Thời sự Quốc tế

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
ECB bơm thêm 71 tỷ USD cho hệ thống ngân hàng

Thứ tư, 10/08/2011 18:02

Nguồn tín dụng này nhằm bình ổn hệ thống tài chính châu Âu vốn bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng nợ khu vực.

97345_ECB.jpg

Ngân hàng trung ương châu Âu ngày 10/8 đã bơm thêm 49,75 tỷ euro (71,14 tỷ USD) cho 114 ngân hàng để đảm bảo các ngân hàng này sẽ không cạn nguồn tài chính trong thời hạn 6 tháng. Quy mô đợt tái cấp vốn này lớn hơn so với dự báo của giới phân tích.

Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet tuần trước đã tuyên bố tiếp tục bơm tín dụng cho hệ thống ngân hàng trong bối cảnh thị trường bất ổn do khủng hoản nợ công châu Âu, cũng như nghi ngại về khả năng phục hồi của kinh tế thế giới.

Theo AP
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Hàn Quốc bắn ba phát đại bác sang Triều Tiên

Dân Việt - Quân đội Hàn Quốc cho biết, hải quân nước này đã bắn ba phát đạn pháo về phía CHDCND Triều Tiên, sau khi một vỏ đạn pháo được bắn đi từ phía Bình Nhưỡng và rơi xuống khu vực tranh chấp trên biển giữa hai nước.


Tổng tham mưu trưởng quân đội Hàn Quốc cho hay, vào lúc 13 giờ ngày 10.8, theo giờ địa phương, đã có ba tiếng đạn pháo phát đi từ phía CHDCND Triều Tiên, và một vỏ đạn pháo đã rơi xuống gần đường giới tuyến chia đôi hai quốc gia. Vị trí vỏ đạn pháo rơi xuống rất gần quần đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, sau đó, hải quân Hàn Quốc đã phát tín hiệu cảnh báo tới CHDCND Triều Tiên vào lúc 13 giờ 25 rồi đáp trả bằng ba phát đại bác vào lúc 14 giờ.
Người phát ngôn cũng cho hay, Hàn Quốc chưa thấy bất kỳ chuyển động đặc biệt nào trong quân đội của Bình Nhưỡng, song quân đội Hàn Quốc đã được huy động ở thế sẵn sàng.
Tháng 11 năm ngoái, quân đội hai nước cũng đã đọ súng ở khu vực quần đảo Yeonpyeon.
T.V
Theo Yonhap
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Goldman Sachs: Fed có thể áp dụng QE3 vào cuối 2011 hoặc đầu 2012

Thứ tư, 10/08/2011 18:50

Fed có thể áp dụng chương trình nới lỏng định lượng lần 3 (QE3) sau khi cam kết giữ nguyên mức lãi suất siêu thấp thêm ít nhất 2 năm nữa.

Chuyên gia kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho biết: “Hiện chúng tôi nhận thấy khả năng Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) áp dụng QE3 vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2012 là lớn hơn bao giờ hết. Chúng tôi đã thay đổi quan điểm vì quyết định trong ngày hôm nay của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ít gay gắt hơn so với dự báo trước đó”. Lời cam kết rõ ràng của Fed về việc giữ nguyên lãi suất đến giữa năm 2013 và khuynh hướng nới lỏng chính sách hơn nữa là hành động mạnh hơn so với dự báo trước đó và khiến Goldman đưa ra nhận định trên.
Theo ông Hatzius, trên thực tế, lời cam kết giữ nguyên lãi suất trong một khung thời gian cụ thể của Chủ tịch Fed Ben Bernanke bất chấp sự phản đối của 3 thành viên trong ủy ban thiết lập chính sách là dấu hiệu cho thấy các thành viên còn lại của Fed cho rằng QE3 là cần thiết.

Nguồn Vietstock.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Hoảng loạn tái diễn, Phố Wall chìm sâu

DƯƠNG LÂM
11/08/2011 06:06 (GMT+7)

f1fget19.jpg
Nhà đầu tư lại rơi vào trạng thái hoảng loạn - Ảnh: Getty.
Sự hoảng loạn một lần nữa quay trở lại Phố Wall trong phiên giao dịch 10/8, đẩy các chỉ số chính giảm sâu trên 4%. Tin xấu về khả năng khủng hoảng nợ châu Âu có thể nhấn chìm các ngân hàng Pháp và tràn sang khu vực tài chính Mỹ đã khiến nhà đầu tư sợ mất vía.

Cụ thể, chốt phiên giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones trượt 519,83 điểm, tương ứng 4,62%, xuống 10.719,94 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 51,77 điểm, tương ứng 4,42%, xuống còn 1.120,76 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 101,47 điểm, tương ứng 4,09%, xuống 2.381,05 điểm.

Khối lượng giao dịch trên toàn thị trường một lần nữa tăng đột biến, với khoảng 15,1 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, gần gấp đôi so với mức trung bình hàng ngày 7,8 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay.

Những lo lắng về tình trạng sức khỏe của các ngân hàng Pháp, bao gồm Societe Generale, đã khiến nhà đầu tư đổ xô bán tháo cổ phiếu ngân hàng châu Âu và Mỹ. Những tin đồn về tình hình tài chính của Societe Generate đã khiến cổ phiếu của nhà băng này tuột 14,7%.

Chỉ số các ngân hàng châu Âu trượt 6,7%, trong khi chỉ số KBW ngân hàng Mỹ giảm 4,9%. Đáng chú ý tại Mỹ, cổ phiếu của ngân hàng Bank of America giảm tới 10,9% xuống 6,77 USD, cổ phiếu của Goldman Sachs trượt hơn 10% xuống 110,34 USD.

http://vneconomy.vn/20110811060334418P0C7/hoang-loan-tai-dien-pho-wall-chim-sau.htm
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
S&P, Moody’s giữ nguyên xếp hạng AAA của Pháp


Nguồn tin: Báo điện tử Doanh nhân Việt Nam toàn cầu | 11/08/2011 11:30:00 SA
GetThumbnail.axd
Triển vọng kinh tế Pháp vẫn được đánh giá ở mức ổn định bất chấp tốc độ tăng nợ công của quốc gia này liên tục tăng mạnh.

Moritz Kraemer, giám đốc điều hành của tổ chức xếp hạng tín dụng Standard & Poor cho biết thông tin trên trong một cuộc phỏng vấn truyền hình vừa mới diễn ra.

Trong khi đó, phát ngôn viên của Moody's cũng khẳng định xếp hạng AAA và triển vọng tín dụng dài hạn của Pháp là ổn định, bất chấp những lo ngại về khả năng Pháp sẽ là quốc gia tiếp theo bị tác động trực tiếp từ khủng hoảng nợ công lan rộng khu vực châu Âu.

Giao dịch hóa đổi cơ bản tín dụng của Pháp thực hiện thực hiện tại mức 175 điểm cơ bản*, cao gấp 2 lần so với Đức, cho thấy khả năng an toàn của trái phiếu Pháp chỉ bằng một nửa so với Đức, nền kinh tế hàng đầu khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Tỷ lệ nợ công/GDP của Pháp hiện là 84,7%. Tỷ lệ này đã tăng gấp đôi kể từ 2007, tương đương với tốc độ tăng của Italia.

Tính đến cuối năm năm 2010, tổng nợ công của Pháp là 1.590 tỷ EUR (2.300 tỷ USD).

* Một điểm cơ bản tương đương với chi phí 1.000 USD/năm để bảo đảm giao dịch hoán đổi khoản nợ 10 triệu USD.


Đỗ Hà
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Giá vàng sụt giảm hơn 3%, dầu thô vọt lên gần 86 USD/thùng

(NDHMoney) Hôm thứ Năm, giá vàng đã sụt giảm mạnh, trong khi giá dầu thô lại tăng mạnh trở lại gần 86 USD/thùng.
image_gallery

Biểu đồ giá vàng
Giá vàng đêm qua đã giảm hơn 3% xuống vùng 1.749 USD/oz sau khi lập kỷ lục trên 1.800 USD/oz. Việc giá vàng giảm mạnh chủ yếu do nhà đầu tư chốt lời sau khi tăng mạnh phiên trước đó. Đồng thời, giá vàng cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi quy định nâng tỷ lệ ký quỹ đối với giao dịch vàng của CME Group thêm 22,2% lên 5.500 USD/hợp đồng, từ mức 4.500 USD/hợp đồng trước đó.

Cách đây ít tháng, CME Group cũng đã nâng tỷ lệ ký quỹ đối với giao dịch bạc lên làm giá kim loại này lao dốc từ mức đỉnh gần 50 USD/oz.

Trong phiên hôm qua, lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và diễn biến tồi tệ của khối ngân hàng Pháp đẩy giá vàng có thời điểm lên 1.817,6 USD/oz trong phiên giao dịch tại thị trường châu Á, trước khi sụt giảm về cuối ngày giao dịch tại thị trường Mỹ.

Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay giảm 3,07% xuống 1.739,43 USD/oz. Trong khi đó, giá vàng tương lai giao tháng 12 đã giảm 35 USD xuống 1.749,3 USD/oz.

image_gallery

Biểu đồ giá dầu thô tại Mỹ. Nguồn: Traderslog
Chuyển qua thông tin đáng chú ý khác, cùng với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, giá dầu thô cũng bật tăng mạnh, đánh dấu phiên tăng giá thứ hai liên tiếp.

Thông tin số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ tuần qua giảm 7.000 đã tác động tích cực tới giá dầu thô.

Kết thúc phiên giao dịch, tại thị trường New York, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 9 tăng 2,83 USD (3,41%) lên 85,72 USD/thùng. Trong ngày giao dịch, giá dầu xuống mức thấp nhất ở 81,03 USD/thùng và lên cao nhất đạt 85,9 USD/thùng vào gần cuối ngày giao dịch.

Tại London, giá dầu Brent tăng 1,02 USD (1%) lên 107,7 USD/thùng sau khi dao động trong vùng giá 104,43-108,08 USD/thùng. JPMorgan dự báo giá dầu này vẫn đạt mức giá trung bình 110 USD/thùng trong quý 3 này, trước khi tăng lên 115 USD/thùng trong quý 4/2011.




Nhật Bình - Theo CNBC
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tăng trên 4%, chứng khoán Mỹ bùng nổ trở lại

(NDHMoney) Thị trường chứng khoán Mỹ đã có phiên giao dịch rất thành công khi cả ba chỉ số chính có thời điểm tăng trên 5%.
image_gallery

Biểu đồ chỉ số Dow Jones
Chứng khoán Mỹ phiên 11/8 đã bùng nổ trở lại với mức tăng từ 4% đến gần 5%. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq đã lấy lại điểm số đã mất phiên trước đó. Tuy nhiên, bất chấp việc có phiên tăng điểm mạnh này, cả Dow Jones và S&P 500 vẫn giảm hơn 2% tính từ đầu tuần đến nay.

Ngay từ khi mở cửa, thị trường chứng khoán đã tăng điểm. Điều đáng ngạc nhiên là đà tăng liên tục được duy trì với những đợt lên điểm đều và rất vững. Gần cuối ngày giao dịch, khi cả ba chỉ số đang tăng từ 5,13-5,75% thì những lệnh chốt lời được tung ra với những cổ phiếu blue-chip khiến thị trường hạ nhiệt và làm giảm biên độ tăng.

image_gallery
Nguồn: G.Finance Kết thúc phiên, chỉ số Dow Jones tăng 423,37 điểm (3,95%) lên 11.143,31 điểm. Như vậy, chỉ số này đã lấy lại ngưỡng tâm lý quan trọng 11.000 điểm. Hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq lần lượt tăng 4,63% và 4,69%.

10 nhóm cổ phiếu ngành của S&P 500 đều lên điểm, trong đó cổ phiếu khối ngân hàng, năng lượng dẫn đầu biên độ tăng. Khối lượng giao dịch phiên này trên sàn New York đạt 6,81 tỷ cổ phiếu.

Diễn biến thị trường chứng khoán châu Âu tốt lên cùng với sự phục hồi của cổ phiếu khối ngân hàng Pháp đã tác động tích cực tới thị trường chứng khoán Mỹ. Kết thúc phiên, chỉ số FTSE 100 của Anh lên 3,11%, chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 2,89% và chỉ số DAX của Đức lên 3,28%.

Bên cạnh đó, thông tin số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ giảm cũng hỗ trợ tích cực cho thị trường chứng khoán.

Ngoài ra, việc giá vàng hạ nhiệt trong khi giá nhiều hàng hóa khác, trong đó có dầu thô, tăng mạnh trở lại đã khiến cổ phiếu khối năng lượng, nguyên vật liệu cơ bản... tăng mạnh theo. Hiệu ứng trên giúp Phố Wall có phiên giao dịch thành công.

Trong chỉ số Dow Jones, cả 30 cổ phiếu đều tăng điểm mạnh, trong đó cổ phiếu Cisco tăng tới 15,95%, cổ phiếu Bank of America lên 7,09%, cổ phiếu JP.Morgan tăng 6,75%, cổ phiếu Exxon Mobil tiến thêm 5,22%...




Nhật Bình - NDHMoney
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Niềm tin tiêu dùng Mỹ xuống thấp nhất trong 30 năm

Thứ sáu, 12/08/2011 22:07

Thất nghiệp cao, tiền luơng tăng chậm và cuộc tranh luận trần nợ kéo dài tại Mỹ là nhưng nguyên nhân chính khiến niềm tin tiêu dùng Mỹ xuống thấp.

Cuộc khảo sát của Reuters hôm nay cho thấy, niềm tin tiêu dùng tháng 8 của Mỹ xuống mức thấp nhất trong hơn 30 năm bởi sự lo ngại về kinh tế đình trệ, sự bế tắc của các nhà lập pháp trong các vấn đề chính trị.

Chỉ số tổng thể về niềm tin tiêu dùng tháng 8 tụt xuống 54,9 điểm, thấp nhất kể từ tháng 5/1980, giảm mạnh từ 63,7 điểm trong tháng 7 và thấp hơn nhiều so với dự báo của các nhà kinh tế là 63 điểm.

Ông Richard Curtin, giám đốc cuộc khảo sát cho biết, chưa bao giờ trong lịch sử các cuộc điều tra lại có nhiều nguời tiêu dùng đề cập một cách tiêu cực đến vai trò của Chính phủ như vậy.

Chính quyền Obama nhận được đánh giá tiêu cực từ 61% số nguời đuợc hỏi, con số tồi tệ nhất trong các cuộc khảo sát về các nhà lãnh đạo. Ông Curtin cho rằng, nguời dân nghĩ rằng, Chính phủ không thể hoặc không sẵn sàng hành động để cứu nền kinh tế.

2/3 số ngưòi đuợc hỏi cho rằng, nền kinh tế đã trở nên tồi tệ và chỉ 1/5 hi vọng một sự tiến bộ trong tuơng lai. Lạm phát kì vọng của người dân trong 1 năm tới là 3,8% trong khi lạm phát dự báo cho 10 năm tới ở mức 2,9%.

Theo Reuters
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Lạc quan trở lại Phố Wall phiên chốt tuần

DƯƠNG LÂM
13/08/2011 06:13 (GMT+7)

get21.jpg
Nhà đầu tư đã bớt âu lo về triển vọng thị trường - Ảnh: Getty.
Sau một trong những tuần giao dịch hoảng loạn nhất từ trước tới nay, thị trường chứng khoán Mỹ hôm 12/8 vừa khép lại với kết quả khá lạc quan. Điều này tạm coi là một tín hiệu cho thấy đà bán tháo tồi tệ nhất có thể đã qua.

Chốt ngày 12/8, chỉ cố công nghiệp Dow Jones tăng 125,71 điểm, tương ứng 1,13%, lên 11.269,02 điểm. Chỉ số S&P 500 cộng 6,17 điểm, tương ứng 0,53%, lên 1.178,81 điểm. Chỉ số Nasdaq tiến 15,30 điểm, tương ứng 0,61%, lên 2.507,98 điểm.

Mặc dù các chỉ số đã bứt phá mạnh trở lại trong hai phiên liên tiếp vừa qua, nhưng tính chung cả tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones vẫn giảm 1,5%, Nasdaq mất 1%. Riêng chỉ số S&P 500 đã giảm 11 trong 15 phiên vừa qua. Tổng cộng trong 3 tuần, S&P 500 đã giảm 12,4%.

Khối lượng giao dịch thấp hơn so với vài ngày qua, với khoảng 9 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình gần 16 tỷ cổ phiếu hồi đầu tuần.

"Việc khối lượng giao dịch trong ngày giảm sút rõ ràng cho thấy tâm lý nhà đầu tư về thị trường đã bình ổn hơn", Ken Polcari, giám đốc quản lý hãng chứng khoán ICAP ở New York nhận định. Tuy vậy, tính trung bình lượng giao dịch 5 ngày qua, thì đây vẫn là tuần ồn ào nhất kể từ tháng 10/2008.

Các cổ phiếu blue-chip nhận được sự quan tâm nhiều hơn của những nhà đầu tư muốn tìm sự an toàn trên thị trường chứng khoán. Đáng chú ý trong số này là cổ phiếu của hãng chế tạo và sản xuất máy bay Boeing tăng 4,9%, dẫn đầu nhóm cổ phiếu công nghiệp thuộc chỉ số Dow Jones.

Hôm qua, các chỉ số chính trên sàn chứng khoán Mỹ nhận được sự hỗ trợ từ đà tăng 3,5% của các cổ phiếu châu Âu. Lệnh cấm bán khống cổ phiếu tài chính của Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Bỉ đã xoa dịu những lo lắng về đà suy giảm mạnh gần đây.

Ngoài ra, doanh số bán lẻ Mỹ trong tháng 7 vừa qua đã tăng trưởng mạnh nhất trong vòng 4 tháng qua, cũng góp phần thúc đẩy nhà đầu tư tăng mua cổ phiếu, xóa mờ thông tin tiêu cực công bố cùng ngày cho thấy niềm tin tiêu dùng Mỹ đầu tháng 8 đã xuống mức thấp nhất trong hơn 3 thập niên.

Diễn biến cùng chiều với thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu giữ vừng đà tăng mạnh trong phiên giao dịch 12/8. Chỉ số FTSE 100 của Anh tiến 3,04% lên 5.320,03 điểm. Chỉ số DAX của Đức tăng 3,45% lên 5.997,74 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp nhảy vọt 4,02% lên 3.213,88 điểm.

Đóng cửa trước đó, các thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương diễn biến trái chiều. Shane Oliver, chuyên gia thuộc hãng AMP Capital có trụ sở ở Sydney (Australia) dự đoán trong vòng 3 tháng tới, thị trường vẫn dễ biến động và vấn đề nợ ở hai đầu Đại Tây Dương vẫn tiếp tục chi phối thị trường.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 18,22 điểm, tương ứng 0,2%, xuống 8.963,72 điểm. Chỉ số Taiex của Đài Loan hạ 82,07 điểm, tương ứng 1,06%, xuống 7.637,02 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc trượt 24,13 điểm, tương ứng 1,33%, xuống 1.793,31 điểm.

Ở chiều ngược lại, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông nhich nhẹ 0,13% lên 19.620 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tiến 11,67 điểm, tương ứng 0,45%, xuống 2.593,17 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore tiến 1,94% lên 2.850,59 điểm.

Nguồn: CNBC, Market Watch.
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Bồ Đào Nha được thông qua gói cứu trợ thứ 2 trị giá 16,4 tỷ USD

Thứ bảy, 13/08/2011 08:30
portugalbailout.jpg

(DVT.vn) - Gói cứu trợ do Ủy ban châu Âu EC, Ngân hàng trung ương châu Âu ECB và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF thông qua ngày 12/8.

Gói cứu trợ trị giá 11,5 tỷ Euro, tương đương 16,38 tỷ USD. Trong đó, 7,6 tỷ Euro do EU tài trợ và 3,9 tỷ Euro là của IMF.


Thời điểm giải ngân cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế và quyết định của các nhà lãnh đạo.


Theo thông cáo báo chí vừa được IMF phát đi, chương trình cứu trợ nhằm mục tiêu giúp Bồ Đào Nha khôi phục sản xuất, tạo việc làm và phục hồi tài chính công.


Đáp lại, Bồ Đào Nha phải cam kết từng bước giảm mức thâm hụt ngân sách để đảm bảo ổn định tài chính và tăng trường GDP.


Năm 2011, GDP Bồ Đào Nha dự kiến sẽ tăng 2,2% trong khi thâm hụt ngân sách sẽ giảm khoảng 5,9%.


Hồi tháng 5, Bồ Đào Nha đã nhận được gói cứu trợ thứ nhất trị giá 19,8 tỷ.


Toàn bộ gói cứu trợ dành cho Bồ Đào Nha có giá trị 78 tỷ Euro, gồm 52 tỷ Euro của EU và số còn lại do IMF tài trợ.


Đỗ Hà
Theo IMF
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Các công ty xếp hạng tín nhiệm hoạt động thế nào

Thứ bảy, 13/08/2011 13:17

Quyết định hạ tín nhiệm Mỹ của Standard&Poor khiến thị trường đặt câu hỏi về uy tín cũng như hoạt động của các tổ chức xếp hạng hàng đầu hiện nay.

AFP_Ratingcompanies.gif
Nguồn Vietnamplu
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Thế giới tái khủng hoảng hay chỉ là “bão” tin đồn?

Nguồn tin: VnEconomy | 15/08/2011 6:20:29 SA
GetThumbnail.axd
Thế giới tuần qua chứng kiến hai cú sốc. Làn sóng bán tháo cổ phiếu mạnh mẽ trong hai phiên 8/8 và 10/8 đã khiến các thị trường chứng khoán toàn cầu rớt điểm mạnh và làm giới phân tích quốc tế không khỏi lo sợ, liệu kịch bản khủng hoảng 2008 có lặp lại?

Cú sốc thứ nhất bắt nguồn từ một lý do thực tế, việc tổ chức định mức tín nhiệm Standard & Poor's hạ bậc tín dụng cao nhất của Mỹ từ AAA xuống AA+. Lần đầu tiên trong lịch sử, nền kinh tế lớn nhất thế giới bị mất thứ hạng tín nhiệm cao nhất.

Động thái hạ bậc tín nhiệm diễn ra vào cuối tuần trước đó, ngày 5/8 và được dự kiến sẽ gây sóng gió trong phiên giao dịch 8/8, khi các thị trường hoạt động trở lại sau đợt nghỉ. Và điều đó đã xảy ra đúng như các dự báo của giới phân tích.

Thị trường chứng khoán Mỹ đổ dốc mạnh. Kết thúc ngày 8/8, chỉ số công nghiệp Dow Jones tuột 634,76 điểm, tương ứng 5,55%, xuống 10.809,85 điểm. Chỉ số S&P 500 trượt 79,92 điểm, tương ứng 6,66%, xuống còn 1.119,46 điểm. Chỉ số Nasdaq rơi tự do 174,72 điểm, tương ứng 6,90%, xuống 2.357,69 điểm.

Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 11 năm ngoái tới nay, chỉ số Dow Jones rớt xuống dưới ngưỡng kỹ thuật 11.000 điểm. Trong khi, chỉ số S&P 500 đã giảm tới 17,9% kể từ phiên 29/4 tới nay.

Tương tự như thị trường Mỹ, khu vực chứng khoán châu Âu lao dốc mạnh trong phiên 8/8. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 3,39% xuống 5.068,95 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp giảm 4,68% xuống còn 3.125,19 điểm. Chỉ số DAX của Đức chốt ở mức 5.923,27 điểm, giảm tới 5,02%.

Đóng cửa trước đó, hầu hết các thị trường chứng khoán chủ chốt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng bị mất điểm trầm trọng. Tình trạng bán tháo lan rộng toàn thị trường. Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương giảm 2,5% xuống 122,97 điểm, thấp nhất kể từ ngày 10/9/2010 tới nay.

Ngay trước và sau khi thị trường chứng khoán thế giới mở cửa trở lại, hàng loạt tổ chức tài chính quốc tế, chính phủ các nước như G-20, G-7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Liên minh châu Âu (EU)... đã nhóm họp và công bố chính sách hợp tác ngăn chặn đà suy thoái lan rộng.

Các cuộc trao đổi điện thoại diễn ra dồn dập giữa các nhà lãnh đạo các nước, những người đứng đầu các cơ quan tài chính quốc tế và thống đốc ngân hàng trung ương, nhằm kêu gọi cùng hợp lực khẩn cấp để ngăn chặn nguy cơ thảm họa tài chính, cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề.

Hàng loạt bài báo, bình luận, phân tích được đăng tải trong thời gian này đều dường như có chung quan điểm, năm 2011 là "phần kế tiếp" của cuộc khủng hoảng 2008 hay "kịch bản khủng hoảng 2008 đang lặp lại vào năm 2011".

Tóm lại, những gì đã xảy ra trong phiên giao dịch đầu tuần trước là một cú sốc thực sự. Nói như Matthew Peron, trưởng bộ phận đầu tư chứng khoán thuộc quỹ tín thác Northern ở Chicago, "chúng ta đang chứng kiến tình trạng bán tháo một cách hỗn loạn thực sự, vượt xa những gì chúng ta từng thấy".

Tuy nhiên, cú sốc thứ hai diễn ra sau đó hai ngày, phiên 10/8, sau khi các thị trường đã tương đối bình ổn trở lại bởi các tuyên bố dứt khoát, mạnh mẽ của chính phủ các nước, các định chế tài chính quốc tế, lại bắt nguồn từ một lý do muôn thuở: Tin đồn trục lợi.

Cú sốc này cũng khiến các thị trường chao đảo không kém phiên 8/8. Chốt ngày 10/8, Dow Jones trượt 519,83 điểm, tương ứng 4,62%, xuống 10.719,94 điểm. S&P 500 giảm 51,77 điểm, tương ứng 4,42%, xuống còn 1.120,76 điểm. Nasdaq hạ 101,47 điểm, tương ứng 4,09%, xuống 2.381,05 điểm.

Khối lượng giao dịch trên toàn thị trường một lần nữa tăng đột biến, với khoảng 15,1 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, gần gấp đôi so với mức trung bình hàng ngày 7,8 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay.

Chỉ số các ngân hàng châu Âu trượt 6,7%, trong khi chỉ số KBW ngân hàng Mỹ giảm 4,9%. Đáng chú ý tại Mỹ, cổ phiếu của ngân hàng Bank of America giảm tới 10,9% xuống 6,77 USD, cổ phiếu của Goldman Sachs trượt hơn 10% xuống 110,34 USD.

Tương tự thị trường Mỹ, các sàn chứng khoán châu Âu đỏ quạch trong phiên giao dịch 10/8. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 3,05% xuống còn 5.007,16 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 5,45% xuống còn 3.002,99 điểm. Chỉ số DAX của Đức hạ 5,49% xuống còn 7.966 điểm.

Nguyên nhân khiến các thị trường sụt điểm mạnh là bởi một tin đồn thất thiệt được truyền đi khắp các thị trường tài chính rằng khủng hoảng nợ công châu Âu đã tác động mạnh tới độ tín nhiệm của các ngân hàng Pháp và sẽ nhanh chóng lan sang các định chế tài chính Mỹ.

Tệ hơn, báo lá cải Mail of Sunday của Anh đưa tin, ngân hàng lớn thứ hai của Pháp Société Générale sắp phá sản do thua lỗ nặng vì mua tín dụng của Hy Lạp. Cổ phiếu Société Générale mất giá 20%, kéo theo toàn bộ các chỉ số chứng khoán khác ở Pháp, sau đó làn sóng rớt giá lan ra toàn châu Âu và Mỹ.

Ngay sau vụ việc này xảy ra, Ủy ban Thị trường và chứng khoán châu Âu (ESMA) trong một thông báo hôm 11/8 cho hay, bốn quốc gia châu Âu là Pháp, Italy, Tây Ban Nha và Bỉ nhất trí ban hành lệnh cấm bán khống.

Theo lệnh ban hành, Pháp sẽ cấm bán khống 11 loại cổ phiếu tài chính trong vòng 15 ngày, Tây Ban Nha sẽ áp dụng lệnh cấm đối với 16 loại cổ phiếu tài chính và Bỉ cấm bán khống bốn loại cổ phiếu tài chính trong một thời hạn không xác định.

EMSA cho biết, bán khống cùng với đồn đoán đã tạo ra thảm kịch "hết sức lường gạt" trên thị trường. Do vậy, việc 4 quốc gia trên ban hành hoặc gia hạn lệnh cấm bán khống hiện hành nhằm mục tiêu hoặc ngăn chặn những hành động trục lợi nhờ các tin đồn thất thiệt hoặc tạo dựng một sân chơi bình đẳng hợp pháp.

Lệnh cấm bán khống chứng khoán của châu Âu tương tự như lệnh cấm mà Ủy ban ngoại hối và chứng khoán Mỹ đưa ra hôm 19/9/2008, bốn ngày sau khi Ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ, để bảo vệ sự toàn vẹn và chất lượng của các thị trường chứng khoán cũng như củng cố niềm tin của các nhà đầu tư.

Như vậy, về bản chất, đà bán tháo trên các thị trường chứng khoán phiên 10/8 và 8/8 là khác nhau. Nói một cách khác, tình trạng sụt giảm của thị trường do động thái của Standard & Poor's đã tạm thời được chặn lại sau tuyên bố hợp tác của các quốc gia trên thế giới trong hai ngày 8 - 9/8.

Và theo đó, những diễn biến trên thị trường tiếp theo liệu có liên quan tới cuộc khủng hoảng tài chính 2008 hay không, sẽ phải trông chờ vào tình hình kinh tế thế giới phục hồi ra sao cũng như các biện pháp thực tế của chính phủ các nước nhằm cứu vãn nền kinh tế của mình như thế nào.

Tuy nhiên, tờ Wall Street Journal từng chỉ ra những khác biệt giữa tình hình khó khăn hiện nay với cuộc khủng hoảng năm 2008. Thứ nhất, cuộc khủng hoảng 2008 đi từ dưới lên, từ những người mua nhà quá lạc quan, sau đó lan đến Phố Wall, với một phần trợ giúp của các hãng xếp hạng tín dụng và ảnh hưởng toàn cầu.

Trong khi tình hình khó khăn hiện nay đi từ trên xuống, việc các chính phủ trên khắp thế giới không thể kích thích nền kinh tế của mình cũng như không thể ổn định tình hình trong nước đã dần làm mất lòng tin của cộng đồng doanh nghiệp và tài chính.

Điều này dẫn đến việc lĩnh vực tư nhân cắt giảm mạnh chi tiêu và đầu tư và điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn dẫn đến thất nghiệp cao và tăng trưởng chậm. Trong trường hợp này, các thị trường và ngân hàng là nạn nhân chứ không phải là thủ phạm.

Thứ hai, các công ty tài chính và các hộ gia đình đã hưởng thụ tín dụng rẻ trong thời gian trước khủng hoảng 2007-2008. Khi bong bóng vỡ, khó khăn từ việc phải cắt giảm tỷ lệ nợ một cách cấp tốc đã dẫn đến cú sốc suy thoái chung. Tuy nhiên, tình hình hiện nay đi theo chiều hướng ngược lại.

Tình trạng kinh tế trì trệ đang khuyến khích các công ty và cá nhân tích giấu tiền mặt của mình và né tránh việc vay mượn và điều này dẫn đến tăng trưởng tiêu dùng và đầu tư chậm chạp.

Cuối cùng chính là hậu quả của hai sự khác biệt trên. Do nguồn gốc của cuộc khủng hoảng 2008, có một giải pháp đơn giản đó là chính phủ các nước phải nhảy vào can thiệp, tạo tính thanh khoản cho nền kinh tế thông qua lãi suất thấp, cứu trợ ngân hàng và bơm tiền mặt vào nền kinh tế.

Song, giải pháp này không nằm trong "đơn thuốc chữa trị" cho những khó khăn hiện nay. Những căng thẳng hiện tại không phải do thiếu tính thanh khoản. Các công ty Mỹ đang nắm giữ tiền mặt ở mức kỷ lục. Sổ sách quyết toán của các doanh nghiệp và cá nhân không còn chồng chất các khoản nợ.

Vấn đề ở đây là sự thiếu tin tưởng của các thể chế tài chính đối với các thể chế tài chính khác và đối với khả năng của chính quyền trong việc kích hoạt tăng trưởng kinh tế. Các ngân hàng trung ương bơm thêm tiền vào một nền kinh tế tràn ngập tiền mặt sẽ không mấy hữu ích trong việc giải quyết khó khăn hiện nay.

Các chuyên gia kinh tế hàng đầu của Mỹ, Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF cũng đồng tình rằng, hiện trạng trên các thị trường tài chính thế giới phản ánh ở mức độ cao sự bất lực của các nhà hoạch định chính sách thế giới trong việc sắp xếp lại trật tự ngôi nhà chung tài chính-tiền tệ toàn cầu.

Thậm chí, theo Chủ tịch WB Robert Zoellick, thế giới sẽ phải đối mặt với một giai đoạn mới "nguy hiểm hơn" với rất ít "chỗ thở" tại hầu hết các nền kinh tế phát triển. Ông khẳng định thế giới đang ở giai đoạn đầu của một cơn bão mới, không giống như năm 2008, thời điểm xảy ra cuộc khủng hoàng tài chính toàn cầu.

DƯƠNG LÂM
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Truyền hình Libya phát lời hiệu triệu của Gaddafi

15/08/2011 | 09:40:00


avatar.aspx

Nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi. (Nguồn: AP)

Hãng Reuters đưa tin, rạng sáng 15/8, truyền hình nhà nước Libya đã phát sóng cái gọi là bài phát biểu trực tiếp của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi, trong đó kêu gọi người dân Libya cầm súng đứng lên giải phóng đất nước khỏi "những kẻ phản bội và những kẻ xâm lược NATO."

Bài phát biểu được phát đi chỉ có âm thanh mà không có bất kỳ hình ảnh nào. Chất lượng âm thanh kém và nhiều lần bị gián đoạn do "trục trặc kỹ thuật."

Phát biểu có đoạn: "Người dân Libya sẽ vẫn đứng vững và cuộc cách mạng Fateh (vốn đưa ông Gaddafi lên nắm quyền năm 1969) sẽ vẫn tiếp tục. Hãy tiến lên, thách đấu, cầm vũ khí, ra chiến trường để giải phóng đất nước Libya khỏi những kẻ phản bội và NATO trên từng tấc đất."

Ông Gaddafi cũng tiên đoán một kết thúc nhanh chóng đối với "lũ chuột" (lực lượng nổi dậy) và "kẻ đô hộ."

Đây là lần đầu tiên ông Gaddafi phát biểu với công chúng kể từ khi các tay súng nổi dậy tiến hành chiến dịch tấn công lớn nhất trong nhiều tháng qua tại khu vực xung quanh thủ đô Tripoli.

Thông điệp trên được đưa ra trong bối cảnh lực lượng nổi dậy tuyên bố đã chiếm được các thành phố và thị trấn ở phía Tây là Zawiyah, Sorman và Gharyan./.


(Vietnam+)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Giá vàng tăng mạnh, dầu thô vọt lên gần 88 USD/thùng

(NDHMoney) Phiên đầu tuần, giá vàng đã tăng mạnh trở lại, trong khi dầu thô cũng tăng gần 3% khi kết thúc ngày giao dịch.
image_gallery

Biểu đồ giá vàng
Giá vàng phiên đầu tuần đã lên vùng 1.758 USD/oz nhờ USD mất giá và dầu thô lên giá mạnh trước bối cảnh Pháp và Đức sắp họp để thảo luận về cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu.

Cùng với đà tăng giá của vàng, dầu thô phiên này cũng tăng tới gần 3%, trong khi thị trường chứng khoán tiếp tục tăng điểm mạnh phiên thứ ba liên tiếp. Nhiều chuyên gia phân tích tiếp tục đưa ra dự báo giá vàng sẽ tăng trở lại sau khi tăng 13% sau 12 phiên giao dịch vừa qua.

Trong phiên giao dịch đầu tuần, giá vàng chủ yếu dao động trong vùng 1.735-1.745 USD/oz. Tuy nhiên, càng về cuối phiên giao dịch, sức bật lại càng mạnh mẽ.

Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 1% lên 1.763,3 USD/oz. Tuần trước, giá vàng giao ngay tăng gần 5%, mức tăng mạnh nhất kể từ đầu tháng 10/2010.

Trong khi đó, giá vàng tương lai giao tháng 12 tăng 15,4 USD lên 1.758 USD/oz. Đến 6h05 theo giờ Việt Nam, giá vàng tương lai đã lên 1.767 USD/oz.

Giá bạc phiên đầu tuần tăng 1,8% lên 39,71 USD/oz. Cuối tuần trước, Quỹ tín thác bạc lớn nhất thế giới iShares Silver Trust tăng lượng nắm giữ bạc thêm 0,7%, lên 9.705,9 tấn.

image_gallery

Biểu đồ giá dầu thô. Nguồn: Traderslog
Chuyển qua tin tức đáng chú ý khác, giá dầu thô phiên đầu tuần đã tăng tới 2,5 USD (gần 3%) lên gần 88 USD/thùng, nhờ hy vọng các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ sớm tìm ra giải pháp hóa giải cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Bên cạnh đó, sự mất giá của USD cũng hỗ trợ cho giá dầu.

Kết thúc ngày giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ tại New York tăng 2,5 USD lên 87,88 USD/thùng.

Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent giao tháng 9 tăng 1,87 USD lên 109,9 USD/thùng, dù đầu phiên đã giảm xuống 107,4 USD/thùng.




Nhật Bình - Theo CNBC
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Phố Wall "choáng" khi Google mua Motorola Mobility



Dow Jones tăng hơn 200 điểm. Cổ phiếu Motorola tăng tới 56% khi Google chi 12,5 tỷ USD mua lại công ty này. Fed tuyên bố sẽ mua thêm trái phiếu nếu cần.


Chốt phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 213,88 điểm tương đương 1,9% lên 11.482,90 điểm.

Chỉ số S&P 500 tăng 25,68 điểm tương đương 2,18% lên 1.204,49 điểm.

Chỉ số Nasdaq tăng 47,22 điểm tương đương 1,88% lên 2.555,20 điểm.
TTCK hết sức lạc quan khi thông tin về hàng loạt các vụ mua bán & sáp nhập lớn được công bố. Chỉ số S&P 500 có 3 ngày tăng điểm mạnh nhất tính từ năm 2009.

Cổ phiếu Motorola Mobility Holdings tăng 56% khi Google đồng ý chi 12,5 tỷ USD tiền mặt mua lại công ty này.

Cổ phiếu Bank of America tăng 7,9% khi ngân hàng này công bố ngừng hoạt động kinh doanh thẻ quốc tế bằng cách bán bộ phận này tại Canada cho TD Bank Group và rời thị trường Anh và Ireland.

Cổ phiếu Exxon Mobil tăng 32,% khi giá năng lượng tăng mạnh.
Ông Jeffrey Saut, trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại Raymond James & Associates, cho biết: “Chúng tôi đã lại đổ tiền vào thị trường chứng khoán. Bao lâu nay thị trường đã ở trong trạng thái quá bán. Tôi cho rằng các vụ mua bán & sáp nhập sẽ tiếp tục được tiến hành.”

Các chỉ số chính trên thị trường còn tăng điểm khi Fed tại Atlanta công bố Ngân hàng Trung ương sẽ có thể mua thêm trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ hoặc điều chỉnh quy mô bảng cân đối kế toán nếu kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm hơn nữa. Chủ tịch Fed tại Atlanta nói: “Nếu có thêm biện pháp được đưa ra, tôi đảm bảo Fed chưa hết vũ khí để ứng phó.”

Ngày 09/08/2011, chủ tịch Fed và các nhà hoạch định chính sách đã cam kết giữ lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục trong khoảng từ nay đến ít nhất giữa năm 2013, khẳng định tăng trưởng kinh tế đang khá thấp hơn so với tính toán của giới chuyên gia. Giá trái phiếu chính phủ Mỹ phiên hôm qua hạ sau 3 tuần tăng liên tiếp đẩy lợi suất xuống thấp kỷ lục.

Ông Jack Ablin, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại tổ chức quản lý quỹ Harris Private Bank hiện đang giám sát tài sản khoảng 60 tỷ USD, nhận xét: “Thị trường đang phản ứng lại với sự hấp dẫn của cổ phiếu. Nhà đầu tư nhận thấy các công ty vẫn dám tiến hành các vụ thâu tóm lớn. Nếu giới quản lý lạc quan, nhà đầu tư cũng nên lạc quan.”

Đình Hảo
Theo TTVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
ECB đã mua gần 32 tỷ USD trái phiếu Tây Ban Nha và Italia trong tuần qua

Ngân hàng trung ương châu Âu ECB bơm 22 tỷ Euro (31,7 tỷ USD) vào thị trường trái phiếu nhằm tháo gỡ nguy cơ khủng hoảng nợ công.

1313450932_ECB%201.jpg

Gói can thiệp tài chính của ECB lớn hơn nhiều so với dự đoán 15 tỷ Euro được 19 nhà kinh tế và chiến lược của Bloomberg đưa ra trước đó và cao hơn cả 16,5 tỷ Euro mà tổ chức này đã sử dụng trong tuần can thiệp đầu tiên vào thị trường Hy Lạp hồi tháng 5/2010.

Christoph Rieger, Giám đốc chiến lược thu nhập cố định tại Ngân hàng Commerzbank AG, Frankfurt, Đức cho biết: Độ lớn của gói can thiệp này cho thấy quyết tâm của ECB trong việc giải quyết triệt để vấn đề nợ công.

ECB đã buộc phải mua trái phiếu Italia và Tây Ban Nha từ ngày 8/8 sau khi các chính trị gia thất bại trong việc thuyết phục người dân rằng họ có thể giải quyết cuộc khủng hoảng nợ.

Lãi suất trái phiếu kì hạn 10 năm ở cả 2 quốc gia này từng được duy trì ở mức cao trong khu vực EU đã giảm hơn 100 điểm phần trăm, xuống còn khoảng 5% trong tuần vừa qua.

Đỗ Hà
Theo Bloomberg


 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Nguy cơ nợ công của Nhật bị hạ xếp hạng là trên 50%

Thứ ba, 16/08/2011 08:47

Với 95% nợ công nằm trong tay nhà đầu tư trong nước, việc Nhật bị hạ xếp hạng sẽ là một cú sốc lớn với thị trường.

1 trong 2 công ty xếp hạng tín dụng lớn của Nhật có thể hạ xếp hạng tín dụng của quốc gia này trong vòng vài tháng, trừ khi Chính phủ tiếp tục thắt chặt ngân sách trong năm tài chính tiếp theo.

Ông Kenji Sekiguchi, nhà phân tích của công ty xếp hạng tín dụng chủ quyền tại Nhật Rating and Investment Information (R&I), cho biết khả năng R&I hạ xếp hạng tín dụng nợ công của Nhật là trên 50%.

Ông cho biết, R&I có thể hành động ngay sau khi Chính phủ phác thảo rõ ràng về ngân sách, và Chính phủ có thể sẽ khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn dể giữ xếp hạng của mình.

Chính quyền của Thủ tướng Naoto Kan thừa nhận tình hình tài chính khó khăn của Nhật và việc thiết lập trần chi tiêu và phát hành trái phiếu như một phần trong kế hoạch trung hạn để cân bằng ngân sách.

Hành động hạ xếp hạng tín dụng của R&I đối với Chính phủ có thể gây ra một cú sốc đối với các nhà đầu tư trong nước và ảnh hưởng mạnh tới thị trường Nhật Bản. Khác với Mỹ, 95% nợ Chính phủ của Nhật thuộc sở hữu các nhà đầu tư trong nước.

Việc tập trung nợ trong tay các nhà đầu tư địa phương đã giúp Nhật ổn định giá trái phiếu với lãi suất thấp bất chấp điều kiện tài chính quốc gia đang xấu đi.



Nguồn DVT/WSJ
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Bộ trưởng Nội vụ Libya đào tẩu?
Thứ Ba, 16.8.2011 | 09:01 (GMT + 7)
Tờ Al-Ahram của Ai Cập hôm 15.8 đưa tin, một quan chức cấp trong trong chính phủ Libya đã đến Cairo giữa những tin đồn cho rằng ông này có ý định đào tẩu.

Libyaninteriorminister0jpg-085534
Ông Nasr al-Mabrouk Abdallah là người tiếp theo quay lưng lại với Gaddafi?​
Theo tờ báo trên, ông Nasr al-Mabrouk Abdallah cùng 9 thành viên trong gia đình đã tới Cairo trên một chuyến bay riêng từ Djerba, Tunisia - thành phố cách Tripoli 240km về phía tây. Ông Abdallah nhập cảnh vào Ai Cập bằng visa du lịch.

Tại Cairo, quan chức sứ quán Libya không ra đón ông Abdallah khi máy bay hạ cánh ở khu vực dành cho máy bay tư nhân để tiếp nhiên liệu, càng làm dấy lên nghi ngờ rằng ông này có ý định rời bỏ Gaddafi.

Trong khi một tờ báo và quan chức sân bay quốc tế Cairo xác nhận ông Abdallah là Bộ trưởng Nội vụ Libya thì một quan chức chính phủ của Libya cho biết ông Abdallah chỉ là người đứng đầu bộ phận hành chính trong Bộ Nội vụ và nguyên là một Bộ trưởng của Libya.

Quan chức này cho biết có thể khẳng định rằng ông Abdallah tới Ai Cập cùng gia đình vì việc riêng, nhưng không thể cho biết việc riêng đó là gì.

Trang web chính phủ của Libya hồi tháng 6 đưa tin, ông Abdallah tuyên thệ nhậm chức Thứ trưởng Bộ Công an. Bộ Nội vụ của Libya được gọi là Bộ Công an.

Trả lời câu hỏi về vụ đào tẩu, người phát ngôn chính phủ Libya, ông Musa Ibrahim cho biết không bình luận về bất kỳ quyết định cá nhân nào của ông Abdallah. "Trong thời gian gần đây, chúng tôi nhận thấy rằng ông ấy phải chịu áp lực xã hội căng thẳng. Có lẽ sẽ không thích hợp khi đề cập chi tiết đến chuyện đó, bởi đây là vấn đề cá nhân".

Đã có hàng chục quan chức cao cấp quay lưng lại với đại tá Gaddafi kể từ khi cuộc chiến bùng phát, trong đó có cả cựu Bộ trưởng Nội vụ, Bộ trưởng Tư pháp, Đại sứ Libya tại Liên đoàn Arab.


Rất nhiều chỉ huy quân đội cao cấp cũng rời bỏ Đại tá Gaddafi, sống lưu vong tại Italia. Đáng kể nhất trong số này là sự ra đi của tướng Abdel Fattah Younes, người từng giữ chức Bộ trưởng Nội vụ trong một thời gian dài trước khi gia nhập quân nổi dậy. Ông này mới bị sát hại, nguyên nhân của vụ ám sát vẫn chưa được làm rõ.
Ngọc Vân (Theo CNN, AP)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Bom dội đồng loạt 17 thành phố Iraq, 63 người chết
Thứ Ba, 16.8.2011 | 09:22 (GMT + 7)
Những vụ đánh bom khủng bố liên hoàn không ngừng nghỉ đã tấn công 17 thành phố ở Iraq hôm qua 15.8, làm ít nhất 63 người thiệt mạng.

iraqjpg-092332
17 thành phố cùng rung chuyển vì bom nổ.​
Đây được xem là cuộc tấn công càn quét và liên hợp mạnh nhất ở Iraq trong năm qua. 17 thành phố trên cả nước nổ tung, từ vùng phía bắc của người Sunni đến vùng phía nam của người Shiite, tất cả đều chìm trong cảnh tang thương.

Cách thức tấn công bất ngờ và tinh vi của cuộc tắm máu khiến người ta nghĩ al-Qaeda là thủ phạm và tổ chức này đang ngày một mạnh lên chứ không phải suy yếu như vài phỏng đoán trước đó.

"Đây là số mệnh của chúng tôi", Eidan Mahdi, một trong hơn 250 người Iraq bị thương nói. Mahdi hiện đang nằm trên giường bệnh ở thành phố miền nam Kut. Một mắt của anh hiện không thể mở được do bị tụ máu khô. Hai bàn tay và đầu của Mahdi cũng bị bỏng nặng.

Vụ nổ nghiêm trọng nhất diễn ra ở bên ngoài ngôi chợ tại thành phố Kut, cách thủ đô Baghdad 160 km. Tiếng bom nổ đầu tiên ở trong một chiếc tủ lạnh. Sau khi nhiều người đến tập trung tại khu vực này đông đủ, một vụ đánh bom xe khác xảy ra.

Nhiều người dân Iraq vẫn tỏ ra nhẫn nhịn vì họ quá quen với cảnh tượng chết chóc này. Một số khác lên tiếng đầy giận dữ, họ chỉ trích các quan chức an ninh và Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki.

"Chính quyền ở đâu khi để các vụ nổ xảy ra trên cả nước thế này? Thủ tướng al-Maliki ở đâu? Tại sao ông ta không đến đây để chứng kiến những chuyện này", Jumaa Jiad, chủ một cửa hàng ở thành phố Kut, bức xúc nói. Ziad đang phải dọn dẹp và lau chùi những phần thịt từ thi thể người văng ra trên sàn nhà và dính trên các thiết bị ở cửa hàng mình sau vụ nổ bom.
mahdijpg-092332
Mahdi đang nằm điều trị trong bệnh viện vì vết thương quá nặng.​
Tiếng bom bắt đầu dội vang trong buổi sáng nắng rực rỡ và oi ả. Mọi người đang tập trung làm việc. Những kẻ tấn công liều chết đặt thiết bị phát nổ trong ô tô, dọc trên các con phố và thậm chí là để ngay ở cột đèn.

Cảnh sát đã phong tỏa các khu vực xảy ra vụ nổ. Nhiều nơi, da thịt người vương vãi trên đất và máu người loang lổ khắp các bức tường.

Hiện vẫn chưa có tổ chức nào đứng ra nhận trách nhiệm. Tuy nhiên, phong cách tấn công liều chết và những cuộc tấn công luôn nhằm vào dân thường theo đạo Shiite và lực lượng an ninh Iraq cho thấy đây là tác phẩm của Al-Qaeda.

Loạt tấn công khủng bố này xảy ra chưa đầy 2 tuần sau khi chính quyền Iraq thảo luận với Mỹ về việc rút quân Mỹ khỏi Iraq sau thời điểm 31.12 năm nay.

Phát ngôn viên Tổng thống Mỹ Barack Obama Jay Carney cho biết Nhà Trắng kịch liệt lên án vụ đánh bom. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng bạo động nhìn chung đã lắng dịu.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói với các phóng viên ở Washington rằng Mỹ vẫn còn nhiều lo ngại về các cuộc tấn công khủng bố.

Bộ Ngoại giao Nga cũng lên án chuỗi tấn công khủng bố ở Iraq. "Chúng tôi kiên quyết lên án những cuộc tấn công khủng bố đẫm máu này. Không gì có thể biện hộ cho những hành động đó. Dù là động cơ nào cũng không được".
Vũ Gia Huy (Theo AP)​
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Người Mỹ lời to khi mua hàng “Made in China”


Cứ 1 USD người Mỹ chi ra để mua hàng "Made in China" thì đến 55 cent trong đó lại vào túi người Mỹ.
Đã nhiều năm nay tôi nghe nhiều về việc người Mỹ phàn nàn khi mua hàng “Made in China” – “Sản xuất tại Trung Quốc” bởi họ muốn tiền họ tiêu vào hàng Mỹ, công ty Mỹ chứ không phải Trung Quốc.
Một nghiên cứu mới cho thấy thực chất phần lớn số tiền người tiêu dùng chi tiêu cho hàng hóa dán mác “Made in China” thực chất vào túi doanh nghiệp Mỹ chứ không phải Trung Quốc.
Nghiên cứu mới nhất từ Fed tại San Francisco ước tính rằng mỗi đồng USD mà người tiêu dùng Mỹ tiêu vào sản phẩm gắn mác “Sản xuất tại Trung Quốc”, khoảng 45 cent được dành cho người Trung Quốc trong vai trò chi phí nhập khẩu gốc.
Nói cách khác, khoảng 55 cent của đồng USD chi tiêu đó được dành cho dịch vụ bên trong nước Mỹ, như chi phí vận tải hàng hóa, chi phí thuê kho bãi để bán sản phẩm, lương người làm việc tại cửa hàng, chi phí tiếp thị sản phẩm, lợi nhuận của các cổ đông công ty phụ trách bán sản phẩm, và ngoài ra còn nhiều chi phí khác nữa.
1608.jpg

1. Hàng sản xuất tại Mỹ từ linh kiện Mỹ (81,9%)
2. Hãng sản xuất tại Mỹ từ linh kiện nhập khẩu từ nước khác (5,9%)
3. Hàng sản xuất tại Mỹ từ linh kiện nhập từ Trung Quốc (0,7%)
4. Hành thành phẩm nhập từ nước khác (6,1%)
5. Hàng thành phẩm nhập từ Trung Quốc (1,2%)
6. Tỷ lệ Mỹ trong hàng sản xuất tại nước khác (2,7%)
7. Tỷ lệ Mỹ trong hàng sản xuất tại Trung Quốc (1,5%)
Hơn thế nữa, tỷ lệ giá bán lẻ hàng sản xuất tại Trung Quốc chi tiêu vào dịch vụ của Mỹ cao hơn so với bất kỳ hàng hóa tại nước nào khác. Đối với giá thành bán lẻ các loại hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ nói chung, thông thường khoảng 36%, tương đương khoảng 36 cent/USD, chứ không phải 55 cent/USD như với hàng Trung Quốc, vào túi các công ty Mỹ và người lao động Mỹ.
Yếu tố tạo ra sự khác biệt này chính là chủng loại hàng hóa nước Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc khác với hàng hóa Mỹ nhập từ các nước khác.
Ngoài ra, tiêu dùng của người Mỹ liên quan đến Trung Quốc còn theo nhiều cách khác nhau. Nhiều sản phẩm và dịch vụ của Mỹ dùng hàng nhập khẩu làm nguyên liệu đầu vào, loại hàng nhập khẩu này được coi như hàng trung gian (bán thành phẩm) chứ không phải thành phẩm.
Xét đến yếu tố này, Fed tại San Francisco cũng nghiên cứu về việc tỷ lệ tổng chi tiêu của người Mỹ vào hàng thành phẩm và hàng bán thành phẩm là bao nhiêu.
13,9% chi tiêu của người Mỹ cho hàng nhập khẩu (kể cả thành phẩm và bán thành phẩm). Hàng Trung Quốc (kể cả thành phẩm – bán thành phẩm) chỉ chiếm 1,9% tổng tiêu dùng Mỹ.
Ngọc Diệp
Theo TTVN