Thời sự Quốc tế

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
"Đầu tầu" kinh tế Đức gần như không tăng trưởng trong quý 2/2011



Số liệu tăng trưởng GDP Đức quý 2/2011 mang đến thêm dấu hiệu cho thấy toàn châu Âu đang căng thẳng với khả năng kinh tế suy giảm.


Kinh tế Đức, nền kinh tế lớn nhất của châu Âu, gần như không tăng trưởng trong quý 2/2011, khủng hoảng nợ châu Âu gây sức ép nhiều lên niềm tin của nhà đầu tư.

Văn phòng thống kê Đức công bố GDP của Đức, sau khi điều chỉnh với yếu tố mùa vụ, tăng 0,1% so với quý 1/2011. Quý 1/2011, GDP của Đức tăng trưởng 1,3%.

Các chuyên gia kinh tế đã dự báo kinh tế Đức tăng trưởng 0,5%. So với cùng kỳ năm 2010, GDP tăng trưởng 2,8%.

Kinh tế Đức cho đến nay đã dẫn đầu tăng trưởng khu vực đồng tiền chung châu Âu. Khủng hoảng nợ khiến người dân khắp khu vực châu Âu hạn chế chi tiêu.

Số liệu tăng trưởng GDP Đức quý 2/2011 mang đến thêm dấu hiệu cho thấy châu Âu đang căng thẳng với khả năng kinh tế suy giảm.

Kinh tế Pháp quý 2/2011 bất ngờ không tăng trưởng. Kinh tế Italy và Tây Ban Nha tăng trưởng trì trệ còn kinh tế Hy Lạp tăng trưởng âm.

Ông Juergen Michels, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực đồng tiền chung châu Âu thuộc Citigroup ở London, nhận xét: “Số liệu về kinh tế Đức rõ ràng gây thất vọng. Mọi chỉ báo đều đang hướng tới sự trì trệ của kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu.”
Đồng euro sụt giá sau thông tin trên và giao dịch với đồng USD ở mức 1,4390USD/euro tại thị trường Frankfurt.

Trước thềm báo cáo ngày hôm nay, các chuyên gia kinh tế dự báo kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu tăng trưởng chỉ 0,3% trong quý 2/2011 từ mức 0,8% của quý 1/2011. Số liệu tăng trưởng GDP quý 2/2011 của khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ được công bố trong ngày hôm nay.

Trong tuần trước, chính phủ Pháp cũng công bố GDP quý 2/2011 tăng trưởng trì trệ, báo cáo ngày 05/08/2011 cho thấy GDP Italy quý 2/2011 tăng trưởng 0,3% còn GDP quý 2/2011 của Tây Ban Nha tăng trưởng 0,2%.

Ngọc Diệp
Theo TTVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Chứng khoán Hàn Quốc tăng mạnh nhất trong hơn 2 năm

Thứ ba, 16/08/2011 17:09

Chứng khoán châu Á tăng điểm nhờ thông tin từ kế hoạch thâu tóm Motorola của Google và các nhà đầu tư nước ngoài ngừng bán ra tại Hàn Quốc.

Đà tăng giá của chứng khoán châu Á bị hạn chế vào cuối phiên sau báo cáo kinh tế Đức chững lại trong quý 2, gia tăng lo ngại về sự bất ổn kinh tế toàn cầu và khủng hoảng nợ châu Âu.

Chứng khoán Nhật Bản tăng mạnh nhờ cổ phiếu bất động sản và các nhà cung cấp di động sau thông tin Google lên kế hoạch thâu tóm Motorola.

Thị trường Hàn Quốc phục hồi mạnh mẽ, tăng gần 5% sau phiên nghỉ ngày hôm qua, mức tăng cao nhất trong hơn 2 năm khi các nhà đầu tư nước ngoài ngừng bán ra và lạc quan hơn bởi những tin tức tốt từ thị trường Mỹ.

Lo ngại về tăng trưởng toàn cầu yếu ớt và thông tin nợ xấu của ngân hàng lớn thứ 3 nước Úc gia tăng đã kéo chứng khoán Úc giảm 0,8%. Tại Hồng Kông, chứng khoán đảo chiều giảm điểm do các nhà đầu tư bán ra cổ phiếu các công ty bất động sản Hồng Kông trước dự báo thị trường bất động sản Hồng Kông sẽ suy giảm.

Các nhà đầu tư Trung Quốc chốt lời kéo thị trường Trung Quốc giảm 0,7%. Thị trường Singapore cũng giảm gần 1,5% trong phiên hôm nay.

Chỉ số
Thị trường
% Thay đổi
MSCI Châu Á Thái Bình Dương
+1,25
Nikkei 225
Nhật
+0,23
Hang Seng
Hồng Kông
-0,24
Shanghai Composite
Trung Quốc
-0,71
Kospi
Hàn Quốc
+4,83
S&P/ASX 200
Úc
-0,83
Straits Times
Singapore
-1,45
Nguồn DVT/CNBC
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Gia tăng nguy cơ xuất hiện suy thoái mới ở Mỹ

ImageView.aspx

Các nhà kinh tế cảnh báo nguy cơ xuất hiện một cuộc suy thoái mới đang gia tăng ở Mỹ, đồng thời hạ mức dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này trong nửa cuối năm 2011.

Theo đánh giá của giới phân tích kinh tế, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chậm lại, sự sụt giảm của các thị trường chứng khoán Mỹ, cũng như áp lực chính trị buộc chính quyền của Tổng thống Barack Obama phải cắt giảm chi tiêu, và chính điều này đang kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

Các số liệu tiêu cực đã làm gia tăng cảm giác của giới thị trường rằng sự phục hồi của kinh tế Mỹ từ cuộc suy thoái 2008-2009 đang có vấn đề.
Trong khi đó, việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tuần qua đưa ra cảnh báo về các nguy cơ suy giảm đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế trong 6 tháng cuối năm nay, cũng góp phần tạo nên tâm lý bi quan về bức tranh ảm đạm của đầu tàu kinh tế thế giới này.

Nhà kinh tế hàng đầu Mark Zandi, thuộc hãng phân tích Moody's Analytics, cho biết các chuyên gia của hãng đã hạ dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong nửa cuối năm 2011 xuống còn 2%, từ mức dự đoán 3,5% được đưa ra hồi tháng 6/2011.

Trong một báo cáo công bố ngày 15/8, ông Zandi nhấn mạnh: "Triển vọng kinh tế trong ngắn hạn của Mỹ yếu hơn đáng kể so với một tháng trước, với khả năng xuất hiện một cuộc suy thoái mới là khoảng 33,33%."

Trong khi đó, hãng Goldman Sachs nhận xét kinh tế Mỹ có vẻ sẽ "gần như đình trệ" trong nửa cuối năm nay, sau khi chỉ tăng trưởng 0,8% trong nửa đầu năm. Theo Goldman Sachs, với đà tăng trưởng thấp hơn nhiều so với dự kiến, thị trường việc làm vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện nhiều và tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục xu thế đi lên.

Tất cả các điều này cho thấy nguy cơ suy giảm trong nền kinh tế Mỹ đang tăng lên. Goldman Sachs cũng dự đoán khả năng nền kinh tế số một thế giới này rơi trở lại suy thoái là 33%.

Một loạt số liệu kinh tế nghèo nàn - về tăng trưởng, tạo việc làm, sản lượng công nghiệp, chi tiêu tiêu dùng, cũng như lòng tin tiêu dùng và kinh doanh trong quý II/2011, đã tạo cơ sở cho những dự đoán thấp hơn về triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ trong nửa cuối năm nay.

Kết quả cuộc khảo sát công bố cuối tuần qua của trường Đại học
Michigan cho thấy, lòng tin tiêu dùng trong tháng 8/2011 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/1980.

Còn theo kết quả điều tra công bố ngày 15/8 của Ngân hàng Dự trữ khu vực New York, chỉ số lòng tin của ngành chế tạo khu vực này đã giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 8/2011 xuống còn - 7,72 điểm, từ mức - 3,76 điểm của tháng Bảy, làm tiêu tan mọi hy vọng mong manh về đà phục hồi của kinh tế Mỹ trong sáu tháng cuối năm nay.

FED tuần trước đã không còn lạc quan khi thông báo họ tiếp tục giữ nguyên lãi suất ở mức siêu thấp gần bằng không thêm ít nhất 2 năm nữa, nhằm thúc đẩy đà phục hồi kinh tế còn yếu ớt hiện nay.

Sau cuộc họp một ngày hôm 9/8, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của FED, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ chậm hơn trong vài quý tới, so với các dự đoán họ đưa ra hồi tháng Sáu. Theo đánh giá của FOMC, các nguy cơ suy giảm đối triển vọng tăng trưởng đã gia tăng.

Những nhân tố nữa góp phần làm cho bức tranh của kinh tế Mỹ thêm tối màu là cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, vốn đang bắt đầu tác động đến các thể chế tài chính của Mỹ, cũng như những đồn đoán rằng các nghị sĩ phe Công hòa trong Quốc hội Mỹ sẽ thúc ép thắt chặt ngân sách hơn nữa sau khi đạt được thảo thuận về nâng mức trần nợ công vào ngày 2/8.

Vấn đề then chốt là liệu Chính phủ Mỹ có thể thúc đẩy được bất kỳ biện pháp kích thích ngắn hạn nào, như kéo dài thời hạn đối với các khoản trợ cấp thất nghiệp hoặc chính sách cắt giảm thuế đối với quỹ tiền lương của các công ty./.

Nguyễn Trường
Vietnam+
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Fitch giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm AAA của Mỹ

Thứ ba, 16/08/2011 20:51

Fitch cho biết triển vọng xếp hạng tín dụng của Mỹ là ổn định.

Hãng xếp hạng tín dụng Fitch hôm nay khẳng định lại xếp hạng tín dụng AAA của Mỹ, cho nền kinh tế lớn nhất thế giới một sự giải thoát sau khi bị Standard & Poor's hạ xếp hạng hơn 1 tuần trước.

Theo Fitch, khẳng định xếp hạng tín dụng AAA của Mỹ phản ánh việc Mỹ vẫn giữ vững vai trò trụ cột đối với nền kinh tế toàn cầu: vai trò quan trọng của nó trong hệ thống tài chính toàn cầu, tính linh hoạt, đa dạng và giàu có của nền kinh tế cung cấp cơ sở bền vững.

Tiền tệ và tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn nữa sẽ giúp nền kinh tế Mỹ điều chỉnh và vượt qua những cú sốc.

Theo DVT/Reuters
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
“Bóng ma” nợ công châu Âu lại nhấn chìm Phố Wall

DƯƠNG LÂM
17/08/2011 05:36 (GMT+7)

reu3.jpg

Nhà đầu tư lại trở nên lo lắng sau vài phiên thị trường đi lên - Ảnh: Reuters.

Thị trường chứng khoán Mỹ quay đầu giảm sau ba phiên đi lên liên tiếp. Cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo hai nước Pháp, Đức đã không thể dập tắt những quan ngại về khả năng giải quyết dứt điểm bài toán khủng hoảng nợ công của các nhà lãnh đạo khu vực đồng Euro.

Những nỗ lực kém hiệu quả trong việc ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đang lan rộng, là một trong những lý do chính khiến thị trường chứng khoán toàn cầu suy giảm mạnh vài tuần gần đây.

Hôm qua, nỗi lo lắng này một lần nữa quay trở lại khuấy đảo thị trường, khi Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy chỉ làm rõ kế hoạch hợp tác chặt chẽ hơn trong khu vực đồng Euro mà không nâng quy mô quỹ cứu trợ hay việc bán trái phiếu khu vực.

Kết quả cuộc gặp này đã khiến các chỉ số chứng khoán Mỹ mất điểm, bất chấp những thông tin tích cực về lợi nhuận doanh nghiệp, cũng như quyết định của tổ chức định mức tín nhiệm Fitch Ratings giữ nguyên bậc xếp hạng cao nhất AAA của Mỹ.

Chốt ngày giao dịch 16/8, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 76,97 điểm, tương ứng 0,67%, xuống 11.405,93 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 11,73 điểm, tương ứng 0,97%, xuống 1.192,76 điểm. Chỉ số Nasdaq trượt 31,75 điểm, tương ứng 1,24%, xuống 2.523,45 điểm.

Khoảng 8,2 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn một chút so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu trong năm 2010. Tỷ lệ cổ phiếu giảm/tăng trên sàn New York là 3/1, còn ở sàn Nasdaq là 4/1.

Các cổ phiếu tài chính trượt giảm mạnh trong phiên. Chỉ số S&P tài chính hạ 1,9%. Hai nhà lãnh đạo Pháp, Đức nói rằng họ sẽ đề xuất đánh thuế vào các giao dịch tài chính. Điều này đã tác động tới giá cổ phiếu của NYSE Euronext. Chốt ngày, cổ phiếu của NYSE Euronext giảm 8,4%.

Phiên hôm qua, thị trường cũng còn chịu tác động từ số liệu cho thấy GDP của Đức trong quý 2 vừa qua chỉ tăng trưởng 0,1% so với quý trước đó, không đạt kỳ vọng của giới phân tích. Cùng với số liệu GDP của Pháp trước đó, bức tranh kinh tế toàn cầu vẫn phủ màu u ám.

Khác với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu cho kết quả đan xen trong phiên 16/8. Chỉ số FTSE 100 của Anh nhích nhẹ 0,13% lên 5.357,63 điểm. Trong khi, chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 0,25% xuống 3.230,90 điểm và DAX của Đức giảm 0,45% xuống còn 5.994,60 điểm.

Đóng cửa trước đó, các thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương biến động trái chiều. Chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật tăng nhẹ 0,23%, tương ứng 21,02 điểm, lên 9.107,43 điểm. Chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc tăng vọt 4,83%, lên chốt ở 1.879,87 điểm.

Ở chiều ngược lại, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,24% xuống 20.212,10 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 0,71% xuống 2.608,17 điểm. Chỉ số Taiex của Đài Loan hạ 0,27% xuống 7.798,59 điểm và chỉ số Straits Times của Singapore sụt tới 1,45% xuống 2.832,73 điểm.

Thị trườngChỉ sốPhiên trướcĐóng cửaTăng/giảm (điểm)Tăng/giảm (%)MỹDow Jones11.482,9011.405,90
down_r.gif
76,97
down_r.gif
0,67
S&P 5001.204,491.192,76
down_r.gif
11,73
down_r.gif
0,97
Nasdaq2.555,202.523,45
down_r.gif
31,75
down_r.gif
1,24
AnhFTSE 1005.350,585.357,63
up_g.gif
7,05
up_g.gif
0,13
PhápCAC 403.239,063.230,90
down_r.gif
8,16
down_r.gif
0,25
ĐứcDAX6.022,245.994,60
down_r.gif
27,34
down_r.gif
0,45
Nhật BảnNikkei 2259.086,419.107,43
up_g.gif
21,02
up_g.gif
0,23
Hồng KôngHang Seng20.260,1020.212,10
down_r.gif
48,02
down_r.gif
0,24
Trung QuốcShanghai Composite2.626,772.608,17
down_r.gif
18,60
down_r.gif
0,71
Đài LoanTaiwan Weighted7.819,397.798,59
down_r.gif
20,80
down_r.gif
0,27
Hàn QuốcKOSPI Composite1.793,311.879,87
up_g.gif
86,56
up_g.gif
4,83
SingaporeStraits Times2.874,402.832,73
down_r.gif
41,67
down_r.gif
1,45

Nguồn:
CNBC, Market Watch.
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Pháp - Đức không phát hành trái phiếu cứu khủng hoảng nợ

Thứ tư, 17/08/2011 07:16

Lãnh đạo 2 nước bác bỏ việc tăng quỹ cứu trợ 440 tỷ euro (633 tỷ USD) và từ chối việc cho vay để chấm dứt khủng hoảng nợ châu Âu.

53755_fd.jpg

Dưới áp lực nặng nề phải khôi phục lại lòng tin trong khu vực đồng euro (eurozone) sau khủng hoảng thị trường, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tạm ngừng tăng quỹ cứu trợ cho khối nhưng cam kết sẽ cùng bảo vệ đồng euro và đặt nền móng cho tương lai tài chính của liên minh.

Thông điệp của 2 nền kinh tế lớn nhất châu Âu là nên tập trung vào hội nhập kinh tế sâu hơn chứ không phải đưa ra các gói cứu trợ, và cho rằng nếu đi lệch với các quy định của eurozone và mục tiêu tài chính thì sẽ không thể chấp nhận.

Ngoài ra, Bộ trưởng Tài chính Pháp - Đức cũng được yêu cầu chuẩn bị các đề xuất nhằm đưa ra một cơ sở thuế doanh nghiệp và thuế suất chung tại Pháp và Đức năm 2013.

Nhiều chuyên gia cho rằng các biện pháp này sẽ không thể xoa dịu thị trường vào việc phát hành trái phiếu chung là cách duy nhất để đảm bảo tài chính cho các thành viên eurozone đang đấu tranh với nợ nần.

Theo DVT/Reuters, Bloomberg
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Wells Fargo cảnh báo bong bóng giá vàng

Thứ tư, 17/08/2011 10:31

Wells Fargo – ngân hàng lớn tại Mỹ ngày 16/8 cảnh báo, ồ ạt đầu tư vào vàng dẫn đến bong bóng giá và bong bóng này có nguy cơ nổ tung.

Trong vòng chưa đầy 1 tháng, giá vàng tăng từ 1.600 USD/oz lên 1.800 USD/oz. Nhiều nhà phân tích thậm chí còn dự báo, vàng sẽ leo lên mức 2.400 USD/oz trong tương lai không xa.

Tuy nhiên Wells Fargo cảnh báo đây chỉ là đợt bong bóng giá vàng có thể gây hậu quả khôn lường cho các nhà đầu tư.

Theo phó bộ phận đầu tư thuộc Wells Fargo, ông Erik Davidson, giá vàng sẽ nhanh chóng chạm đáy khi nhu cầu vàng giảm do lạm phát dần trở lại bình thường.

Ngoài ra, vàng là tài sản không mang lại lợi suất, không cho lưu thông tiền tệ, do vậy tăng giá vàng là do yếu tố độc lập, chủ quan từ chiến lược găm giữ vàng dài hạn của nhà đầu tư.

Theo DVT/MoneyWatch
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Lạm phát tháng 7 của Eurozone thấp nhất trong 5 tháng

Thứ tư, 17/08/2011 17:03

Lạm phát tháng 7 của Eurozone giảm so với tháng 6 do các nhà bán lẻ giảm giá các sản phẩm quần áo để giải phóng hàng tồn kho.

Theo số liệu của Eurostat, lạm phát tháng 7 của khu vực giảm 0,6% so với tháng 6 nhưng tăng 2,5% so với cùng kì. Mức lạm phát này nằm trong dự báo và ước tính sơ bộ của Eurostat và thấp hơn mức lạm phát 2,7% trong tháng 6.

Giá tiêu dùng thường giảm trong tháng 7 khi các nhà bán lẻ giảm giá để bán hết hàng tồn kho mùa hè. Giá quần áo đã giảm 14,2% so với tháng 6.

Lạm phát lõi, không bao gồm giá năng lượng, thực phẩm, rượu và thuốc lá, giảm 1% so với tháng 6, và tăng 1,2% so với cùng kì. Lạm phát trên cơ sở hàng năm của tháng 7 là mức thấp nhất kể từ tháng 2. Tuy nhiên, sau tháng 7, giá cả có xu hướng tăng trở lại và tiếp tục đẩy lạm phát tăng lên.
Nguồn DVT/WSJ
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Obama sẽ tiết lộ kế hoạch kinh tế mới trong tháng 9

Thứ tư, 17/08/2011 23:52

Nhà Trắng hôm nay cho biết Tổng thống Barack Obama sẽ công bố những ý tưởng mới để khởi động lại nền kinh tế và cắt giảm thâm hụt.

a427f_obama.jpeg

Tổng thống Obama đối mặt với những nghi ngờ sâu sắc của người Mỹ về khả năng lãnh đạo nền kinh tế, và đang cố gắng thuyết phục các cử tri và Phố Wall rằng ông có một kế hoạch khả thi để ngăn nước Mỹ rơi vào suy thoái.

Nhà Trắng cho biết ông Obama sẽ có bài phát biểu sau kỳ nghỉ lễ Lao động 5/9 để phác thảo các biện pháp thúc đẩy tăng tuyển dụng và tìm cách tiết kiệm ngân sách, hiện đã vượt quá mục tiêu 1.500 tỷ USD của của ủy ban cắt giảm thâm hụt ngân sách mới của Quốc hội.

Theo các quan chức cao cấp, ông Obama sẽ nhắc lại lời kêu gọi Quốc hội mở rộng việc cắt giảm thuế - một biện pháp Nhà Trắng cho rằng sẽ khuyến khích hoạt động kinh doanh tăng việc làm, nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng nó khó mang lại điều gì khác biệt cho nền kinh tế đang gặp khó khăn.

Kế hoạch của Obama cũng bao gồm những ý tưởng mới nhằm tăng trưởng việc làm trong ngắn hạn. Gói tăng trưởng sẽ bao gồm việc cắt giảm thuế và chi tiêu cơ sở hạ tầng, cũng như một số biện pháp nhằm vào tình trạng thất nghiệp dài hạn, có thể là một chương trình giáo dục đào tạo.

Theo DVT/Reuters
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Mỹ không phải là 'chúa chổm' duy nhất trên thế giới

Mỹ chỉ đứng thứ 7 trong danh sách 10 nước có số nợ Chính phủ khổng lồ nhất thế giới nếu tính theo tỷ lệ nợ trên GDP.

ImageView.aspx


Mỹ không phải là nước nợ nần lớn nhất thế giới.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nếu tính tỷ lệ nợ so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Nhật Bản là nước nợ nhiều nhất với số nợ cao hơn gấp đôi GDP hàng năm.

Còn Mỹ với số nợ chiếm khoảng 100% GDP vẫn còn khả quan hơn một số nước công nghiệp phát triển khác như Hy Lạp, Italia và Ireland – các nước châu Âu mà chuyện nợ nần khiến các nhà chức trách phải đau đầu trong thời gian gần đây.

10 nước công nghiệp phát triển có tỷ lệ nợ so với GDP cao nhất theo báo cáo của OECD năm 2011 gồm:

ImageView.aspx

Matthias Rumpf – Trưởng bộ phận truyền thông của OECD – cho biết nợ của Nhật Bản bắt đầu gia tăng từ những năm 1990 khi Chính phủ nước này cố gắng bơm thêm tiền vào nền kinh tế nhằm kích thích tăng trưởng. Giai đoạn này đôi khi được nhắc đến như là “thập kỷ bị đánh mất” của Nhật Bản do tăng trưởng kinh tế quá èo uột.

Theo đánh giá của Standard & Poor’s, xếp hạng tính nhiệm lâu nay của Nhật Bản là AA-, thấp hơn Mỹ hai bậc.

Một số chuyên gia nhận định tuy Nhật Bản phải gánh số nợ rất lớn, nhưng vẫn không rủi ro bằng một số quốc gia khác. Jan Randolph – Giám đốc về rủi ro nước ngoài của hãng nghiên cứu kinh tế IHS Global Insight – cho biết nguyên nhân là do đa số chủ nợ của Nhật Bản đều ở trong nước.

Trong khi đó, Mỹ lại đi vay nợ nước ngoài, chẳng hạn như Trung Quốc. Vài năm trở lại đây, nợ của Mỹ đã tăng chóng mặt do nước này cố gắng giải quyết khủng hoảng tài chính, nhà đất, tính dụng, và vực dậy sau cuộc đại suy thoái.

Ngọc Thúy (theo MSNBC)
vnexpress
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Mỹ mở rộng điều tra Standard & Poor's

Thứ năm, 18/08/2011 14:44
SP.jpg

(DVT.vn) - Mỹ tiến hành điều tra quy trình đánh giá xếp hạng tín dụng của Standard & Poor's và mở rộng sang cả việc xếp loại các tổ chức cho vay thế chấp.

Ngày 5/8, Standard & Poor's bất ngờ tuyên bố hạ bậc tín dụng dài hạn của Mỹ từ AAA xuống AA+ bất chấp việc Tổng thống Obama đã kí thỏa thuận nâng trần nợ ít ngày trước đó.


Đây là lần đầu tiên nước Mỹ bị mất bậc xếp hạng tín dụng cao nhất từ năm 1941 và gây ra làn sóng bán tháo cổ phiếu toàn cầu.


Ngay sau đó, nhiều câu hỏi được đặt ra về tính đúng đắn trong quá trình xếp hạng của Standard & Poor's (S&P). Đặc biệt là sau khi có bằng chứng cho thấy đại diện tổ chức này đã có buổi gặp gỡ với giới chức ngành ngân hàng trước khi công bố quyết định hạ tín nhiệm và làn sóng bán tháo đã diễn ra ngay sau đó.


Trước vụ việc trên, Bộ Tư pháp Mỹ đã bắt đầu tiến hành điều tra S&P.


Theo New York Times, Bộ Tư pháp Mỹ không chỉ dừng lại ở việc điều tra quy trình đánh giá dẫn đến việc hạ bậc tín dụng dài hạn của trái phiếu Mỹ mà còn mở rộng sang quy trình điều tra việc xếp hạng hàng chục công ty chứng khoán thế chấp trước khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra.


Times cho biết, trong cuộc điều tra xếp hạng các công ty thế chấp, Bộ tư pháp Mỹ đã hỏi về các trường hợp bị tổ chức này hạ bậc tín dụng nhưng lại bị chính các nhà quản lý của mình bác bỏ.


Phát ngôn viên Bộ tư pháp từ chối đưa ra bình luận tại thời điểm này.


Rất có thể Bộ tư pháp Mỹ sẽ không dừng lại ở việc điều tra &P mà còn có thể mở rộng cuộc điều tra đối với các tổ chức xếp hạng tín dụng khác như Moody's hay Fitch.


Bất chấp các ý kiến phản đối mạnh mẽ, rất nhiều nhà đầu tư vẫn dựa vào đánh giá của 3 cơ quan này trong quá trình đầu tư tài chính, quyết định cho vay hay mua bán doanh nghiệp,... Một số công ty và các quốc gia (không bao gồm Mỹ) trả tiền cho các tổ chức này để nhận được kết quả xếp hạng.


Tuy nhiên, bản thân nước Mỹ cũng có những quy định cho phép các tổ chức tài chính có thể dựa vào hạng tín dụng AAA để ra quyết định đầu tư, cho vay.


Quốc hội nước này có thể sẽ tổ chức 1 phiên điều trần về vấn đề hạ xếp hạng của S&P và cải cách lĩnh vực xếp hạng.


Đỗ Hà
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
S&P tin Pháp vẫn giữ được xếp hạng tín dụng AAA

Thứ năm, 18/08/2011 19:01

Chủ tịch S&P châu Âu khẳng định hạng tín nhiệm đối với Pháp vẫn ổn định ở mức cao nhất AAA và thứ hạng này được duy trì kể từ năm 1975.

2f0f49b4d9.jpg

Hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor's (S&P) tin rằng Pháp sẽ tiếp tục giữ được hạng tín dụng vàng AAA, bất chấp đồn đoán Paris có thể bị rớt hạng như Mỹ trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ Eurozone ngày càng thêm căng thẳng.

Phát biểu trên Đài phát thanh Pháp RTL, Chủ tịch S&P tại châu Âu, bà Carole Sirou, khẳng định hạng tín nhiệm đối với Pháp vẫn ổn định ở mức cao nhất AAA và thứ hạng này được duy trì kể từ năm 1975.

Tuy nhiên, bà Sirou không bình luận gì về đồn đoán khả năng Pháp bị rớt hạng tín dụng do cuộc khủng hoảng nợ Eurozone kéo dài đã gây ra sự hỗn loạn trên các thị trường chứng khoán gần đây.

Cùng trấn an nỗi lo Pháp bị rớt hạng tín dụng, hai hãng xếp hạng tín dụng khác là Moody's Investors Service và Fitch Ratings đều đưa ra tuyên bố khẳng định họ không hề có ý định như S&P.

Tuần trước, những lo ngại về tình hình tài chính Pháp tăng do lo ngại nhiều ngân hàng Pháp là chủ nợ của Hy Lạp, khiến cổ phiếu khối ngân hàng tuột dốc. Tuy nhiên, sau đó thị trường phục hồi đã phần nào xua tan các lo ngại đó.

Nguồn Vietnamplus
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Lạm phát của Mỹ gấp đôi dự báo

Thứ năm, 18/08/2011 21:15

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc vào 13/8 cũng tăng cao nhất trong 1 tháng.

3969f_my5.jpg


Chi phí sinh hoạt ở Mỹ trong tháng 7 có mức tăng mạnh nhất trong 4 tháng, chủ yếu là do giá năng lượng và giá lương thực tăng cao.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 0,5% so với tháng 6, so với dự báo trung bình của các nhà kinh tế theo khảo sát của Bloomberg là 0,2%.

CPI lõi, không bao gồm giá thực phẩm tươi sống và chi phí nhiên liệu, tăng 0,2% trong tháng 7.

Một số doanh nghiệp đang cố gắng để bảo vệ lợi nhuận bằng cách giảm các chi phí hàng hóa. Điều này có thể làm suy yếu thị trường lao động và đình trệ tăng trưởng, đe dọa doanh số bán hàng.

Bộ Lao Động cũng cho biết, trong tuần trước, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tiếp tục gia tăng. Số người thất nghiệp tăng thêm 9.000 lên 408.000 người trong tuần kết thúc vào ngày 13/8, mức cao nhất trong 1 tháng.

Nguồn DVT/Bloomberg
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Phố Wall hoảng loạn, nhà đầu tư tháo chạy

Thứ sáu, 19/08/2011 06:53
5a7tai-xuong6.jpg


(DVT.vn) - Các chỉ số chính đều để mất trên 3,68%, chỉ số công nghiệp Dow Jones trong phiên có lúc giảm tới gần 530 điểm.


Phố Wall quay trở lại tình trạng hoảng loạn như hồi tuần trước do những lo ngại về suy thoái kinh tế sau khi Mỹ công bố CPI tháng 7 cao gấp đôi so với dự báo và sản xuất của khu vực Philadelphia xuống thấp nhất trong 2 năm.


Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp tuần trước cao nhất trong 1 tháng cũng góp phần kéo thị trường có phiên sụt giảm mạnh, giới đầu tư quay đầu bán tháo.


Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 419,63 điểm, tương đương 3,68% xuống 10.990,58 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 53,24 điểm, tương đương 4,46%, đóng cửa ở 1.140,65 điểm. Chỉ số Nasdaq cũng để mất tới 131,05 điểm, tương đương 5,22%, chốt phiên tại 2.380,43 điểm.


Hầu hết các nhóm ngành cơ bản trong S&P 500 đều giảm điểm, dẫn đầu là cổ phiếu nhóm các nhà bán lẻ hàng xa xỉ, cổ phiếu công nghệ và cổ phiếu tài chính.


Chỉ số VIX đo lường trạng thái bất ổn tăng vọt 38% lên 43,36 điểm khi giới đầu tư tháo chạy.


Khối lượng giao dịch cũng tăng mạnh với khoảng 11,4 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả 3 sàn New York, NYSE và Nasdaq, mức giao dịch lớn nhất kể từ đầu tuần này.


1b2tai-xuong-117.jpg



Phương Dung
Theo Reuters
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
“Gaddafi sẵn sàng chuyển giao quyền lực và ra đi”



Một tuyên bố từ nguồn thạo tin với lực lượng vũ trang Libya cho biết nhà lãnh đạo nước này, Đại tá Muammar Gaddafi, đang bị ốm và sẵn sàng chuyển giao quyền lực cho Bộ trưởng Tư pháp Mohammed al-Qamoodi.

Đài Tiếng nói nước Nga tối 18/8 dẫn tin như trên và nói rằng ông Gaddafi cũng đã đồng ý tới Venezuela cùng gia đình.

Trong số những điều kiện ông Gaddafi đưa ra là một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và chấm dứt chiến dịch của NATO.

Theo một số phương tiện truyền thông Arập, vị đại tá này dường như đã bắt đầu thu xếp hành lý khi hai máy bay Airbus đỗ tại sân bay Tripoli hôm 17/8, trong đó một chiếc chở phái đoàn chính phủ còn chiếc còn lại để không và được cho là sẽ chở ông Gaddafi cùng gia đình và các cộng sự thân thiết tới Venezuela.

Được biết, chi tiết về sự ra đi của ông Gaddafi đã được thảo luận vào ngày trước khi người phát ngôn của vị đại tá này gặp phái viên của Tổng thống Venezuela Hugo Chavez trên đảo Djerba ở Tunisia.

Cùng lúc, cố vấn hàng đầu của nhà lãnh đạo Libya, ông Bashir Saleh, đã được cử đi gặp các nhà ngoại giao Anh và Pháp để tìm "cách cho ông Gaddafi cùng gia đình rời khỏi Libya"./.

(Vietnam+)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Nước nào vẫn trụ vững xếp hạng tín dụng AAA?

Việc S&P hạ xếp hạng đánh giá tín dụng của Mỹ đã làm khuấy động thị trường và làm tăng nguy cơ về một thời kỳ suy thoái mới. Khả năng giữ vững vị trí vàng của nhiều nước đang có đánh giá tín nhiệm AAA yếu hơn nhiều so với 6 tháng trước đây.

1313711576_American.jpg
Moody's vẫn công nhận xếp hạng tín dụng AAA cho chính phủ Mỹ, nhưng với một cái nhìn tiêu cực. Fitch cũng ghi nhận đánh giá AAA của họ đối với Mỹ, nhưng vẫn cảnh báo các khoản nợ của Mỹ tăng trên 100% GDP (sau 2012) là không xứng đáng nhận xếp hạng AAA.

Do nền kinh tế thế giới suy yếu và sự bất đồng của các cơ quan đánh giá, Tạp chí Wall Street đã quyết định đánh giá lại tất cả các quốc gia đang được xếp hạng tín nhiệm ba chữ A. Một số quốc gia có vẻ không xứng đáng nhưng vẫn được xếp hạng AAA. Và cũng có nhiều giả thiết cho rằng Hoa Kỳ không còn được đánh giá xếp hạng vàng ba chữ AAA là phù hợp với thực tế. Điều này cũng có nghĩa rằng các quốc gia khác có hoàn cảnh tương tự Hoa Kỹ cũng có nguy cơ không còn giữ được xếp hạng AAA. Hiện tại có dưới 16 quốc gia thực sự xứng đáng được xếp hạng AAA.

Các số liệu mới cập nhật của Standard & Poor và Moody's cùng với số liệu thống kê sửa đổi của CIA World Factbook và thông tin từ Economist Intelligence Unit, Fitch, Egan Jones, và một số nơi khác cũng được xem xét kỹ. Bảng xếp hạng của Moody's cũng được sử dụng để đảm bảo tính nhất quán.

S&P vẫn đánh giá xếp hạng ba chữ A đối với các quốc gia Australia, Áo, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hà Lan, Na Uy, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sĩ, và Vương quốc Anh. Những quốc gia được xếp hạng ba chữ A khác như Guernsey, Isle of Man, Liechtenstein, và Luxembourg được loại trừ do diện tích nhỏ và phụ thuộc nhiều vào các quốc gia khác.

Một lưu ý là, Nhật Bản bị không được xếp hạng AAA vào cuối những năm 1990. Vào đầu năm nay, nó lại tiếp tục tụt hạng. Gần đây nhất là năm 2009, S&P đã tước xếp hạng AAA của Ireland. Ý và Tây Ban Nha đều được đánh giá xếp hạng AAA trong những năm 1990, nhưng Tây Ban Nha thực sự lấy lại được xếp hạng AAA trước khi lại tụt hạng một lần nữa vào năm 2009.
Những nước dưới đây là những nước vẫn giữ được xếp hạng đánh giá tín dụng AAA ở mức an toàn:

1. Australia

GDP bình quân đầu người: 39.699,358 USD

Trong đầu năm nay, Australia vẫn giữ vững đánh giá AAA và không có gì thay đổi. Chắc chắn, nước này phải đối mặt với áp lực từ trận lũ hồi đầu năm nay.

Dân số của đất nước giàu tài nguyên này lại thấp, 21,5 triệu người, GDP năm 2010 của nước này khoảng 882,4 tỷ USD. Nguồn tài nguyên dự trữ lớn, chi phí lao động và tỷ lệ thất nghiệp thấp khiến Australia như một tấm lá chắn cho thế giới. Nợ công năm 2010 của nước này chỉ khoảng 22,4% GDP.

Australia được S&P xếp hạng đánh giá tín dụng AAA ổn định, và với Moody's nước này cũng được đánh giá tín dụng AAA, triển vọng và ổn định.

2. Canada

GDP bình quân đầu người: 39.057, 444 USD

Canada được đánh giá xếp hạng ba chữ A vững chắc, và quan hệ kinh doanh bền chặt với Mỹ cũng không gây nguy hiểm cho nước này. Canada có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và người dân nước này hầu như không phải chịu nổi lo bong bóng bất động sản và nợ công như Mỹ phải gánh chịu.

Dân số của Canada dưới 34 triệu người, GDP khoảng 1 330 tỷ USD, và công nợ cuối năm 2010 của nước này chỉ là 34% ​GDP dự kiến .

Cả Moody's và S&P đều không nhận thấy có bất kỳ vấn đề gì với đánh giá tín dụng AAA triển vọng bền vững của nước này. Canada có lẽ là quốc gia có xếp hạng ba chữ A an toàn nhất trong các nước nằm ở Tây bán cầu.

3. Đan Mạch

GDP bình quân đầu người: 36.449,554 USD

Đan Mạch là kinh tế tương đối mạnh với lực lượng lao động được đào tạo bài bản. Quốc gia này phụ thuộc phần lớn vào thương mại hàng hoá và dịch vụ với nước ngoài.

Dân số của Đan Mạch chỉ khoảng trên 5,5 triệu người. GDP vào khoảng 201,7 tỷ USD. Thặng dư trong cán cân thanh toán đã giúp Đan Mạch rất nhiều trước khi chính phủ phải chi tiêu để điều khiển nền kinh tế. Giá bất động sản cao là mối quan tâm của nước này, đây cũng là hạn chế trong môi trường kinh doanh của Đan Mạch.

Quốc gia này sử dụng đồng Krone (Đan Mạch) mà không chính thức sử dụng đồng tiền chung Châu Âu. Tỷ lệ sinh thấp, dân số già, vấn đề thuế, xu hướng nhập cư và biến đổi khí hậu là những khó khăn dài hạn của đất nước nhỏ bé này. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp của Đan Mạch dưới 5% và tổng nợ năm 2010 của nước này chỉ khoảng 46.6% GDP.

S&P và Moody's đều xếp hạng AAA- triển vọng và ổn định cho quốc gia này. Đan Mạch vẫn giữ vững xếp hạng này ngay cả khi ngành dịch vụ của nó gặp phải nhiều khó khăn khi giá bất động sản nước này tăng cao.

4. Đức

GDP bình quân đầu người: 36.033,284 USD

Đức vẫn đúng với cái tên người ta đặt cho nó "Vua của đồng Euro", đồng Deutsche Mark hiện tại đang bị đánh giá thấp.

Với dân số 81,4 triệu người và nền kinh tế đứng thứ 5 thế giới, nó không thể trốn tránh trách nhiệm là nước cứu trợ tài chính hàng đầu của châu Âu. GDP năm 2010 của Đức là 2 940 tỷ USD và có tỷ lệ thất nghiệp an toàn nhất trong các quốc gia châu Âu. Đức cũng có một lực lượng lao động với tay nghề cao. Những căng thẳng ngày càng gia tăng ở Đông Đức đã khiến các cơ quan đánh giá tín dụng phải tranh cãi về xếp hạng AAA của quốc gia này. Thâm hụt ngân sách, tiền trợ cấp, việc cắt giảm thuế, xu hướng dân số già, nhập cư và trách nhiệm đối với việc trợ cấp cho các nước Châu Âu thực sự là những gánh nặng của nước này.

Tuy nhiên, nợ công nước khoảng 78,8% GDP năm 2010 GDP vẫn là một tỉ lệ chấp nhận được. Những bất kỳ khoản chi tiêu gia tăng nào cũng có thể tăng rủi roc ho Đức trong dài hạn, theo chúng tôi, Đức sẽ giữ được xếp hạng ba chứ A lâu hơn hầu hết các nước khác.

5. Hà Lan

GDP bình quân đầu người: 40.764,548 USD

Hà Lan vẫn ở trong tình trạng tốt hơn rất nhiều nước châu Âu. Dân số của nước này là gần 16,8 triệu người và GDP vào khoảng 676,9 tỷ USD. Hà Lan có một lực lượng lao động bền vững, hiện tại nước này vẫn giữ mức thặng dư thương mại và sở hữu một nền công nghiệp khỏe mạnh khiến nước này hơn hẳn các quốc gia an hem trong khu vực EU.

Thâm hụt ngân sách của Hà Lan ở mức cao 4,6% GDP năm 2009 và 5,6% GDP năm 2010, theo dữ liệu của CIA đầu năm nay. Hiện nay, mức nợ công của nước này vào khoảng 64,6% GDP.

Các cơ quan xếp hạng không thấy có nguy cơ nào với đánh giá AAA của Hà Lan. Theo chúng tôi, xếp hạng ba chữ A của Hà Lan không gặp vấn đề nghiêm trọng cũng giống như con đê ngăn biển mà nước này vẫn đang duy trì tốt.

6. Na Uy

GDP bình quân đầu người: 52.012,506 USD

Na Uy là một trong những nước được đánh giá tốt nhất và trong một báo cáo trước đó Economist Intelligence Unit xem nó là hạng đánh giá AAA thực sự duy nhất.

Quốc gia này giàu tài nguyên nhưng dân số thấp chỉ khoảng 4,7 triệu người. GDP nước này khoảng 255,3 tỷ USD và phụ thuộc nhiều vào giá dầu, tỷ lệ thất nghiệp ở mức rất thấp. Nợ công vào khoảng 47,7% GDP. Na Uy cũng là nước có quỹ quốc gia 500 tỷ USD lớn thứ hai thế giới.

S&P và Moody's không có phàn nàn gì với xếp hạng tín dụng ba chữ A với quốc gia này.

7. Singapore

GDP bình quân đầu người: 56.521,731 USA

Singapore là quốc gia Đông Nam Á duy nhất được xếp hạng tín dụng AAA. Mặc dù nền kinh tế nước này phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu thương mại với nước ngoài, nhưng các nhà đầu tư Châu Á vẫn xem Singapore là nơi an toàn nhất hiện nay.

Dân số của quốc gia này khá ít, khoảng 4,74 triệu người và GDP vào khoảng 291,9 tỷ USD. Singapore không tránh được suy thoái kinh tế, nước này chứng minh được khả năng hồi phục nhanh của nó. Nợ công ở nước này đang ở mức cao 102, 4% GDO nhưng nó đang thắt chặt chi tiêu công để tăng Quỹ tiết kiệm trung ương. Hãy tưởng tượng tác dụng của biện pháp thắt lưng buộc bụng này của quốc gia này: Singapore không lần nào phải đi vay để khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách từ những năm 1980.

S&P và Moody's không có nghi ngờ gì về xếp hạng tín dụng AAA và triển vọng của Singapore. Những mỗi nguy rõ ràng nhất của nước này là do những hành động quân sự, biến đổi khí hậu, hoặc những dư trấn địa chất chưa được biết rõ. Ngoài những điều trên thì xếp hạng tín dụng AAA của Singapore được coi là bền vững.

8. Thụy Điển

GDP bình quân đầu người: 38.031,484 USD

Thụy Điển là một trong những quốc gia lớn nhất bán đảo Scandinavia với dân số gần 9,1 triệu người. GDP của nước này là 354,7 tỷ USD. Nợ công năm 2010 của Thụy Điển là 40,8% GDP, thấp đáng kinh ngạc so với khu vực châu Âu cũng như bán đảo Scandinavia. Quốc gia này cũng không bị ảnh hưởng bởi Chiến tranh thế giới thứ II vì nó thuộc phe trung lập.

Tuy nhiên, Thụy Điển phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, do đó không tránh khỏi suy thoái kinh tế, và nước này đã cải cách một số chính sách tài chính để phục hồi kinh tế.

Nhập cư và xu hướng dân số già cũng là những trở ngại đối với nước này, nhưng các cơ quan xếp hạng thực sự không thấy có vấn đề gì đối với xếp hạng ba chữ A của Thụy Điển.

9. Thụy Sĩ

GDP bình quân đầu người: 41.663,047 USD

Thụy Sĩ là nước duy nhất vẫn đứng vững và tiếp tục phát triển sau khủng hoảng nợ Châu Âu và những biến động của nền kinh tế thế giới năm 2011 này. Xếp hạng đánh giá tín dụng AAA của Thụy Sĩ dường như miễn dịch với những gì biến động đang diễn ra ở các quốc gia láng giềng.

Ngân hàng thế giới đã phải cảnh báo nước này rằng họ sẽ can thiệp nếu giá trị đồng tiền nước này tiếp tục tăng và không cho phép nước này xuất khẩu đồng tiền trong thời gian này vì tiền của các quốc gia khác đang tiếp tục giảm.

Quốc gia miền núi này có số dân chỉ hơn 7,6 triệu người và GDP vào khoảng 324,5 tỷ USD năm 2010. Tỷ lệ thất nghiệp nước này thấp một cách đáng kinh ngạc, nợ công vẫn của Thụy Sĩ chiếm 38,2% GDP năm 2010; thuế của Thụy Sỹ là khá thấp, hệ thống y tế của nước này là một cơ chế pha trộn, Thụy Sĩ cũng có những rào cản đối nhất định với việc nhập quốc tịch; và một mô hình nghỉ hưu hợp lý, tất cả những điều này kết hợp lại khiến Thụy Sĩ không có mối nguy hại thực sự nào đối với xếp hạng tín dụng AAA của nó. Thế giới có thể bị dồn đến địa ngục, nhưng Thụy Sỹ vẫn chiếm ưu thế.

Cũng theo những đánh giá này, Áo, Phần Lan, Pháp, Anh là những quốc gia đanh trên bờ vực mất xếp hạng AAA.
Bích Ngọc
Theo MSNBC


 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Bạo loạn kiểu Anh bùng phát ở Đức?

Thứ sáu, 19/08/2011 15:26

Các vụ đốt phá xe sang kéo dài 3 đêm trở lại đây ở Berlin làm dấy lên lo ngại một đợt bạo loạn giống ở London đang bùng lên ở Đức.

Báo chí Đức đưa tin, chỉ trong vòng 3 ngày trở lại đây, ít nhất 50 xe hơi hạng sang ở thủ đô Berlin của Đức như Charlottenburg, BMW, Mercedes đã bị đốt cháy.

Cảnh sát đã đề nghị treo thưởng 7.000 USD cho ai giúp cảnh sát lần ra đầu mối các vụ tấn công này. Ngoài ra, cảnh sát Đức cũng huy động một máy bay trực thăng sử dụng camera thị sát thủ đô vào các buổi tối – thời điểm bùng phát bạo loạn.

Mấy năm trở lại đây, các vụ tấn công kiểu này không mới ở Đức. Tuy nhiên, các vụ tấn công gần đây diễn ra với quy mô lớn hơn, và lại diễn ra trùng thời điểm bạo loạn ở Anh do đó làm dấy lên lo ngại thủ đô Berlin đang rơi vào một cuộc khủng hoảng tương tự.

Chuyên gia phân tích thuộc Viện nghiên cứu tội phạm của Đức nhận định: “Hình ảnh các tòa nhà, xe hơi bốc cháy ở London rõ ràng tạo động lực cho các vụ tấn công mới đây ở Berlin”.

Từ đầu năm đến nay, ở Đức diễn ra khoảng 141 vụ đốt phá được xác định có “mục tiêu chính trị”, tăng vọt so với con số 54 vụ trong cả năm 2010.

Theo DVT/FT
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Động đất 6,8 độ richte tại Nhật

19-08-2011 | 15:03
(Nguoiduatin.vn) - Cơ quan khí tượng Nhật Bản cho biết, một trận động đất mạnh 6,8 độ richte đã xảy ra vào lúc 14h36' ngày19/8 (giờ địa phương) ở độ sâu 20 km, ngoài khơi bờ biển Fukushima. Trận động đất này đủ mạnh để gây ra các đợt rung lắc các tòa nhà cao tầng ở thủ đô Tokyo.


Cơ quan khí tượng Nhật Bản cho hay, trận động đất khiến các tòa nhà ở Tokyo bị rung lắc, có tâm chấn nằm ở độ sâu 20 km ở ngoài khơi bờ biển Fukushima – nơi từng chịu thiệt hại nặng nề nhất sau trận động đất và sóng thần hôm 11/3 vừa qua.
nguoiduatin-song-than.jpg

Di chứng vẫn còn lại sau trận động đất kinh hoàng ngày 11/3 tại thành phố Fukushima

Các ngọn sóng cao tới 50 cm đã được dự báo sẽ tấn công khu vực này dọc bờ biển phía đông bắc bao gồm cả nơi nhà máy điện hạt nhân đang gặp sự cố Fukushima tọa lạc. Sau khi trận động đất xảy ra, Giới chức Nhật Bản đã dự đoán các đợt sóng cao trên nửa mét sẽ tràn vào các khu vực dọc theo bờ biển phía đông bắc bao gồm cả khu vực đặt nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Hiện chưa có các báo cáo thiệt hại.

Quế Mai (Theo Xinhua)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Kinh tế Mỹ có đương đầu với Đại Khủng hoảng lần 2?

Nhiều khả năng nước Mỹ sẽ phải đương đầu thời kỳ suy giảm kéo dài như thế kỷ 19, đặc biệt nếu cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012 tiếp tục đi theo hướng nguy hiểm.

Tóm tắt: 3 lý do để khẳng định kinh tế Mỹ sẽ không đương đầu với Đại Khủng hoảng:

1. Sản lượng nền kinh tế trong lần sụt giảm gần nhất cũng chỉ giảm khoảng 4% (từ đỉnh xuống đáy)

2. Thất nghiệp cao nhất ở mức từ 16 đến 17% (thấp hơn nhiều so với con số 20% thời Đại Khủng hoảng)

3. Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi (FDIC) giúp bình ổn thị trường, ngăn người gửi tiền rút tiền ào ạt

Theo Nytimes, số liệu gần nhất cho thấy kinh tế Mỹ và châu Âu đã tăng trưởng chậm lại đáng kể, tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ còn tiếp tục gây thất vọng. Người ta đặt câu hỏi liệu thế giới có đương đầu với Đại Khủng hoảng lần 2.

Câu trả lời là không, đặc điểm chính của một cuộc Đại Khủng hoảng hiện chưa có và nhiều khả năng sẽ không có. Thế nhưng nhiều khả năng nước Mỹ sẽ phải đương đầu với cái gì đó thật đáng sợ, thời kỳ suy giảm kéo dài như thế kỷ 19, đặc biệt nếu cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012 tiếp tục đi theo hướng nguy hiểm.

Có 3 đặc điểm chính của Đại Khủng hoảng mà người ta đã rút ra được từ Mỹ cũng như nhiều nước khác đã chịu ảnh hưởng nặng nề. Từ năm 2007 đến nay, chưa có dấu hiệu nào tương tự như vậy.

Thứ nhất, sản lượng nền kinh tế Mỹ sau năm 1929 giảm tới hơn 25% (với số liệu từ Cục Phân tích kinh tế, tính toán GDP theo tỷ giá đồng tiền năm 1937). Ngược lại, GDP của Mỹ giảm tương đối nhẹ sau thời kỳ bùng nổ gần nhất. Số liệu mới nhất cho thấy GDP Mỹ thời kỳ đỉnh cao năm 2008 ở mức 14,4155 nghìn tỷ USD, đến mức đáy 13,8541 nghìn tỷ USD vào quý 2/2009, mức giảm khoảng 4%.

Thứ hai, vào thập niên 1930, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vượt mức 20% và duy trì ở mức đó. Lần kinh tế đi xuống gần nhất, số lượng việc làm tại Mỹ sụt 8 triệu, cao chưa từng có từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Thế nhưng tỷ lệ thất nghiệp chỉ chạm mức 10% trong thời gian ngắn ngủi (quý 4/2009). Nếu tính toán ở mức độ cao nhất, tính cả người không muốn tìm việc làm và đăng ký thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 16 đến 17%. Chắc chắn có thể coi đây như thảm họa việc làm, nhưng quy mô không giống như Đại Khủng hoảng.

Thứ ba, hệ thống tín dụng thu hẹp quy mô kinh khủng vào thập niên 1930. Các ngân hàng hoạt động trong trạng thái hoảng loạn khiến người gửi tiền rút mạnh tiền ra. Sự ra đời của Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) đã đặt dấu chấm hết cho tình trạng đó và đóng vai trò quan trọng giúp bình ổn thị trường.

Thế nhưng câu chuyện cuối thế kỷ 19 cũng khác so với thập niên 1930, dù không kinh khủng như vậy, nhưng cùng cực kỳ tồi tệ với nhiều người Mỹ. Lĩnh vực đè nặng tăng trưởng nền kinh tế thời điểm cách đây 100 năm không phải lĩnh vực bất động sản mà là lĩnh vực nông nghiệp. Thời điểm đó công nghệ phát triển bùng nổ trong tất cả các lĩnh vực như giao thông, viễn thông, điện và thép.

Thế nhưng việc giá nông phẩm hạ vẫn khiến người Mỹ khốn khổ. Khi đang nợ nần chồng chất, người nông dân dễ đương đầu với giảm phát. Và trước khi người dân ồ ạt đổ ra thành phố sống, người nông dân đóng vai trò người tiêu dùng chính.

Theo Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER), quá trình nền kinh tế từ đỉnh cao xuống thời kỳ sụt giảm sâu mất khoảng 11 tháng, trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 2009, thế nhưng con số này cao gấp đôi trong thời kỳ từ năm 1854 đến năm 1919. Chuỗi thời gian kinh tế suy giảm tồi tệ nhất, không phải vào thập niên 1930 mà từ tháng 10/1873 đến tháng 3/1879, hơn 5 năm.

Hiện nay, chắc chắn chủ tịch Fed, ông Ben Bernanke, cũng có sai lầm riêng. Ông đã ngại ngần trong các vấn đề liên quan đến điều tiết, tiếp tục chứng kiến sự bóp méo của nhóm ngân hàng có quy mô “quá lớn để sụp đổ”. Đội ngũ của ông đã vận động áp dụng tiêu chuẩn vốn hiện quá thấp nếu so với tương quan các cú sốc mà chúng ta đang đối đầu.

Fed cũng phải chịu trách nhiệm khi uy tín của cơ quan này sụt giảm mạnh dù đã nhận được hỗ trợ quan trọng từ Bộ Tài chính Mỹ vào năm 2008 – 2009. Fed đã tung ra quá nhiều kế hoạch giải cứu với điều kiện quá rộng lượng và không có lợi cho số đông nói chung. Thế nhưng nếu vì lo lắng về giảm phát mà buộc tội Fed cũng thật sai lầm, kinh tế Mỹ có thể trở lại thời kỳ suy giảm những năm 1870.

Ngọc Diệp
Theo TTVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
JP Morgan hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ

Thứ sáu, 19/08/2011 17:39


JP Morgan nhấn mạnh rằng, nguy cơ suy thoái của kinh tế Mỹ đang ở mức độ cao.

6364e_jp-morgan.jpg

Các nhà kinh tế tại JP Morgan hôm nay tiếp tục nối gót Citigroup, hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ và cảnh báo rằng, nguy cơ suy thoái của Mỹ đang ở mức độ cao.

Trong khi triển vọng tăng trưởng quý 3 chỉ bị hạ thấp hơn một chút so với dự báo trước đó nhưng triển vọng tăng trưởng quý 4 bị hạ từ 2,5% xuống 1%.

JP Morgan hạ dự báo tăng trưởng của Mỹ trong quý 1/2012 từ 1,5% xuống 0,5%. Giá năng lượng giảm sẽ giúp giảm bớt một số yếu kém trong nền kinh tế nhưng kinh tế Mỹ sẽ khó tránh khỏi nguy cơ suy thoái.

Trong ngày hôm nay, Citigroup cũng đã hạ dự báo tăng trưởng của Mỹ trong năm 2011 từ 1,7% xuống 1,6% và hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2012 từ 2,7% xuống 2,1%.

Nguồn DVT/Marketwatch