Thời sự Quốc tế

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tăng trưởng việc làm vượt dự báo, thất nghiệp Mỹ xuống 9,1%

Thứ sáu, 05/08/2011 20:58

Bộ Lao động Mỹ cho biết, lượng lao động tháng 7 tăng thêm 117.000 công nhân. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 9,1%, thu nhập trung bình giờ tăng 0,4%.

Giới chủ Mỹ thuê thêm nhiều lao động hơn dự báo trong tháng 7, tỷ lệ thất nghiệp giảm và lương tăng, xóa đi lo ngại kinh tế Mỹ suy yếu.

Bộ Lao động Mỹ cho biết, lượng lao động tháng 7 tăng thêm 117.000 công nhân sau khi tăng 46.000 trong tháng 6, cao hơn dự báo 85.000 lao động của Bloomberg.

Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 9,1% trong khi thu nhập trung bình giờ tăng 0,4%. Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã ở mức trên 8% trong 30 tháng, chuỗi dài nhất kể từ sau Đại Suy thoái 1930.

Các doanh nghiệp tư nhân tuyển dụng thêm 154.000 lao động, nhưng khu vực chính phủ thì tiếp tục cắt giảm nhân công.

Có thể cần tăng trưởng việc nhiều hơn nữa để thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng, tăng với tốc độ chậm nhất 2 năm trong quý trước.

Tăng trưởng yếu hơn sẽ gây áp lực với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong cuộc họp tới nhằm đưa nền kinh tế lớn nhất thế giới thoát khỏi suy thoái trong bối cảnh lạm phát tăng cao.

Theo Bloomberg
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
EU không còn đủ sức khống chế khủng hoảng nợ công

(VOV) - Đây là lời cảnh báo đầy bi quan của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Barroso về tình hình kinh tế châu Âu hiện nay

Cùng với sự tăng giá liên tục của vàng, giá chứng khoán thế giới trong 2 ngày qua cũng có những diễn biến xấu khi liên tục bị giảm điểm mạnh sau khi nợ công của Tây Ban Nha và Italy, hai quốc gia khu vực đồng tiền chung châu Âu trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.
Những diễn biến xấu này đã khiến các chuyên gia kinh tế và chính trị không khỏi lo ngại về một cuộc khủng hoảng nợ công lan rộng ở châu Âu.
Mở cửa phiên giao dịch ngày 5/8, các chỉ số chứng khoán tại Australia đã giảm hơn 4%. Các chỉ số chứng khoán của Mỹ và châu Âu giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày 4/8.
Tại Mỹ, chốt phiên giao dịch ngày 4/8, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã giảm 4,3%, mức giảm trong ngày thấp nhất kể từ năm 2008. Trước đó, các sàn giao dịch chứng khoán tại châu Âu cũng giảm mạnh tới 3%.

bi-quan.jpg
Nhiều người bi quan với tình hình kinh tế của châu Âu (Ảnh: Getty)
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định rằng, sự giảm điểm đồng loạt trên các sàn chứng khoán thế giới xuất phát từ tâm lý lo ngại rằng, nền kinh tế thế giới có thể rơi vào một cuộc suy thoái kép.
Ông Javier Ferrer, chuyên gia nợ công châu Âu khẳng định: “Kinh tế châu Âu vẫn bất ổn. Tình trạng này vẫn sẽ còn dai dẳng khi còn những tâm lý e ngại. Như thế có nghĩa là bất ổn sẽ còn tiếp tục. Tình hình kinh tế Mỹ thì vẫn chưa có dấu hiệu khả quan. Điều này có thể làm dấy lên sự bất lợi đối với nền kinh tế thế giới nói chung”.
Có những ý kiến còn cho rằng, những khó khăn tài chính ở Italy và Tây Ban Nha thậm chí còn có thể lan tới những quốc gia hàng đầu Liên minh châu Âu (EU) khác như: Đức với tổng nợ công là 2.000 tỷ euro, tương đương 82% GDP; Pháp là 1.600 tỷ euro, tương đương 92% GDP; Anh với 1.300 tỷ euro, tương đương 80% GDP.
Ông Ronert Hanver- một chuyên gia nhận xét: “Chúng ta đang phải đối mặt với hai vấn đề lớn trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Thứ nhất, các nhà chính trị của châu Âu chưa có khả năng dẫn dắt. Điều này khiến các thị trường tài chính trở lên hỗn loạn. Thứ hai là chúng ta vẫn chưa thấy những tín hiệu khởi sắc từ Tây Ban Nha, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland. Chính những yếu tố này khiến tình hình kinh tế châu Âu chưa khả quan”.
Kinh tế không mấy sáng sủa của một loạt nước ở châu Âu đã khiến Chủ tịch Ủy ban châu Âu Manuel Barroso phải đưa ra lời cảnh báo đầy bi quan rằng, EU không còn đủ sức khống chế khủng hoảng nợ công chỉ diễn ra trong phạm vi Khu vực đồng euro.
Ông Barroso hối thúc lãnh đạo EU khẩn trương xem xét lại các quỹ cứu trợ của mình./.
Hồng Nhung (tổng hợp)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Chứng khoán Mỹ khép tuần bằng phiên biến động điên dại


Thứ Bảy, 06/08/2011, 06:41


otchaiti06064322.jpg
Dow Jones bốc hơi 5.8%, S&P 500 trượt 7.2% và Nasdaq sụt 8.1% trong tuần điều chỉnh mạnh nhất trong hơn 2 năm
Chứng khoán Mỹ khép lại tuần giảm điểm mạnh nhất trong hơn 2 năm bằng một phiên giao dịch biến động nhanh và mạnh trong ngày thứ Sáu. Mối lo ngại về nền kinh tế toàn cầu đã khiến Dow Jones thay đổi tới hơn 400 điểm từ mức cao nhất đến mức thấp nhất trong phiên.

Hơn 15.9 tỷ cổ phiếu, cao hơn gấp đôi so với mức bình quân hàng ngày, được chuyển nhượng trong phiên giao dịch nhộn nhịp nhất trong hơn một năm. Nhà đầu tư đổ xô mua vào cổ phiếu của các công ty có vốn hóa lớn và tiền mặt dồi dào từng rớt giá mạnh trong đợt điều chỉnh vừa qua của thị trường.

Đà bán tháo mạnh trong tuần này phản ánh tâm lý thất vọng với đà tăng trưởng ảm đạm của nền kinh tế và sự bất lực của các nhà chính trị trong việc giải quyết mối lo ngại về nợ công cao tại châu Âu và Mỹ.

Khối lượng giao dịch các hợp đồng quyền chọn cũng chạm mức cao kỷ lục, dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư đang bảo vệ danh mục đầu tư của mình trước nguy cơ thị trường có thể tiếp tục suy giảm. Chỉ số đo lường trạng thái biến động Wall Street, VIX, tăng 1.1% lên 32 điểm sau khi lên tới 39.25 điểm vào đầu phiên, mức cao nhất kể từ tháng 5/2010.

Yếu tố góp phần hạn chế đà giảm điểm của thị trường trong buổi chiều là thông tin cho hay Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã sẵn sàng mua trái phiếu Chính phủ Ý và Tây Ban Nha nếu Ý cam kết tiến hành các cuộc cải cách.

Bên cạnh đó, bản báo cáo việc làm khả quan của Chính phủ đã góp phần xoa dịu mối lo ngại rằng Mỹ có thể rơi trở lại vào suy thoái. Dù vậy, mối lo sợ về cuộc khủng hoảng nợ công ngày càng trầm trọng tại châu Âu có thể đe dọa đến các ngân hàng và nền kinh tế yếu kém của Mỹ.

Trong tháng 7, kinh tế Mỹ đón nhận thêm 117,000 việc làm, cao hơn so với dự báo có thêm 85,000 việc làm của các nền kinh tế. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp cùng tháng cũng giảm xuống 9.1% từ mức 9.2% trong tháng 6.

Thế nhưng, khả năng S&P 500 có thể hạ bậc tín nhiệm của Mỹ sau giờ giao dịch đã gây sức ép cho thị trường trong suốt phiên. Theo ABC News, Chính phủ Mỹ dự báo Standard & Poor's (S&P) sẽ hạ bậc tín nhiệm của nước này.
ImageView.aspx

Nguồn: Reuters
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng 60.93 điểm (0.54%) lên 11,444.61 điểm. Tuy nhiên, chỉ số S&P 500 giảm nhẹ 0.69 điểm (0.06%) xuống 1,199.38 điểm, chỉ số Nasdaq Composite trượt 23.98 điểm (0.94%) xuống 2,532.41 điểm.

Tính cả tuần, Dow Jones bốc hơi 5.8%, S&P 500 trượt 7.2% và Nasdaq sụt 8.1%.

Kể từ mức cao xác lập ngày 29/04 đến nay, S&P 500 giảm 12%.

Mức điều chỉnh mạnh gần đây đã khiến ba chỉ số chính giảm điểm trong năm 2011. Dow Jones mất 1.15%, S&P 500 hạ 4.63%, Nasdaq trừ 4.54%.

Trên sàn New York, số cổ phiếu giảm điểm vượt số cổ phiếu tăng điểm với tỷ lệ 3/1. Trên sàn Nasdaq, cứ có hơn 2 cổ phiếu giảm điểm thì có một cổ phiếu tăng điểm.
Credit Suisse hạ dự báo đối với S&P 500 từ 1,450 điểm xuống 1,350 vào cuối năm 2011 do đà tăng trưởng yếu hơn dự báo.


Reuters/Vietstock
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tín nhiệm nợ của Mỹ tụt hạng lần đầu tiên trong lịch sử

Standard & Poor's, một trong những cơ quan xếp hạng tín nhiệm tín dụng hàng đầu thế giới, đã hạ bậc AAA hàng đầu của Mỹ.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử xảy ra chuyện như vậy với nước Mỹ.
image_gallery

Ảnh: BBC
S&P đánh tụt xếp hạng tín dụng dài hạn của Mỹ một bậc xuống còn AA+ với một triển vọng tiêu cực, nêu ra những mối quan ngại về khoản thâm hụt ngân sách ngày càng tăng của quốc gia giàu nhất thế giới này.

S&P cho biết nguyên nhân khiến họ phải có hành động này là vì kế hoạch giảm nợ công mà Quốc hội Mỹ thông qua ngày 2/8 là "chưa đủ xa."

Washington bị mắc kẹt trong suốt nhiều tháng do cuộc cãi vã giữa các đảng chính trị về một dự luật nhằm nâng trần nợ công của Mỹ.

[Mỹ: Nâng mức trần nợ công là sự lựa chọn tất yếu]

Trước đó, trong khi những tin đồn lan truyền về khả năng xuống hạng kể trên, các quan chức Mỹ giấu tên nói với giới truyền thông Mỹ rằng việc phân tích tình hình kinh tế Mỹ của S&P's bị lỗi nghiêm trọng.

Các phóng viên cho rằng việc đánh tụt hạng có thể làm xói mòn niềm tin hơn nữa của các nhà đầu tư quốc tế đối với nền kinh tế Mỹ, vốn đã vô cùng chật vật với khoản nợ công khổng lồ và con số thất nghiệp tới 9,1%.

Trong báo cáo công bố tối 5/8, S&P nói: "Việc đánh tụt hạng phản ánh quan điểm của chúng tôi rằng kế hoạch củng cố tài khóa mà Quốc hội và chính phủ nhất trí gần đây đã không đạt được điều mà chúng tôi cho là cần thiết để ổn định khoản nợ trung hạn của chính phủ. Nói rộng hơn, việc đánh tụt hạng phản ánh quan điểm của chúng tôi rằng tính hiệu quả, sự ổn định và khả năng đoán định trước của các thể chế chính trị và hoạch định chính sách Mỹ đã bị suy yếu trong bối cảnh đang vấp phải những thách thức kinh tế và tài khóa."

Hai cơ quan xếp hạng tín nhiệm khác là Moody’s và Fitch đều cho biết họ chưa có kế hoạch hạ bậc xếp hạng tín dụng của Mỹ vì muốn cho chính phủ nước này thêm thời gian để đạt tiến bộ với kế hoạch giảm nợ.

Tổng thống Barack Obama ngày 2/8 đã ký thành luật một dự luật mới sẽ nâng mức trần nợ của Mỹ, đồng thời tránh cho cường quốc kinh tế này khỏi bị vỡ nợ.

Ông Obama đã ký dự luật trên ngay sau khi nó được Thượng viện thông qua dự luật với tỉ lệ 74 phiếu thuận và 26 phiếu chống. Trước đó, với tỉ lệ 269 phiếu thuận và 161 phiếu chống, Hạ viện Mỹ cũng đã thông qua dự luật này.

Chỉ số chứng khoán S&P 500 đã bị giảm 10,8% trong vòng 10 ngày giao dịch vừa qua do những lo ngại rằng nền kinh tế Mỹ có thể lại rơi vào cuộc suy thoái khác và vì khủng hoảng nợ châu Âu đang trở nên tồi tệ hơn khi đã lan sang Italy.



Theo Vietnam+
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Máy bay Mỹ trúng đạn, hàng chục lính đặc nhiệm thiệt mạng

Chủ Nhật, 07/08/2011 06:53
(TT&VH) - Ngày 6/8, văn phòng Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai ra thông báo cho biết 31 lính đặc nhiệm Mỹ thiệt mạng trong một vụ rơi máy bay trực thăng ở phía Đông nước này.

Af%20%282%29.jpg
"Tổng thống nước Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan Hamid Karzai gửi lời chia buồn và cảm thông sâu sắc tới Tổng thống Mỹ Barack Obama và gia đình các nạn nhân" - thông báo có viết.

Vụ việc xảy ra cuối ngày 5/8 được xem là sự kiện đơn lẻ gây nhiều thương vong nhất cho lực lượng quân đội quốc tế ở Afghanistan, tính từ thời điểm cuộc chiến bắt đầu hồi năm 2001. Ngoài số lính Mỹ còn có 7 người Afghanistan cùng thiệt mạng trong vụ tai nạn và Bộ Quốc phòng Afghanistan xác nhận họ cũng là lính đặc nhiệm.

Phía Bộ Quốc phòng Afghanistan không công bố các chi tiết xung quanh vụ việc. Tuy nhiên, đại diện chính quyền tỉnh Wardak, nơi chiếc trực thăng bị rơi, cho biết nó đã bị phiến quân Taliban bắn hạ. Zabiullah Mujahid, nhân vật tự xưng phát ngôn viên Taliban ở Afghanistan, cũng nói rằng phía Taliban đã dùng súng chống tăng RPG để bắn hạ chiếc máy bay.

V.L
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Qatar cung cấp đạn dược cho quân nổi dậy Libya

07/08/2011 | 06:34:00

Các nguồn thạo tin cho biết một máy bay của Qatar ngày 6/8 đã hạ cánh tại thành phố Misrata do quân nổi dậy cai quản để chuyển đạn dược cho các tay súng của lực lượng này.

Các quan chức tại sân bay đã thừa nhận một máy bay của Qatar đã hạ cánh xuống sân bay Misrata song từ chối tiết lộ cụ thể. Một nguồn tin giấu tên cho biết: "Máy bay này đã dỡ hàng xuống sáu xe tải với toàn đạn dược và cất cánh sau đó vài phút."

Một nguồn tin khác đã công bố hình ảnh của một máy bay ngay sau khi nó cất cánh với dòng chữ "Qatar" trên thân máy bay.

Quân nổi dậy ở Libya đang nỗ lực bảo vệ Misrata và tìm cách tiến về thủ đô Tripoli, cách đó 200 km. Họ đang phàn nàn về việc thiếu vũ khí và đạn dược để tiến quân được về thủ đô.

Qatar là một trong số các nước ủng hộ người Libya lật đổ chính quyền của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi. Trước đó, Pháp đã thả vũ khí và đạn dược cho quân nổi dậy ở miền Tây Libya./.

(Vietnam+)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
G-20 tổ chức hội nghị khẩn cấp về nợ công châu Âu và Mỹ

Chủ nhật, 07/08/2011 21:52

Theo nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản, các nhà lãnh đạo tài chính Nhóm nước kinh tế phát triển G-7 cũng sẽ thảo luận về cuộc khủng hoảng này.

b71dd1136d.jpg

Theo Thứ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Jong-ku sáng 7/8 (theo khu vực giờ châu Á), các thứ trưởng tài chính của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi G-20 đã tổ chức một hội nghị khẩn cấp qua điện thoại để bàn về vấn đề khủng hoảng nợ kép ở châu Âu và Mỹ hiện đang gây ra hiện tượng rối loạn thị trường toàn cầu và làm tăng thêm lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế.

Sau tuần lễ các thị trường chứng khoán toàn cầu bị thiệt hại 2,5 nghìn tỷ USD, nhiều nhà lãnh đạo các nước đang phải chịu sức ép ngày càng tăng về việc thuyết phục các nhà đầu tư rằng chính phủ các nước Phương Tây có đầy đủ khả năng và quyết tâm giảm nhẹ những khoản nợ công lớn.

Theo một nguồn tin từ Chính phủ Nhật Bản, các nhà lãnh đạo tài chính thuộc Nhóm nước kinh tế phát triển G-7 cũng sẽ thảo luận về cuộc khủng hoảng nêu trên và có thể ra một tuyên bố sau đó.

Mặt khác, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến tổ chức một hội nghị qua điện thoại vào chiều cùng ngày. Các nhà đầu tư đang quan ngại việc ECB bắt đầu mua nợ của Italy và Tây Ban Nha vào ngày 8/8 để bình ổn giá cả, một động thái tạo ra những bất đồng ngay bên trong hội đồng điều hành của ECB.

Trong khi đó, báo chí Trung Quốc cho biết các nhà xuất khẩu châu Á, vốn phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường Mỹ, sẽ nằm trong số những nạn nhân phải chịu hậu quả nặng nề nhất do kinh tế Mỹ ngày một khó khăn. Việc Mỹ bị đánh tụt xếp hạng tín nhiệm đã tạo ra tiếng chuông cảnh báo đối với hệ thống tiền tệ quốc tế vốn bị chi phối bởi đồng USD.

Trước đó, Trung Quốc và Nhật Bản đã kêu gọi nỗ lực cùng hành động nhằm tránh xảy ra một cuộc khủng khoảng tài chính mới trên quy mô toàn cầu.
Nguồn Vietnamplus
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Giá vàng thế giới vọt lên 1.697,7 USD/ounce

Thứ hai, 08 Tháng 8 2011 07:08


Việc S&P hạ xếp hạng tín dụng dài hạn của Mỹ cuối thứ 6 bắt đầu tác động lên thị trường, đẩy giá vàng giao ngay vọt lên 40 USD ngay đầu phiên trên thị trường châu Á.
Giá vàng kỳ hạn trên thị trường thế giới đã vọt lên 1.697,7 USD/ounce trong buổi sáng nay bởi nhu cầu đầu tư an toàn và đồng USD sụt mạnh do Standard & Poor’s cuối ngày thứ Sáu hạ xếp hạng tín dụng dài hạn của Mỹ từ AAA xuống AA+.
Lúc 7h00 ngày 8/8 theo giờ Việt Nam, giá vàng giao tháng 12 trên sàn Comex đã nhảy 36 USD, tức 2,2% so với cuối phiên ngày thứ Sáu, lên 1.687,8 USD/ounce, sau khi lập kỷ lục gần 1.700 USD lúc mở cửa phiên. Giá vàng giao ngay hiện giao dịch ở 1.683,8 USD/ounce, sau khi lập kỷ lục 1.692 USD/ounce cùng thời điểm với vàng kỳ hạn.
Edel Tully, chuyên gia phân tích của UBS AG tại London nhận xét, giá vàng sẽ tăng hơn nữa vì nhu cầu an toàn sau khi Mỹ bị hạ xếp hạn tín dụng. Ông dự báo giá vàng sớm lên 1.725 USD/ounce trong tháng này.
Thị trường chứng khoán tương lai và giá dầu thô Mỹ đồng loạt giảm trong ngày hôm nay, với chứng khóan hạ 300 điểm còn dầu thô mất gần 3 USD/thùng. Tuần trước, nhà đầu tư đã chạy khỏi chứng khoán và hầu hết các hàng hóa nguyên liệu để tìm đến nơi trú ẩn an toàn như là Franc Thụy Sỹ, Trái phiếu hay vàng trong bối cảnh nỗi lo nợ ngày càng tăng ở Mỹ và châu Âu. Không tính phiên sáng nay, giá vàng đã tăng 16% trong 1 năm qua.
Theo CafeF​
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Giảm 7%, TTCK Hàn Quốc phải ngừng giao dịch tạm thời




Giao dịch trên TTCK Hàn Quốc đã bị ngưng lại khoảng 5 phút sau khi giảm điểm mạnh chưa từng có tính từ khủng hoảng tài chính. Hiện nay, Kospi đang giảm 4,92%.
Phiên ngày hôm nay, TTCK toàn châu Á giảm điểm mạnh bất chấp nỗ lực ngăn niềm tin sụp đổ mà các nhà hoạch định chính sách hàng đầu thế giới đã đưa ra.
Nỗi sợ về khả năng kinh tế Mỹ suy thoái lần 2 lớn dần, khủng hoảng nợ châu Âu tiếp tục khiến các thị trường căng thẳng.
Ngày thứ Sáu, S&P hạ xếp hạng tín dụng dài hạn của Mỹ 1 bậc xuống mức AAA. Trong 1 tuần, giá trị thị trường của TTCK thế giới bốc hơi khoảng 2,5 nghìn tỷ USD.
Vào đầu phiên ngày thứ Hai, ECB đưa ra tuyên bố sẽ mua trái phiếu chính phủ Italy và Tây Ban Nha để ngăn khủng hoảng lan rộng, đồng euro tăng giá.
Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 hạ hơn 2,3% còn chỉ số Topix hạ 2,4%. Cổ phiếu Honda Motor hạ 2%.
Chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường Úc hạ 2,5% sau khi giảm tới 4% trong phiên ngày thứ Sáu tuần trước.
Tại New Zealand, chỉ số cổ phiếu chính của thị trường hạ 3% sau khi chạm mức thấp nhất trong 11 tháng.
Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc hạ 7,1%. Cơ quan quản lý TTCK Hàn Quốc công bố thành lập nhóm làm việc khẩn cấp để kiểm soát thị trường nội địa và nước ngoài sau khi TTCK giảm quá sâu.
Giao dịch trên TTCK Hàn Quốc đã bị ngưng lại khoảng 5 phút sau khi giảm điểm mạnh chưa từng có tính từ khủng hoảng tài chính. Hiện nay, Kospi đang giảm 4,92%.
Tại Trung Quốc, cổ phiếu cũng đồng loạt bị bán mạnh. Chỉ số Shanghai Composite của TTCK Trung Quốc hạ 3,7% xuống mức thấp nhất trong năm nay. Chỉ số hạ 2,85 trong tuần trước.
Đình Hảo
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Alan Greenspan tin kinh tế Mỹ không suy thoái kép



Ông Greenspan khẳng định trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ vẫn là công cụ đầu tư an toàn dù Mỹ đã mất xếp hạng tín dụng cao nhất.


Ông Alan Greenspan, cựu chủ tịch Fed, khẳng định thị trường chứng khoán thế giới sẽ tiếp tục giảm điểm sau khi S&P hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ, dù S&P tuyên bố nó sẽ không gây ra nhiều tác động đến thị trường.

Trong bài phỏng vấn mới đây với kênh truyền hình NBC, ông nói: “Xét đến yếu tố khiến thị trường giảm điểm trong tuần qua, thị trường sẽ không sớm lập đáy. Phản ứng ban đầu sẽ tiêu cực.”

Quyết định hạ xếp hạng tín dụng Mỹ của S&P được công bố vào ngày 05/08/2011, quyết định đưa ra sau khi TTCK Mỹ có tuần giảm điểm mạnh nhất trong 32 tháng. Chỉ số S&P 500 hạ 7,2% xuống mức thấp nhất từ tháng 11/2010.

Ông nói thêm: “Dựa trên những gì đã xảy ra, không nên tính đến quá nhiều tác động tài chính. Thị trường đang phản ứng với nhiều yếu tố chứ không riêng thông tin về quyết định hạ xếp hạng của S&P.”

Ông Greenspan khẳng định trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ vẫn là công cụ đầu tư an toàn.

Tìm kiếm công cụ đầu tư an toàn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang phục hồi kém, những tuần gần đây, nhà đầu tư mua mạnh trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ, kể cả sau khi S&P cảnh báo hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ thời hạn 10 năm đóng cửa ở mức 2,56% vào ngày 05/08/2011, trước khi S&P thông báo quyết định của mình. Lợi suất này như vậy thấp hơn so với mức 3,12% cách đây 1 tháng.

Đồng USD suy yếu so với đồng euro và đồng yên và rơi xuống mức thấp kỷ lục so với đồng franc Thụy Sỹ vào đầu phiên giao dịch trên thị trường châu Á ngày hôm nay.

Ông Greenspan dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng chậm lại thế nhưng không suy thoái: “Tôi không nhìn thấy khả năng kinh tế Mỹ suy thoái lần 2, chỉ tăng trưởng chậm hơn.”

Đình Hảo

Theo TTVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Standard & Poor’s xếp hạng tín dụng nước Mỹ bị sai?
SGTT.VN - Với việc đánh tụt hạng tín dụng của Mỹ từ mức AAA xuống còn AA+ ngày 5.8, Standard & Poor’s đã gây ra sự chấn động cho cả thị trường tài chính – kinh tế toàn cầu. Đầu tuần này, tất cả thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt giảm điểm, giá vàng vọt lên từng giờ và đến trưa 8.8 đứng ở mức chót vót 1.711USD/ounce, tăng hơn 50USD chỉ trong một buổi sáng. Đồng USD mất giá 0,8% so với đồng franc Thụy Sĩ. Giá dầu giảm 3,7% còn 83,68 USD một thùng.
S & P tính sai?



Việc hạ bậc xếp hạng của S & P có thể làm tổn thương nền kinh tế Mỹ khi nó đang tìm kiếm những cơ hội phục hồi. Ảnh: Reuters
Nhiều chính khách và nhà đầu tư ở Mỹ nổi giận không chỉ với chính quyền Obama mà cả với Standard & Poor’s. Thượng nghị sĩ John F. Kerry của tiểu bang Massachusetts gọi việc hạ bậc xếp hạng tín dụng của Mỹ là âm mưu của phong trào "Tea Party" (phong trào chính trị quy tụ nhiều đảng viên Cộng hoà, ủng hộ việc cắt giảm thuế má và chi tiêu công, phản đối chính quyền tăng thuế...).
"Đây chính là việc Tea Party hạ bậc xếp hạng tín dụng của Mỹ vì một thiểu số người ở Hạ viện phản đối, thậm chí nhiều đảng viên Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ đã được chuẩn bị sẵn sàng để làm một việc lớn hơn như thế này", ông Kerry phản ứng mạnh ngày hôm qua 7.8 trên kênh truyền hình của NBC.
Xếp hạng của S&P đã xếp Mỹ vào mức độ tương tự như với Bỉ và New Zealand, trên Nhật Bản và Trung Quốc. Theo định nghĩa của S & P, AA+ cho thấy khả năng của người vay trong việc "đáp ứng cam kết về nghĩa vụ tài chính là rất mạnh"
Trong khi đó, một số nhà đầu tư, trong đó có tỉ phú Warren Buffett đã mạnh mẽ chỉ trích Standard & Poor's khi cho rằng việc đánh tụt hạng tín dụng của Mỹ đơn thuần là một quyết định chính trị có lợi cho phong trào Tea Party hơn là sự ổn định tài chính của Mỹ.
Ngoài ra, nhiều người nghi ngờ căn cứ để Standard & Poor’s dựa vào đó mà hạ bậc tín dụng của Mỹ là có sai số, bởi S&P đã bị sai đến gần 2.000 tỉ USD khi tính toán các con số cho việc xếp hạng này. Ông Buffett, nhà đầu tư quyền lực nhất thế giới, thậm chí tuyên bố rằng với sai lầm trong cách tính toán của S&P, lẽ ra chỉ số xếp hạng tín dụng của Mỹ phải là 4 chữ A (AAAA)!
Trước đó, sau nhiều tuần tranh luận, Hạ viện và rồi Thượng viện Mỹ đã đồng ý vào ngày 2.8 cho nâng trần nợ của quốc gia lên 14.300 tỉ USD và đề ra kế hoạch cắt giảm chi tiêu công 2.400 tỉ USD trong vòng 10 năm tới. Trong khi đó S&P lại đưa ra con số cắt giảm chi tiêu công trong tính toán của họ là 4.000 tỉ USD. Vì vậy S&P đang gặp sự phản đối mạnh mẽ từ dư luận.
Quyết định của S & P lại mâu thuẫn với hai công ty xếp hạng Moody's và Fitch Ratings khi cả hai đều đánh giá xếp hạng tín dụng AAA cho các khoản nợ của Mỹ vào ngày 2.8.
Tuy nhiên David Beers, lãnh đạo của S&P ngày 6.8 nói cứng rằng: "Cuộc tranh luận về nợ công vừa qua đã nêu bật mức độ của sự không chắc chắn trong quá trình hoạch định chính sách chính trị mà chúng tôi nghĩ là không phù hợp với cách đánh giá xếp hạng tín dụng ở mức AAA".
Làm tổn thương nền kinh tế
Việc hạ bậc xếp hạng của S & P có thể làm tổn thương nền kinh tế Mỹ bằng cách làm tăng chi phí thế chấp, các khoản vay mua xe hơi và cho vay khác gắn liền với lãi suất của kho bạc. JP Morgan Chase & Co ước tính rằng việc hạ bậc xếp hạng tín dụng sẽ làm tăng chi phí vay nợ của Mỹ thêm 100 tỷ USD một năm. Mỹ đã phải trả 414 tỉ USD tiền lãi vay trong năm tài chính 2010, bằng 2,7% GDP, theo bộ Tài chính.
"Các thành viên của G7 họp khẩn và đã đồng ý bơm tiền vào thị trường tài chính khi cần thiết", Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda nói với các phóng viên tại Tokyo ngày hôm nay 8.8 sau khi các nước G7 thảo luận về nền kinh tế toàn cầu.
Tỉ phú Buffett, chủ tịch tập doàn Berkshire Hathaway cho biết việc hạ bậc xếp hạng của S&P không phản ánh bất kỳ sự bất lực nào của Mỹ trong việc thanh toán các khoản nợ của nó.
Cơ hội để chỉ trích chính quyền Obama


Việc hạ bậc xếp hạng của S & P đã tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo của đảng Cộng hòa chỉ trích chính quyền Obama. Ảnh: Reuters
Việc hạ bậc xếp hạng của S & P đã tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo của đảng Cộng hòa chỉ trích chính quyền Obama. Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa, thượng nghị sĩ Mitt Romney tuyên bố rằng việc hạ bậc tín dụng là một "chỉ số đáng phiền hà về sự suy thoái của nước Mỹ dưới thời Tổng thống Obama."
Thượng nghị sĩ Jim DeMint (đảng Cộng hòa, bang Nam Carolina) và là người hưởng ứng phong trào Tea Party đã bỏ phiếu chống lại thỏa thuận nâng trần nợ công, cho biết việc S&P hạ bậc tín dụng đã chứng minh quyết định của ông ta là đúng. "Thỏa thuận nợ công đạt được không phải là một nỗ lực nghiêm túc để giải quyết vấn đề chi tiêu công của chúng ta và vấn đề nợ công".
Phe Dân chủ phản pháo lại, như nghị sĩ Barney Frank ở tiểu bang Massachusetts phát biểu với Bloomberg qua điện thoại ngày 6.8: "Chúng ta có những người đã giúp gây ra cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay khi họ tuyên bố rằng họ là chuyên gia để quyết định ngân sách Mỹ nên như thế nào. Việc này vượt quá thẩm quyền của họ".
S&P có cực đoan chăng, khi dưới thời tổng thống Bush, lúc nợ công ở mức rất cao (3.400 tỉ USD) khi Mỹ phải trả tiền cho cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq, cắt giảm thuế trong năm 2001 và 2003, gia tăng bảo hiểm y tế (Medicare) và tung ra các khoản cứu trợ tài chính khổng lồ cho thị trường chứng khoán Wall Street, nhưng S & P lúc đó vẫn duy trì đánh giá xếp hạng tín dụng là AAA.
Ông John Bellows, trợ lý bộ trưởng Tài chính cho biết trong một bài viết trên blog rằng S & P sau khi bộ Tài chính chỉ ra lỗi tính quá 2.000 tỉ USD thâm hụt mà S & P dựa vào đó để xếp hạng tín dụng, một lỗi toán học cơ bản nhưng hậu quả là đáng kể, S & P vẫn chọn con số đó để tiến hành xếp hạng tín dụng sai lầm của họ, “đơn giản bằng cách thay đổi lý do quyết định xếp hạng tín dụng từ kinh tế sang lý do chính trị", ông viết.
"Rõ ràng là việc hạ bậc xếp hạng tín dụng của S&P là một quyết định chính trị", ông Robert Litan, phó chủ tịch nghiên cứu và chính sách của Quỹ Kauffman ở Kansas, Missouri nhận xét. "Việc hạ bậc xếp hạng này đã thêm đạn dược cho Tea Party (để chống chính phủ)".
H.S (theo Bloomberg, AP)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
S&P hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ: hành động trơ tráo?

Tác giả: Quốc Dũng (Theo NYT)
Bài đã được xuất bản.: 48 phút trước
TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)

"S&P không còn đáng tin cậy như trước. Nếu dùng một từ để nói về hành động của S&P khi quyết định hạ mức tín dụng của Mỹ, thì đó là "trơ tráo" - giống như một đứa trẻ giết chết bố mẹ mình rồi cầu xin sự tha thứ vì mình là trẻ mồ côi", nhà kinh tế học Paul Krugman bình luận.
Để có thể hiểu được những tranh luận xung quanh việc S&P hạ cấp tín nhiệm của Mỹ vừa qua, bạn nên nhận thức rõ hai điều.
Thứ nhất, nước Mỹ hiện đã không còn là một quốc gia ổn định và đáng tin cậy như trước.
Thứ hai, đó là bản thân tổ chức S&P cũng đang ngày càng đánh mất uy tín của mình.
Hãy bắt đầu với việc S&P không còn đáng tin cậy như trước. Nếu dùng một từ để nói về hành động của S&P khi quyết định hạ mức tín dụng của Mỹ, thì đó là "trơ tráo" - giống như một đứa trẻ giết chết bố mẹ mình rồi cầu xin sự tha thứ vì mình là trẻ mồ côi.
Chúng ta hãy thử lật lại vấn đề.
Thâm hụt ngân sách lớn của Mỹ hiện nay, suy cho cùng chủ yếu là dư âm của cuộc suy thoái và khủng hoảng tài chính năm 2008. Và S&P, cùng với các cơ quan xếp hạng khác, chính là những nhân tố đã đóng vai trò lớn trong việc tạo ra cuộc khủng hoảng này. Bằng việc xếp hạng AAA cho những tổ chức hỗ trợ tài sản thế chấp, các cơ quan này đã gián tiếp gây ra cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp, mở đầu cho khủng hoảng tài chính ở Mỹ và sau đó lan ra toàn thế giới.
Không chỉ có vậy, chính S&P là cơ quan đã xếp hạng A cho Lehman Brother, tập đoàn châm ngòi cho cuộc khủng hoảng toàn cầu. Và S&P đã làm gì khi tổ chức vừa được họ xếp hạng A bị phá sản? Đơn giản là cơ quan này đã đưa ra một bản báo cáo phủ nhận hoàn toàn sai lầm của mình.
wallstr_1312799445.jpg
Bằng việc xếp hạng AAA cho những tổ chức hỗ trợ tài sản thế chấp, các tổ chức như S&P đã gián tiếp gây ra cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp, mở đầu cho khủng hoảng tài chính ở Mỹ và sau đó lan ra toàn thế giới. Và rồi, ngay trong thời điểm hiện tại, tổ chức này lại dám lớn tiếng để đánh giá độ tín nhiệm của tín dụng Mỹ?
Trước khi hạ mức xếp hạng tín dụng của Mỹ, S&P đã gửi một bản báo cáo sơ bộ cho Bộ tài chính Mỹ. Bộ tài chính Mỹ sau đó đã nhanh chóng phát hiện ra lỗi sai sót khi bản báo cáo đã tính toán nhầm hơn 2 nghìn tỉ USD, một lỗi mà bất cứ một chuyên gia kinh tế nào cũng có thể nhận ra ngay. Sau khi vấn đề này được công bố, S&P đã thừa nhận sai lầm của mình, nhưng lại không chịu thay đổi quyết định hạ mức xếp hạng tín dụng đối với Mỹ.
Nói rộng ra, các cơ quan xếp hạng không bao giờ cho chúng ta thấy việc đánh giá của họ với khả năng thanh toán của quốc gia một cách nghiêm túc. Đúng là nợ công của Mỹ đã có nhiều vấn đề trước khi bị hạ mức tín dụng, nhưng quyết định của các cơ quan xếp hạng này đưa ra đơn thuần chỉ là một hành động đi theo xu hướng chung của thị trường.
Hãy thử nhìn một vài trường hợp của các quốc gia cũng bị giáng cấp như Mỹ hiện nay, có thể thấy các cơ quan xếp hạng này thật sự đã sai lầm. Nhật Bản chẳng hạn, quốc gia này đã bị S&P hạ cấp vào năm 2002. 9 năm sau, nước Nhật vẫn có thể vay tiền một cách tự do và lãi suất thâp. Lãi suất của loại trái phiếu 10 năm của chính phủ Nhật Bản chỉ ở mức 1%.
Vì vậy không có lý do gì để chúng ta quan tâm đến vấn đề hạ cấp của Mỹ một cách nghiêm túc, bởi những quyết định mà S&P đưa ra chưa bao giờ là đáng tin cậy.
Nước Mỹ cần làm gì để khôi phục?
Tuy nhiên, nước Mỹ đang có một vấn đề lớn khác cần quan tâm hơn
Vấn đề này không liên quan đến những tính toán trong ngân sách ngắn hay trung hạn. Chính phủ Mỹ hiện không gặp vấn đề gì trong vay nợ để giải quyết những thâm hụt hiện tại. Đúng là chúng ta đang nợ nhiều hơn, nhưng nếu tính toán thực sự, thay vì chỉ nhấn mạnh vào những con số khổng lồ, ta có thể thấy rằng bất cứ khoản thâm hụt lớn nào trong vài năm tới sẽ không gây ra một ảnh hưởng lớn nào tới độ bền vững của nền tài chính Mỹ.
Nếu nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng mạch lạc, các vấn đề tài chính của nước này sẽ không quá khó khăn để giải quyết. Đúng là một dân số già và việc tăng cường các dịch vụ y tế theo chính sách hiện tại sẽ khiến chi tiêu cao hơn so với khoản thuế thu được. Nhưng nước Mỹ vốn đã luôn có mức chi phí cho dịch vụ y tế cao hơn nhiều so với các quốc gia phát triển khác, cùng mức thuế rất thấp theo chuẩn quốc tế. Nếu chúng ta có thể áp dụng tiêu chuẩn quốc tế lên cả hai vấn đề này, thâm hụt trong ngân sách sẽ sớm được giải quyết.
Thế tại sao chúng ta lại không làm như vậy? Bởi có một quyền lực chính trị lớn ở đất nước này đang gào lên về việc hãy sự dụng các quỹ chăm sóc y tế một cách hiệu quả hơn, thích thú trong việc tạo ra những nguy cơ cho một thảm họa tài chính và không chịu đóng một xu vào các khoản thuế bổ sung.
Đây mới là vấn đề thực sự mà nước Mỹ đang gặp phải. Kể cả trong lĩnh vực tài chính nói riêng, giải pháp cũng không nằm ở việc chúng ta nên giảm bao nhiêu nghìn tỉ đô la trong thâm hụt ngân sách, mà đó là việc bao giờ những kẻ khó ưa đang ngăn cản các chính sách bị loại bỏ.

Nhiều chính khách và nhà đầu tư ở Mỹ nổi giận không chỉ với chính quyền Obama mà cả với Standard & Poor's. Thượng nghị sĩ John F. Kerry của tiểu bang Massachusetts gọi việc hạ bậc xếp hạng tín dụng của Mỹ là âm mưu của phong trào "Tea Party" (phong trào chính trị quy tụ nhiều đảng viên Cộng hoà, ủng hộ việc cắt giảm thuế má và chi tiêu công, phản đối chính quyền tăng thuế...).
"Đây chính là việc Tea Party hạ bậc xếp hạng tín dụng của Mỹ vì một thiểu số người ở Hạ viện phản đối, thậm chí nhiều đảng viên Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ đã được chuẩn bị sẵn sàng để làm một việc lớn hơn như thế này", ông Kerry phản ứng mạnh ngày hôm qua 7.8 trên kênh truyền hình của NBC.
"Rõ ràng là việc hạ bậc xếp hạng tín dụng của S&P là một quyết định chính trị", ông Robert Litan, phó chủ tịch nghiên cứu và chính sách của Quỹ Kauffman ở Kansas, Missouri nhận xét. "Việc hạ bậc xếp hạng này đã thêm đạn dược cho Tea Party (để chống chính phủ)".
(Tổng hợp)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Vàng tăng vượt 1.720 USD/ounce


Nguồn tin: Báo Doanh Nhân VN toàn cầu | 09/08/2011 6:49:05 SA


GetThumbnail.axd
Giá vàng liên tục tăng mạnh sau khi Standard & Poor’s tiếp tục hạ bậc tín dụng của một loạt các công ty của Mỹ.

Vàng lập kỷ lục mới sau khi Standard & Poor’s tiếp tục hạ bậc tín dụng của một loạt các công ty của Mỹ, đẩy mạnh sự sụt giảm của giá cổ phiếu và hàng hóa trong bối cảnh lo ngại nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại.

Giá vàng giao tháng 12 tăng 61,4 USD, tương đương 3,7%, đóng cửa tại 1.713,2 USD/ounce trên sàn Comex tại New York, mức tăng lớn nhất kể từ ngày 19/3/2009.

Trước đó, kim loại quý tăng đến 1.721,9 USD/ounce, cao nhất từ trước đến nay. Trong giờ giao dịch, giá vàng có lúc chạm đến mốc 1.723,4 USD/ounce.

"Có nhiều lý do để mua vàng do sự không chắc chắn của nền kinh tế Mỹ", ông Matthew Zeman, một nhà chiến lược tại Kingsview Financial ở Chicago cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại của Bloomberg. "Với vàng, bầu trời là giới hạn", ông Zeman nói.

Giá vàng có thể tăng lên 2.000 USD/ounce trong vài tuần tới, ông Zeman cho biết.

Giá kim loại quý đã tăng 21% kể từ đầu năm, tăng 11 năm liên tiếp, khi cuộc khủng hoảng nợ công và nền kinh tế suy yếu thúc đẩy nhu cầu đầu tư vào vàng như một cách bảo vệ của cải.

Vàng hấp dẫn "trong môi trường vĩ mô hiện tại, rủi ro cao và sự không chắc chắn xung quanh các thị trường tài chính", Bayram Dincer, một nhà phân tích tại LGT Capital Management ở Pfaeffikon, Thụy Sĩ nói với hãng tin Bloomberg.

Goldman Sachs đã tăng dự báo cho giá vàng tương lai lên 1.730 USD/ounce trong vàng 6 tháng và 1.860 USD/ounce trong một năm dựa trên kỳ vọng lãi suất thực của Mỹ ở mức thấp kéo dài. Các dự báo trước đây lần lượt là 1.635 USD/ounce và 1.730 USD/ounce.

Vàng có thể tăng do các nhà đầu tư đổ tiền vào vàng hơn là trái phiếu kho bạc Mỹ như một nơi ẩn náu an toàn.

Ở Ấn Độ và Trung Quốc, hai quốc gia có số người tiêu dùng vàng lớn nhất thế giới, giá vàng tương lai leo lên những mức kỷ lục.

Giá bạc giao tháng 9 tăng 1,169 USD tương đương 3,1%, đóng cửa ở mức 39,38 USD/ounce trên sàn Comex tại New York..

Chỉ số S&P 500 giảm 5,7% trong khi chỉ số hàng hóa Thomson Reuters/Jefferies CRB của 19 loại nguyên liệu thô chạm 317,6 điểm, mức thấp nhất kể từ 17/12/2010.

Ngày 5/8, Standard & Poor đã hạ bậc xếp hạng tín dụng dài hạn của Mỹ xuống mức AA+ từ mức trước đó là AAA và mô tả triển vọng của tín dụng Mỹ là "tiêu cực" đồng thời chỉ trích hệ thống chính trị của Mỹ thất bại trong việc giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách.

Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. StockBiz sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Thị trường hỗn loạn, Dow Jones mất hơn 630 điểm

Thứ ba, 09/08/2011 06:37
8f0tai-xuong4.jpg

(DVT.vn) - Nhà đầu tư bán ra ồ ạt khiến S&P 500 có phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 12/2008 với tất cả các chỉ số đều giảm.

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần khi giới đầu tư lo ngại về khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu sau khi nền kinh tế lớn nhất thế giới bị hạ xếp hạng tín dụng lần đầu tiên trong lịch sử.


Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 634,76 điểm, tương đương 5,55% xuống 10.809,85 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 79,92 điểm, tương đương 6,66% xuống 1.119,46 điểm. Chỉ số Nasdaq cũng để mất tới 174,72 điểm, tương đương 6,9%, đóng cửa ở 2.357,69 điểm.


Matthew Peron, trưởng bộ phận đầu tư chứng khoán của một quỹ tín thác tại Chicago cho biết, "chúng ta đang chứng kiến tình trạng bán tháo hỗn loạn thực sự, vượt xa những gì chúng ta từng thấy".


Nhà đầu tư bán ra ồ ạt khiến S&P 500 có phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 12/2008 với tất cả các cổ phiếu đều giảm.


Chỉ tính riêng S&P 500, thị trường đã để mất tới 729,3 tỷ USD khi chỉ số này sụt giảm tới 6,66%.



Khối lượng giao dịch tăng vọt với khoảng 17,89 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả 3 sàn New York, NYSE và Nasdaq, gấp đôi mức trung bình ngày 8,47 tỷ của năm ngoái. Đây cũng là lượng giao dịch lớn nhất kể từ ngày 6/5/2010.


Chỉ số biến động CBOE đo mức độ sợ hãi của thị trường có thời điểm tăng lên 50%, kết phiên ở 48. Trong khi đó chỉ số biến động VIX đóng cửa lần đầu tiên ở mức 40 kể từ tháng 5/2010.


Tỷ lệ cổ phiếu tăng giảm trên sàn New York là 1:66 trong khi tỷ lệ này trên sàn Nasdaq xấp xỉ 1:22.


Cả 10 nhóm ngành cơ bản của S&P 500 đều để mất ít nhất 3,5%. Trong đó, nhóm cổ phiếu tài chính để mất tới 10%, cổ phiếu năng lượng đóng cửa cũng giảm tới 8,3%.


f62620x350markets08082011.jpg


Phương Dung
Theo Reuters
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Chứng khoán châu Á bán tháo hoảng loạn, Hang Seng sụt 7.5%
(Vietstock) - Phiên giao dịch ngày 09/08 tiếp tục chứng kiến lực xả hàng ồ ạt trên các thị trường chứng khoán châu Á.
Nhà đầu tư thực sự hoảng loạn sau phiên sụt giảm mạnh thứ 6 trong lịch sử của chỉ số Dow Jones vào đêm qua do do lo sợ rằng các nhà lãnh đạo không thể giải quyết khủng hoảng nợ tại châu Âu và Mỹ.
Thị trường Nhật Bản lao dốc phiên thứ 4 liên tiếp và trượt xuống dưới mốc 9,000 lần đầu tiên kể từ ngày 17/03.
Tại Hàn Quốc, ngày bán tháo thứ 6 liên tiếp của của nhà đầu tư nước ngoài đã khiến thị trường chứng khoán nước này giảm mạnh thứ 2 trong khu vực sau thị trường Hồng Kông trong phiên giao dịch sáng nay.
Diễn biến các chỉ số chính của châu Á trong phiên giao dịch sáng 09/08:

ImageView.aspx
Nguồn: VietstockFinance Phạm Thị Phước
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
10 nước cuối cùng còn được đánh giá AAA


Thứ Ba, 09/08/2011, 08:12


otchaiti09081353.jpg
Hãng đánh giá tín dụng S&P vừa gây sốc khi hạ mức đánh giá cao nhất đối với Mỹ.
Chính phủ Mỹ chưa hết lao đao vì cuộc tranh cãi nợ công thì lại gánh thêm đòn mới khi hãng tín dụng S&P hạ mức đánh giá tín dụng của Mỹ từ AAA xuống AA+. Mặc dù hai mức này chỉ có một sự khác biệt nhỏ nhưng lại là cú sốc lớn đối với nền kinh tế mạnh nhất thế giới này.

Hãng tín dụng Moody hiện vẫn duy trì mức AAA cho chính phủ Mỹ nhưng với triển vọng tiêu cực. Fitch cũng giữ quan điểm này, nhưng cảnh báo nếu mức nợ vượt quá 100% GDP (sau năm 2012), họ sẽ không duy trì mức đánh giá này. Hiện nay, theo đánh giá của các chuyên gia, cả thế giới chỉ còn 10 nước sau vẫn giữ được mức đánh giá AAA với triển vọng ổn định.

1. Australia
GDP/người: 39.699 USD.

Australia được đánh giá mức AAA ổn định bởi S&P, Moody ngay từ đầu năm và vẫn không thay đổi cho đến nay. Mặc dù phải hứng chịu nạn lụt lội hồi đầu năm, nhưng quốc gia này có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào mà thế giới cần khi kinh tế bắt đầu phục hồi. Dân số thấp khoảng 21,5 triệu người, GDP năm 2010 khoảng 882,4 tỷ USD, dự trữ tài nguyên dồi dào, chi phí lao động thấp, tỷ lệ thất nghiệp thấp… những yếu tố này đã tạo thành tấm áo giáp bảo về Australia trước những biến động trên thế giới. Nợ công năm 2010 của nước này ước tính khoảng 22,4% GDP.

2. Canada
GDP/người: 39.057 USD

Canada được đánh giá AAA vững chắc cho dù nước này có quan hệ thương mại lớn với Mỹ. Canada có nguồn tài nguyên thiên dồi dào và các công dân không hào hứng với việc đầu tư bất động sản bằng tiền vay ngân hàng như Mỹ. Dân số nước này ít, chỉ khoảng 34 triệu dân, GDP vào khoảng 1,33 nghìn tỷ USD, nợ chính phủ đến cuối năm 2010 khoảng 34% GDP. Cả Moody và S&P đều không nghi ngờ gì về mức đánh giá AAA và triển vọng ổn định dành cho Canada. Thậm chí, có thể nói rằng Canada là nước an toàn tín dụng nhất ở phía Tây Bán cầu.

3. Đan Mạch
GDP/người: 36.449 USD

Đan Mạch có một nền kinh tế tương đối mạnh và dân số ít, dân trí cao. Quốc gia này phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ, với số dân khoảng hơn 5,5 triệu. GDP vào khoảng 201,7 tỷ USD. Nguồn ngân sách dư dả chính là yếu tố đã giúp Đan Mạch có đủ khả năng chi tiêu phục hồi kinh tế. Quốc gia này cũng đã chọn giữ đồng tiền riêng thay vì sử dụng đồng euro. Tỷ lệ sinh thấp, dân số già, hệ thống thuế, chính sách nhập cư và thay đổi khí hậu là những rủi ro trong dài hạn với đất nước nhỏ bé này. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp dưới 5% và nợ chính phủ năm 2010 chỉ dưới 46,6%

S&P và Moody đều dành mức đánh giá cao nhất AAA cho Đan Mạch với triển vọng ổn định.

4. Đức
GDP/người: 36.033 USD

Đức vẫn được coi là "Vua của đồng euro" với nền kinh tế vững mạnh. Với dân số 81,4 triệu người, là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, Đức không thể không đi đầu trong các chương trình hỗ trợ các nước khu vực đồng euro. GDP năm 2010 là 2,94 nghìn tỷ USD, tỷ lệ thất nghiệp thấp, lực lượng lao động có trình độ cao... Các hãng đánh giá chẳng có lý do gì để không dành cho Đức mức đánh giá cao nhất.

Những vấn đề rủi ro với kinh tế Đức hiện là thâm hụt ngân sách, các chương trình trợ cấp, giảm thuế, xu hướng dân số già, tình trạng nhập cư và trách nhiệm đi đầu trong việc trợ giúp khu vực đồng euro. Nợ nước ngoài ở mức chấp nhận được là 78,8% GDP năm 2010. Đức vẫn được đánh giá là sẽ duy trì mức AAA lâu dài.

5. Hà Lan
GDP/người: 40.764

Kinh tế Hà Lan khá ổn định so với các nước trong khu vực. Dân số nước này gần 16,8 triệu người và GDP khoảng 676,9 tỷ USD. Lực lượng lao động ổn định, thặng dư ngân sách, công nghiệp phát triển khiến nước này ở trong tình trạng an toàn hơn những nền kinh tế anh em. Xuất khẩu công nghệ cao, tình hình tài chính ổn định sẽ giúp nước này ít bị ảnh hưởng nếu cuộc suy thoái xảy ra. Nợ công dự kiến ở mức 64,6% GDP năm 2010 và các hãng tín dụng không có lý do gì để đánh giá lại xếp hạng của Hà Lan.

6. Na uy
GDP/người: 52.012 USD

Na uy là một trong số ít các nước được đánh giá tốt nhất hiện nay. Tổ chức Thông tin Kinh tế (EIU) thậm chí còn chỉ dành mức đánh giá AAA cho mỗi Na uy trong báo cáo mới đây. Quốc gia này rất giàu tài nguyên với dân số thấp chỉ khoảng 4,7 triệu người. GDP cao vào khoảng 255,3 tỷ USD và tỷ lệ thất nghiệp rất thấp. Nợ công khoảng 47,7% GDP. Na uy là quốc gia giàu có nhờ vào xuất khẩu dầu mỏ, chiếm 50% giá trị hàng xuất khẩu của nước này. Nauy cũng có ngân sách lớn thứ hai thế giới với hơn 500 tỷ USD.

S&P và Moody’s đánh giá mức AAA ổn định cho Nauy, và các nhà đầu tư cũng đồng quan điểm, cho đến khi nào dầu thô và cá biển không còn được ưa chuộng nữa.

7. Singapore
GDP/người: 56.521 USD

Singapore là quốc gia châu Á duy nhất có mức xếp hạng AAA ổn định. Mặc dù dựa nhiều vào giao dịch ngoại thương, nhưng các nhà đầu tư vẫn coi Singpore là nơi an toàn nhất hiện nay ở châu Á. Số dân chỉ khoảng 4,74 triệu người trong khi GDP lên tới 291,9 tỷ USD. Singapore không tránh được cơn suy thoái chung, nhưng vẫn chứng minh được bằng đà phục hồi mạnh mẽ. Mặc dù tỷ lệ nợ công tương đối cao ở mức 102,4% GDP nhưng quốc gia này có Quỹ tiết kiệm hưu trí (CPF - một dạng quỹ tiết kiệm cho tương lai, mỗi công dân Singapore phải đóng đến 30% lương hàng tháng cho quỹ này). Từ năm 1980 đến nay, nước này chưa khi nào vay tiền nước ngoài để bù đắp thâm hụt ngân sách. Nếu S&P và Moody không lo lắng gì về mức đáng giá cao nhất cho Singapore thì đương nhiên các nhà đầu tư cũng không. Rủi ro duy nhất ở đây là những hành động quân sự, biến đổi khí hậu hay những sự kiện địa chất bất thường.

8. Thuỵ Điển
GDP/người: 38.031 USD

Thuỵ Điển là đất nước lớn nhất ở bán đảo Scandinavia với gần 9,1 triệu dân. GDP khoảng 354,7 tỷ USD năm 2010. Nợ nước ngoài năm 2010 khoảng 40,8 % GDP, cực kỳ thấp so với khu vực châu Âu. Quốc gia này không bị tàn phá bởi Chiến tranh Thế giới thứ hai với quan điểm trung lập. Thuỵ Điển dựa nhiều vào xuất khẩu nên cũng không miễn dịch được trước cơn suy thoái kinh tế thế giới. Chính phủ đã đưa ra một số cải cách chính sách tài chính để tạo đà phục hồi. Tình trạng dân nhập cư và xu hướng dân số già đang là những thách thức, nhưng các tổ chức tín dụng đều thống nhất về đánh giá AAA cho đất nước này.

9. Thuỵ Sỹ
GDP/người: 41.663 USD

Thuỵ Sỹ là nước duy nhất vẫn duy trì đà tăng trưởng trong bối cảnh châu Âu và thế giới chìm trong suy thoái năm 2011. Quốc gia nhiều đồi núi này có số dân khoảng 7,6 triệu người với GDP năm 2010 là 324,5 tỷ USD. dành Tỷ lệ thất nghiệp ở mức cực kỳ thấp, nợ công chỉ 38,2% GDP năm 2010; thuế khoá thấp ; hệ thống chăm sóc y tế linh hoạt ; rào cản chống nhập cư; mô hình hưu trí thích hợp... chính là những yếu tố giữ cho hạng mức AAA của nước này hầu như không bị ảnh hưởng.

10. Áo
GDP: 39.634 USD

Áo là nước được đánh giá kém nhất trong số 10 nước trên đây. Thực ra khá ngạc nhiên khi Áo được các tổ chức tín dụng đánh giá AAA với triển vọng ổn định. Hoạt động kinh tế của nước này gắn chặt với khối PIIGS (gồm những nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Hy Lạp, những nước này đang lao đao vì cuộc khủng hoảng nợ công) đã khiến tình hình tài chính của Áo bị ảnh hưởng nhiều. Dân số thấp khoảng 8,2 triệu người và GDP năm 2010 xấp xỉ 332 tỷ USD, tỷ lệ nợ nước ngoài là 70,4% GDP. Tuy nhiên, có thể mối quan hệ chặt chẽ với Đức đã giúp nước này duy trì mức đánh giá AAA.

Cùng với Phần Lan, Pháp, Anh, Áo là những nước vẫn được đánh giá AAA nhưng triển vọng không tích cực, nguy cơ xuống hạng của các nước này đang ở mức cao.


Wall Street/VnMedia
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
NATO ném bom Libya ác liệt chưa từng thấy

Dân Việt – Ngày 9.8, lực lượng quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã mở cuộc không kích ác liệt nhất kể từ khi tổ chức này tham chiến tại Libya hồi tháng Ba.


MmVkZTkzYz.jpg
Thủ đô Tripoli bị không kích ác liệt.
Ảnh: Cen.com
Phát ngôn viên chính phủ Libya cho biết, nơi hứng chịu trận mưa bom của NATO là thủ đô Tripoli và nhiều khu vực sát thành phố.
Theo các nhân chứng, khắp nơi ở Tripoli rung chuyển trong nhiều tiếng nổ kéo dài hàng giờ, khiến người dân cuống cuồng tháo chạy.
Chính quyền của nhà lãnh đạo Libya M.Gadhafi đã huy động toàn bộ xe cứu thương và cứu hỏa để dập tắt những đám cháy ngùn ngụt trong thành phố.
Đài truyền hình quốc gia Libya nói rằng, máy bay chiến đấu của NATO đã ném bom một số căn cứ quân sự chủ chốt của quân đội chính phủ và nhấn chìm nhiều cơ sở dân sự tại Tripoli trong biển lửa.
Đài trên cho biết thêm, chiến đấu cơ của NATO đã bắn chìm một tàu lớn chưa rõ là tàu quân sự hay dân sự đang đậu ở cảng Tripoli.
L.A
Theo Xinhua
http://danviet.vn/53340p1c26/nato-nem-bom-libya-ac-liet-chua-tung-thay.htm
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Chờ đợi hỗ trợ từ Fed, chứng khoán Mỹ đầu phiên tăng điểm

Thứ ba, 09/08/2011 21:08

Lúc 9h34 sáng theo giờ New York, chỉ số S&P 500 tăng 1,2% lên 1.132,77 điểm, Dow Jones tăng 1,1% lên 10.924,13 điểm.

Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau khi mất 1.000 USD giá trị thị trường chứng khoán trong phiên hôm qua, kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ hành động để khôi phục lòng tin trên thị trường tài chính.

Cổ phiếu của Bank of America và Citigroup tăng ít nhất 4,9%, sau khi giảm hơn 16% trong phiên hôm qua. Cổ phiếu của Pfizer, nhà sản xuất thuốc lớn nhất thế giới, tăng 2,3%. Newmont Mining - nhà sản xuất vàng lớn nhất nước Mỹ, có cổ phiếu tăng 0,6% khi giá vàng tăng lên mức kỷ lục.

Lúc 9h34 sáng theo giờ New York, chỉ số S&P 500 tăng 1,2% lên 1.132,77 điểm. Hôm qua, S&P 500 đã giảm 6,7% và giao dịch ở mức giá trị thấp nhất kể từ tháng 3/2009.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 114,28 điểm, tương đương 1,1% lên 10.924,13 điểm.

Dự báo các quan chức Fed có thể đưa ra kích thích tiền tệ kỷ lục trong hôm nay sau khi kinh tế hồi phục yếu và thị trường chứng khoán thế giới biến động vì Mỹ mất tín nhiệm.

Theo Bloomberg
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Nội các của phe nổi dậy Libya bị giải tán


SGTT.VN - Phe nổi dậy Libya đã giải tán nội các của họ do có những "sai sót hành chính" trong việc xử bắn tướng Abdel Fattah Younes, một phát ngôn viên của phe nổi dậy cho biết ngày 9.8.


Vụ xử bắn tướng Abdel Fattah Younes (ảnh) dẫn đến kết cục toàn bộ nội các của phe nổi dậy bị giải tán. Ảnh: Reuters
Toàn bộ 14 thành viên trong nội các đều bị sa thải ngày 8.8, một nội các mới sẽ do thủ tướng Mahmoud Jibril thành lập, giám đốc truyền thông của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC), ông Shamsiddin Abdulmolah cho các phóng viên biết.
Ông Mustafa Abdel Jalil, lãnh đạo NTC đã ra quyết định này.
Tướng Younes, vốn là cựu bộ trưởng nội vụ, đã bị giết chết ngày 28.7 sau khi bị bắt giam vì có cáo buộc ông có những liên lạc với phe của Muammar Gaddafi. Vụ sát hại ông đã khiến phương Tây không hài lòng và có nhiều thông tin cho rằng ông Younes đã bị kết án oan. NTC tuyên bố nội các 14 thành viên nói trên phải chịu trách nhiệm về vụ này.
Trong khi đó, phe nổi dậy Libya đang chiếm giữ thị trấn Bir al-Ghanam, 80km về phía nam Tripoli, cho biết họ sẽ tiến dần về Tripoli, nhưng dự kiến đó sẽ là một trận chiến khó khăn.
Trong một diễn biến khác, phát ngôn viên của chính phủ Gaddafi ngày 9.8 tố cáo cuộc không kích của NATO đêm 8.8 vào ngôi làng Majer, cách thành phố Zliten 10 km về phía nam đã giết chết 85 dân làng. Theo đó, 33 trẻ em, 32 phụ nữ và 20 nam giới của 12 gia đình đã thiệt mạng trong "vụ thảm sát" này. Đại diện NATO ở Brussels cho rằng không quân NATO đã tấn công 8 mục tiêu tại Zliten vào ngày 7.8 và chưa bình luận về vụ không kích tối 8.8.
Còn đặc sứ phe nổi dậy Lybia tại Pháp, ông Mansour Seyf Al-Nasr ngày 8.8 khi trả lời phỏng vấn đài DPA (Đức) cho biết Muammar Gaddafi sẽ không được phép ở lại Libya, ngay cả khi nhà độc tài này đồng ý từ chức. Trước đó Pháp, Anh và Mỹ đã đề nghị Gaddafi, người đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế kết án tội ác chiến tranh, có thể được phép ở lại Libya nếu ông từ bỏ quyền lực.
H.S (tổng hợp)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Chứng khoán Mỹ tăng chóng mặt sau cam kết của Fed


Thứ Tư, 10/08/2011, 06:44

otchaiti10064652.jpg

Chứng khoán Mỹ có phiên phục hồi mạnh nhất kể từ tháng 5/2010 sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cam kết giữ nguyên mức lãi suất siêu thấp gần 0.25% đến giữa năm 2013.

Dù vậy, một số nhà đầu tư thừa nhận rằng lựa chọn của Fed có phần giới hạn vì cuộc khủng hoảng hiện tại không phải do vấn đề thanh khoản như trong năm 2008.

Thị trường đảo chiều tổng cộng 6 lần sau cam kết của Fed. Nhóm cổ phiếu ngân hàng phục hồi mạnh với chỉ số ngân hàng KBW nhảy vọt 6.7%.

Nhà đầu tư tranh nhau mua vào các cổ phiếu rớt giá thảm hại trong thời gian qua. Lực mua càng mạnh về cuối phiên và giúp S&P 500 có ngày phục hồi mạnh nhất trong hơn 2 năm sau khi lao dốc tới 17% trong vài tuần qua.

Kết thúc ngày giao dịch, Dow Jones tăng vọt 429.92 điểm (3.98%) lên 11,239.77 điểm, chỉ số S&P 500 tiến 53.07 điểm (4.74%) lên 1,172.53 điểm, chỉ số Nasdaq Composite phi 124.83 điểm (5.29%) lên 2,482.52.
ImageView.aspx

Nguồn: Reuters
Bất chấp đà phục hồi ấn tượng trong ngày, 3 chỉ số chính vẫn còn giảm điểm trong năm 2010.

Khoảng 16.4 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên ba sàn New York, American và Nasdaq; cao hơn gấp 2 lần so với mức trung bình hàng ngày năm nay là 7.75 tỷ cổ phiếu.

Trên sàn New York, số cổ phiếu tăng điểm vượt số cổ phiếu giảm điểm với tỷ lệ 12/1. Trên sàn Nasdaq, số cổ phiếu tăng điểm vượt số cổ phiếu giảm điểm với tỷ lệ 5/1.


Reuters/Vietstock