Tin trong nước

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Từ tháng 9 lãi suất sẽ hạ xuống 17-19%/năm




Dự trữ ngoại hối được tăng thêm gần 4 tỷ USD thì NHNN đủ khả năng can thiệp khi có sốt ngoại tệ xảy ra.
Đó là chia sẻ của Thống đốc Nguyễn Văn Bình với báo chí. Ông Bình cho rằng áp lực lãi suất cao mà giới doanh nghiệp đang phải chịu là 1 trách nhiệm lớn mà NHNN đang gánh vác.
Theo Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc NHNN: “Ở chính sách tiền tệ khẳng định là chúng ta tiếp tục duy trì chính sách này không phải là thắt chặt, mà chặt chẽ để đảm bảo kìm chế lạm phát. Nhưng cũng đảm bảo tăng trưởng kinh tế hợp lý vì đất nước ta, lực lượng lao động lớn, nếu không tăng trưởng hợp lý sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng đến an sinh xã hội”.
Lộ trình giảm lãi suất rất cụ thể đã được người đứng đầu NHNN tự tin đề ra ngay từ tháng 9 này.
Từ tháng 9, lãi suất có thể giảm về từ 17-19% và ngay trong tháng 8, sẽ tung ra 1 loạt các biện pháp kinh tế chứ không còn là các biện pháp hành chính đơn thuần như trước đây” – Thống đốc khẳng định
Về vấn đề tỷ giá, theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành để không xảy ra tình trạng khan hiếm ngoại tệ. Thứ nhất là điều hành để lượng tiền đồng lưu thông ở mức hợp lý, không dư thừa như trước đây. Thứ hai là Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo ra mặt bằng lãi suất ở mức hợp lý theo hướng nắm giữ VND sẽ có lợi hơn.
Với việc dự trữ ngoại hối được tăng thêm gần 4 tỷ USD thì NHNN đủ khả năng can thiệp khi có sốt ngoại tệ xảy ra.
Theo VTV
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Hai lý do khiến giá vàng trong nước bất ngờ cao hơn thế giới
KIỀU OANH
05/08/2011 15:43 (GMT+7)

012.jpg
Khoảng cách chênh giá giữa hai thị trường vàng trong nước và quốc tế chiều nay vào khoảng 150.000-200.000 đồng/lượng, trong đó vàng trong nước đắt hơn.
Mức đỉnh lịch sử mới của giá vàng miếng đã được thiết lập vào đầu giờ chiều nay, khi giá kim loại này lên gần 41,5 triệu đồng/lượng. Ngoài yếu tố quốc tế, vàng trong nước chiều nay còn được tiếp sức khi giá USD tiếp tục bật lên.

Lúc 14h45 chiều nay, Công ty Phú Quý tại Hà Nội công bố giá vàng SJC ở mức 41,33 triệu đồng/lượng (mua vào) và 41,45 triệu đồng/lượng (bán ra). Tại thị trường Tp.HCM, vàng SBJ được Công ty Sacombank-SBJ giao dịch ở mức 41,36 triệu đồng/lượng và 41,44 triệu đồng/lượng.

Đây là mức kỷ lục mới của giá vàng trong nước, cao hơn mức giá mở cửa đầu ngày khoảng 350.000 đồng/lượng.

Điểm đáng chú ý nhất của giá vàng trong nước ngày hôm nay là giá vàng “nội” bất ngờ cao hơn giá vàng “ngoại”. Khoảng cách chênh giá giữa hai thị trường vàng trong nước và quốc tế chiều nay vào khoảng 150.000-200.000 đồng/lượng, trong đó vàng trong nước đắt hơn. Trong vòng khoảng hơn hai tháng qua, giá vàng trong nước luôn thấp hơn thế giới và tạo điều kiện cho xuất khẩu vàng.

Lý giải về diễn biến này, một nhà phân tích thuộc bộ phận phân tích thị trường vàng của một ngân hàng thương mại lớn cho biết, sự đảo chiều tương quan này bắt nguồn một phần từ lực mua vàng trong nước tăng, mặt khác do ảnh hưởng của quy định mới về thuế xuất khẩu vàng.

Theo quy định mà Bộ Tài chính vừa ban hành, kể từ ngày mai, 6/8/2011, sản phẩm có hàm lượng vàng từ 80%, thay vì 99% như trước đây, đã phải chịu mức thuế xuất khẩu là 10%. Từ lâu, hoạt động xuất khẩu nữ trang dạng thô của các doanh nghiệp và ngân hàng vẫn bị xem là một dạng “trá hình” của xuất khẩu vàng nguyên liệu. Quy định mới được ban hành nhằm ngăn chặn tình trạng này.

Nguồn tin từ ngân hàng trên cho hay, quy định mới này được dự báo sẽ tạo một rào cản lớn cho hoạt động xuất khẩu vàng sắp tới. “Trong khi đó, gần đây, nhiều tổ chức kinh doanh vàng lớn đã tranh thủ gom một khối lượng vàng lớn để xuất khẩu mà đến giờ vẫn chưa kịp xuất đi. Vì thế giá được đẩy lên để các tổ chức này xả số hàng đã gom nhân lúc thị trường đang mua mạnh”, vị này tiết lộ.

Thị trường vàng sáng nay giao dịch nhộn nhịp. Tại các cửa hàng kim hoàn lớn như Bảo Tín Minh Châu hay Phú Quý tại Hà Nội, khách mua chiếm đến hơn 70% lượng khách giao dịch. “Người dân gần như mất kiên nhẫn khi thấy giá liên tục tăng nên buộc lòng đi mua vào”, một nhân viên giao dịch ở đây cho biết.

Giá vàng quốc tế đầu giờ chiều nay tăng khá mạnh. Lúc 15h giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tăng thêm 9,5 USD/oz so với giá đóng cửa hôm qua ở New York, lên 1.659,3 USD/oz. Mức kỷ lục hiện tại của giá vàng là hơn 1.683 USD/oz thiết lập đêm qua trên thị trường giao ngay.

Giới đầu tư quốc tế đang ồ ạt gom mua vàng để phòng tình huống xấu trước những bất ổn trong tăng trưởng kinh tế thế giới và nợ công ở châu Âu. Thống kê về tỷ lệ thất nghiệp tháng 7 tại Mỹ mà Bộ Lao động nước này công bố đêm nay được dự báo sẽ có ảnh hưởng lớn tới thị trường chứng khoán và hàng hóa toàn cầu.

Tuy nhiên, theo phân tích kỹ thuật của công ty Sacombank-SBJ, giá vàng đã bất đầu có dấu hiệu đảo chiều ở thời điểm hiện nay. Hiện giá kim loại quý này đang được hỗ trợ ở các mức 1.639 USD/oz và 1.631 USD/oz, đồng thời chịu kháng cự ở 1.656 USD/oz và 1.665 USD/oz, Sacombank-SBJ nhận định sáng nay.

Mặt khác, vàng cũng ít nhiều chịu áp lực giảm giá khi giới đầu tư buộc phải bán vàng để bù lỗ cho danh mục chứng khoán và hàng hóa khác. Mặc dù vậy, trong trung và dài hạn, các dự báo về giá vàng đều cho thấy giá còn lập những kỷ lục mới.

“Vàng đang được chắp cánh ở thời điểm hiện nay khi mà có quá nhiều những bất ổn liên quan tới kinh tế vĩ mô và nợ công. Trong điều kiện này, mốc 1.700 USD/oz xem ra dễ đạt được, và có lẽ thị trường còn đang hướng tới mốc 2.000 USD/oz”, nhà phân tích David Thurtell thuộc Citigroup phát biểu trên Reuters.

Tỷ giá USD/VND ngân hàng tiếp tục tăng lên trong chiều nay. Vietcombank báo giá ngoại tệ này ở mức 20.580 đồng (mua vào) và 20.660 đồng (bán ra), tăng 10 đồng ở cả hai chiều mua-bán so với buổi sáng. So với cuối tuần trước, giá USD tại Vietcombank đã tăng 20 đồng ở chiều mua và 50 đồng ở chiều bán.

Tuy nhiên, tỷ giá bình quân liên ngân hàng vẫn được Ngân hàng Nhà nước duy trì ở mức 20.608 đồng.
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Choáng vì giá thuê đất

Thứ Sáu, 05/08/2011 22:33
Nhiều doanh nghiệp phải trả tiền thuê đất năm 2011 tăng từ 6,26 đến 13,7 lần trước đây. Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi đơn lên Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị can thiệp

Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) cho biết nhiều thành viên của hiệp hội đang rất bức xúc trước việc tăng giá thuê đất đột biến ở các địa phương. Tại tỉnh Đắk Lắk và Hà Nội, nhiều DN phải trả tiền thuê đất năm 2011 tăng từ 6,26 đến 13,7 lần, tức tăng từ 526% đến 1.227%.
Tiền thuê đất cao hơn lợi nhuận trước thuế
Tại Hà Nội, Công ty May Phương Lan, Cụm Công nghiệp Liên Phương, huyện Thường Tín bị tính tiền thuê đất mới hơn 434 triệu đồng trong khi năm ngoái chỉ phải trả 32,7 triệu đồng. Một đơn vị khác ở cụm công nghiệp này là Công ty CP Đầu tư Liên doanh Việt Anh cho biết cũng bị tăng tiền thuê đất từ 3.240 đồng/m2 năm 2010 lên 43.004 đồng/m2 mà không được thông báo, bàn bạc trước...
Ở một số địa phương khác, tình hình cũng tương tự. Chẳng hạn, Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Trung (Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk) đã ký hợp đồng thuê đất ổn định 5 năm nhưng cơ quan thuế vẫn thông báo thu tiền thuê đất với giá mới cao hơn gấp nhiều lần. Việc này vi phạm hợp đồng thuê đất đã được ký kết giữa cơ quan Nhà nước và DN.
Hơn nữa, DN không được trao đổi, bàn bạc, việc tăng giá hoàn toàn mang tính áp đặt. Thậm chí, do thay đổi mức giá thuê đất nên tiền thuê đất của một số DN năm 2011 còn tăng cao hơn lợi nhuận trước thuế của họ. Chẳng hạn, lợi nhuận trước thuế năm 2010 của Công ty CP Khách sạn Hai Bà Trưng (Buôn Ma Thuột) là hơn 1,23 tỉ đồng nhưng tiền thuê đất năm 2011 theo giá mới tăng thêm 1,429 tỉ đồng...
12-minh-hoa.jpg
Minh họa: NGUYỄN TÀI
VINASME cho biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng giá thuê đất là do hàng loạt địa phương thay đổi chính sách về thuế đất theo Nghị định 121/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30-12-2010, có hiệu lực từ ngày 1-3-2011. Một trong những nội dung của nghị định này là yêu cầu giá tính tiền thuê đất được xác định sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường trong điều kiện bình thường.
Mới đây, Thông tư 93/2001/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 121, quy định kể từ ngày 15-8-2011, đơn giá thuê đất một năm được tính bằng 1,5% giá đất theo mục đích sử dụng do UBND cấp tỉnh quy định. Đối với giá đất thuộc đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông, khu dân cư tập trung… căn cứ vào thực tế địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định tỉ lệ để tính đơn giá thuê đất nhưng tối đa không quá 3% giá đất do UBND cấp tỉnh quy định. Nghĩa là theo thông tư này, giá thuê đất trong một số trường hợp sẽ tăng cao hơn rất nhiều so với mức hiện tại.
Nhiều bất cập
Không chỉ choáng vì tiền thuê đất đột nhiên tăng cao gấp nhiều lần mà DN còn bức xúc vì bị tính tiền thuê đất ngay từ ngày 1-1-2011 (thay vì từ ngày 1-3-2011). DN phản ứng thì bị cơ quan thuế ở địa phương bắt buộc DN nộp tiền rồi giải quyết sau, nếu nộp chậm sẽ bị phạt. Bên cạnh đó, có sự bất bình đẳng giữa giá thuê đất của các DN trong nước và nước ngoài vì Nghị định 121 chỉ áp dụng đối với DN trong nước, còn các DN đầu tư nước ngoài chỉ nộp tiền thuê đất một lần trong vòng 50 năm và tính theo đơn giá tại thời điểm thuê đất.
Trước tình trạng này, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch VINASME, cho biết vừa gửi đơn kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ với các đề xuất cụ thể cần làm ngay là kiểm tra, đánh giá đầy đủ tình hình tăng giá thuê đất của các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương. Trên cơ sở đó, thống nhất biện pháp giải quyết tích cực để tránh gây sốc cho các DN nhỏ và vừa như hiện nay.
Nguyên tắc điều chỉnh giá thuê đất của các địa phương phải bảo đảm không cao hơn tốc độ tăng giá đất trung bình hằng năm do UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương công bố. Quan trọng hơn, việc điều chỉnh giá thuê đất phải bảo đảm công khai, minh bạch, tránh áp đặt một chiều gây bất lợi, lúng túng cho DN...
Bộ Tài chính thừa nhận chưa hợp lý
Theo Bộ Tài chính, việc triển khai thực hiện Nghị định 121 trong thời gian qua có những điểm chưa hợp lý, điển hình là đánh đồng giá thuê đất sản xuất với giá đất ở, đất thương mại để áp theo giá thị trường.
Mới đây, bộ này đã có văn bản trình Thủ tướng đề nghị giảm 30% - 50% tiền thuê đất cho DN trong năm 2011-2012. Đối tượng được xét giảm bao gồm khối sản xuất, không bao gồm khối dịch vụ, thương mại. Tuy nhiên, đề nghị này chưa được chấp thuận.

Tô Hà - Thanh Nhân
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tiến như bão, giá vàng tiệm cận mốc 42 triệu đồng/lượng


Thứ Bảy, 06/08/2011, 11:12


newsmanager106113313.jpg

Giá vàng trong nước sáng nay đã vượt mức 41,9 triệu đồng/lượng sau phiên tăng giá gần 1% đêm trước của giá vàng quốc tế.

Từ cuối tuần trước tới nay, vàng miếng đắt thêm khoảng 1,7 triệu đồng/lượng, vàng quốc tế tăng 2,2% và đánh dấu tuần đi lên thứ 5 liên tục.

Lúc gần 10 sáng nay, các doanh nghiệp kim hoàn lớn đồng loạt báo giá vàng miếng ở mức trên 41,7 triệu đồng/lượng ở chiều thu mua và hơn 41,9 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra. Lúc mở cửa, giá vàng bán ra mới chỉ xấp xỉ 41,6 triệu đồng/lượng. Như vậy, chỉ trong vòng có hơn một giờ đồng hồ, vàng đã đội giá thêm gần 400.000 đồng/lượng.

Tại thị trường Hà Nội, Công ty Bảo Tín Minh Châu lúc 9h55 niêm yết giá vàng Rồng Thăng Long ở mức 41,75 triệu đồng/lượng và 41,95 triệu đồng/lượng (giá mua vào và bán ra). Tại thị trường Tp.HCM, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) cùng thời điểm thông báo giá vàng SJC ở mức 41,8 triệu đồng/lượng và 41,9 triệu đồng/lượng.

Giá vàng biến động nhanh, mạnh với biên độ rộng là lý do để các doanh nghiệp kim hoàn kéo giãn khoảng cách giữa giá mua và bán vàng, có nơi lên 200.000 đồng/lượng. Lực mua được ghi nhận là xu hướng chính trên thị trường vàng vật chất trong mấy ngày trở lại đây do người dân kỳ vọng giá còn tăng thêm. Việc giá vàng liên tục bứt phá và tăng tốc với tốc độ thần tốc từ đầu tháng 7 tới nay dường như tới lúc này đã xóa tan mọi nỗi lo về khả năng điều chỉnh giảm sâu và những rủi ro mà mức giá vàng kỷ lục có thể đem lại.

Trong vòng nửa tháng trở lại đây, vàng miếng trong nước tăng giá 2,5 triệu đồng/lượng. Chỉ cần “dũng cảm” mua vàng ở mức giá 40,2 triệu đồng/lượng vào cuối tuần trước, đến thời điểm này bán ra cũng thu lãi 1,5 triệu đồng/lượng. Ở thời điểm hiện tại, trong ngắn hạn, dường như không có một kênh đầu tư nào có tỷ suất lợi nhuận cao như vàng.

Đáng chú ý, đà tăng giá của vàng trong nước tuần này còn mạnh hơn cả vàng quốc tế. Với sự cộng hưởng tác động của cả các yếu tố trong nước và quốc tế, giá vàng miếng trong nước ở nhiều thời điểm “bốc” nhanh hơn cả giá vàng “ngoại” và hiện đang đắt hơn vàng quốc tế chừng 500.000 đồng/lượng.

Từ đầu tháng 6, giá vàng trong nước thường xuyên thấp hơn quốc tế 400.000-500.000 đồng/lượng.

Theo lý giải của giới kinh doanh vàng, sự đảo chiều của thị trường từ bán là chính sang mua là chính đã kéo giá vàng trong nước đắt hơn quốc tế. Tuy nhiên, theo nguồn tin thân cận từ một số ngân hàng thương mại, chính sách mới về thuế xuất khẩu vàng mà Bộ Tài chính áp dụng từ ngày hôm nay, 6/8, đã có ảnh hưởng mạnh tới giá vàng trong nước.

Theo quy định mới, các sản phẩm vàng có hàm lượng vàng từ 80%, thay vì 99% như trước, sẽ chịu mức thuế 10%. “Nhiều tổ chức đã gom một lượng vàng lớn nhằm xuất khẩu, nhưng quy định mới này khiến việc xuất đi để thu lợi nhuận trở thành điều không tưởng. Bởi thế, nhân lúc lực cầu trong nước cao, họ nâng giá lên để đẩy số hàng đã gom đi”, một nguồn tin cho biết.

Sau một thời gian bình ổn, tỷ giá USD/VND tại các ngân hàng thương mại tuần này cũng tăng mạnh, góp phần tiếp sức cho đợt leo thang của giá vàng. Chốt tuần, tỷ giá USD/VND tại Vietcombank ở mức 20.580 đồng (mua vào) và 20.660 đồng (bán ra), tăng tương ứng 20 đồng và 50 đồng mỗi USD so với cuối tuần trước.

Tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố suốt tuần duy trì ở mức 20.608 đồng, thấp nhất từ khi điều chỉnh tỷ giá hồi tháng 2. Suốt 4 tuần qua, tỷ giá bình quân liên ngân hàng đứng yên ở mức này.

Trên thị trường quốc tế, giá vàng bật khá mạnh trở lại trong phiên đêm qua tại New York sau phiên điều chỉnh giảm trước đó. Lúc đóng cửa, giá vàng giao ngay trên sàn Kitco tăng 14,6 USD/oz so với phiên trước, tương đương tăng 0,9%, đạt 1.664,4 USD/oz.

So với cuối tuần trước, vàng giao ngay đã tăng thêm 36,2 USD/oz, trái với dự báo giảm của phần lớn các chuyên gia và bất chấp áp lực giảm do hoạt động chốt lời và bán vàng bù lỗ cho danh mục đầu tư khác. Tuần này đã là tuần tăng giá thứ 5 không nghỉ của vàng quốc tế, cho dù cuộc nguy cơ vỡ nợ cấp quốc gia của Mỹ đã được giải quyết với thỏa thuận nâng trần nợ của Washington.

Vàng vẫn là kênh rót vốn được giới đầu tư toàn cầu ưu ái số 1 trong tuần này khi mà thị trường đối mặt với quá nhiều mối lo. Trọng tâm chú ý của các nhà đầu tư trong tuần này là khả năng lan rộng của cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu sang các mắt xích yếu như Itay và Tây Ban Nha, cùng nguy cơ suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu.

Nỗi lo kinh tế Mỹ suy thoái lần 2 đã giảm bớt phần nào trong phiên giao dịch hôm qua sau khi Mỹ công bố thống kê việc làm tháng 7 tốt hơn dự báo. Theo Bộ Lao động Mỹ, việc làm khu vực phi nông nghiệp nước này trong tháng 7 đã tăng được 117.000 công việc, vượt xa mức dự báo 85.000 mà các nhà phân tích đưa ra trước đó.. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ mức 9,2% trong tháng 6, xuống còn 9,1%.

Mặc dù vậy, thị trường vẫn lo ngại vì thời gian qua, kinh tế Mỹ đã phát đi quá nhiều tin xấu. Bên cạnh đó, hãng định mức tín nhiệm Standard & Poor’s hôm qua đã bất ngờ tước điểm tín nhiệm AAA của nước Mỹ. Động thái này diễn ra sau khi thị trường đóng cửa, nhưng những dự báo về nó cũng đã ảnh hưởng mạnh tới thị trường trong phiên giao dịch.

Tuần này, quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust mua ròng 22,7 tấn vàng, hiện nắm 1.283,3 tấn. Trong hai tuần qua, quỹ này mua 44,5 tấn vàng. Các động thái gom mua vàng của SPDR cùng nhiều ngân hàng trung ương thời gian qua càng củng cố niềm tin của giới đầu tư vào kim loại quý này.

Tỷ giá Euro/USD chốt tuần ở mức 1,43 USD/Euro, so với mức gần 1,44 USD/Euro cuối tuần trước.


NDHMoney
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Doanh nghiệp kiệt quệ vì ‘thuốc’ lãi suất quá liều

Tác giả: Cảnh Thái
Bài đã được xuất bản.: 1 giờ trước


TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)




(VEF.VN) - Ai cũng thấy, cho dù “chống lạm phát” song lãi suất huy động, cho vay cao nhất thế giới như hiện nay sẽ là nguy cơ lớn cho những năm về sau. Doanh nghiệp như người bệnh, khi uống thuốc quá liều sẽ không qua được cơn nguy khó hoặc có qua thì cũng mất đi rất nhiều sinh lực.
Anh bạn thân đang vận hành doanh nghiệp sản xuất xi măng quy mô nhỏ ở một tỉnh phía Bắc tâm sự rất buồn vì vừa phải cho thôi việc 105 công nhân do thu hẹp hoạt động vì cắt giảm sản xuất. Đã có thời, anh hồ hởi cho hay sản phẩm làm ra không kịp bán, khách hàng phải xếp hàng nộp tiền mặt trả trước để lấy hàng. Nay thì tình hình thật sự bi đát.
Một doanh nghiệp xuất khẩu gốm sứ của Úc tại Củ Chi, TP.HCM vừa chấp nhận tuyên bố phá sản giải thể doanh nghiệp sau mười mấy năm hoạt động. Ông chủ công ty người Úc rơi nước mắt trong lời chia tay, khi phải từ bỏ hoạt động sản xuất và buộc phải cho nghỉ việc toàn thể nhân viên trong tháng 6 vừa qua!
Anh bạn khác làm sản xuất mặt hàng đồ điện cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu được một ít ra nước ngoài thì dẹp bỏ hẳn một trong hai xưởng sản xuất tại quận Bình Tân, TP.HCM, cắt giảm sản xuất và dĩ nhiên là công nhân phải chịu cảnh thôi việc, lang thang tìm việc khác, vì các mặt hàng làm ra không cạnh tranh nổi về giá thành với hàng Trung Quốc.
Mặc dù Trung Quốc có giá nhân công cao hơn Việt Nam nhưng họ cũng có nền sản xuất công nghiệp hiện đại, làm theo lối chuyên môn hóa rất cao và sản lượng lớn (mass production), do vậy, giá thành trên đầu sản phẩm của họ rẻ hơn ta nhiều. Chưa kể các chính sách kinh tế vĩ mô đang hỗ trợ họ về thuế xuất xuất khẩu, hoàn thuế, tài trợ vốn và lãi suất khác.
Một doanh nghiệp sản xuất khuôn mẫu và gia công đồ nhựa và cao su ở quận 6 (TP.HCM), cũng phản ánh tình trạng suy giảm lượng đơn hàng từ phía các khách hàng truyền thống, chưa đến nổi phải dẹp tiệm, đóng cửa nhưng nếu kéo dài tình trạng này cũng sẽ lâm vào cảnh nguy khốn.
Một bạn làm ngân hàng cho hay đang phải tiến hành bán thanh lý tài sản bất động sản của một doanh nghiệp sản xuất hàng dụng cụ kim loại lừng lẫy một thời vì thua lỗ trong giai đoạn hiện nay.
Ngồi với mấy anh bạn thân ngành xây dựng, cầu đường nghe nói thực trạng hiện nay là thiếu vốn, thiếu thanh khoản trong lĩnh vực này đã trở nên nghiêm trọng. Một số doanh nghiệp đã phải nợ lương công nhân 2-3 tháng và trả nợ đối tác bằng hàng hóa như xi măng, bê tông không bán được của mình. Một công ty ngành giao thông nhờ uy tín và được nhà nước bảo lãnh cũng đã đành phải năn nỉ khất nợ với chủ nợ qua năm sau!
0225_1312612400.jpg
Giá thành trên đầu sản phẩm của TQ rẻ hơn Việt Nam nhiều, chưa kể các chính sách kinh tế vĩ mô đang hỗ trợ TQ về thuế xuất xuất khẩu, hoàn thuế, tài trợ vốn và lãi suất khác.
Anh bạn khác có cao ốc văn phòng cho thuê loại C khu vực Phú Nhuận cũng than vãn về tình trạng khách hàng đang thuê, rút đi nơi khác hay đóng cửa gì đó, hoặc chấp nhận mất cọc vài chục ngàn đô la để chuyển sang các cao ốc trung tâm quận 1, 3 có tiện nghi tốt hơn nhưng nay hạ giá để hút khách, chấp nhận cạnh tranh theo kiểu "phá giá" giành khách.
Mấy bạn bên ngành bất động sản thì phân tích tình hình đầu ra của bất động sản đang kẹt vì ngân hàng đã cắt cho vay mua nhà đất ở hay đầu tư bất động sản nên doanh nghiệp thiếu vốn để hoạt động tiếp, phải án binh bất động, hay giảm giá thật nhiều nhưng cũng chỉ hút được ít vốn từ nguồn là các người mua cá nhân thực sự có tiền tiết kiệm hay nhàn rỗi hiếm hoi hoặc vì nhu cầu bức bách về chỗ ở thực sự.
Bất động sản từ đất nền quy hoạch ở vùng ven hay căn hộ giá rẻ cho tới các loại bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp đều đang chịu sự ế ẩm sau một thời "vang bóng" tăng giá ghê gớm vượt khỏi giá trị đầu tư sinh lời hay giá trị sử dụng đáng có so với các nước trong khu vực, nay phải trả giá theo miệng đời "bạo phát bạo tàn"!
Ai cũng nghĩ, cũng tin là "đáng đời" mấy ông bất động sản vì trước đây có thời "chảnh chọe" hét giá trên trời, kiếm lời siêu lợi nhuận và nay tới lúc phải trả giá!

Thực tế, bất động sản là một ngành kinh tế lớn của nền kinh tế quốc gia. Một ngành kinh tế thiết yếu.
Ai cũng biết là giá trị tài sản vật chất lớn nhất của một gia đình hay cá nhân thường là bất động sản, ngôi nhà bạn đang ở hay nhà xưởng bạn đang dùng để sản xuất kinh doanh. Thậm chí, đối với doanh nghiệp thì giá trị tài sản lớn nhất của các doanh nghiệp có khi cũng nằm trong bất động sản.
Dù muốn hay không, chúng ta cũng phải thừa nhận là nếu bất động sản có giá hay tăng giá thì giá trị tài sản của cá nhân hay doanh nghiệp sẽ tăng theo tương ứng. Nếu thị trường ế ẩm, giá bất động sản sụt giảm, mỗi người sẽ cảm thấy tài sản của mình vơi đi ít nhiều!
Ở góc độ đầu tư, khi nhà đầu tư nước ngoài hay trong nước bước vào một thị trường, nếu giá thuê đất hay mua đất cho sản xuất kinh doanh quá cao sẽ không hấp dẫn nhà đầu tư, tuy nhiên, nếu giá thuê mua đất quá thấp "bèo bọt" so với hàng xóm láng giềng hay các quốc gia xung quanh, thì chẳng khác nào bán rẻ tài nguyên vốn của chính mình.
Ví dụ về một góc nhìn khác: một anh bạn là chủ doanh nghiệp người Singapore tỏ ra không phục khi Việt Nam thu hút được Intel vào đầu tư ở khu công nghệ cao, TP.HCM, dù chúng ta xem đây là một thành công quan trọng khi có một hãng công nghệ hàng đầu, đầu tư nhà máy vào Việt Nam, vì anh ta nói vì Việt Nam đã cho không đất cho Intel và chưa chắc đã và sẽ nhận được "chuyển giao công nghệ" nào trong tương lai, anh ta không tin rằng công nghệ lại có thể được "chuyển giao".
Dĩ nhiên, để thu hút đầu tư công nghệ, các nhà quản lý phải đưa ra nhiều yếu tố hấp dẫn khác như miễn thuế trong một số năm đầu, giảm thuế một số năm sau đó, ưu đãi nhiều yếu tố khác nữa về hạ tầng cơ sở .v...v. vấn đề khó khăn là làm sao để "bán đúng giá"! Và làm sao bán giá cao hợp lý và phục vụ tốt các dịch vụ đi kèm mang lại sự hài lòng về chất lượng tổng thể cao của môi trường đầu tư đối với khách hàng và nhà đầu tư, hơn là bán rẻ các hàng hóa thô, hàng hóa và dịch vụ không có giá trị gia tăng nào!
Trở lại với thị trường bất động sản đang đóng băng và thị trường chứng khoán thiếu thanh khoản nghiêm trọng như hiện nay để thấy tình hình sắp tới sẽ vô cùng khó khăn cho doanh nghiệp vì cả hai chính là nguồn cung vốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế xã hội. Không thể nói anh làm ăn giỏi là không cần huy động vốn hay thế chấp tài sản để huy động vốn! Trong khi, các nguồn huy động này bị động, ngăn cản, cắt đứt sẽ như một vết thương âm ỉ, một huyết mạch bị tắc, một căn bệnh tiềm tàng trong cơ thể chỉ chờ chúng ta suy yếu đến lúc nào đó sẽ bùng phát quật ngã cả những người to khỏe nhất, những thực thể to lớn nhất!
Các ngân hàng dù có báo cáo lợi nhuận vẫn hàng "ngàn tỉ" như mọi năm nhưng nay phải đối mặt với nguy cơ thực sự kể từ năm 2008, năm mà được cho là khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tác động đối với Việt Nam nên nhà nước ra tay giải cứu một phần bằng các gói kích cầu và một số doanh nghiệp được cho là đã được "cứu" khi được "đảo nợ" cho vay lại, cho vay tiếp.
Năm nay, các doanh nghiệp không còn cơ hội này sẽ làm lộ diện các doanh nghiệp mất khả năng quay vòng vốn, từ đó các khoản nợ này sẽ biến thành nợ xấu đối với cả hệ thống ngân hàng.
Ai cũng thấy là cho dù "chống lạm phát", song lãi suất huy động và cho vay cao nhất thế giới như hiện nay sẽ là nguy cơ lớn cho những năm về sau. Doanh nghiệp như người bệnh khi uống thuốc quá liều sẽ không qua được cơn nguy khó hoặc có qua thì cũng mất đi rất nhiều sinh lực, không thể hồi phục năng lực lại được như xưa.
Duy trì lãi suất cao như con dao hai lưỡi, chống lạm phát nhưng cũng gây kiệt quệ cho nền sản xuất kinh doanh của toàn xã hội. Không khuyến khích ai tham gia đầu tư sản xuất kinh doanh mà chỉ cần có tiền gửi ngân hàng kiếm lời hoặc không làm gì cả còn hơn là "càng làm càng lỗ", lợi nhuận không đủ trả lãi vay ngân hàng, khuyến khích người ta làm ăn theo kiểu "phi vụ" ngắn hạn hơn là đầu tư có tính lâu dài, có tầm nhìn dài hạn.
Khi bạn nhịn đói một hai bữa và sau đó ăn uống trở lại thì có thể, cơ thể sẽ hồi phục nhanh, nhưng khi bạn nhịn đói thật lâu sau nhiều ngày, cơ thể sẽ bị tổn thương đến tận "tế bào" mà tổn thương tế bào theo các nhà nghiên cứu y học cho rằng sẽ không bao giờ hồi phục được!
Khi đó, ngân hàng sẽ phải gánh chịu cảnh "Trạng chết thì Vua cũng băng hà" hay nợ doanh nghiệp mất khả năng chi trả sẽ cũng là gánh nợ của ngân hàng. Và dù có siết nợ các tài sản thế chấp, thanh lý bán rẻ cũng sẽ không dễ dàng gì khi kéo theo cả uy tín của một ngành "huyết mạch" của nền kinh tế quốc gia đi xuống trong con mắt của bạn bè quốc tế và giới đầu tư nước ngoài.
Kinh tế vĩ mô luôn là bài toán lớn và khó. Cần những bàn tay vững chãi giàu kinh nghiệm cả lý thuyết lẫn thực tiễn để lèo lái con thuyền nền kinh tế vượt qua cơn khó khăn khủng hoảng này.
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Mỹ mất tín nhiệm nợ AAA, giá vàng sẽ đi về đâu?

(NDHMoney) Tiếp tục gây bất ngờ bằng những kỷ lục mới trong tuần qua, giá vàng được nhiều chuyên gia cho là có thể lập thêm những mức đỉnh mới trong tuần tới.
>> 'Nhà cái' nâng giá vàng lên cao để xả hàng tồn?
Đặc biệt, việc Mỹ bị Standard&Poor’s hạ một bậc điểm tín nhiệm nợ công có thể có tác động tích cực đối với giá kim loại quý này.
image_gallery

Giá vàng những phiên gần đây. Nguồn: Gold Price
Trái với dự báo của hầu hết các chuyên gia, vàng đã có tuần tăng giá thứ năm liên tục trong tuần qua. Tính chung cả tuần đầu tháng 8, vàng đắt thêm 2,2%, sau khi tăng hơn 9% trong tháng 7. Kỷ lục hiện tại của giá vàng là mức trên 1.683 USD/oz thiết lập hôm 4/8 trên thị trường giao ngay. Vàng tăng giá bất chấp áp lực bán chốt lời và hoạt động bán vàng bù lỗ chứng khoán khi thị trường cổ phiếu lao dốc mạnh trên phạm vi toàn cầu.

Giới đầu tư toàn cầu tiếp tục gom mua vàng mạnh mẽ trong tuần này do lo ngại khủng hoảng nợ công lan rộng ở châu Âu và tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc. Tính cả tuần, quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust mua ròng 22,7 tấn vàng, nâng khối lượng mua ròng trong 2 tuần trở lại đây lên 44,5 tấn.

Ngày 5/8, sau khi thị trường đóng cửa, S&P tuyên bố hạ điểm tín nhiệm nợ công của Mỹ xuống AA+ từ AAA. Cùng với thông tin này, những thông tin được dự báo có tác động tới giá vàng trong tuần tới sẽ bao gồm diễn biến của khủng hoảng nợ tại Eurozone, kết quả cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hôm thứ Ba, niềm tin tiêu dùng và doanh số bán lẻ của Mỹ…

image_gallery
Mức tăng của giá vàng qua các năm Có những ý kiến cho rằng, giá vàng sẽ không chịu ảnh hưởng quá lớn từ việc nước Mỹ bị mất điểm tín nhiệm AAA.

“Một số người tin là động thái của S&P sẽ có ảnh hưởng tích cực tới những tài sản an toàn như vàng, kênh đầu tư được coi là ‘vịnh tránh bão’ hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên, do thị trường đã lường trước được việc hạ điểm tín nhiệm như vậy, nên có lẽ giá vàng sẽ không biến động nhiều vì thông tin này”, ông David Meger, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc mảng giao dịch kim loại quý thuộc Công ty Vision Financial Markets ở Chicago, phát biểu trên Reuters.

Bên cạnh đó, tương tự như những gì đã xảy ra ở một số thời điểm trong tuần này, vàng có thể chịu áp lực giảm giá khi giới đầu tư buộc phải bán vàng để bù lỗ cho danh mục chứng khoán.

Theo phân tích kỹ thuật của Công ty Sacombank-SBJ, vàng đang vấp phải mức giá kháng cự 1.665 USD/oz và phải phá vỡ được mốc này nếu muốn tiến xa hơn. Phiên thứ Sáu vừa rồi, vàng giao ngay đóng cửa ở mức 1.664,4 USD/oz. Hiện giá kim loại này đang được hỗ trợ ở các mức 1.639 USD/oz và 1.631 USD/oz.

Mặc dù vậy, vàng vẫn được cho là sẽ có tuần tăng giá thứ sáu liên tục do những nỗi lo về tăng trưởng và nợ công vẫn còn quá ngổn ngang.

Trong cuộc thăm dò ý kiến về giá vàng tuần tới do hãng tin tài chính Bloomberg thực hiện, 13/25 nhà giao dịch, nhà đầu tư và chuyên gia phân tích được hỏi dự báo giá vàng sẽ tăng trong tuần tới, 8 người dự báo giá giảm và 4 người dự báo giá đi ngang.

Trong cuộc họp tới của FED, không nhiều chuyên gia kỳ vọng cơ quan này tuyên bố biện pháp mới để hỗ trợ tăng trưởng. Tuy nhiên, nếu FED phát đi bất kỳ tín hiệu nào về một gói QE3, giá vàng có thể tăng vọt do áp lực giảm giá đối với USD gia tăng.

Trong trung và dài hạn, triển vọng của giá vàng là rất tích cực. Nhiều ngân hàng lớn như Goldman Sachs gần đây đã dự báo giá vàng có thể lên tới 1.800 USD/oz trong năm nay và 2.000 USD/oz trong năm sau do nhiều bất ổn còn tồn tại trong nền kinh tế toàn cầu.

Xu hướng tăng dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương cũng có nhiều tác dụng nâng đỡ giá kim loại quý này. Mới đây, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc tuyên bố đã mua 25 tấn vàng trong tháng 6-7, bất chấp giá vàng cao. Đây là động thái mua vàng đầu tiên của Hàn Quốc cho dự trữ ngoại hối sau hơn 1 thập kỷ.

Theo thông lệ hàng năm, vàng thường tăng giá vào quý 4 như một quy luật. Hoạt động gom mua vàng chờ giá lên theo chu kỳ cũng là một điểm đáng lưu ý trên thị trường thế giới hiện nay.

Trong nước, thực tế hai năm 2009 và 2010 đều xảy ra “bão” giá vàng vào tháng 11. Theo một số nhà kinh doanh vàng, với việc các sản phẩm vàng có hàm lượng vàng từ 80% trở lên, thay vì 99% trở lên trước đây, sẽ bị áp thuế xuất khẩu 10% kể từ ngày 6/8 sẽ là một rào cản cho xuất khẩu vàng chính ngạch. Bởi vậy, thời gian tới, cơ hội giá vàng trong nước thấp hơn quốc tế sẽ giảm đi, trừ khi hoạt động xuất khẩu lậu vàng diễn ra mạnh.

Công ty Sacombank-SBJ khuyến nghị các nhà đầu tư mua vàng ở mức 40 triệu đồng/lượng để nắm giữ trong trung hạn. Tuy nhiên, để vàng miếng trong nước giảm về ngưỡng này đòi hỏi phải chờ một đợt điều chỉnh giảm sâu của giá vàng quốc tế.




Phương Anh - NDHMoney
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Vàng tăng trở lại 44 triệu đồng/lượng

Thứ hai, 08/08/2011 11:15


Vàng thế giới cũng tăng vượt 1.700 USD/oz nhưng vẫn thấp hơn vàng trong nước 140 nghìn đồng/lượng.

62a02_vang.jpg

Lúc 11h10 sáng nay, vàng SJC tại Hà Nội tăng trở lại 1 triệu đồng/lượng so với lần cập nhật trước, lên 44,02 triệu đồng/lượng bán ra, mua vào ở 43,2 triệu đồng/lượng.

Vàng Bảo tín Minh Châu cũng lên 44 triệu đồng/lượng bán ra, mua vào ở 43,2 triệu đồng/lượng, tăng 40 nghìn đồng/lượng.

Vàng SBJ - Sacombank ở mức 43,99 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 50 nghìn đồng/lượng, mua vào ở mức 43,51 triệu đồng/lượng.

Lúc 10h5 sáng nay, vàng SJC tiếp tục điều chỉnh giảm 600 nghìn đồng so với lần cập nhật trước, xuống 43,02 triệu đồng/lượng bán ra, mua vào ở 42,3 triệu đồng/lượng.

Vàng SBJ - Sacombank cũng giảm xuống 43,49 triệu đồng/lượng bán ra, mua vào ở 42,71 triệu đồng/lượng, giảm 800 nghìn đồng/lượng.

Vàng Bảo Tín Minh Châu xuống 43,60 triệu đồng/lượng bán ra, mua vào ở 42,80 triệu đồng/lượng, giảm tiếp 200 nghìn đồng/lượng.

So với đỉnh mới lập, vàng trong nước mất khoảng 1,2 triệu đồng/lượng.

Lúc 9h55 sáng nay, vàng SJC giảm tiếp 500 nghìn, xuống 43,62 triệu đồng/lượng. Như vậy, khoảng 30 phút sau khi lập đỉnh, vàng SJC mất hơn 600 nghìn đồng/lượng.

Giá vàng SJC bán ra ở 43,82 triệu đồng/lượng, mua vào ở 42,8 triệu đồng/lượng.

Giá vàng Bảo Tín Minh Châu cũng giảm xuống còn 43,8 triệu đồng/lượng bán ra, mua vào ở 43,20 triệu đồng/lượng, giảm 450 nghìn đồng/lượng.




Lúc 9h40 sáng nay, vàng trong nước quay đầu giảm sau hơn 1 tiếng đồng hồ tăng phi mã.

Vàng SJC tại Hà Nội giảm 100 nghìn đồng, xuống 44,12 triệu đồng/lượng. Giá mua vào cũng xuống 43,5 triệu đồng/lượng.

Vàng Bảo Tín Minh Châu cũng giảm 150 nghìn xuống 44,1 triệu đồng/lượng bán ra, mua vào ở 43,50 triệu đồng/lượng.

Vàng trong nước biến động mạnh phiên hôm nay một phần do vàng thế giới tăng mạnh, lên sát 1.700 USD/oz sau khi S&P hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ khiến đồng USD lao dốc.

Sau quyết định này của S&P, nhóm các nước G7 và nhóm G20 đã tổ chức các cuộc họp bàn về khủng hoảng nợ công của Mỹ và châu Âu.

Giá vàng giao ngay theo Kitco lúc 9h45 sáng nay giờ Việt Nam ở 1.693,40 USD/oz. Quy đổi ra VND với tỷ giá Vietcombank hiện tại 20.800 đồng/USD, giá vàng thế giới là 42,45 triệu đồng/lượng.

Như vậy, giá vàng trong nước cao hơn thế giới tới 1,7 triệu đồng/lượng.
Nguồn SJC/SBJ/BTMC
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Điểm mặt những lần vàng 'lên cơn điên'
Cập nhật lúc :12:51 PM, 08/08/2011
(ĐVO) Cú sốc S&P hạ xếp hạng tín dụng Mỹ đang khiến giá vàng “nhảy múa” không ngừng. Theo đó, lịch sử giá vàng lại được ghi một dấu mốc mới.

>> Hốt hoảng giá vàng thốc lên 44,2 triệu đồng*

Trong lịch sử của kim loại quý, không ít lần giá vàng “thăng hoa” nhờ những tác động tiêu cực của nền kinh tế cũng như chính trị.

- Ngày 8/8/2011: Vàng vọt lên mức giá 1.697,7 USD một ounce khi tổ chức xếp hạng tín dụng Standard&Poor đánh tụt xếp hạng tín dụng Mỹ xuống AA+.
- Ngày 3/8/2011: Thông tin nghị viện Mỹ thông qua thỏa thuận nâng trần nợ không những không giúp giải tỏa tâm lý cho giới đầu tư mà còn khiến họ đổ xô mua vàng. Hậu quả là giá vàng nhanh chóng từ dưới mức 1.630 lao thẳng lên 1.640 USD một ounce và có lúc vượt qua 1.660 USD một ounce.
- Ngày 18/7/2011: Những quan ngại về khủng hoảng nợ lan rộng ở châu Âu và nguy cơ vỡ nợ công của Mỹ hỗ trợ mạnh cho giá vàng khiến kim loại quý tiến lên mức 1.601 USD một ounce trong phiên giao dịch tại thị trường London.
- Ngày 7/4/2011: Giá vàng đạt đỉnh cao mọi thời đại ở 1.465 USD một ounce sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có những động thái bất thường khiến giới đầu tư nghi ngờ về khả năng tăng lãi suất.
- Ngày 24/3/2011: Vụ từ chức của Thủ tướng Bồ Đào Nha Jose Socrates lại khiến cuộc khủng hoảng nợ châu Âu trở nên nhức nhối, đẩy giá vàng lên mức kỷ lục 1.447 USD một ounce.
- Ngày 7/3/2011: Giá kim loại quý cao chưa từng có ở mức 1.444,4 USD một ounce do giá dầu đạt mức cao nhất trong 2,5 năm dưới ảnh hưởng của bất ổn chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi.
- Ngày 1/2/2011: Giá vàng giảm hơn 6%, đánh dấu tháng 1 giảm sâu nhất trong hơn một năm do giới đầu tư ưa thích chuyển vốn sang những kênh đầu tư có độ rủi ro cao.
- Ngày 7/10/2010: Thông tin Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ duy trì lãi suất thấp và có thêm biện pháp hỗ trợ tăng trưởng đã nhấn chìm đồng bạc xanh, đồng thời kéo giá vàng lên trên 1.360 USD một ounce.
- Ngày 7/12/2010: Giá kim loại quý đạt kỷ lục 1.425 USD một ounce nhờ hoạt động gom mua trước khi kết thúc năm, nỗi lo về khủng hoảng nợ ở Eurrozone và những đồn đoán về chính sách tiền tệ nới lỏng xa hơn của Mỹ.

kt_8.8_vang2.jpg
Vàng không ít lần "trồi sụt" trong lịch sử. - Ngày 8/11/2010: Những dấu hiệu “chuệch choạng” của nền kinh tế Ireland khiến giới đầu tư đẩy mạnh hoạt động mua vào và đưa vàng vượt ngưỡng 1.400 USD một ounce.
- Ngày 16-22/9/2010: Giá vàng lập kỷ lục 5 phiên liên tục, với đỉnh cao là 1.296,1 USD một ounce sau khi FED phát tín hiệu có thể xem xét tiếp tục tung ra một gói nới lỏng định lượng nữa khiến đồng USD suy yếu và làm gia tăng những nỗi lo về lạm phát.
- Ngày 21/6/2010: Những lo ngại về nợ công và đồng USD suy yếu đẩy giá vàng qua ngưỡng kháng cự và đạt 1.264,9 USD một ounce.
- Ngày 11/5/2009: Khủng hoảng nợ công ở châu Âu bắt đầu lan rộng khiến giá kim loại quý lập kỷ lục mới 1.230 USD một ounce.
- Ngày 1/12/2009: Lần đầu tiên trong lịch sử, giá vàng vượt ngưỡng 1.200 USD một ounce do đồng USD không ngừng mất giá.
- Ngày 8/9/2009: Giá vàng trở lại mức 1.000 USD một ounce lần đầu tiên kể từ tháng 2/2009 do đồng USD giảm giá và những lo ngại về mức độ bền vững của sự phục hồi kinh tế.
- Ngày 13/3/2008: Giá vàng lần đầu tiên trong lịch sử vượt 1.000 USD một ounce.
- Ngày 7/11/2007: Giá vàng giao ngay đạt đỉnh của 28 năm ở mức 845,4 USD một ounce.
- Ngày 14/6/2006: Giá vàng “bốc hơi” 26% còn 543 USD một ounce từ mức đỉnh của 26 năm do giới đầu tư và đầu cơ bán tháo các hợp đồng hàng hóa cơ bản.
- Ngày 11/4/2006: USD có dấu hiệu suy yếu trong khi giá dầu thô tăng cao khiến các cá nhân cũng như quỹ đầu tư trên thế giới đổ xô mua những hàng hóa cơ bản, trong đó có vàng. Kết quả là giá kim loại quý vượt 600 USD một ounce, cao nhất từ tháng 12/1980.
- Tháng 11/2005: Giá vàng giao ngay vượt mức 500 USD một ounce lần đầu tiên kể từ tháng 12/1987, thời điểm khi giá vàng giao ngay chạm 502,97 USD một ounce.
- Tháng 2/2003: Động thái Mỹ phát động chiến tranh tại Iraq mang lại tâm lý hoang mang cho giới đầu tư và khiến họ phải tìm nơi trú ẩn an toàn cho dòng tiền của mình. Theo đó, giá kim loại quý lên mức cao nhất trong 4,5 năm.
- Tháng 10/1999: 15 Ngân hàng Trung ương châu Âu đạt một thỏa thuận bước ngoặt đó là hạn chế bán vàng. Thỏa thuận này mang lại một cái nhìn đầy tích cực cho vàng và khiến giá vàng đạt đỉnh trong hai năm, ở mức 338 USD một ounce.
- Tháng 8/1999: Giá vàng lao dốc về 251,7 USD một do những lo ngại về việc các Ngân hàng Trung ương giảm dự trữ vàng.
- Tháng 1/1980: Liên Xô can thiệp quân sự vào Afghanistan cũng như cuộc cách mạng tại Iran là những nhân tố hỗ trợ mạnh mẽ cho vàng và khiến giá kim loại đạt mức kỷ lục 850 USD một ounce.
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Xem cảnh sát hóa trang bắt đối tượng vi phạm
08/08/2011 09:07 (GMT +7)
Khoảng 12h35 ngày 7/8, một người điều khiển chiếc xe máy Vespa trên đường Giải Phóng (Hà Nội) không đội mũ bảo hiểm vừa thấy bóng CSGT liền quay đầu xe định bỏ chạy thì lập tức một chiến sĩ Cảnh sát hình sự mặc áo thường phục có mặt kịp thời tóm gọn.

Nhằm chấn chỉnh tình trạng vi phạm các quy định về giao thông đường bộ và chống người thi hành công vụ xảy ra trong thời gian gần đây, 15 tổ công tác đặc biệt Công an Hà Nội gồm cảnh sát đặc nhiệm, trinh sát hình sự (thuộc PC45), CSGT, CSCĐ được thành lập để triển khai kế hoạch.
sat1.jpg
sat2.jpg
sat3.jpg
Đối tượng vi phạm giao thông không đội mũ bảo hiểm trên đường Giải Phóng.
Ngoài việc tuần tra, xử lý các trường hợp vi phạm giao thông, cảnh sát hình sự sẽ kiên quyết truy đuổi, bắt giữ các đối tượng vi phạm bỏ chạy, chống người thi hành công vụ.

Những trường hợp vi phạm sẽ được đưa về trụ sở PC45 để xác minh nguồn gốc phương tiện, phân loại xử lý.

Theo ghi nhận của PV, trong trưa ngày 7/8, nhiều trường hợp vi phạm giao thông tại các tuyến phố Bà Triệu, Đại Cồ Việt – Đào Duy Anh, Giải Phóng khi thấy bóng CSGT tuýt còi xử phạt có hành vi bất hợp tác, bỏ chạy nhưng đều bị cảnh sát hình sự mặc thường phục phối hợp với Cảnh sát cơ động bắt giữ.

sat4.jpg
sat5.jpg
Những trường hợp vi phạm sẽ được đưa về trụ sở PC45 để xác minh nguồn gốc phương tiện, phân loại xử lý.
Khoảng 11h, trên Phố Bà Triệu (ngay trước tòa nhà Vincom), những đối tượng đi xe không đội mũ bảo hiểm khi thấy bóng lực lượng CSGT đã quay đầu định bỏ chạy thì ngay lập tức đã bị lực lượng cảnh sát hình sự cải trang bắt lại.

Ông Phạm Quang Minh, Đội phó Đội CSGT số 3, Phòng CSGT Hà Nội cho biết: Nhờ có sự kết hợp của lực lượng CSCĐ và CSHS nên việc bắt những đối tượng vi phạm giao thông triệt để hơn. Những đối tượng vi phạm đi xe SH, Dyland… xăm trổ đầy mình không đội mũ bảo hiểm, chở ba trước đây nếu chỉ mình lực lượng CSGT thì rất khó xử lý, nhưng khi có thêm lực lượng CSHS cải trang và CSCĐ phối hợp thì việc xử phạt dễ dàng hơn.

Ông Minh cũng cho biết, trong việc xử phạt những đối tượng vi phạm giao thông còn phát hiện rất nhiều trường hợp chứa "hàng nóng" và ma tuý trong xe.

Theo ông Minh, ngay trong sáng 7/8, một đối tượng điều khiển xe SH không đội mũ bảo hiểm bị lực lượng cảnh sát phối hợp bắt giữ, khi khám xe đã phát hiện trong xe có một dùi cui điện và 1 còng số 8.

Chùm ảnh theo chân cảnh sát hình sự hóa trang kết hợp với CSCĐ, CSGT bắt 2 đối tượng vận chuyển ma túy và vũ khí “nóng” sáng 7/8:

sat6.jpg
sat7.jpg
Hai người không đội MBH, không xuất trình được giấy tờ xe bị tạm giữ cùng chiếc xe máy.
sat8.jpg
Cảnh sát hình sự hóa trang (áo xanh) tiến hành kiểm tra dưới sự hỗ trợ của CSGT.
sat9.jpg
CSHS hóa trang (ngoài cùng bên trái) phối hợp cùng CSCĐ kiểm tra hành chính 2 đối tượng không đội MBH. Trên tay đối tượng áo trắng, đội mũ là hung khí mang theo.
sat10.jpg
sat11.jpg
Khi phát hiện đối tượng chuẩn bị sử dụng hung khí để chống trả, một CSGT đã giật được chiếc túi trên tay y, cùng lúc CSHS, CSCĐ quật ngã đối tượng.
sat12.jpg
sat13.jpg
Đối tượng còn lại bị khống chế đã nhét toàn bộ số ma túy vào trong miệng, buộc lực lượng công an phải sử dụng biện pháp nghiệp vụ đối tượng mới chịu nhả ra.
sat14.jpg
sat15.jpg
Khám khẩn cấp chiếc xe của 2 đối tượng nói trên, đã phát hiện rất nhiều dụng cụ để sử dụng ma túy và bình xịt hơi cay, dùi cui điện, dao



Theo G.Văn - Phạm Trần
VietNamNet
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Nghịch lý tín dụng: Kẻ ăn không hết, người lần không ra!


NGUYỄN HOÀI
08/08/2011 14:21 (GMT+7)

bank3.jpg
Nếu không nhanh chóng điều chỉnh thì nỗi lo của Ngân hàng Nhà nước không phải là tín dụng tăng quá mà là nền kinh tế bị khô máu do tín dụng tăng không đủ 20% như mục tiêu - Ảnh: Getty.
Đáng lẽ, phải lo lắng tốc độ tăng tín dụng bùng nổ làm vỡ mục tiêu 20%, thì nay phải “phấn đấu” thì may ra mới đạt chỉ tiêu này. Chuyện tưởng như rất hài hước lại đang là thực tế trong đời sống tín dụng hiện nay.

Theo phản ánh ở một số ngân hàng thương mại cổ phần, mặc dù đang dư dả nguồn vốn, nhu cầu vay vẫn nhiều và tập trung vào nhóm khách hàng khá an toàn nhưng họ không thể đẩy vốn ra do vướng trần tăng trưởng tín dụng 20%.

Mặt trái

Tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần tính toán: khi Ngân hàng Nhà nước xác định mục tiêu tăng trưởng tín dụng của năm nay là 20% thì con số tuyệt đối tương đương 461 nghìn tỷ đồng. Trong 7 tháng đầu năm 2011, toàn hệ thống mới “xài” trên 7% của “room”, tức khoảng 165 nghìn tỷ đồng. Như thế, dư địa tăng tín dụng từ nay đến hết năm vẫn còn gần 13%, tương ứng 300 nghìn tỷ đồng.

Nhìn vào con số này, từ cơ quan quản lý đến các nhà hoạch định chính sách đều chắc mẩm nền kinh tế vẫn được tiếp “máu”, lạm phát vẫn được kiềm chế, mọi mục tiêu đặt ra đang nằm trong tầm kiểm soát.

Thế nhưng, sự thực không đơn giản như vậy. Qua tìm hiểu của người viết, trong số 4 ngân hàng thương mại lớn nhất hệ thống hiện nay (chiếm khoảng 50% thị phần) thì có tới 3 đơn vị gần như không còn khả năng cho vay ra do các nguyên nhân sau.

Một là, về mặt kỹ thuật, cân đối nguồn của họ đang có vấn đề. Ví dụ, Ngân hàng Nhà nước quy định huy động 10 đồng chỉ được cho vay 8 đồng thì thực tế, họ huy động được 8 đồng, cho vay tới 9 hoặc 10 đồng. Thậm chí, một đơn vị lớn nhất nhì hệ thống đang lâm vào tình trạng trên và phải lấy vốn trên thị trường 2 đẩy vào thị trường 1.

Một nguồn tin cho biết, trên bảng cân đối mới đây của ngân hàng này như sau: huy động được 450 nghìn tỷ đồng nhưng cho vay 423 nghìn tỷ đồng. Đáng lo là ngân hàng này chỉ huy động ở thị trường 1 hơn 300 nghìn tỷ đồng và như thế, họ đã sử dụng khoảng 123 nghìn tỷ đồng ở thị trường 2 cho vay ra thị trường 1. Thực tế này trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Hai là, việc huy động vốn từ dân cư của họ rất khó khăn. Có ngân hàng vì trót tuyên bố “không đi đêm lãi suất, tiên phong thực hiện lãi suất huy động 14% như quy định của Ngân hàng Nhà nước nên nguồn vốn càng thiếu trầm trọng.

Lãnh đạo một ban (đề nghị giấu tên) của ngân hàng này cho biết: “Năm nay, ngân hàng chị cầm chắc không thể tăng trưởng tín dụng ở mức 20%. Muốn cho vay thì phải huy động được, trong khi giá đầu vào căng thẳng, ngân hàng không thể huy động bằng mọi giá, cộng với nguồn vốn bị chảy máu nên chỉ tiêu 20% đành để đó!”.

Trong khi những “ông khổng lồ” có nguy cơ ngã kềnh vì thiếu nguồn thì một nghịch lý khác đang xuất hiện. Không ít đơn vị trong nhóm ngân hàng thương mại cổ phần mặc dù cân đối thanh khoản tốt, nguồn vốn dư dật nhưng do “room” tín dụng ngấp nghé 20% và sắp bị Ngân hàng Nhà nước “tuýt còi” nên họ và doanh nghiệp đành nhìn nhau ngó lơ!

Lãnh đạo một ngân hàng thương mại cổ phần “hiến kế”: “Vấn đề cấp bách đối với những ngân hàng lớn lúc này là phải thu vốn ngắn hạn về. Làm như vậy là để một mặt, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật “huy động 10 đồng cho vay 8 đồng” của Ngân hàng Nhà nước thay vì huy động 8 đồng cho vay tới 9 - 10 đồng như hiện nay để đảm bảo khả năng thanh khoản. Hơn nữa, đó còn góp phần mở rộng thêm dư địa cho các ngân hàng dư dả nguồn vốn cày bừa”.

Nên “mấp mô”?

Đứng trước thực tế này, trước đây, một số ngân hàng dư vốn đã nhanh chân thỏa thuận với doanh nghiệp phát hành trái phiếu công ty mà bản chất là đẩy tín dụng ra. Tuy nhiên, “chiêu” này hiện không còn hữu dụng vì sắp tới, có nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ xếp chúng vào khoản mục tín dụng.

Một lựa chọn khác là mua trái phiếu Chính phủ nhưng lãi suất trái phiếu Chính phủ quá thấp so với lãi suất thị trường và lạm phát, ngân hàng khó cân đối lời lãi nên không hào hứng với thứ hàng hóa này.

Đáng lưu ý, hiện có rất nhiều doanh nghiệp là khách hàng lâu năm của ngân hàng sẵn sàng chấp nhận giá vốn từ 20% - 22%/năm; trong đó, có nhiều doanh nghiệp làm ăn có lãi nhưng thiếu vốn nên sẵn sàng giảm lãi để được vay tiếp.
Một số khác gặp khó khăn nhưng nếu dừng sản xuất sẽ bị phá sản nên rất cần vốn để duy trì hoạt động và chờ thời cơ phục hồi.

Cán bộ kinh doanh vốn ở một ngân hàng than thở: “Chúng tôi rất muốn cho vay nhưng vì rào cản nên ngân hàng và doanh nghiệp chỉ biết nhìn nhau”.

Xuất phát từ thực tế “kẻ ăn không hết, người lần không ra”, có ý kiến rằng, đối với những đơn vị không thể cho vay ra nhưng hạn mức tăng trưởng tín dụng vẫn còn thì nên thu hẹp hạn mức của họ để lấy thêm “dư địa” cho những ngân hàng có khả năng cho vay ra nền kinh tế. “Không nên cào bằng, phải có mấp mô thì nền kinh tế mới ngốn hết được khoảng 300 nghìn tỷ đồng tín dụng từ này đến cuối năm”, giám đốc kinh doanh nguồn vốn một ngân hàng thương mại cổ phần nói.

Theo vị này, những ngân hàng dư vốn khả dụng hiện nay chiếm thị phần không lớn và dù có cho họ thêm chỉ tiêu thì vẫn nằm trong giới hạn tăng trưởng tín dụng 20% của năm nay, không ảnh hưởng đến kiềm chế lạm phát.

Ngoài ra, đối với những ngân hàng lớn “thừa đất nhưng thiếu trâu cày” thì trước hết, cần yêu cầu họ đảm bảo chỉ số kỹ thuật huy động/cho vay theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước thông qua việc thu nợ các khoản vay ngắn hạn. Nhờ đó, không gian tín dụng còn lại của năm nay sẽ lớn hơn con số tạm xác định hiện nay khoảng 13% để các ngân hàng dư vốn đẩy tín dụng ra nền kinh tế.

Với mong muốn thông tin nhiều chiều, người viết mang ý kiến này hỏi giám đốc khối một ngân hàng thương mại nhà nước, vị này giẫy lên như “đỉa phải vôi”: “Chúng tôi chấp hành nghiêm chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, không dám lách trần lãi suất 14% nên chuyện thiếu nguồn vốn là khó tránh. Nay, nếu hạ chỉ tiêu tăng tín dụng xuống thì chúng tôi thiệt đơn thiệt kép à?”.

Điều ông này nói không phải không có lý. Sau khi trần lãi suất huy động 14%/năm được Ngân hàng Nhà nước xác lập, lãnh đạo Vietcombank, BIDV đều tuyên bố “không đi đêm lãi suất”. Một thời gian dài, hai ngân hàng này vừa rất khó huy động, vừa bị chảy máu vốn, trong khi kênh giao dịch OMO bị thu hẹp nên hoạt động rất chật vật. Đến nỗi, có thời điểm, lãnh đạo Vietcombank phải kêu với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: “Nếu kéo dài tình trạng này thêm một tuần, thanh khoản Vietcombank sẽ bị đe dọa”.

Nay, sự thể đến mức như vậy, hành xử theo hướng nào cũng khó hài hòa lợi ích cho bên này hay bên kia. Vì thế, nếu không nhanh chóng điều chỉnh thì nỗi lo của Ngân hàng Nhà nước không phải là tín dụng tăng quá mà là nền kinh tế bị khô máu do tín dụng tăng không đủ 20% như mục tiêu.
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
NHNN sẵn sàng cho phép phập khẩu vàng để bình ổn thị trường

19:13 | 08/08
(Stox)Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi sát tình hình và sẵn sàng cho phép nhập khẩu vàng để bình ổn thị trường, chống đầu cơ, làm giá, bảo vệ lợi ích của người dân - Ý kiến của NHNN đối với biến động của giá vàng vừa qua.


Từ đầu tháng 7 đến nay, giá vàng thế giới liên tục tăng cao, từ mức 1.494 USD/oz (ngày 01/07/2011) đã lên mức kỷ lục 1.716 USD/oz (ngày 8/8/2011). Nguyên nhân của việc giá vàng thế giới tăng cao là do lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công tại Mỹ và Châu Âu.
Đặc biệt là việc Standard & Poor’s (S&P) hạ mức xếp hạng tín nhiệm nợ công của Mỹ đã khiến giá vàng thế giới trong ngày hôm nay lập mức kỷ lục mới. Theo phân tích của giới đầu tư quốc tế, giá vàng sẽ còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới do yếu tố đầu cơ và tâm lý.
Cùng với biến động của giá vàng thế giới, giá vàng trong nước cũng tăng theo. Tuy nhiên, tốc độ tăng của giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới, có thời điểm chênh lệch lên tới 600-700 nghìn đồng/lượng.
Hiện tượng này là do chính sách tiền tệ chặt chẽ đã tạo ra sức hấp dẫn cho việc nắm giữ đồng Việt Nam, khuyến khích người dân bán vàng lấy tiền đồng để gửi tiết kiệm, khiến cho lượng cung vàng trên thị trường tăng trong khi nhu cầu mua vàng giảm. Do chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế, đã xuất hiện tình trạng xuất khẩu vàng nguyên liệu biến tướng với khối lượng lớn.
Tuy nhiên, từ đầu tháng 8 đến nay, đặc biệt trong ngày 8/8, giá vàng trong nước tăng đột biến và có thời điểm cao hơn giá vàng thế giới quy đổi, chủ yếu do diễn biến tăng mạnh của giá vàng thế giới. Ngoài ra, lợi dụng tình hình này, giới đầu cơ trên thị trường vàng trong nước cũng tiến hành đầu cơ, làm giá để trục lợi, gây tâm lý bất ổn trong nhân dân mặc dù lượng vàng nắm giữ trong dân vẫn ở mức cao.
Chính sách nhất quán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ổn định giá trị đồng Việt Nam. Với mức tỷ giá ổn định trong thời gian qua cũng như trong thời gian tới, người dân đang được hưởng lợi từ việc nắm giữ đồng Việt Nam so với nắm giữ đô la Mỹ và vàng. Việc mua vàng trong thời gian này chứa đựng nhiều rủi ro cho những người nắm giữ vàng.

NHNN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng: 'Không phải thấy áo cô nào đẹp cũng mua ngay cho vợ'




Song song với dự án phát triển đường bộ cao tốc Bắc - Nam, ông Đinh La Thăng cho biết đường sắt sẽ thuộc hệ thống giao thông cần ưu tiên vốn để nâng cấp.
Ra đường nhìn thấy một cô gái mặc rất đẹp thì không phải vì thế ta mua ngay bộ đồ đó về cho vợ mặc, vì nó có thể không vừa - tân Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng giải thích vì sao không thể mở ngay thị trường hàng không cho nước ngoài.
Tân Bộ trưởng Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng ngay sau khi nhậm chức đã cho biết ưu tiên lớn nhất trong những trọng tâm công tác của ông là chuẩn bị thực hiện dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam.
Dự án này thực tế đã nằm trong chương trình của Chính phủ chứ không chỉ của ngành giao thông. Con đường này quá quan trọng vì là huyết mạch nối hai thành phố lớn: Hà Nội và TP.HCM. Nước ta lại trải dài. Theo tôi đây là dự án có tầm quan trọng bậc nhất và thiết thực nhất. Nếu đầu tư đường bộ cao tốc này sẽ đem lại hiệu quả ngay và giải tỏa được nhiều vấn đề về giao thông, vận tải hàng hóa.
Trong bối cảnh Chính phủ phải thắt chặt chi tiêu công không phải riêng năm nay mà còn trong các năm tới, vốn đầu tư rất lớn cho công trình này sẽ được huy động như thế nào?
Huy động vốn là một vấn đề rất khó. Tôi mới về nên trước tiên sẽ phải nắm được tình hình trước đây lo vốn thế nào, bây giờ sẽ phải nghiên cứu áp dụng hình thức huy động vốn thế nào, đoạn nào có thể làm theo phương thức BOT (đầu tư - xây dựng, vận hành, chuyển giao), đoạn nào làm PPP (hợp tác công - tư), đoạn nào làm BT (xây dựng - chuyển giao).​
Ngay bây giờ nói cụ thể thế nào thì chưa nắm được. Tôi nghĩ là sẽ phải xem kỹ để nắm được phương thức nào là tối ưu nhất để có thể thu hút vốn đầu tư bên ngoài. Hiện nay, ngân sách rất khó khăn,nhất là khi thực hiện các chính sách như trong nghị quyết 11 của Chính phủ. Cho nên, để làm được con đường này, phải đa dạng hoá nguồn vốn, thu hút nguồn lực xã hội…
Nhưng huy động thế nào quả là vấn đề khó, không hề dễ chút nào. Vấn đề quan trọng ở chỗ phải đưa ra cơ chế hấp dẫn thu hút nhà đầu tư, thuyết phục được các tổ chức tài chính cho vay vốn.
Ông rút được kinh nghiệm gì từ việc đầu tư làm đường Hồ Chí Minh? Con đường này cũng được đầu tư rất lớn nhưng hiệu quả sử dụng ở nhiều đoạn, tuyến là hạn chế ?
Đường Hồ Chí Minh có ý nghĩa khác về chiến lược an ninh, quốc phòng chứ không thuần túy về kinh tế. Ở đây phải tính bài toán lợi ích tổng thể.
Song song với dự án phát triển đường bộ cao tốc Bắc - Nam, ông quan tâm đến hệ thống giao thông nào?
Đường sắt. Sẽ tập trung vốn để nâng cấp đường hiện hữu chứ làm đường mới, hiện đại ngay bây giờ hơi khó. Trước mắt phải thống nhất lại chứ hiện nay, đường sắt cũng có mấy loại. Có thể mở rộng khổ đường sắt từ 1 m lên 1,4 m. Các cầu đường sắt cũng phải nâng cấp.
Một số nước sau khi mở cửa thị trường nội địa, ngành hàng không phát triển rất nhanh, giá vé cạnh tranh, chất lượng dịch vụ được nâng cao, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Trong nhiệm kỳ này, ông có tính toán, đề xuất với Chính phủ mở cửa thị trường hàng không nội địa cho nước ngoài ?
Có chủ trương mở cửa thị trường hàng không nhưng trong phạm vi và lộ trình chứ không mở ngay, bởi đây không chỉ thuần túy là bài toán kinh tế mà phải tính toán cả vấn đề an ninh, quốc phòng.
Một số nước mở ra mà kết quả tốt thì chúng ta phải nghiên cứu, xem xét để học tập nhưng cũng có những cái tốt mình không học được do đặc thù của Việt Nam chưa phù hợp. Điều này giống như khi ta ra đường nhìn thấy một cô gái ăn mặc rất đẹp thì không phải vì thế mà ta mua ngay bộ đồ đó về cho vợ mình mặc được vì nó có thể không vừa(cười).​
Theo Mạnh Quân
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Giá vàng nhảy lên 45,45 triệu đồng

Giá vàng SJC lại tiếp tục nhảy múa trong phiên giao dịch sáng nay khi thị trường thế giới tiếp tục lên cơn sốt trước các thông tin ngày một tồi tệ hơn về tình hình kinh tế Mỹ. Giá thế giới sáng nay đã phá mốc 1.740 USD một ounce, đẩy trong nước lên 45,45 triệu đồng một lượng.

vang-s.jpg
Giá vàng dự kiến sẽ tiếp tục nóng trong ngày hôm nay. Ảnh: Hoàng Hà Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC báo giá vàng sáng nay là 44,5-45 triệu đồng một lượng (mua vào - bán ra), tăng mạnh so với mốc chốt hơn 44 triệu đồng cuối chiều qua. Nhưng ít phút sau, theo diễn biến thế giới, giá của công ty đã nâng lên 44,7-45,3 triệu đồng một lượng tại TP HCM.
Đến 8h58, giá vàng SJC tại TP HCM đã là 44,8-45,4 triệu đồng, trong khi mức cao nhất được ghi nhận tại Cà Mau và Buôn Mê Thuột đắt hơn 50.000 đồng. Tại Hà Nội, giá bán là 45,2 triệu đồng một lượng.
Tập đoàn DOJI niêm yết giá bán lẻ Vàng miếng SJC tại khu vực Hà Nội sáng nay là 44,70 - 45,25 triệu đồng một lượng. Bán sỉ niêm yết ở mức mua vào 44,65 - 45,3 triệu đồng một lượng.
Trong phiên giao dịch ngày hôm qua, tại khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, tổng lượng giao dịch đạt khoảng 2.500 lượng, trong đó chiếm 80% là khách hàng lẻ đi mua.
Nhiều khả năng thị trường vàng trong nước hôm nay sẽ lại trải qua phen chấn động. Ngân hàng Nhà nước cuối chiều qua tuyên bố mạnh tay can thiệp thị trường, thậm chí cho phép nhập khẩu vàng.
Sự tháo chạy của giới đầu tư khỏi các hàng hóa khác và đổ xô tìm đến vàng đã khiến giá kim loại quý quốc tế tăng như vũ bão, tiếp tục ghi nhận mốc kỷ lục mới 1.740 USD một ounce trong phiên giao dịch châu Á sáng nay.
Sau khi Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm xuống AA+, thị trường tài chính quốc tế dường như rối loạn. Nhà đầu tư khắp nơi trên thế giới đều tìm đến vàng. Bằng chứng là Quỹ đầu tư tín thác bằng vàng lớn nhất thế giới sau 2 phiên không có động thái nào cũng đã mua vào 23,52 tấn vàng trong phiên giao dịch ngày 8/8, nâng lượng nắm giữ lên 1.309,92 tấn, mức cao nhất 1 năm qua.
Chính lực mua tăng mạnh đã thúc giá vàng đi lên khá mạnh mẽ. Ngay lúc mở cửa phiên châu Á sáng nay, giá kim loại quý đã vọt lên 1.732 USD lúc 8h30 (giờ Hà Nội), tăng 15,50 USD so với giá chốt phiên. Đây là kỷ lục mới nhất tính đến thời điểm này. Nếu quy đổi ra tiền Việt, giá vàng hiện vào khoảng 43 triệu đồng một lượng.
Trước đó, trong ngày giao dịch 8/8, giá vàng đã có một phen biến động mạnh và liên tiếp lập kỷ lục sau việc Standard & Poor's tước hạn mức AAA của Mỹ cuối tuần trước. Đầu tiên là đỉnh cao 1.713 USD một ounce được ghi nhận lúc 13h (giờ Hà Nội). Sau đó giá điều chỉnh nhẹ và loay hoay quanh mốc 1.700 USD suốt phiên châu Âu. Nhưng khi bước qua giờ New York 8/8, giá lại trỗi lên mạnh mẽ, hướng thẳng về mốc `1.720 USD. Đến khoảng 1h sáng (giờ Hà Nội) giá vàng thế giới đã tiếp cận được mốc giá này. Và chốt ngày tại mức 1.719 USD một ounce, tăng gần 60 USD so với phiên cuối tuần trước.
Giá vàng giao tháng 12 trên sàn Comex tại New York cũng tăng vọt 61,40 USD mỗi ounce (3,7%) lên 1,713,20 USD một ounce. Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng 21%.
Theo các chuyên gia quốc tế, việc Mỹ rớt hạng tín nhiệm cùng diễn biến nợ công châu Âu không mấy tiến triển khiến giới đầu tư nghi ngờ về sự ổn định của các nền kinh tế hàng đầu thế giới vẫn là nhân tố quan trọng hỗ trợ cho sự bứt phá mạnh của giá vàng.
Hôm qua, Ngân hàng đầu tư hàng đầu thế giới Goldman Sachs cũng đã nâng dự báo giá vàng giai đoạn 6 tháng tới lên 1.730 USD một ounce và trong 12 tháng tới là 1.860 USD (mức trước đó lần lượt là 1.635 USD và 1.730 USD đưa ra trong tháng 7).
Cùng với vàng, một số kim loại khác cũng tăng giá trong phiên giao dịch đầu tuần. Hợp đồng bạc giao tháng 9 tăng 1,17 USD một ounce (3,1%) lên 39,38 USD mỗi ounce. Giá bạch kim giao tháng 10 tăng 4,5 USD lên 1.723,60 USD mỗi ounce.
Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 9 trên sàn NYMEX lại tiếp tục rớt mạnh 5,57 USD một thùng xuống 81,31 USD.
Lệ Chi - Song Linh
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Sáng nay, hơn 10 đơn vị nộp đơn xin nhập khẩu vàng

Thứ ba, 09/08/2011 11:13


2 đơn vị đầu tiên là Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và Tổng công ty Vàng Ngân hàng Nông nghiệp (AJC).

Các doanh nghiệp đang nộp đơn xin hạn ngạch sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có chủ trương cho nhập khẩu. Hiện giá vàng trong nước đang cao hơn giá thế giới 1 triệu đồng/lượng.

Nguồn tin riêng của VnExpress sáng nay cho hay hơn 10 doanh nghiệp và ngân hàng đã nộp hồ sơ lên Ngân hàng Nhà nước, trong đó hai đơn vị đầu tiên là Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và Tổng công ty Vàng Ngân hàng Nông nghiệp (AJC).

Tập đoàn DOJI, Công ty Phú Nhuận (PNJ) và một số ngân hàng khác cũng nhanh chóng đề xuất nguyện vọng của mình.

Một doanh nghiệp quy mô lớn cho biết đơn vị này đã xin nhập vài tấn và nếu được cấp có thể mang toàn bộ hàng về trong 3 ngày tới. "Tuy nhiên, nếu được cấp phép vài ba tạ cũng đủ để hạ nhiệt thị trường", lãnh đạo doanh nghiệp này nói.

Vị này phân tích,nếu doanh nghiệp được nhập công khai, người dân sẽ biết nguồn cung dồi dào hơn, giá trong nước chắc chắn sẽ giảm về sát giá thế giới.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận cho biết, trạng thái vàng của công ty đang mất cân đối. Trong ngày hôm qua, PNJ bán ra 2.500 lượng nhưng chỉ mua vào được 600 lượng. Số vàng thiếu hụt vẫn chưa thu gom đủ để cân đối trạng thái.
Nguồn VnExpress
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Được nhập 10 tấn vàng để bình ổn thị trường vàng

09/08/2011 | 12:03:00


Ngân hàng Nhà nước cho biết, để bình ổn thị trường vàng, ngăn chặn hiện tượng đầu cơ, làm giá, bảo vệ lợi ích của người dân, ngày 9/8, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép nhập khẩu 5 tấn vàng để sản xuất vàng miếng, bổ sung nguồn cung vàng trong nước.

Trong những ngày tới, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tiếp tục cấp giấy phép nhập khẩu thêm 5 tấn vàng để cung cấp cho thị trường trong nước, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Ngày 8/8, trước sự biến động đột ngột của giá vàng, nhiều người dân ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã đổ xô đi mua vàng. Chính vì vậy, một số doanh nghiệp kim hoàn lớn như SJC, DOJI, Sacombank-SBJ… đã xin Ngân hàng Nhà nước cấp hạn ngạch nhập vàng.

Với lý do “khan hàng” mà các nhà kinh doanh vàng lớn đưa ra, giá vàng trong nước ngày 8/8 đã có lúc được đẩy lên 44,6 triệu đồng/lượng, cao chưa từng có trong lịch sử. Sang đến ngày 9/8, do giá vàng thế giới đã xác lập mức cao kỷ lục mới là 1.741 USD/ounce, tăng 30 USD so với trưa hôm qua, nên giá vàng trong nước đến cuối giờ sáng ngày 9/8 cũng đã xác lập mức kỷ lục là 46,12 triệu đồng/lượng.

Theo ghi nhận của phóng viên, lúc 10 giờ tại khu vực Trần Nhân Tông, nơi tập trung nhiều trung tâm giao dịch vàng, nhà đầu tư vẫn xếp hàng dài trước các cửa hàng để chờ đến lượt mua. Các cửa hàng đều báo hết sạch vàng. Toàn bộ con phố Trần Nhân Tông tắc nghẽn.

Tuy nhiên, trước diễn biến rất phức tạp, khó lường của giá vàng thế giới, Ngân hàng Nhà nước cũng khuyến cáo người dân thận trọng khi quyết định mua vàng để tránh thiệt hại không đáng có.

Lãnh đạo Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận cũng khuyến cáo bà con không nên vội vã mua vàng khi giá trong nước cao quá 200.000 đồng mỗi lượng so với thế giới. Ồ ạt mua lúc này càng khiến nguồn cung căng thẳng thêm, mà người dân lại phải mua vàng với giá quá đắt so với giá trị thật./.

Minh Thúy (Vietnam+)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Vàng giảm 1 triệu đồng/lượng sau thông tin cho nhập vàng

Thứ ba, 09/08/2011 13:48

Giá vàng trong nước giảm xuống còn 45,20 triệu đồng/lượng bán ra. mua vào khoảng 44,30 - 44,7 triệu đồng/lượng.

907cf_muavang.jpg

Lúc 13h35 chiều nay, giá vàng trong nước đồng loạt sụt giảm khoảng 1 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Hà Nội bán ra ở 45,22 triệu đồng/lượng, mua vào ở 44,5 triệu đồng/lượng. Vàng Bảo Tín Minh Châu cũng xuống 44,30 - 45,30 triệu đồng/lượng, giảm 950.000 đồng/lượng.

Giá vàng SBJ - Sacombank cũng giao dịch ở 44,71 - 45,19 triệu đồng/lượng.

Trước đó, lúc gần 12h trưa nay, Ngân hàng Nhà nước thông báo cho phép nhập ngay 5 tấn vàng dùng để sản xuất vàng miếng, bổ sung nguồn cung vàng trong nước. Việc này nhằm bình ổn thị trường trong nước và đảm bảo an toàn cho người dân.

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, trong những ngày tới dự kiến tiếp tục cấp giấy phép nhập khẩu thêm 5 tấn vàng.



Giá vàng thế giới giao ngay theo Kitco lúc 13h46 hôm nay giờ Việt Nam ở 1.757,50 USD/oz.
Nguồn SJC/SBJ/BTMC
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
"Rất nguy hiểm nếu đổ xô mua vàng giá cao vì hiểu lầm VNĐ mất giá"


Thứ ba, 09 Tháng 8 2011 15:12 (GDVN) – Theo ông Vũ Minh Châu, Giám đốc Công ty VBĐQ Bảo Tín Minh Châu, việc vàng tăng giá điên cuồng trong mấy ngày qua và người dân đổ xô đi mua vàng giá cao là hiện tượng "rất nguy hiểm vì dân sẽ hiểu lầm đồng tiền Việt Nam bị mất giá, mất niềm tin ở đồng nội tệ và ồ ạt đi mua vàng".
>> Giá vàng tiếp tục điên cuồng vượt mốc 46,2 triệu đồng/lượng
>> Vàng tăng thêm 800.000 đồng/lượng sau một ngày 'điên loạn'
Nếu đem quy đổi, giá vàng trong nước chiều nay đã cao hơn thế giới tới gần 1,86 triệu đồng/lượng, khiến nhiều người hình dung tới sự lặp lại của điệp khúc “khan hàng giá lên” hồi tháng 11/2009 và 11/2010. Tuy nhiên, có một điều khó hiểu, vàng càng tăng giá, người dân càng đổ xô đi mua vàng.
Thông điệp của Ngân hàng Nhà nước về việc sẵn sàng cho nhập khẩu vàng được phát đi vào cuối chiều qua (8/8), sau một ngày thị trường vàng loạn giá, diễn biến phức tạp đã cho thấy: Bên cạnh ảnh hưởng của thị trường quốc tế, một nguyên nhân khác tác động tới sự biến động của giá vàng trong nước đó là giới đầu cơ. Giới này thao túng, làm giá để trục lợi, gây tâm lý bất ổn cho dù lượng vàng nắm giữ trong dân vẫn ở mức cao.

Từ cuối tháng 7/2011, một vị GĐ kinh doanh vàng đã từng "tiết lộ" trên báo Lao động về chiêu làm giá của giới đầu cơ như sau: Khi giá vàng tăng, một số tập đoàn tài chính và DN vàng tung tiền ra thu gom vàng khiến vàng vật chất trở nên khan hiếm. Sự mất cân đối cung – cầu khiến giá vàng tăng đột biến. Tức là nếu người dân bán vàng ra, thấy giá vàng tăng mạnh lại liền mua vào. Nhưng khi đó, giá vàng mua vào đã cao hơn mức giá vừa bán ra (bán thấp rồi mua cao).
ok_vang1.jpg
Giá vàng liên tục biến động, người dân chen lấn, xô đẩy nhau
mua bán. (Ảnh của VNE chụp buổi sáng ngày 9/8/2011).

Đến khi giá vàng quay đầu, các đối tượng làm giá trên xả vàng ra bán phá giá nhằm chốt lời (khi đó, các DN kinh doanh vàng cũng phải hạ giá theo). Người dân nếu bán ra theo xu hướng này thì sẽ lại phải bán ra với giá thấp hơn mua vào. Hiện tượng này không phải chỉ xảy ra một lần mà gần như diễn ra thường xuyên trong mỗi “con sóng” vàng. Như vậy, nếu không tỉnh táo, nhiều người dân sẽ lỗ kép.

Cách đây đúng 1 tuần, mỗi chỉ vàng được mua với giá 3.989.000 đồng/chỉ nhưng cho tới thời điểm này, vàng đã đắt lên tới 4.620.000 đồng/chỉ. Đến sáng hôm qua (ngày 8/8), khi thị trường lên cơn điên loạn, giá vàng trong nước có lúc cao hơn 2 triệu đồng mỗi lượng so với giá thế giới.

Bước sang ngày 9/8, giá vàng cũng liên tục đảo chiều, tăng nóng lên mức kỷ lục mọi thời đại 46,2 triệu đồng/lượng nhưng ngay sau đó lại “bốc hơi” đi 1 triệu đồng, giảm nhanh xuống 45,2 triệu đồng/lượng chỉ sau hơn 1 tiếng đồng hồ.

Giữa cơn mưa tầm tã gây ngập đường phố Hà Nội, nhiều người dân vẫn lội nước đến mua vàng. Đại diện của các công ty kinh doanh vàng bạc lớn trên phố Trần Nhân Tông (Hà Nội) cho biết, có đến 70-80% khách tới giao dịch sáng nay là mua vàng, thậm chí có người còn vác cả bao tải tiền tới mua vàng.

Do đó, tình trạng khan vàng trở nên phổ biến tại các quầy thu mua của các công ty kinh doanh kim loại quý này

vang%282%29.jpg
Sáng sớm ngày 9/8, nhận thấy xu hướng giá vàng tăng cao,
nhiều người đã đến chờ đợi giao dịch khi cửa hàng vàng chưa
mở cửa. (Ảnh: Khởi Sự).
Đại diện của Công ty VBĐQ Bảo Tín Minh Châu tiết lộ , mặc dù có hệ thống chân rết khắp các tỉnh thành trên cả nước và khi cần thiết đều có thể chủ động điều tiết nguồn hàng về Hà Nội nhưng những ngày vừa qua, công ty này vẫn không tránh khỏi những lúc thiếu hàng.

Trước tình trạng tăng giá đến “vã mồ hôi” của giá vàng trong nước mấy ngày gần đây, một số doanh nghiệp kinh doanh vàng khẳng định: “Không hề có ý găm hàng”, nhưng một nguồn tin từ một ngân hàng thương mại lớn tiết lộ với VnEconomy, các “nhà cái” của thị trường vàng trong nước đang đẩy giá vàng lên để xả hàng tồn (?). “Gần đây, nhiều tổ chức kinh doanh vàng lớn đã tranh thủ gom một khối lượng vàng lớn để xuất khẩu mà đến giờ vẫn chưa kịp xuất đi. Vì thế giá được đẩy lên để các tổ chức này xả số hàng đã gom nhân lúc thị trường đang mua mạnh”.
Ông Vũ Minh Châu – Giám đốc Công ty VBĐQ Bảo Tín Minh Châu khi trao đổi với VTC News cũng cho rằng: Một trong những nguyên nhân chính khiến giá vàng trong nước tăng đột biến là vì: Giá vàng Việt Nam thời gian qua không có sự quản lý chặt chẽ và việc thả nổi về biên độ giao dịch giữa mua và bán. Nhiều tập đoàn tài chính tham gia vào thị trường vàng bằng hình thức thu gom để xuất khẩu bằng cách đẩy giá mua vàng vật chất lên sát với giá bán trong suốt một thời gian dài. Vì thế, rất có thể lượng vàng trong nước đã cạn do thời gian qua xuất khẩu ồ ạt.

vang123.jpg
Vàng tăng nóng tới "vã mồ hôi" có nguyên nhân từ việc làm giá
của các nhà đầu cơ? (Nguồn: SJC).

Theo quy luật tất yếu của thị trường, khi nguồn cung yếu hơn cầu thì giá sẽ tăng mạnh. Theo ông Châu, đây cũng chính là hậu quả của việc ép biên độ mua vào sát với giá bán ra. Những ai có vàng lúc này là làm chủ thị trường, người thiệt hại lại chính là dân. “Điều này rất nguy hiểm vì dân sẽ hiểu lầm là đồng tiền Việt Nam bị mất giá, mất niềm tin ở đồng nội tệ và ồ ạt đi mua vàng, và họ không hiểu bản chất thật của thị trường vàng lúc này như thế nào” – ông Châu cho biết.
Do đó, một khuyến cáo chung mà Ngân hàng nhà nước cũng như các nhà phân tích dành cho người dân và những nhà đầu tư nhỏ, lẻ đó là: Vào thời điểm này là nên mua bán tự nhiên theo nhu cầu của mình. Tức là khi thật sự cần thì hãy bán ra và mua vào, không nên chạy theo tâm lý đám đông và hiện tượng tăng giả như hiện nay.

Khởi Sự (Tổng hợp)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Đôla tự do tăng giá lên 21.300 đồng

Quyết định cho nhập 5 tấn vàng của Ngân hàng Nhà nước là động lực khiến giá đôla tăng mạnh mẽ hơn cả ở trong ngân hàng cũng như ngoài thị trường tự do. Lần đầu tiên sau nhiều tháng qua, giá đôla trên thị trường tự do vượt 21.000 đồng.

Sau khi tăng thêm hơn 100 đồng vào chiều qua, đến hôm nay, các ngân hàng lại tăng cường thu gom đôla Mỹ. Vietcombank niêm yết mua bán ở 20.750-20.810 đồng, tăng mạnh 70 đồng chiều thu gom và 10 đồng chiều bán.
ACB cũng công bố giao dịch USD ở 20.780-20.814 đồng. So với hôm qua, mỗi USD mua vào đã tăng 50 đồng, chiều bán giữ nguyên.
Một số nhà băng khác trong xu hướng giao dịch đồng bạc xanh cũng điều chỉnh tăng lên. Eximbank chiều nay thông báo giá mua đôla Mỹ tăng tới 130 đồng lên 20.780 đồng. Còn mức bán ra giảm nhẹ 4 đồng xuống 20.810 đồng. Biên độ giữa mua vàn bán lên mức khá cao 134 đồng.
dola-11.jpg
Giá đôla trên thị trường tự do đã chạm 21.300 đồng. Ảnh: Lệ Chi. Trên thị trường tự do ở Hà Nội, đôla giao dịch quanh 21.050-21.300 đồng, tăng gần 200 đồng so với hôm qua. Một số điểm thu đổi khác tăng giá thu gom khá mạnh, lên mức 21.150 đồng vào khoảng 14h chiều. Ở chiều bán ra, mỗi USD được niêm yết ở 21.300 đồng, tăng gần 450 đồng so với giá chiều qua.
Các chủ điểm thu đổi ngoại tệ cho hay, nhu cầu mua vào đang tăng mạnh do có nguồn tiêu thụ. Trái với tình hình ảm đạm giao dịch như cách đây một vài tuần, hiện tại, đã bắt đầu có người dân đến bán đôla, chủ một điểm thu đổi ngoại tệ trên phố Hà Trung (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết.
Tại TP HCM, lúc 16h chiều nay, giá USD trên thị trường tự do dao động quanh 20.850-21.200 đồng. So với chiều qua, mỗi đôla mua vào tăng 150 đồng trong khi bán ra tăng gần 250 đồng.
Tỷ giá đôla thị trường tự do đang tiếp tục tăng cao khiến tình hình giao dịch ngoài thị trường cũng rất phức tạp. Lực mua và bán còn tùy thuộc từng địa bàn khác nhau. Một số điểm thu đổi ngoại tệ trên đường Nguyễn Huệ, quận 1 do giá USD tăng nên lượng người đến mua đôla về cất trữ nhiều hơn bán. Trong khi, các điểm thu đổi ngoại tệ tại các quận 3, quận 5,... thì giao dịch vẫn không thay đổi nhiều so với những ngày trước. Lượng người mua và bán đều tương đương nhau.
Theo giải thích của một số chủ thu đổi ngoại tệ tại quận 1, TP HCM, người mua phần lớn do nhu cầu bắt buộc, không có hiện tượng mua ồ ạt.
Riêng sự biến động giá USD trong ngân hàng, một số chuyên giá cho rằng, đó là do việc Ngân hàng Nhà nước cho phép nhập khẩu vàng (trong đợt này phần lớn là các ngân hàng được cấp phép) đã khiến giá đôla Mỹ tiếp tục ở mức cao vì họ đang cần gom ngoại tệ để nhập vàng.
Một chuyên gia kinh tế tại TP HCM cũng cho rằng, biến động giá vàng, đôla trong khoảng thời gian ngắn gần đây, đã hé lộ triệu chứng "lâm sàng" rất đáng lo ngại cho sức khỏe của đồng tiền Việt Nam. Nếu Ngân hàng Nhà nước không có biện pháp ngăn chặn kịp thời có thể gây áp lực lên tỷ giá.
Tổng Giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần tại Hà Nội cũng bày tỏ, hiện nay, còn quá sớm để kết luận tỷ giá đang chịu áp lực hay không. Theo ông này, việc một số nhà băng đẩy mạnh thu mua đôla mới chỉ diễn ra từ chiều qua, có thể một phần do tác động tâm lý của thông tin Ngân hàng Nhà nước cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu vàng.
Theo ông, hiện tại, nguồn cung trên thị trường không thiếu, do vậy đây có lẽ là động tác thu gom nhằm điều chỉnh lại trạng thái. "Mỗi ngân hàng có một chính sách để cân đối cung, cầu. Tuy nhiên, nếu các đơn vị đua nhau đi gom thì thị trường sẽ có khả năng trở nên căng thẳng hơn", ông chia sẻ.
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng, theo công bố của Ngân hàng Nhà nước vẫn trụ ở 20.608 đồng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc các ngân hàng thương mại đẩy mạnh thu gom đôla từ chiều qua có thể có nguyên nhân trực tiếp là Ngân hàng Nhà nước cho phép nhập khẩu vàng. Chính điều này khiến cho nhu cầu về ngoại tệ đang dần nóng lên.
http://ebank.vnexpress.net/gl/ebank/thi-truong/2011/08/dola-tu-do-tang-gia-len-21-300-dong/
Lệ Chi - Tuệ Minh
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Cho nhập vàng có phải giải pháp căn cơ?

Thứ ba, 09 Tháng 8 2011 16:06 SGDTTC.



Việc NHNN cho phép nhập 5 tấn vàng ngày 9-8 và nhập thêm 5 tấn vàng trong những ngày tới có thể phần nào làm hạ nhiệt giá vàng trong nước. Tuy nhiên, việc cho nhập vàng sẽ đối mặt với những thách thức mới.

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) công bố "sẵn sàng cho nhập khẩu vàng" nhưng thông điệp này dường như không thể chặn được "cơn bão" giá vàng.

Sáng nay, 9-8, giá vàng trong nước tiếp tục tăng thêm gần 2 triệu đồng/lượng, lên đến mức kỷ lục 46,3 triệu đồng/lượng.

Tại Hà Nội, người dân tiếp tục tới xếp hàng dài ở các cửa hàng kinh doanh vàng để mua vàng tích trữ, bất chấp khuyến cáo về sự rủi ro khi đầu tư vào vàng đã được Ngân hàng Nhà nước đưa ra tối qua.

Đến trưa nay, trước sự tăng cấp của bão giá vàng, NHNN đã phát đi thông báo: Trong ngày 9-8, NHNN đã cho phép nhập khẩu 5 tấn vàng để sản xuất vàng miếng, bổ sung nguồn cung vàng trong nước. Trong những ngày tới, NHNN dự kiến tiếp tục cấp giấy phép nhập khẩu thêm 5 tấn vàng để cung cấp cho thị trường trong nước, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Tuy nhiên, trước diễn biến rất phức tạp, khó lường của giá vàng thế giới, NHNN khuyến cáo người dân thận trọng khi quyết định mua vàng để tránh thiệt hại không đáng có.

Trao đổi với ĐTTC, một số chuyên gia cho rằng việc NHNN cho nhập khẩu vàng để bình ổn thị trường là cần thiết, nhưng không phải là giải pháp căn cơ để quản lý thị trường vàng. Điểm lại những lần "sốt" giá vàng trong nước thời gian qua, ngoài nguyên nhân tăng theo giá vàng thế giới, còn có một thực tế là nguồn cung trong nước khan hiếm, và tình trạng đầu cơ, làm giá để trục lợi của một số tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ đầu năm đến nay, doanh số ngoại tệ do xuất khẩu vàng và kim loại quý lên tới gần 2 tỷ USD, riêng xuất khẩu vàng khoảng 1,3 tỷ USD do giá thế giới cao hơn trong nước.

Theo cơ chế hiện nay, vàng xuất khẩu đi thì dễ nhưng nhập về phải có giấy phép của NHNN.
Chính cơ chế này và độ trễ của chúng đã làm cho cung cầu và giá cả vàng trong nước gần như đoạn tuyệt với thế giới trong những thời điểm thị trường khó khăn nhất. Và hệ quả là giá vàng trong nước không chỉ "sốt" theo giá thế giới mà còn tăng hơn giá thế giới 2-2,5 triệu đồng/lượng.

Ông Trần Thanh Hải, Tổng Giám đốc CTCP đầu tư kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng với cơ chế hiện nay, khi giá vàng thế giới đột ngột tăng cao, nhiều tổ chức kinh doanh vàng dù không muốn nhưng "buộc phải làm giá", bởi lẽ do nguồn cung khan hiếm nên khi bán ra một lượng vàng nhất định ở thời điểm sốt doanh nghiệp khó có thể mua lại ở thời gian sau đó với mức giá tương đương. Vì thế, họ buộc phải đẩy giá lên mức cao hơn giá thế giới để dự phòng khả năng có thể mua lại với mức giá đã bán ra.

Từ đầu năm đến nay, trước tình trạng "chảy máu" vàng, đã có nhiều ý kiến cho rằng NHNN nên tích cực mua vàng để bình ổn thị trường khi cần thiết. Tuy nhiên, mặc cho vàng cứ xuất đi, còn ứng xử của nhà điều hành là chờ doanh nghiệp xuất khẩu vàng bán lại ngoại tệ cho mình. Vì thế, đến khi nguồn cung bị hạn chế, NHNN gần như trở tay không kịp. Hệ quả là thị trường đã trở nên hỗn loạn trước sự "nhảy múa" bất thường của giá vàng.

Việc NHNN cho phép nhập 5 tấn vàng trong ngày 9-8 và cho nhập thêm 5 tấn vàng trong nhưng ngày tới có thể phần nào làm hạ nhiệt giá vàng trong nước. Tuy nhiên, với việc cho nhập vàng cơ quan quản lý nhà nước sẽ đứng trước thách thức mới là việc nhập vàng sẽ gây áp lực lên tỷ giá và nhập siêu.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp khi được phép nhập vàng cũng phải tính toán kỹ, bởi hiện giá vàng thế giới đang diễn biến hết sức phức tạp. Hiện đang có dự báo giá vàng sẽ tăng lên mức 2.000USD/oz trong thời gian ngắn sắp tới.

Trong mấy ngày gần đây, giá USD và giá vàng gần như song hành với nhau về tốc độ tăng. Đầu tháng 8, tỷ giá ở mức 20.610 VNĐ/USD thì đến ngày 8-8 đã tăng lên đến 20.800 VNĐ/USD. Sáng 9-8, tỷ giá niêm yết của các NHTM đã tăng kịch trần và trên thị trường tự do tỷ giá đã vượt mốc 21.000 VNĐ/USD.

Nhập siêu trong tháng 7 vừa qua đã giảm nhưng chưa bền vững, bởi kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh so với nhập khẩu là do xuất khẩu vàng. Nay nếu lại cho nhập vàng thì có khả năng nhập siêu sẽ tăng trở lại - đe dọa tới mục tiêu bình ổn kinh tế vĩ mô mà Chính phủ đang theo đuổi.
http://www.giavang.net/index.php/th...i/3344-cho-nhap-vang-co-phai-giai-phap-can-co
 
Chỉnh sửa lần cuối:

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tỷ giá liên ngân hàng tăng 10 đồng

Thứ tư, 10/08/2011 07:52

Đây là lần đầu tiên NHNN điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng sau 1 tháng giữ ở 20.068 đồng/USD.

d73e4_USD-52.jpg

Ngân hàng Nhà nước công bố, tỷ giá bình quân liên ngân hàng hôm nay (10/8) là 20.618 đồng/USD, tăng 10 đồng so với hôm qua.

Tỷ giá trần của các ngân hàng thương mại hôm nay là 20.824 đồng/USD.

Đây là lần điều chỉnh đầu tiên của tỷ giá bình quân liên ngân hàng kể từ 9/7/2011, khi được giữ ổn định ở 20.608 đồng/USD - mức thấp nhất kể từ khi phá giá VND 9,3% ngày 11/2/2011.



Hơn 1 tuần trở lại đây, tỷ giá ngân hàng và thị trường tự do liên tục tăng, đặc biệt trong 2 ngày qua.

Hôm qua, các ngân hàng hầu hết niêm yết giá bán USD kịch trần 20.814 đồng/USD, giá mua vào cũng tăng lên 20.750 - 20.780 đồng/USD.

Trên thị trường tự do, có lúc giá bán USD lên tới 21.300 đồng/USD.

Một số ý kiến cho rằng, giá USD tăng do các doanh nghiệp bắt đầu thu gom cho nhu cầu cuối năm. Hoặc tăng do một số doanh nghiệp gom USD để nhập vàng khi giá vàng trong nước tăng cao và cao hơn tới 2 triệu đồng/lượng so với giá quy đổi thế giới.

Hôm qua, trước tình hình tăng cao của giá vàng, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định cho nhập ngay 5 tấn vàng và sẽ cho nhập thêm 5 tấn nữa thời gian tới.

Như vậy, nhu cầu ngoại tệ để nhập vàng có thể sẽ tác động đến tình hình thị trường thời gian tới.
Nguồn SBV