạp đang đe dọa gây mất ổn định trong khu vực.

Dự kiến, trong ngày họp thứ hai, lãnh đạo G20 sẽ tập trung thảo luận giải pháp nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế cho IMF và xây dựng "bức tường lửa" để bảo vệ các nước tránh đi vào vết xe đổ như Hy Lạp.

Nguồn TTXVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Thông tin kinh tế Mỹ

Ngày đưa tin: 04/11/11 19:36 PM | 152

Bảng lương phi nông nghiệp công bố mức tăng 80 ngàn việc làm, thấp hơn so với dự báo tăng 97 ngàn việc làm mức 158 ngàn việc làm tháng trước.

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm xuống 9.0% so với dự báo và kỳ trước đều ở mức 9.1%.

Thu nhập bình quân theo giờ của người dân Mỹ công bố tăng 0.2% như dự báo.

123chukybaiviet.jpg
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Phố Wall sụt giảm trước cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của Hy Lạp

Thứ bảy, 05/11/2011 07:50

4e2tai-xuong-24.jpg


(DVT.vn) - Cả 3 chỉ số chính đều giảm ít nhất 0,5%. Khối lượng giao dịch phiên hôm qua ở mức thấp với khoảng 7 tỷ cổ phiếu.


Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên cuối tuần khi những bất ổn chính trị lại nổi lên tại châu Âu và nhà đầu tư chuẩn bị tinh thần cho cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Hy Lạp sau khi thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa.

Lãnh đạo G20 không đạt được sự đồng thuận trong việc tăng cường nguồn lực cho Quỹ tiền tệ quốc tế để chống lại cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đã làm lu mờ tác động tốt từ báo cáo về thị trường lao động.

Số liệu do Bộ Lao động Mỹ vừa công bố ngày hôm nay cho thấy tỷ lệ thất nghiệp tại nước này đã giảm từ 9,1% trong tháng trước xuống còn 9% trong tháng 10, mức thấp nhất trong 6 tháng trở lại đây.

Nhóm cổ phiếu liên quan tới hệ thống các ngân hàng châu Âu và gắn liền với tăng trưởng kinh tế, như cổ phiếu công nghiệp và tài chính, nằm trong số sụt giảm mạnh trong phiên. Cổ phiếu tài chính dẫn đầu thị trường giảm điểm khi để mất khoảng 1,4%.

Đóng cửa phiên hôm qua, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 61,23 điểm, tương đương 0,51% xuống 11.983,24 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 7,92 điểm, tương đương 0,63%, xuống 1.253,23 điểm. Chỉ số Nasdaq cũng để mất 11,82 điểm, tương đương 0,42%, chốt phiên tại 2.686,15 điểm.

Tính cho cả tuần, chỉ số Dow Jones giảm 2% trong khi S&P 500 và Nasdaq lần lượt giảm 2,5% và 1,9%.

Khối lượng giao dịch phiên hôm qua ở mức thấp với khoảng 7 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả 3 sàn NYSE, Amex và Nasdaq.


Phương Dung
Theo Reuters
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Châu Âu lại xáo động vì Hy Lạp

Các nhà lãnh đạo châu Âu tưởng đã thở phào khi đạt được giải pháp cứu trợ cho Hy Lạp và qua đó giải quyết cuộc khủng hoảng ở eurozone. Nhưng sau quyết định bất ngờ của Thủ tướng Hy lạp, mọi chuyện lại rối như tơ vò.

> Thủ tướng Hy Lạp sẽ từ chức vì nợ công


Giải pháp mà lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất châu Âu đạt được hồi tuần trước bao gồm: buộc các ngân hàng chấp nhận cắt giảm lên đến 50% số nợ của Hy Lạp; mở rộng khoản tài chính cho Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) từ 440 tỷ euro lên 1.000 tỷ; yêu cầu các ngân hàng châu Âu tìm thêm nguồn tài chính để đối phó với các khoản thua lỗ trong khoản nợ của Hy Lạp.

Tuy nhiên sự hân hoan đó chỉ kéo dài trong một ngày rưỡi. Nó chấm dứt đột ngột bởi một quyết định gây sốc từ Athens.

Đáp lại giải pháp của EU, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào đầu tháng 12 tới về kế hoạch giải cứu trị giá 130 tỷ mà châu Âu dành cho nước ông. Quyết định này đã làm cho các nhà lãnh đạo châu Âu hoàn toàn bất ngờ và vật lộn tìm cách đối phó.

Từ lâu Tổng thống Pháp Sarkozy và các nhà lãnh đạo châu Âu cho rằng việc Hy Lạp ra khỏi khu vực euro là điều không bao giờ nghĩ tới. Vì theo như ông nói điều này là “một thất bại cho châu Âu”. Tuy nhiên, tối thứ tư vừa qua, các nhà lãnh đạo EU lần đầu tiên đánh đi tín hiệu rằng việc Hy Lạp ra đi là có thể.

Tuyên bố của Thủ tướng Papandreou về trưng cầu dân ý đã làm đảo lộn thị trường tài chính toàn cầu và gây nghi ngờ về thỏa thuận đầy tham vọng và tốn kém mà các nhà lãnh đạo EU đã đạt được trong hội nghị thượng đỉnh tuần trước. Thủ tướng Merkel khẳng định rằng Hy Lạp không hề thông báo cho các nước trong khu vực đồng euro về trưng cầu dân ý.

Nếu kết quả của cuộc trưng cầu dân ý ở Hy Lạp là “không” thì sẽ mang lại hậu quả to lớn không những chỉ riêng cho Hy Lạp mà cho toàn bộ châu Âu. Nó sẽ dẫn đến việc phá sản hàng loạt ở Hy Lạp, đẩy Hy Lạp ra khỏi khu vực euro gồm 17 nước, lật đổ nhiều ngân hàng yếu kém châu Âu và đưa nền kinh tế thế giới trở lại suy thoái.

Phản ứng trước quyết định này của Hy Lạp, các nhà lãnh đạo châu Âu tuyên bố rằng gói cứu trợ họ hứa cho vay trị giá 8 tỷ euro (11 tỷ USD) trong vài tuần tới để tránh cho Hy Lạp vỡ nợ phải đi kèm điều kiện.

Liệu lãnh đạo EU đã sẵn sàng đón nhận khả năng Hy Lạp ra đi và chuẩn bị để bảo vệ liên minh tiền tệ 12 tuổi, hay phải chăng đây chỉ là cách gây sức ép buộc Hy Lạp từ bỏ cuộc trưng cầu dân ý không mong đợi?

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức đã nói với Thủ tướng Hy Lạp, George Papandreou rằng Athens sẽ không nhận thêm một đồng viện trợ nào cho đến khi Hy Lạp bỏ phiếu chấp nhận các cam kết của mình đối với eurozone.

Tin tức từ Athens không mấy khích lệ: Thủ tướng Papandreou vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội. Tình hình hỗn độn ở Hy Lạp và bất ổn định trong khu vực euro đã làm cho giá chứng khoán và hàng hóa ở châu Á bị giảm mạnh, đồng thời tạo ra một cuộc chạy đua tìm nơi ẩn nấp an toàn là trái phiếu của Đức.

Các nhà lãnh đạo của khu vực đồng euro lần đầu tiên công khai thảo luận về khả năng Hy Lạp rời khỏi khu vực đồng tiền chung gồm 17 nước, một phần nhằm gây sức ép tối đa với Athens và bảo vệ đồng euro trong trường hợp người Hy Lạp bỏ phiếu ‘chống”.

Thủ tướng Merkel nói rằng trong khi bà mong muốn ổn định đồng euro với Hy Lạp là thành viên, ưu tiên hàng đầu là cứu đồng euro, chứ không phải là giải cứu người Hy Lạp. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cảnh báo rằng ông "không chấp nhận để cho đồng euro sụp đổ vì điều này có nghĩa là châu Âu sẽ sụp đổ”.

Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron đã kêu gọi một ‘ý chí chính trị’ để giải quyết các khó khăn kinh tế hiện nay. Trong thư gửi hội nghị, ông Cameron nói việc các nước sẵn sàng hành động một cách đoàn kết là cách để tiến về phía trước. Chủ tịch các bộ trưởng tài chính khu vực euro là Thủ tướng Luxembourg, Jean-Claude Juncker, thì nói rằng ông muốn Hy Lạp ở lại trong khu vực, nhưng không phải bằng bất cứ giá nào.

Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi đang nghiên cứu về chủ đề này để bảo đảm rằng sẽ không xảy ra một thảm họa đối với người Đức, người Luxembourg và khu vực euro. Chúng tôi đã hoàn toàn sẵn sàng với tình hình này”.

Sức ép dồn dập đến khiến Thủ tướng George Papandreou tối qua đi đến quyết định mới: ông từ chức và một chính phủ liên minh sẽ ra đời. Điều này đồng nghĩa với khả năng Hy Lạp sẽ nhận được gói cứu trợ của châu Âu với điều kiện thực hiện các biện pháp khắc khổ đi kèm. Với tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên lên đến 40%, cùng với nỗi bực tức vì phải chịu đựng các biện pháp thắt lưng buộc bụng, các biện pháp đi kèm mới này có thể sẽ lại châm ngòi những con sóng biểu tình mới ở Hy Lạp.

Phạm Ngọc Uyển
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Vàng tăng mạnh nhất 1 tuần, lên sát 1.800 USD/ounce

Thứ ba, 08/11/2011 07:02
vang-23.jpg


(DVT.vn) - Giá vàng giao ngay trên sàn Kitco hiện đang đứng ở 1.792 USD/ounce, tăng hơn 30 USD (1,7%) so với cùng thời điểm hôm qua.

Giá vàng tăng lên cao nhất trong một tuần khi khủng hoảng nợ công châu Âu leo thang thúc đẩy nhu cầu một nơi trú ẩn an toàn.

Giá vàng giao tháng 12 tăng 2% đóng cửa ở 1.791,10 USD/ounce trên sàn Comex ở New York. Giá vàng đã tăng 26% trong năm nay.

Các đồng minh của thủ tướng Italy Silvio Berlusconi đang gây áp lực buộc ông phải từ chức sau khi khủng hoảng nợ châu Âu lây lan làm tăng chi phí vay của nước này lên mức kỷ lục.

"Những vấn đề ở châu Âu không biến mất một cách nhanh chóng, và có rất nhiều sự hỗn loạn", chuyên gia Thorsten Proettel của Landesbank Baden-Wuerttemberg, Đức, cho biết: "Đó là cơ sở cho vàng tiếp tục tăng".

"Vàng phản ứng lại tâm trạng chung của thị trường rằng cuộc khủng hoảng châu Âu sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi có thể trở nên tốt hơn", Bayram Dincer, nhà phân tích tại LGT Capital Management, Thụy Sĩ cho biết. "Tại thời điểm này, chúng ta không thể dự đoán được một giải pháp cuối cùng và sự không chắc chắn vẫn còn cao".

Giá bạc giao tháng 12 tăng 2,2% lên 34,828 USD/ounce trên sàn Comex. Giá kim loại này đã tăng 13% trong năm nay.
gold-November-8.gif

Giá vàng giao ngay trên sàn Kitco hiện đang đứng ở 1.792 USD/ounce, tăng hơn 30 USD so với cùng thời diểm sáng qua (đường màu xanh lá cây).

Duy Linh
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Dow Jones tăng 110 điểm nhờ hàng loạt tin tốt từ Mỹ và châu Âu




Thông tin khiến nhà đầu tư hài lòng nhất là số lượng người thất nghiệp lần đầu tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng.

Chốt phiên giao dịch ngày thứ Năm, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 112,85 điểm tương đương 0,96% lên 11.893,79 điểm.

Chỉ số S&P 500 tăng 10,60 điểm tương đương 0,86% lên 1.239,70 điểm.

Chỉ số Nasdaq tăng 3,50 điểm tương đương 0,13% lên 2.625,15 điểm.

Thị trường lạc quan khi số lượng người thất nghiệp lần đầu giảm, lợi suất trái phiếu chính phủ Italy hạ và Hy Lạp chọn được Thủ tướng mới.

Trong nhóm cổ phiếu ngành thuộc S&P, cổ phiếu năng lượng ghi nhận mức tăng mạnh nhất bởi giá dầu lên mạnh trong phiên hôm qua.

Vào đầu phiên giao dịch ngày hôm qua, thông tin cựu phó chủ tịch ECB, ông Lucas Papademos, sẽ lên lãnh đạo chính phủ Hy Lạp giúp TTCK tăng điểm. Ngoài ra, giá trái phiếu chính phủ Italy tăng sau khi ECB tuyên bố mua trái phiếu chính phủ Italy và Italy bán được lượng trái phiếu tối đa trong phiên đầu thấu gần nhất. S&P đưa ra tuyên bố xác nhận xếp hạng tín dụng của Pháp ở mức cao nhất và thừa nhận trước đó lời đe dọa hạ xếp hạng tín dụng nước này bắt nguồn từ một lỗi kỹ thuật.

Ông Don Wordell, chuyên gia quản lý quỹ tại RidgeWorth Capital Management, hiện đang quản lý quỹ khoảng 47 tỷ USD, nói: “Tôi không dám khẳng định mọi chuyện đều đã tốt thế nhưng ít nhất chúng ta đang đi đúng hướng. Thông tin đáng lạc quan nhất của ngày đó là kinh tế Mỹ đang dần tốt lên.”

Báo cáo do Bộ Lao động Mỹ công bố cho thấy số lượng người Mỹ nộp đơn xin thất nghiệp lần đầu rơi xuống mức thấp nhất trong 7 tháng, dấu hiệu cho thấy các công ty đang hạn chế bớt nhân sự. Chủ tịch Fed tuyên bố Ngân hàng Trung ương đang tập trung vào mục tiêu giảm thất nghiệp và dự báo lạm phát trong tầm kiểm soát trong tương lai gần.
Ngọc Diệp
Theo TTVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Pháp nổi giận khi S&P thông báo hạ xếp hạng tín dụng nhầm



S&P thông báo trên trang web rằng đã hạ xếp hạng tín dụng AAA của Pháp, thị trường bán tháo trái phiếu chính phủ Pháp. Sau đó S&P tuyên bố đã có lỗi kỹ thuật, xếp hạng của Pháp không đổi.

Chính phủ Pháp đã yêu cầu phải tổ chức một đợt thanh tra sau khi tổ chức xếp hạng tín dụng hàng đầu S&P thông báo trên trang web rằng đã hạ xếp hạng tín dụng AAA của Pháp, thị trường lập tức phản ứng bằng cách bán tháo trái phiếu chính phủ Pháp.

Cơ quan điều tiết thị trường Pháp (AMF) cho biết đã tiến hành mở cuộc điều tra về lỗi sai của S&P. Quyết định này được đưa ra sau yêu cầu của ông François Baroin, Bộ trưởng Tài chính Pháp.
Phiên hôm qua, lợi suất trái phiếu chính phủ Pháp thời hạn 10 năm tăng lên mức 3,46%, mức tăng tới 27 điểm cơ bản trong ngày. Chênh lệch lợi suất trái phiếu chính phủ Pháp so với Đức tăng lên mức cao kỷ lục 168 điểm cơ bản tính từ khi khu vực đồng tiền chung châu Âu hình thành.

Tổ chức xếp hạng tín dụng S&P đã đưa ra tuyên bố: “Do có lỗi kỹ thuật, hôm nay đã có thông tin được tự động gửi đến một số người đăng ký nhận tin từ S&P Credit Portal rằng xếp hạng tín dụng của Pháp đã bị điều chỉnh giảm. Thực tế không phải vậy, xếp hạng tín dụng của Pháp vẫn là AAA, triển vọng ổn định. Chúng tôi đang điều tra nguyên nhân vụ việc.”

S&P’s Global Credit Portal là bộ phận chuyên quản lý các thuê bao đăng ký nhận thông tin từ S&P. Rất nhiều ngân hàng và nhà đầu tư tài chính trên thế giới sử dụng dịch vụ này. Thông tin sai lầm trên được gửi đi vào khoảng lúc 3h chiều qua. Phân tích về nước Pháp được liên kết đến một website có nội dung “hạ xếp hạng”.

Chính phủ Pháp đã hết sức giận dữ bởi họ đang rất cố gắng để giữ được xếp hạng AAA, trong đó bao gồm cả việc đưa ra kế hoạch 65 tỷ euro thắt chặt ngân sách trong 5 năm với mục tiêu thuyết phục thị trường rằng Pháp luôn tuân thủ tốt các mục tiêu tài khóa.

Một quan chức chính phủ Pháp tuyên bố: “Bạn có tin được không? Không ai có thể vui vẻ với tuyên bố mà họ đưa ra. Họ khẳng định có một lỗi sai. Đối với những gì mà nước Pháp đang phải chịu, thật khó để đùa giỡn kiểu như vậy.”

Một nhà kinh doanh trái phiếu tại London nói: “Nhiều người đã muốn bán tháo trái phiếu chính phủ Pháp. Chúng tôi thực sự không hài lòng với S&P. Khi nỗi lo về khả năng Pháp bị mất xếp hạng tín dụng đang bao trùm, tâm lý thị trường rất mong manh, S&P hành xử như vậy thật vô trách nhiệm.”
Ngọc Diệp
Theo TTVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Vàng rớt gần 2% xuống dưới 1,760 USD/oz

(Vietstock) - Vàng giảm phiên thứ 2 liên tiếp do sự sụt giảm của số người lần đầu nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ, cuộc đấu giá trái phiếu tốt hơn dự báo của Ý và việc bổ nhiệm thủ tướng mới tại Hy Lạp.

* Chứng khoán Mỹ hồi sinh nhờ tin doanh nghiệp và kinh tế
ImageView.aspx


Giá vàng giao tháng 12 trên sàn COMEX tại New York giảm 32 USD/oz (1.8%) xuống 1,759.60 USD/oz.

Phạm vi giao dịch của giá vàng trong phiên là từ 1,736.60 - 1,776.90 USD/oz.

Theo chỉ số vàng của Kitco, giá vàng giao ngay hạ 9 USD/oz.
Bộ Lao động Mỹ thông báo số người lần đầu nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc ngày 05/11 giảm 10,000 xuống 390,000, tốt hơn dự báo giảm xuống còn 398,000 của các nhà kinh tế.

Cùng ngày, Bộ Thương mại thông báo thâm hụt thương mại tháng 9 giảm 4%, mạnh hơn so với dự báo, xuống 43.1 tỷ USD.

Trong khi đó, Chính phủ Ý chứng kiến lực cầu mạnh trong cuộc đấu giá 5 tỷ EUR trái phiếu kỳ hạn 12 tháng dù với chi phí tăng vọt.

Tại Hy Lạp, cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Lucas Papademos đã được bổ nhiệm làm Thủ tướng mới của nước này.

Theo một số nhà phân tích, bất chấp những thông tin tốt như trên, tình hình tại khu vực vẫn còn khá khó khăn.

Các kim loại khác cũng giảm theo giá vàng. Giá đồng giao tháng 12 hạ 7 xu (2%) xuống 3.37 USD/lb.

Giá bạc giao tháng 12 trừ 26 xu (0.7%) xuống 34.11 USD/oz.

Giá bạch kim giao tháng 1 rớt 16.40 USD/oz (1%) xuống 1,627.30 USD/oz.

Giá palađi giao tháng 12 giảm 7.05 USD/oz (1.1%) xuống 647.80 USD/oz.

Phạm Thị Phước (Theo MarketWatch, The Street)

 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Dow Jones sụt gần 250 điểm sau cảnh báo của Moody



Moody cảnh báo chi phí lãi vay của Pháp tăng cao đang ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế Pháp. Thị trường lo sợ Pháp có thể mất xếp hạng tín dụng cao nhất.

Chốt phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 248,85 điểm tương đương 2,11% xuống 11.547,31 điểm.

Chỉ số S&P 500 hạ 22,67 điểm tương đương 1,86% xuống 1.192,98 điểm.

Chỉ số Nasdaq hạ 49,36 điểm tương đương 1,92% xuống 2.523,14 điểm.

Chỉ số S&P 500 đã mất 5,2% trong 4 ngày giao dịch vừa qua. Sau khi các sàn giao dịch của Mỹ đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua, siêu ủy ban chịu trách nhiệm về vấn đề cắt giảm thâm hụt ngân sách công bố họ đã không thể thống nhất được với nhau về thỏa thuận cắt giảm thâm hụt.

Ông David Kostin, chuyên gia thuộc Goldman Sachs, dự báo chỉ số S&P 500 có thể hạ xuống mức 1.100 điểm nếu siêu ủy ban không thể thống nhất được về vấn đề ngân sách. Trong báo cáo công bố ngày 18/11/2011, chuyên gia khẳng định việc ủy ban không thể thống nhất về mức tiết kiệm ngân sách tối thiểu sẽ cho thấy các chính trị gia đã được dân lựa chọn không thể hành động vì quyền lợi lâu dài của tất cả người Mỹ.

Phiên hôm qua, TTCK Mỹ cùng với châu Âu đồng loạt giảm điểm. Chỉ số Stoxx Europe 600 hạ tới 3,2%, mức hạ sâu nhất tính từ ngày 01/11/2011. Chi phí lãi vay của Pháp đang tăng cao khiến nước này đối đầu với nhiều vấn đề về tài khóa. Bộ trưởng Tài chính Pháp tuyên bố đà tăng trưởng của kinh tế Pháp sẽ chậm lại khá nhiều trong quý hiện tại.

Ông Mohamed A. El-Erian, CEO tại quỹ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới PIMCO, nhận xét: “Việc tài sản có độ rủi ro cao bị bán tháo cho thấy các nhà hoạch định chính sách đã không thể theo kịp tình hình bất ổn về kinh tế tài chính, đặc biệt tại khu vực đồng tiền chung châu Âu và Mỹ.”

Phiên hôm qua trên thị trường Mỹ, cổ phiếu tài chính, công nghiệp và công nghệ giảm sâu nhất, mức hạ lên tới 1,9%.

Đình Hảo
Theo TTVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Fed xem xét nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ

Thứ tư, 23/11/2011 11:32

Một số nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho rằng Fed nên xem xét nới lỏng chính sách hơn nữa.

f2374_the20fed.jpg


Theo biên bản cuộc họp ngày 1-2/11, một số thành viên tin rằng triển vọng kinh tế có thể đảm bảo việc điều tiết chính sách bổ sung, lưu ý rằng bất cứ việc điều tiết nào cũng sẽ hiệu quả hơn nếu được đưa ra trong bối cảnh một sáng kiến truyền thông tương lai.

Fed cũng xem xét thay đổi cam kết giữ lãi suất gần 0 tới ít nhất là giữa năm 2013, khi một số thành viên bày tỏ sự quan tâm tới việc sử dụng ngôn ngữ đặc biệt trong thời gian lãi suất huy động liên bang được chờ đợi vẫn thấp, thay vì một ngày dương lịch, cho rằng ngôn ngữ như vậy có thể tốt hơn để chỉ ra một quan điểm liên tục về chính sách tiền tệ.

Các nhà hoạch định chính sách do Chủ tịch Fed dẫn đầu đang xem xét nới lỏng hơn nữa nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp hiện vẫn trên 9% ngay cả khi nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng. Chủ tịch Fed cho biết tốc độ thay đổi có thể rất chậm.

Nguồn Bloomberg/DVT.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Fitch hạ xếp hạng Bồ Đào Nha xuống dưới mức đầu tư

Thứ năm, 24/11/2011 18:22

Hãng xếp hạng tín dụng Fitch vừa hạ xếp hạng tín dụng của Bồ Đào Nha từ BBB - xuống BB+ với triển vọng tiêu cực.

60aa1_fitch.jpg



Theo Fitch, tình trạng mất cân bằng tài chính, nợ xấu tại tất cả các lĩnh vực và triển vọng kinh tế vĩ mô bất lợi đồng nghĩa với xếp hạng tín dụng của Bồ Đào Nha không còn phù hợp với ngưỡng đầu tư.

Hãng xếp hạng cho biết suy thoái sẽ làm kế hoạch cắt giảm thâm hụt của chính phủ khó khăn hơn và làm ảnh hưởng tới chất lượng tài sản ngân hàng, tuy nhiên các cam kết của chính phủ với kế hoạch này là mạnh mẽ.

Fitch cũng hạ dự báo tăng trưởng của Bồ Đào Nha trước tình hình ngày càng xấu đi tại châu Âu. Fitch dự báo GDP Bồ Đào Nha giảm 3% trong năm 2012. Trong dài hạn, các cải cách cơ cấu đáng kế theo các chương trình thắt lưng buộc bụng sẽ giúp Bồ Đào nha có vị thế cạnh tranh hơn trong dài hạn.

Nguồn Fitch/DVT.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
EU cắt viện trợ 19 nước mới nổi

Thứ tư, 07/12/2011 21:05

Ủy ban châu Âu (EC) ngày 7/12 quyết định cắt viện trợ cho 19 nước mới nổi từ năm 2014, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil.

Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) phụ trách vấn đề phát triển, Andris Piebalgs cho biết quyết định trên cho thấy sự chuyển đổi trong quan hệ của chúng tôi với các nước mới nổi và tập trung cứu trợ các nước nghèo nhất từ năm 2014 đến 2020.

Quyết định được đưa ra trong bối cảnh các nước EU thắt chặt chi tiêu để đối phó với khủng hoảng, trong khi một số nền kinh tế khác bắt đầu nổi lên trên trường quốc tế.

EU là nhà tài trợ lớn nhất thế giới, với khoảng 50% khoản viện trợ toàn cầu. Tổng giá trị viện trợ năm 2010 của EU lên tới 53,8 tỷ euro. EC đóng góp khoảng 20% trong số viện trợ đó, hay 11 tỷ euro.

Giai đoạn 2007-2013, EU dự kiến viện trợ khoảng 980 triệu euro cho Nam Phi, 470 triệu euro cho Ấn Độ, 170 triệu euro cho Trung Quốc và 61 triệu euro cho Brazil. Các nước có thu nhập trung bình khác như Argentina cũng sẽ được nhận ít viện trợ hơn.
Nguồn AP/DVT.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Pháp có thể mất xếp hạng tín dụng AAA trong 3 tháng nữa

Thứ tư, 07/12/2011 21:45


Bất chấp nỗ lực cứu khu vực đồng euro của Tổng thống Nicolas Sarkozy, Pháp sẽ để mất xếp hạng tín dụng AAA vào đầu năm tới, các chuyên gia nhận định.

d87e8_sk2.jpg


Nỗ lực của Tổng thống Nicolas Sarkozy có thể không giúp Pháp duy trì xếp hạng tín nhiệm AAA.



Theo thăm dò ý kiến do Reuters tiến hành, 11 trong tổng số 13 chuyên gia kinh tế cho rằng, Pháp sẽ bị hạ một bậc tín nhiệm trong vòng 3 tháng tới. Câu hỏi duy nhất là liệu xếp hạng tín nhiệm của Pháp sẽ bị hạ xuống AA+ hay AA.

“Nếu áp dụng công thức tính xếp hạng của S&P dựa trên các yếu tố mang tính định lượng, thì xếp hạng tín nhiệm của Pháp lẽ ra đã ở mức AA”, chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng đầu tư Natixis, Jean-Christophe Caffet, nhận định.

Tuy nhiên, chuyên gia này nhấn mạnh, các hãng xếp hạng vẫn quan tâm đến các yếu tố mang tính chủ quan như mức độ đáng tin cậy của các kế hoạch ngân sách của chính phủ nên rất khó để đoán định kết quả cuối cùng.

Những tuần gần đây, các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về xếp hạng tín dụng của Pháp do ảnh hưởng lan truyền của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu.

Pháp là nước duy nhất có xếp hạng tín nhiệm AAA thuộc eurozone có nguy cơ bị hạ 2 bậc tín nhiệm. Điều này được S&P lý giải là bởi kế hoạch cắt giảm thâm hụt của Pháp là chưa đủ trong khi các ngân hàng vẫn cần các quỹ quốc gia để cải thiện bảng cân đối kế toán.

Ngày 5/12, S&P cảnh báo có thể hạ tín nhiệm của 15 nước eurozone trong vòng 90 ngày, phụ thuộc vào kết quả của Hội nghị châu Âu diễn ra vào ngày 8-9/12 tới.
Nguồn Reuters/DVT.vn