Tin trong nước

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
'Tháng 10 mới có thể cho vay 17-19%/năm một cách đại trà'



(VSG) Các ngân hàng đã nghiêm chỉnh chấp hành quy định trần lãi suất huy động 14%/năm của NHNN, tuy nhiên vẫn chưa thể hạ lãi suất cho vay về mức 17-19%/năm do vẫn còn vốn huy động giá cao.


Ngay sau khi Ngân hàng (NH) Nhà nước đưa ra thông điệp mạnh mẽ đối với hiện tượng vượt rào lãi suất huy động thông qua việc ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN, lập tức hôm qua (8-9), lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn của các NH thương mại đều giảm về mức 14%/năm. Riêng lãi suất cho vay vẫn rất cao và khác biệt khá lớn.

Thôi vượt rào
Anh gửi tiết kiệm số tiền bao nhiêu? Nhân viên tiếp tân NH NN-PTNT (Agribank) Chi nhánh Gia Định (TPHCM) hỏi khi tôi ngỏ ý tìm hiểu lãi suất gửi tiết kiệm. “200 triệu đồng” - tôi đáp. Nhân viên này liền mời tôi đến gặp nhân viên phụ trách lãi suất môi giới. Tuy nhiên, người này cho biết từ ngày 8-9 lãi suất tiền gửi VNĐ bao nhiều đi nữa cũng chỉ là 14%/năm.

Trường hợp khách hàng rút tiền trước hạn, NH sẽ áp dụng lãi suất không kỳ hạn 3%/năm. Tại NH Việt Nam Thịnh vượng (VPBank), tôi cố gắng mặc cả gửi tiền với lãi suất cao hơn 14%/năm song nhân viên VP Bank kiên quyết từ chối….

Tương tự, đến NH TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), chúng tôi ghi nhận lãi suất các kỳ hạn tháng đều ở mức 14%/năm, lãi suất kỳ hạn tuần thấp hơn kỳ hạn 1 tháng chỉ 0,1%/năm. Tương tự, tại Phòng Giao dịch NH An Bình (ABBANK) ở quận Gò Vấp (TPHCM), nhân viên cho biết: Sáng 8-9, phòng giao dịch đã nhận được văn bản của tổng giám đốc ABBANK về việc hạ lãi suất đầu vào theo đúng quy định. Tại NH Á Châu (ACB), chương trình huy động vốn lãi suất cao vào cuối ngày 7-9…
nhưng sáng 8-9, chúng tôi chứng kiến một khách hàng gửi 4 tỉ đồng tại NH này cũng chỉ với lãi suất 14%/năm…


Nhiều NH nghiêm túc áp dụng lãi suất tiền gửi theo đúng quy định. “Lần này NH Nhà nước đã có thông điệp mạnh mẽ đối với hiện tượng vượt rào lãi suất huy động và kiên quyết kỷ luật nặng đối với NH vi phạm cho nên trước mắt các NH thương mại đều phải thực hiện. NH nào có ý định vượt rào cũng phải nhìn trước nhìn sau một thời gian…” - nhân viên tín dụng của một NH nhận xét.

Kỳ vọng giảm sau 1 tháng nữa
Tuy lãi suất đầu vào trên toàn thị trường đã giảm khoảng 2%-4% nhưng lãi suất cho vay vẫn còn rất cao, đồng thời có sự phân hóa rất lớn.
Trong vai người có nhu cầu vay vốn, chúng tôi tiếp xúc với anh T.Đ.S, một cán bộ tín dụng của ABBANK, anh này cho biết: “Hiện ABBANK cho vay tiêu dùng là 25%/năm cho vay sản xuất kinh doanh 21,5%-22%/năm, nhưng có thể sẽ giảm dần vào tháng 10 tới vì lãi suất đầu vào đã giảm mạnh”.

Tại VPBank, lãi suất cho vay để xây nhà là 23%/năm. Với số tiền 300 triệu đồng, thời hạn vay 3 năm, khách hàng sẽ trả góp từ 5-8 triệu đồng/tháng. Riêng khách hàng thế chấp sổ tiết kiệm để vay tiền, Agribank Chi nhánh Gia Định áp dụng lãi suất cho vay 16,4%/năm; Sacombank ấn định lãi suất 19,8%/năm.

Trong khi đó, ông Khưu Lạc, Giám đốc Công ty Lạc Hưng (TPHCM), cho biết: Hiện tại công ty ông vẫn vay vốn NH để sản xuất bao bì, kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may với lãi suất 21%/năm (thời hạn vay 6 tháng). Nhiều doanh nghiệp khác cũng cho hay họ chưa nhận được thông tin giảm lãi suất từ NH, vẫn tiếp tục vay với lãi suất từ 20%-22%/năm...

Theo các NH, trên cơ sở nguồn vốn nhiều hay ít, giá vốn đầu vào cao hay thấp, đối tượng khách hàng, lĩnh vực kinh doanh sản xuất rủi ro thấp hay cao…, NH sẽ đưa ra mức lãi suất cho vay khác nhau. Lãnh đạo một NH có trụ sở tại Hà Nội cho biết nhiều NH công bố lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh 17%-19%/năm nhưng chỉ áp dụng cho một vài doanh nghiệp được NH chọn lọc hoặc doanh nghiệp xuất khẩu cam kết bán ngoại tệ cho NH với tỉ giá do NH ấn định.

Ông Võ Văn Châu, cố vấn NH TMCP Đại Tín, phân tích: Do các NH huy động tiết kiệm với lãi suất từ 17%-19%/năm, kỳ hạn 1 - 2 tháng từ trước nên thời điểm này lãi suất chưa thể giảm mạnh. “Có thể đến tháng 10 tới, khi thị trường đã tiêu hóa hết số vốn giá cao, mức lãi suất cho vay 17%-19%/năm mới được thực hiện đại trà. Nếu các NH nghiêm chỉnh huy động vốn với lãi suất 14%/năm, cộng với chi phí kinh doanh khoảng 3%-4% thì lãi suất cho vay thấp nhất trong thời gian tới sẽ ở mức 17%-18%/năm”- ông Châu dự báo.

Theo Thy Thơ
Người lao động
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Chuẩn bị đấu giá 5 ha đất tại huyện Thạch Thất, Hà Nội

Thứ sáu, 09/09/2011 16:54
110909-thachthat.jpg


(DVT.vn) - Khu đất rộng 4,96 ha, nằm tại khu Lỗ Đòng - Bồ Cóc, xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất.

UBND thành phố Hà Nội ban hành văn bản chấp thuận điều kiện bố trí kế hoạch chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất đấu giá quyền sử dụng đất tại khu Lỗ Đòng - Bồ Cóc, xã Đại Đồng.


Dự án có mức đầu tư khoảng 85 tỷ đồng, trên diện tích đất 4,96 ha nhằm xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật khu Lỗ Đòng - Bồ Cóc thành điểm dân cư mới có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hoàn chỉnh để đấu giá quyền sử dụng đất.


Dự án do UBND huyện Thạch Thất làm chủ đầu tư, thời gian hoàn thành chuẩn bị đầu tư vào Quý IV/2011.


Trước đó, thành phố cũng phê duyệt kế hoạch đấu thầu gói thầu phần xây lắp của khu đất tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên để chuẩn bị đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất tại khu này. Giá trị gói thầu là hơn 20 tỷ đồng.
http://dvt.vn/20110909101350298p0c73/chuan-bi-dau-gia-5-ha-dat-tai-huyen-thach-that-ha-noi.htm
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Các ngân hàng đồng loạt công bố giảm lãi suất

Từ 12/9, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) sẽ giảm lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh về 17-19% một năm đối với các khoản vay ngắn hạn.

> 'Ông lớn' ngân hàng công bố giảm lãi suất


Theo công bố của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, mặt bằng lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh sẽ không quá 19% một năm, áp dụng kể từ ngày 12/9. Cụ thể, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 17% đến 19% một năm. Trong đó, hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, tối thiểu là 17%, còn các đối tượng khác, thấp nhất là 18%. Lãi suất cho vay trung hạn cao hơn mức trên 1,5% mỗi năm.

Riêng lãi suất cho vay ưu đãi đối với khách hàng xuất khẩu có bán ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước thì Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh loại một, loại 2, căn cứ tình hình lãi suất thị trường, lợi của ngân hàng về huy động, dịch vụ thanh toán, mua bán ngoại tệ và khả năng tài chính của mình để quy định mức lãi suất cho vay, nhưng không thấp hơn 16,5% một năm. Các hoạt động không phải là sản xuất kinh doanh, Ngân hàng vẫn áp dụng mức tối thiểu là 20,5% mỗi năm.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 9/9, đã có 11 ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, xuống mức 17-19% mỗi năm. Trước ngày 5/9 có 5 ngân hàng là Đầu tư, Sài Gòn Hà Nội, Việt Nam thịnh vượng, An Bình và Xuất nhập khẩu. Đến ngày 8/9, có thêm 6 ngân hàng thương mại nữa là Công thương, Ngoại thương, Phát triển nhà ĐBSCL, Quân đội, Liên Việt, Hàng Hải.

Một số ngân hàng khác đang xây dựng chính sách lãi suất trên cơ sở điều kiện hoạt động kinh doanh để điều chỉnh giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu xuống mức 17-19% một năm.

Bên cạnh đó, 20 ngân hàng đã tuyên bố thực hiện nghiêm trần lãi suất huy động tiền đồng ở 14% một năm và trần lãi suất USD 2%.

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/09/cac-ngan-hang-dong-loat-cong-bo-giam-lai-suat/
Kỳ Duyên
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
9 đơn vị có dấu hiệu huy động vượt trần lãi suất

Thứ hai, 12/09/2011 09:58

Ngày 9/9, NHNN yêu cầu kiểm tra đột xuất một số TCTD tại Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Ninh Bình, TPHCM có dấu hiệu huy động vượt trần lãi suất.

d09db_omo2.jpg


Theo thông tin phản ánh qua đường dây nóng của ngân hàng Nhà nước (NHNN), vào ngày 8/9, một số tổ chức tín dụng có dấu hiệu tiếp tục huy động vốn VND với lãi suất trên 14%.

Đó là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (trên địa bàn thành phố Hải Phòng); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Xuân, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa, Ngân hàng TMCP Phương Tây (trên địa bàn thành phố Hà Nội); Ngân hàng TMCP Hàng Hải (trên địa bàn tỉnh Ninh Bình); Hội sở Ngân hàng TMCP Đông Á (trên địa bàn TPHCM).

Ngoài ra, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội huy động vốn VND với lãi suất 17,5%/năm; Quỹ Tiết kiệm Đống Đa huy động với lãi suất 19%/năm, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa huy động với lãi suất 19%/năm.

Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng đề nghị Giám đốc NHNN chi nhánh thành phố Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM và tỉnh Ninh Bình kiểm tra ngay các khoản tiền gửi, phải thu, phải trả, chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay phát sinh trong các ngày 8/9 và 9/9/2011 của các đơn vị nêu trên.

Nếu các tổ chức tín dụng trên có vi phạm, cần có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định tại chỉ thị 02. Theo đó, tổ chức tín dụng nào vi phạm trần lãi suất huy động, người quản lý, điều hành sẽ bị đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ trong thời hạn 3 năm tại kể từ ngày bị đình chỉ, miễn nhiệm.

Tổ chức tín dụng vi phạm cũng bị hạn chế mở rộng phạm vi, quy mô, địa bàn hoạt động trong thời hạn 1 năm kể từ ngày bị xử lý. Đồng thời, đơn vị vi phạm thuộc tổ chức tín dụng sẽ bị hạn chế hoặc tạm đình chỉ hoạt động huy động và cho vay.

Kết quả sẽ báo cáo về Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng chậm nhất trong ngày 13/9/2011.

http://gafin.vn/20110912094823894p0c34/9-don-vi-co-dau-hieu-huy-dong-vuot-tran-lai-suat.htm

Nguồn DVT.vn/SBV
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Sẽ lập nhóm ngân hàng “G12 + 1”

NGUYỄN HOÀI
19:23 (GMT+7) - Thứ Hai, 12/9/2011

02_260.jpg


Trụ sở Ngân hàng Nhà nước tại Hà Nội. Ngân hàng Nhà nước đang ráo riết hành động để duy trì trần lãi suất tiền gửi ở mức 14%, làm cơ sở kéo lãi suất tiền vay xuống 17% - 19%.

Thành lập nhóm “G12 + 1”, khoanh vùng 12 ngân hàng mất cân đối nguồn, trong đó có 5 ngân hàng bị trọng bệnh để “điều trị”, kỷ luật nghiêm xé rào trần lãi suất 14%/năm… là những hành động tiếp theo sẽ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng trong thời gian tới.

Đồng thuận, sẽ hết mặc cả!

Ngân hàng Nhà nước đang ráo riết hành động để duy trì trần lãi suất tiền gửi ở mức 14%, làm cơ sở kéo lãi suất tiền vay xuống 17% - 19%.

Tại cuộc họp sơ kết Nghị quyết 11 ngày 7/9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nói: “Nhiều người hỏi rằng: lãi tiền gửi 14%/năm thì dân có gửi hay không? Tôi khẳng định: nếu tất cả ngân hàng cùng thực hiện trần 14% thì người dân vẫn gửi tiền. Chỉ vì đứng núi này, trông núi nọ, đưa lãi cao hơn để giành khách thì thị trường mới loạn như thế”.

Điều ông Bình nói không phải không có cơ sở, vì theo tìm hiểu của người viết, trong các ngày 8 và 9/9, đã có hai ngân hàng thương mại cổ phần có trụ sở tại Hà Nội bị khách hàng rút đi 1.200 tỷ đồng. Trong đó, một ngân hàng bị rút đi 500 tỷ đồng, còn ngân hàng kia bị rút đi 400 tỷ đồng trong ngày 8/9 và 300 tỷ đồng trong ngày 9/9/2011.

Theo tổng giám đốc một ngân hàng, việc phát hiện các ngân hàng xé rào không thực sự khó, nếu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các địa phương quan sát trên hệ thống sổ sách, báo cáo của từng ngân hàng sẽ phát hiện những biến động bất thường.

Ví dụ, một khách hàng bỗng nhiên rút 100 tỷ đồng ở ngân hàng này nhưng sau đó lại thấy người này đem 100 tỷ đồng đó gửi ở ngân hàng khác. Sau khi đối chiếu, so sánh thời gian rút, số lượng tiền bị rút, các yếu tố nhân thân khách hàng (tên tuổi, số chứng minh thư, hộ khẩu…) thì Ngân hàng Nhà nước sẽ nghi vấn ngay xé rào lãi suất. “Cả hệ thống cùng áp dụng một mức 14%/năm thì không lý gì khách hàng lại rút tiền từ ngân hàng này gửi ngân hàng khác cả!”, vị tổng giám đốc này nói.

Còn theo ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB, chấp hành chỉ thị của Ngân hàng Nhà nước, SHB đã chấn chỉnh ngay trong hệ thống không được xé rào lãi suất 14% và dành hai gói vốn ngắn hạn, lãi suất 17% - 18% trị giá 6.200 tỷ đồng cho vay doanh nghiệp.

Tính đến thời điểm này, hầu hết ngân hàng đều dán “cáo thị” nghiêm cấm lách lãi suất tiền gửi từ hội sở đến các chi nhánh và phòng giao dịch. Tuy nhiên, tổng giám đốc một ngân hàng cổ phẩn cho rằng, để đồng thuận và thực hiện nghiêm túc theo Chỉ thị 02 thì Ngân hàng Nhà nước phải xử lý nghiêm đối với hành vi xé rào và công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước cũng phải có biện pháp can thiệp kịp thời trên lãi suất nghiệp vụ thị trường mở (OMO), tái cấp vốn đối với những ngân hàng mất cân đối nguồn trong thời gian vừa qua.

Ra tay

Có thể nói, việc đưa lãi suất xuống 14%/năm dường như đã trở thành quyết tâm chính trị cao nhất trong toàn hệ thống ngân hàng hiện nay, mà lời khẳng định của Thống đốc Nguyễn Văn Bình tại hội nghị sơ kết Nghị quyết 11 là một dẫn chứng. Ông Bình nói: “Phải đưa hoạt động ngân hàng đi vào nề nếp, khuôn khổ nhưng minh bạch, phục vụ tốt hơn cho nền kinh tế và lấy lại danh dự của ngành trong con mắt người dân”.

Theo Thống đốc, bước đi đầu tiên là Ngân hàng Nhà nước sẽ thành lập nhóm 12 ngân hàng lớn, chiếm tới 85% thị phần, cùng với Ngân hàng Nhà nước, tạm gọi là “G12 + 1”. Mỗi quý nhóm sẽ họp một lần, kể cả khi thị trường “sóng yên biển lặng” nhằm mục đích trao đổi hoạt động nghiệp vụ, để nâng cao hơn nữa tính tương tác giữa thị trường và cơ quan quản lý. Trong trường hợp thị trường biến động phức tạp, nhóm “G12 + 1” sẽ họp bất cứ lúc nào để xử lý tình hình.

Để nhóm hoạt động có hiệu quả, sẽ thành lập Ban thư ký do Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) làm trưởng ban, phối hợp chặt chẽ với 12 thành viên nói trên để nắm bắt tình hình, chuẩn bị nội dung và kiến nghị giải pháp xử lý để đưa ra cuộc họp thường kỳ với “G12 + 1”.

“Với cách làm như vậy, chính sách ban hành sẽ sát hơn với thực tế. Khi đó, tất cả phải chấp hành, tổ chức tín dụng nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm túc. Vì đó là cách để bảo vệ quyền lợi của toàn ngành và của các tổ chức tín dụng. Ngược lại, Ngân hàng Nhà nước ban hành chính sách mà các tổ chức tín dụng không thực hiện được thì đó là trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước”, Thống đốc nói.

Thứ hai, cũng theo Thống đốc, sau khi đã duy trì trần lãi suất tiền gửi 14%/năm thì lãi suất tiền vay ở mức 17% - 19% là phù hợp. Có ngân hàng đề nghị là nên đa dạng hóa mức lãi suất cho vay hơn nữa tùy theo loại hình khách hàng nhưng Thống đốc cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, với khoảng từ 17% - 19%, ít nhất có 3 mức lãi suất để đa dạng và đó là điều hợp lý.

Thứ ba, để đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn thực dương cho lãi suất tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, lạm phát kỳ vọng năm tới tính ở mức cao nhất chỉ ở mức 12% và so với lãi suất tiền gửi 14% đã hoàn toàn thực dương.

Thứ tư, cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn theo nguyên tắc: người mua bán cuối cùng trên thị trường đối với những tổ chức tín dụng khó khăn. Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đã lọc ra khoảng 12 tổ chức tín dụng mất cân đối giữa nguồn và sử dụng nguồn, trong đó có 5 tổ chức tín dụng mất cân đối lớn, có biểu hiện vay mượn rất nóng trên thị trường trong thời gian qua. Ngân hàng Nhà nước sẽ làm việc và có biện pháp xử lý ngay với 5 đơn vị này theo hướng tái cấp vốn để đảm bảo thanh khoản cho họ.

Tuy nhiên, vì tình hình tài chính của họ không lành mạnh nên Ngân hàng Nhà nước sẽ có chương trình tạm gọi là “điều trị” hoặc “chữa bệnh” cho họ. Khi nào họ khỏi bệnh, mới được tiếp tục hoạt động bình thường. Còn trong khi đang “điều trị”, đề phòng khả năng họ lây nhiễm sang ngân hàng khác, khi nào họ “chữa trị” xong mới được quay trở lại với cộng đồng.

Thứ năm, liên quan đến xử lý vi phạm xé rào lãi suất, ngay trong ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành công văn số 7020/NHNN-TTGSNH về việc “kế hoạch thanh tra các tổ chức tín dụng trong nước từ nay đến cuối năm 2011”. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ thanh tra định kỳ về cấp tín dụng, ứng trước, thanh tra đầu tư tài chính, góp vốn mua cổ phần…

Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước cũng tiến hành thanh tra đột xuất hoạt động công ty mua bán nợ, công ty con của tổ chức tín dụng, kể cả phối hợp với Bộ Tài chính để thanh tra công ty chứng khoán.

Liên quan đến hoạt động này, thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã thanh lọc 10 ngân hàng có biểu hiện tăng tín dụng quá 20% và lập biên bản với 2 ngân hàng biến tướng tín dụng dưới nhiều hình thức “ủy thác đầu tư”, “tài khoản phải thu”, yêu cầu 2 đơn vị này đình chỉ hoạt động cho vay, thu hồi nợ để hạch toán đúng đủ, đưa dư nợ vào đúng khuôn khổ.

http://vneconomy.vn/20110912071511215P0C6/se-lap-nhom-ngan-hang-g12--1.htm
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
NHNN sẽ kiểm soát chặt hạn mức tăng trưởng tín dụng trong 5 năm tới

Thứ ba, 13/09/2011 12:23
4fcNHNN11.jpg


(DVT.vn) - Đặc biệt, hạn mức tăng trưởng tín dụng sẽ không cào bằng mà chia theo nhóm ngân hàng và sẽ có một số tiêu chí để xếp loại.

Cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11/2011, NHNN sẽ đưa ra hạn mức tăng trưởng tín dụng của năm 2012. Và trong kế hoạch 5 năm tới, NHNN sẽ luôn đề ra hạn mức tăng trưởng tín dụng và kiểm soát chặt chẽ hạn mức này.

Đặc biệt, hạn mức tăng trưởng tín dụng sẽ không cào bằng mà chia theo nhóm ngân hàng và sẽ có một số tiêu chí để xếp loại. Với quan điểm đó, NHNN kiên quyết xử lý nghiêm TCTD vi phạm hạn mức tăng trưởng tín dụng để đảm bảo quyền lợi và sự công bằng cho các TCTD. Đối với tín dụng phi sản xuất, NHNN sẽ có sự chỉnh sửa trong thời gian tới.

Mặc dù còn một số bất cập nhưng việc hạn chế tín dụng phi sản xuất thời gian qua đã có đóng góp to lớn vào việc thực hiện mục tiêu chuyển một phần lớn vốn sang cho vay sản xuất nông nghiệp, hoạt động xuất khẩu. Thống kê cho thấy, tín dụng bất động sản giảm được 16%, chứng khoán giảm được hơn 20%.

Liên quan đến vấn đề quản lý ngoại hối, NHNN đang xem xét để bổ sung hoặc sửa đổi Thông tư 07/2011/TT-NHNN theo hướng khuyến khích cho vay đối tượng có nguồn thu ngoại tệ, còn các đối tượng khác tiến tới chuyển sang quan hệ mua bán ngoại tệ.


Thời gian tới, sẽ không quy định buộc các TCTD nâng vốn điều lệ mà khuyến khích sáp nhập. Việc sáp nhập các ngân hàng với nhau được thực hiện trên cơ sở vì quyền lợi, sự lành mạnh của bản thân các ngân hàng và cả hệ thống ngân hàng.

Nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng từ nay đến cuối năm 2011 và năm 2012 là tiếp tục duy trì trần lãi suất huy động (LSHĐ) 14%/năm, hạ lãi suất cho vay đối với sản xuất kinh doanh thông thường xuống mức 17-19%/năm. Trong bối cảnh hiện nay mức lãi suất này là hợp lý.

Đối với các đối tượng cho vay khác như cho vay tiêu dùng, các TCTD sẽ thực hiện theo cơ chế lãi suất thỏa thuận. Tuy nhiên, NHNN xác định, biện pháp hành chính chỉ là nhất thời. NHNN sẽ sử dụng biện pháp kinh tế để thay thế theo lộ trình nhất định.

http://dvt.vn/20110913121952845p69c...-muc-tang-truong-tin-dung-trong-5-nam-toi.htm

Phương Dung
Theo SBV
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Đôla tự do vượt 21.000 đồng

Lực kéo của quốc tế khiến giá vàng trong nước sáng nay tăng mạnh 400.000 đồng so với chốt ngày hôm qua. Thị trường tự do, USD lại băng qua mốc 21.000 đồng.

> Giá vàng liên tục trồi sụt


Tại Hà Nội, lúc 8h25 sáng nay, vàng miếng giao dịch ở 47,3-47,52 triệu đồng mỗi lượng (mua vào - bán ra), tăng 400.000 đồng so với chốt ngày hôm qua. Tại TP HCM, giá thu mua tương đương Hà Nội, nhưng bán ra rẻ hơn 20.000 đồng.

Lấy tỷ giá USD trên thị trường tự do để quy đổi, giá vàng trong nước vẫn đắt hơn quốc tế khoảng gần 1 triệu đồng mỗi lượng. Đây là khoảng cách khá lớn so với con số kỳ vọng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là 400.000 đồng. Sự chênh lệch này, theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia trong nước, xuất phát từ sự tăng mạnh đột ngột của nhu cầu người dân.

dola-201.jpg

Giá đôla trên thị trường tự do lại vượt 21.000 đồng. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc PNJ cho hay, hai ngày đầu tuần, người dân lại có xu hướng mua vào nhiều hơn. Theo thống kê của PNJ, trong ngày 12/9, đơn vị này bán ra 3.500 lượng trong khi mua vào chỉ đạt 1.500 lượng. Riêng trong buổi sáng hôm qua (13/9), số bán ra gấp hơn 3 lần mua vào: Bán ra đạt 2.500 lượng trong khi chỉ mua được 800 lượng.

Trên thị trường quốc tế, giá đột ngột đảo chiều, tăng mạnh lên vùng 1.840 USD mỗi ounce. Phiên châu Á sáng nay, lúc 8h30 giờ Hà Nội ghi nhận vàng giao ngay đứng ở 1.842,7 USD mỗi ounce; so với cách đây vài giờ trong phiên châu Âu, giá đã tăng thêm hơn 20 USD.

Khủng hoảng nợ công châu Âu vẫn là nhân tố chính tác động lên vàng, khiến giá tăng cao. Mối lo Hy Lạp vỡ nợ cùng với sự giảm nhiệt của đồng USD khiến cho các nhà đầu tư đang đổ xô vào vàng như một kênh trú ẩn an toàn nhất trong bối cảnh hiện nay. Trong 8 tháng, thâm hụt ngân sách của nước này đã tăng 22%.

Riêng đối với vấn đề nợ công, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết các chính trị gia đang cố gắng hạn chế lây lan nợ nần sang các quốc gia khác trong khu vực sử dụng đồng euro. Ngoài ra, việc các chuyên gia dự báo kế hoạch tạo thêm việc làm của Mỹ có thể khiến ngân sách nước này thâm hụt thêm 1 tỷ USD cũng khiến cho các nhà đầu tư lo ngại về nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Trong nước, tỷ giá liên ngân hàng sáng nay theo công bố vẫn là 20.628 đồng. Các ngân hàng thương mại cũng ổn định trong niêm yết tỷ giá. Vietcombank và Vietinbank thông báo thu mua ở 20.830 đồng và bán ra kịch trần 20.834 đồng.

Thị trường tự do sau những ngày lắng lại, từ hôm qua, giá USD đã tăng mạnh khoảng 50 đồng so với trước. Khoảng cách mua bán cũng được thu hẹp hơn. Chiều qua, các điểm thu đổi ngoại tệ ở Hà Trung (Hà Nội) thông báo thu mua ở 20.910 đồng, bán ra 20.940 đồng, tăng mạnh 50 đồng chiều mua và 20 đồng chiều bán so với hôm thứ hai.

Đến sáng nay, giá USD tại "chợ đen" lại tăng mạnh. Tại Hà Trung, chủ một điểm thu đổi ngoại tệ cho biết đang mua USD với giá 20.980 đồng, còn bán ra ở 21.030 đồng. So với chiều qua, mỗi USD đã tăng 70 đồng chiều thu gom và 90 đồng chiều bán.

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/09/dola-tu-do-vuot-21-000-dong/
Tuệ Minh
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Lập lại trật tự lãi suất: Không còn “hô khoan đánh”

NGUYỄN HOÀI
14/09/2011 10:32 (GMT+7)

0139.jpg


Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình phát biểu tại hội nghị của ngành ngân hàng ngày 7/9 - Ảnh: Tuổi Trẻ.


Sau thông tin qua đường dây nóng của Ngân hàng Nhà nước về việc 7 ngân hàng có biểu hiện xé rào lãi suất tiền gửi 14%, lập tức một số ngân hàng trưng “dấu đỏ” thanh minh.

Phải làm gì để ổn định lãi suất tiền vay, nhưng vẫn tìm được sự đồng thuận của toàn xã hội?

Đây, dấu đỏ chót!

Ngày 12/9, thanh tra Ngân hàng Nhà nước phát đi thông báo nghi ngờ 7 đơn vị có biểu hiện lách trần lãi suất tiền gửi; đồng thời, yêu cầu các đơn vị này trong ngày 13/9, phải báo cáo ngay các số liệu tiền gửi, phải thu, phải trả, chiết khấu giấy tờ có giá và cho vay trong ngày 8 và 9/9 cho Ngân hàng Nhà nước.

Các ngân hàng nói trên bao gồm: Agribank (chi nhánh Thanh Xuân, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây (Hà Nội); Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Hải Phòng), Maritime Bank (Ninh Bình), Hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Á (Tp.HCM).

Ngoài ra, còn 3 đơn vị khác cũng dính “nghi án” xé rào tại Đà Nẵng là Quỹ Tiết kiệm Đống Đa, chi nhánh Việt Nam Tín Nghĩa và chi nhánh SHB.

Phản ứng gần như lập tức, chiều 12/9, Maritime Bank gửi ngay thông báo với nội dung: Maritime Bank Ninh Bình không xé rào lãi suất tiền gửi 14%; không khuyến mãi; niêm yết công khai lãi suất tiền gửi.

Ngân hàng này cũng đưa ra biên bản làm việc giữa Maritime Bank Ninh Bình và thanh tra Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Ninh Bình do bà Đinh Thị Thủy ký xác nhận, có đóng dấu đỏ của ngân hàng để làm bằng chứng.

Tương tự, ngày 12/9, ông Trần Trọng Nghĩa, Phó giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Đà Nẵng và đại diện SHB Đà Nẵng cùng ký xác nhận vào biên bản làm việc rằng: sau khi kiểm tra các hoạt động các ngày 7, 8, 9 và 10/9, gồm toàn bộ chứng từ giao dịch; quỹ tiền mặt; tài khoản tiền gửi không kỳ hạn một số khách hàng; tài khoản lãi phải trả cho tiền gửi VND và tiền gửi tiết kiệm VND cùng một số tài khoản liên quan khác, SHB đã chấp hành nghiêm Chỉ thị số 02/CT - ngày 7/9 của Ngân hàng Nhà nước trong việc duy trì lãi suất huy động VND và USD.

Còn tính đến cuối ngày 13/9, hầu hết những ngân hàng trong diện bị Ngân hàng Nhà nước yêu cầu kiểm tra lách lãi suất đều cho rằng đã có sự nhầm lẫn, “tố điêu” hoặc Ngân hàng Nhà nước “chọn mẫu ngẫu nhiên”!

Kể từ khi Ngân hàng Nhà nước công bố sẽ mạnh tay với lách trần lãi suất tiền vay, đã có nhiều thông tin nóng xung quanh vấn đề này. Ví dụ, qua kiểm tra cân đối trên sổ sách hệ thống, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội đã phát hiện ngân hàng S. bị rút đi khoảng 700 tỷ đồng, ngân hàng G. bị rút 500 tỷ đồng. Hoặc, nhờ nhận dạng các yếu tố nhân thân như số chứng minh thư, địa chỉ người gửi tiền, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ninh đã phát hiện một ngân hàng dâng lãi suất lấy của ngân hàng S. nói trên 14 tỷ đồng. Sau đó, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời can thiệp để vị khách trên quay lại gửi về ngân hàng cũ.

Gần đây nhất, một giám đốc doanh nghiệp đã gọi điện cho một lãnh đạo của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam “tố” rằng, có ngân hàng vẫn huy động lãi suất 18%/năm trong ngày 9/9 nhưng không chịu xưng danh.

Cần hội tụ 5 yếu tố

Khác với kiểu “hô khoan đánh” của những lần trước, có thể nói, lần này, Ngân hàng Nhà nước đã mạnh tay hơn rất nhiều trước nạn xé rào lãi suất, mà đầu tiên là khâu minh bạch thông tin.

Một cán bộ của Hiệp hội Ngân hàng nói: “Chưa biết thực hư ra sao, nhưng sự công bố thông tin kịp thời đối với những trường hợp nghi vấn đã đánh động những ngân hàng đã, đang và có ý định xé rào lãi suất”. Các ngân hàng thừa hiểu rằng, nếu bị “bêu riếu” trước công chúng, đồng nghĩa với việc mang nhiều tiếng xấu “thanh khoản đang gặp vấn đề”, làm ăn bất minh và tất nhiên, chẳng ai muốn “kiếm củi ba năm, thiêu rụi một giờ”.

Thứ hai, đối với vấn đề thanh tra. Một khó khăn đối với Ngân hàng Nhà nước là mạng lưới hệ thống của 100 tổ chức tín dụng hiện nay lên tới hàng trăm nghìn điểm, rải khắp 63 tỉnh, thành. Trong khi đó, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các địa phương chỉ khoảng dăm chục đơn vị, quân số trung bình ước khoảng vài trăm người/chi nhánh.

Mặc dù lực lượng mỏng nhưng Ngân hàng Nhà nước đã biết “xã hội hóa” khâu cung cấp thông tin qua đường dây nóng để khách hàng “tố” và các tổ chức tín dụng “tố” lẫn nhau. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng, rất có thể sẽ rất tốn kém trong việc xác minh mà không đưa lại hiệu quả như mong muốn.

Bằng chứng ở đây là trong số 7 trường hợp Ngân hàng Nhà nước công bố nghi ngờ, rốt cục chưa phát hiện được ai vi phạm. Hơn nữa, nếu không khách quan, dư luận sẽ hiểu lầm chính thanh tra Ngân hàng Nhà nước lại “có gì” với đơn vị bị thanh tra nên toàn bộ kết quả mới “âm tính” như vậy.

Thứ ba, thông thường, tổ chức tín dụng buộc phải lách trần lãi suất đều nằm trong tình trạng không cân đối được giữa nguồn và sử dụng nguồn, nhất là từ nay đến cuối năm, nhu cầu vốn rất cao, trong đó, có nhu cầu thanh toán các khoản phải trả nhưng việc thu nợ không dễ dàng.
Điểm dễ nhận thấy trong mấy ngày qua, kể từ khi Ngân hàng Nhà nước công bố thiết lập trật tự lãi suất tiền vay thì lãi suất trên thị trường 2 nóng lên. Nguồn của tổ chức tín dụng bao giờ cũng được hình thành theo thứ tự: huy động ở thị trường 1, thị trường 2, giao dịch trên OMO và cuối cùng là tái cấp vốn.

Rất nhiều đơn vị yếu thanh khoản lại không có nhiều giấy tờ có giá để giao dịch OMO thì sau khi không thể huy động ở thị trường 1 hoặc vay mượn trên thị trường 2, chỉ còn cách vay tái cấp vốn.

Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước khá sòng phẳng khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình tuyên bố: “Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện đúng chức năng người mua bán cuối cùng và sẵn sàng tái cấp vốn”. Tuy nhiên, để được tái cấp vốn, gần như tổ chức tín dụng phải trưng ra toàn bộ sổ sách giấy tờ, phải “vạch áo” cho Ngân hàng Nhà nước “xem lưng”. Sự sòng phẳng đó là đúng nhưng đang khiến nhiều người nghĩ rằng, một số tổ chức tín dụng yếu thanh khoản thà làm bậy còn hơn lên xin tái cấp vốn.

Thứ tư, để việc thiết lập trần lãi suất nghiêm túc, hơn ai hết, các tổ chức tín dụng phải nghiêm túc thực hiện. Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV nói: “Nếu chỉ có chúng tôi nghiêm mà ngân hàng khác không nghiêm thì BIDV lại mất vốn như những lần đồng thuận trước”.

Thứ năm là vai trò đối với người gửi tiền. Lâu nay, theo luật, mức bảo hiểm tiền gửi chỉ 50 triệu đồng/món, nhưng người gửi tiền vẫn ngầm cho rằng, Chính phủ không bao giờ cho phép đổ vỡ hệ thống ngân hàng. Nhưng cũng chính vì thế, nhận thức này đã làm cho người gửi tiền ỷ lại và nảy sinh việc mặc cả lãi suất tiền gửi như mớ cá, mớ tôm ngoài chợ.

Có lẽ, Ngân hàng Nhà nước cũng nên minh bạch tình hình tài chính của một số ngân hàng yếu kém, thậm chí sẵn sàng cho “sập tiệm” một vài đơn vị.
http://vneconomy.vn/2011091410282382P0C6/lap-lai-trat-tu-lai-suat-khong-con-ho-khoan-danh.htm
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Vàng lại đi xuống

(Dân trí) - Giá vàng trong nước mở cửa sáng nay lại tiếp tục đi xuống, về mốc 47 triệu đồng/lượng khi giá vàng thế giới giảm mạnh trước những thông tin tích cực về việc giải quyết khủng hoảng nợ công tại châu Âu làm giảm nhu cầu đầu tư an toàn đối với vàng.
>> Vàng giảm song vẫn đắt

vang1592011_eb0d6.jpg
Chênh lệch giữa vàng trong nước và vàng thế giới vẫn trên 1 triệu đồng/lượng.

Lúc 9h, giá vàng SJC niêm yết ở mức 47 triệu đồng/lượng mua vào và 47,15 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 150 nghìn đồng so với giá chốt hôm qua. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm này hôm qua thì những người cầm vàng đã bị mất hơn 350 nghìn đồng/lượng. Chênh lệch giá mua và bán khá thấp ở mức 150 nghìn đồng/lượng.

Vàng SBJ của Sacombank-SBJ cập nhật lúc 8h20 thậm chí còn rớt khỏi ngưỡng 47 triệu đồng/lượng khi điều chỉnh mức giá mua vào còn 46,96 triệu đồng/lượng, trong khi giá bán ra vẫn giữ khá cao 47,24 triệu đồng/lượng khiến chênh lệch giữa giá mua và bán đội lên 280 nghìn đồng/lượng.

Trong khi đó, giá vàng giao ngay trên thị trường châu Á hiện đang giảm gần 10 USD, giao dịch ở mức 1.811 USD/ounce. Với mức giá này nếu quy đổi theo giá 21.100 đồng/USD trên thị trường tự do thì giá vàng trong nước hiện đứng cao hơn giá vàng thế giới hơn 1 triệu đồng/lượng. Còn quy đổi theo giá USD ngân hàng thì mức chênh lệch là hơn 1,6 triệu đồng/lượng.

Tiếp tục cập nhật..

Nhật Linh
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
NHNN xử phạt Agribank, DongABank vì vi phạm trần lãi suất huy động

Thứ năm, 15/09/2011 20:16

Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày 14/9/2011, DongABank không được mở chi nhánh, phòng giao dịch, đặt máy ATM trong phạm vi toàn quốc.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có thông báo về việc xử lý vi phạm đối với ngân hàng TMCP Đông Á ( DongABank) và ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).

Tại DongABank, quyết định miễn nhiệm chức danh Giám đốc đối với ông Nguyễn Thái Hậu- Giám đốc DongABank chi nhánh Tây Ninh.

Có quyết định xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với tập thể và cá nhân liên quan tại DongABank chi nhánh Tây Ninh vì đã có hành vi vi phạm Chỉ thị 02 về việc chấn chỉnh việc thực hiện quy định về mức lãi suất huy động bằng VND và USD.

Cụ thể, không bố trí chức vụ quản lý, điều hành đối với ông Nguyễn Thái Hậu- nguyên Giám đốc DongABank chi nhánh Tây Ninh tại chính DongABank trong thời hạn 3 năm.

Xử lý đối với bà Lâm Thị Minh Ánh- nguyên Trưởng phòng Kế toán DongABank chi nhánh Tây Ninh bằng hình thức buộc thôi việc tại DongABank chi nhánh Tây Ninh.

Trong thời hạn 1 năm kể từ ngày 14/9/2011, DongABank không được mở chi nhánh, phòng giao dịch, đặt máy ATM trong phạm vi toàn quốc.

Thời hạn hoàn thành thực hiện các kiến nghị, chấn chỉnh sau kiểm tra, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) trước ngày 30/9/2011.

Tại Agribank chi nhánh Ba Đình, tỉnh Thanh Hóa, ngày 09/9/2011, bà Nguyễn Thị Thủy gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn 01 tháng, số tiền 01 tỷ đồng với lãi suất 14%/năm, Agribank chi nhánh Ba Đình không chi thêm cho khách hàng này bất kỳ khoản chi nào. Tuy nhiên, bà Bùi Thị Sáu là cán bộ tín dụng đã tự ý dùng tiền cá nhân tặng quà cho khách hàng với số tiền mặt 1 triệu VND, là vi phạm quy định của NHNN và của Agribank.

Agribank đã chủ động quyết định kỷ luật cán bộ có liên quan: cảnh cáo, chuyển công tác khác, hưởng bậc lương thấp hơn đối với bà Bùi Thị Sáu; cảnh cáo, chuyển công tác khác, hưởng bậc lương thấp hơn đối với bà Nguyễn Thị Huyền- cán bộ kế toán Agribank Ba Đình; khiển trách đối với ông Giám đốc Agribank Ba Đình và ông Giám đốc Agribank chi nhánh tỉnh Thanh Hóa.

Tại Phòng Giao dịch Tôn Đức Thắng chi nhánh Agribank Sài Gòn, ngày 09/9/2011 tại Phòng giao dịch này đã xảy ra trường hợp cam kết chi thêm ngoài mức lãi suất tiền gửi bằng VND theo quy định của NHNN.

Agribank đã quyết định kỷ luật các cán bộ, nhân viên có liên quan: cách chức Phó Giám đốc Phòng giao dịch đối với bà Nguyễn Thị Ngọc Lan; cảnh cáo đối với ông Giám đốc Phòng giao dịch Tôn Đức Thắng; khiển trách đối với ông Võ Việt Hùng- Giám đốc Agribank chi nhánh Sài Gòn.
http://gafin.vn/20110915080510572p0...ngabank-vi-vi-pham-tran-lai-suat-huy-dong.htm

Nguồn SBV
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Giá vàng 'nội' và 'ngoại' chênh nhau trên 2 triệu đồng/lượng

Nguồn tin: NDHMoney.vn | 16/09/2011 9:22:01 SA


GetThumbnail.axd


Giá vàng trong nước có thể giảm chưa đủ "đô" so với giá vàng thế giới nên đang cao hơn khoảng 2,35 triệu đồng/lượng so với giá vàng tại Mỹ.

Lúc hơn 8h sáng nay, giá vàng thế giới xoay quanh mức 1.781 USD/oz, thấp hơn chừng 35 USD so với giá khảo sát cùng thời điểm này sáng qua.

Cùng với đà giảm điểm mạnh, giá vàng trong nước cũng trượt xa mốc 47 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, tốc độ giảm có vẻ chậm hơn, khi vàng miếng các thương hiệu trong nước đi xuống từ 300.000 - 350.000 đồng/lượng. Cụ thể, lúc 8h20, giá vàng SJC do Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết tại Tp.HCM là 46,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và bán ra là 46,15 triệu đồng/lượng (bán ra).

Trong khi, giá vàng SBJ mua vào xuống tận 46,61 triệu đồng/lượng, bán ra là 46,89 triệu đồng/lượng.

Theo quan sát của các đại lý mua bán kim hoàn, giao dịch mua bán trên thị trường cũng yếu trong những phiên vừa qua khi vàng liên liên tục giảm giá. Giá vàng tại Mỹ quy đổi theo tỷ giá USD ngân hàng đang rơi vào khoảng 44,54 triệu đồng/lượng, thấp hơn đến 2,35 triệu đồng/lượng so với giá vàng miếng bán ra cao nhất trong nước cùng thời điểm.

Thị trường thế giới, đêm qua, sau khi các nhà lãnh đạo của các nước sử dụng chung đồng Euro cam kết giữ Hy Lạp trong khối euro zone, giá vàng thế giới "rớt thảm".

Một nguyên nhân khác khiến vàng không giữ được sự hấp dẫn như trước, là việc thị trường chứng khoán nhiều phiên qua lên điểm sau khi các ngân hàng trung ương của Mỹ, Anh, Nhật, Thụy Sĩ quyết định bơm tiền có thời hạn để tăng tính thanh khoản cho thị trường. Phiên này, Quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã không giao dịch, vẫn nắm giữ 1.241,31 tấn vàng.

Huyền Thương
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Hà Nội: Áp dụng các biện pháp bình ổn giá trên thị trường (16/09/2011)

VH- Theo quyết định áp dụng các biện pháp bình ổn giá trên thị trường Hà Nội từ ngày 17.9, Chủ tịch UBND TP quyết định và công bố áp dụng, tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá trên địa bàn bao gồm giá cước vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, giá bán hoặc cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, giá nhà ở cho người thu nhập thấp; giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội; khung giá dịch vụ nhà chung cư, giá bán lẻ điện sinh hoạt tại khu vực nông thôn, miền núi mà việc đầu tư và hoạt động điện lực không có hiệu quả, giá nước sạch cho sinh hoạt...

Quy định nêu rõ các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về giá (bình ổn giá, hàng hoá do Nhà nước định giá, đăng ký, kê khai giá...) thì có thể bị đình chỉ thực hiện mức giá hàng hoá, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân đã đưa ra, bị cảnh cáo, phạt tiền, thậm chí bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Nếu có dấu hiệu phạm tội thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

http://www.baovanhoa.vn/kinhte/39114.vho
P.V
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Giá vàng cuối tuần tăng 600.000 đồng một lượng

(vietstock) Lúc mở cửa sáng 17/09, các doanh nghiệp vàng lớn tại TP HCM báo giá mua và bán dao động 47,05-47,25 triệu đồng.

Thị trường thế giới chốt phiên tăng 23 USD khiến giá vàng trong nước sáng nay cũngtăng mạnh 600.000 đồng mỗi lượng, lên quanh 47,25 triệu đồng.

Cùng lúc, các hiệu vàng ngoài Hà Nội niêm yết giá mua vào bằng TP HCM nhưng bán ra cao hơn 20.000 đồng, lên 47,27 triệu đồng mỗi lượng.

ImageView.aspx

Giá vàng sáng cuối tuần tăng 600.000 đồng mỗi lượng.


Tập đoàn DOJI lúc 8h45 cũng niêm yết giá bán lẻ vàng miếng SJC mua vào 47,08 triệu đồng, bán ra 47,28 triệu đồng. Biên độ mua bán chênh lệch 200.000 đồng. Bán sỉ được đơn vị này niêm yết 47,10-47,25 triệu đồng. Biên độ mua bán chênh lệch 150.000 đồng.

Dẫu vậy, khoảng cách giữa giá trong nước và thế giới vẫn còn khá xa so với mức 400.000 đồng mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình kỳ vọng. Nếu tính theo tỷ giá bán ra 20.834 đồng một đôla của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), giá vàng thế giới quy đổi lúc đóng cửa (1.812,5 USD)chỉ khoảng 45,6 triệu đồng một lượng. Còn nếu tính theo tỷ giá chợ đen 21.000 đồng, giá thế giới quy đổi cũng chỉ là 45,9 triệu đồng (chưa tính phí gia công, vận chuyển...).

Tuy giá vàng nội mấy ngày gần đây còn cao hơn giá thế giới trên cả triệu đồng, nhưng tranh thủ lúc vàng rơi xuống vùng 46,5 triệu đồng trong ngày hôm qua, nhiều người dân TP HCM lại kéo nhau đi mua vàng . Tình trạng xếp hàng tại Công ty SJC lại tái diễn.

Ngoai Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, tổng lượng giao dịch của Tập đoàn DOJI trong ngày 16/9 cũng đạt khoảng 3.500 lượng. Trong đó, khách hàng tiếp tục có xu hướng mua vào là chủ yếu.

Trên thị trường thế giới, tin tức bi quan từ Mỹ cùng với lực mua bắt đáy giúp giá vàng quốc tế hồi phục mạnh trong phiên cuối tuần, chốt ở 1.812,5 USD một ounce. Cùng lúc, vàng giao tháng 12 trên sàn Comex của New York cũng chốt tuần tăng 33,3 USD (tương đương 1,9%) quanh 1.814,70 USD. Nhưng tính chung cả tuần, giá vàng giảm 2,4%.

Thị trường tiền tệ trong nước hôm nay, tỷ giá bình quân liên ngân hàng vẫn duy trì ở 20.628 đồng. Tại các ngân hàng thương mại, bảng niêm yết đầu ngày chưa có nhiều thay đổi.

Vietcombank vẫn để giá thu gom ở 20.830 đồng, bán ra chênh thêm 4 đồng với mức kịch trần 20.834 đồng. ACB có giá bán ra bằng Vietcombank, còn mua vào thấp hơn 20 đồng, khi niêm yết tại 20.810 đồng.

Trên thị trường tự do, các điểm thu đổi ngoại tệ ở TP HCM, lúc 9h mua USD với giá 21.000 đồng, còn bán ra chạm 21.130 đồng.

Lệ Chi
Vnexpress

 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Nghi án giám đốc ngân hàng bị đồng nghiệp gài bẫy lãi suất

Người khách gửi tiền và tố giác DongA Bank chi nhánh Tây Ninh vượt trần lãi suất được cho là giám đốc một ngân hàng khác trên cùng địa bàn, khiến người trong giới chê cười dù xét về lý không sai.

> Đình chỉ giám đốc DongA Bank/ Trừng phạt 2 ngân hàng vượt trần


Sự việc xảy ra hôm 8/9, khi Hội sở DongA Bank đã có văn bản gửi cho toàn hệ thống yêu cầu dừng ngay chương trình huy động lãi suất vượt 14% một năm. Nhưng đến trưa cùng ngày, Giám đốc DongA Bank chi nhánh Tây Ninh Nguyễn Thái Hậu vẫn huy động với lãi suất 15,5% một năm. Theo tường trình của ông Hậu, vị khách gửi tiền là giám đốc của một nhà băng khác cùng địa bàn. Sau đó, chính vị này đã tố giác với Ngân hàng Nhà nước.

tienb.jpg


Từ chỗ đua nhau vượt trần lãi suất, một số ngân hàng lại quay ra tố cáo lẫn nhau.Ảnh minh họa: Lệ Chi

Từ hôm vụ việc vỡ lở và phải lãnh hình phạt, lãnh đạo DongA Bank chỉ buồn rầu thừa nhận cấp dưới đã làm sai mà không đưa ra bất cứ bình luận nào về khả năng mình có bị chơi xấu hay không.

Trao đổi với VnExpress.net về vấn đề này, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tây Ninh, ông Nguyễn Tiến Phúc cho hay, ông chỉ được báo cáo lại sự việc là một khách hàng gửi tiền đã tố cáo DongA Bank Tây Ninh vượt trần chứ không biết vị khách đó có phải là giám đốc của một ngân hàng nào khác hay không.

Bởi theo ông Phúc, sau khi thực hiện giao dịch vượt trần xong, người khách gửi tiền trên đã gửi những hồ sơ làm bằng chứng huy động vượt rào lãi suất của DongA Bank ra thẳng Ngân hàng Nhà nước trung ương, chứ không gửi cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tây Ninh. Sau đó, Đoàn thanh tra của Ngân hàng trung ương vào làm việc trực tiếp với Ngân hàng Đông Á chi nhánh Tây Ninh với sự tham gia của một thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Tây Ninh.

“Tôi chỉ được báo cáo lại sự việc rồi ra quyết định cách chức Giám đốc Hậu. Do đó, tôi không thể nhận xét gì về việc có hay không các ngân hàng tố nhau vượt trần lãi suất. Nhưng nếu sự việc quả thật như vậy thì cũng là đúng với tinh thần của chỉ thị 02 rằng các ngân hàng có thể kiểm tra, giám sát lẫn nhau”, ông nói thêm.

Đứng về khía cạnh pháp lý, ông Võ Quang Vũ, luật sư Công ty luật Tân Á cho rằng, nếu trên thực tế đúng rằng vị khách tố Ngân hàng Đông Á chi nhánh Tây Ninh vượt trần lãi suất là một giám đốc của ngân hàng bạn; vị này cố tình “mồi chài” để đưa người đồng cấp của nhà băng bạn vào tròng; thì cũng không có gì vi phạm pháp luật. Bởi theo luật sư Vũ, không có điều luật nào cấm hành vi này.

Ngay cả với hành vi hối lộ, ông Vũ cho rằng, người đưa hối lộ chỉ chịu trách nhiệm hình sự khi không chịu tố giác. Còn nếu anh bị ép hoặc vì một số lý do nào đó buộc phải đưa hối lộ, nhưng anh đã kịp thời tố giác với cơ quan chức năng thì cũng sẽ được miễn trừ trách nhiệm hình sự.

Chia sẻ vấn đề này, Phó tổng giám đốc của một ngân hàng cổ phần có trụ sở tại TP HCM cho rằng, các ngân hàng kiểm tra nhau để cùng tuân thủ quy định chung của Ngân hàng Nhà nước nhằm tạo tính minh bạch cho toàn hệ thống là rất tốt. Tuy nhiên, nếu thật sự có một ngân hàng nào đó cố tình đi “mồi chài” ngân hàng bạn vi phạm vượt trần rồi tố giác thì cách làm như thế thật sự không đẹp cho lắm.

“Việc Giám đốc DongA Bank chi nhánh Tây Ninh vi phạm trần lãi suất và bị xử lý không có gì phải bàn. Điều đáng nói ở đây nếu thực sự vị khách tố giác là giám đốc một ngân hàng khác cố tình đi mồi chài để đưa DongA Bank vào bẫy và đi tố giác thì thật là đáng buồn”, ông nói.

Tổng giám đốc của một nhà băng có trụ sở trên đường Lý Thường Kiệt, Tân Bình, TP HCM, cũng bày tỏ, giả sử một ngân hàng phát hiện ra đơn vị nào đó đang huy động tiền của khách vượt trần thì có thể tố giác với Ngân hàng Nhà nước. Nhưng tự lấy tiền ra “mồi chài” để đưa ngân hàng khác vào bẫy rồi quay lại tố giác thì không thể chấp nhận được.

Trong cuộc chạy đua vượt trần lãi suất năm ngoái, chuyện ngân hàng tố lẫn nhau từng xảy ra. Thậm chí có người còn đem tờ rơi quảng cáo lãi suất vượt trần của ngân hàng bạn bỏ vào thùng thư nhà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/...-ngan-hang-bi-dong-nghiep-gai-bay-lai-suat-1/
Lệ Chi
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Vốn chảy vào sản xuất kinh doanh
19/09/2011 7:06

Nguồn vốn lãi suất thấp bắt đầu chảy vào sản xuất kinh doanh, dù chưa nhiều nhưng cũng đã là những tín hiệu tích cực, tạo động lực cho các doanh nghiệp.

Nhiều gói cho vay...
Từ đầu tháng 9 đến nay, hàng loạt các NH công bố các gói hỗ trợ khoảng vài chục tỉ đồng với LS từ 17 - 19%/năm cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh (SXKD). Điển hình là SHB đưa ra gói 3.800 tỉ đồng với LS cho vay 17%/năm đến 19%/năm; Eximbank dành 3.000 tỉ đồng cho doanh nghiệp SXKD vay và 1.000 tỉ đồng cho DN xuất khẩu vay với LS từ 17 - 19%/năm; Sacombank dành 2.000 tỉ đồng cho DN xuất nhập khẩu (XNK), nông nghiệp - phát triển nông thôn vay với LS từ 17 - 19%/năm; NamABank dành 50 triệu USD cho DN xuất khẩu vay, từ 500 - 1.000 tỉ đồng cho nông nghiệp với LS từ 17 - 18%/năm; ABBANK dành hơn 1.000 tỉ đồng cho vay DN XNK với LS 18,3%/năm...

ngan-hang.jpg

Nguồn vốn rẻ sẽ tạo động lực phát triển cho các doanh nghiệp - Ảnh: D.Đ.Minh

Ông Nguyễn Văn Lê - Tổng giám đốc SHB - thông tin: “Việc một số NHTM đưa ra các chương trình cho vay SXKD đã tạo điều kiện cho các DN có nhiều sự lựa chọn hơn so với trước đây. Sau 10 ngày kể từ ngày SHB thực hiện chương trình cho vay phục vụ SXKD với LS 17% -19% (từ ngày 5.9 - 14.9), toàn hệ thống SHB đã giải ngân hơn 860 tỉ đồng từ chương trình này”. Theo ông Trương Văn Phước - Tổng giám đốc Eximbank - ngân hàng này đã giải ngân khoảng 600 tỉ đồng và mức LS cho vay 17% - 19%/năm hiện nay đối với các DN là chấp nhận được.
Dù vậy, phó tổng giám đốc một NH cổ phần cho rằng mức LS cho vay tiền đồng từ 17% - 19%/năm dù giảm mạnh nhưng thực ra vẫn không hấp dẫn DN bằng LS cho vay USD. NH Nhà nước đã có thông điệp về việc không cho vay USD đối với DN không tái tạo được ngoại tệ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có văn bản nào quy định cụ thể nên các DN vẫn vay USD với LS thấp hơn tiền đồng khoảng 10%/năm.

... nhưng vẫn thận trọng

Tuy đồng loạt đưa ra các chương trình cho vay, dư địa tăng trưởng tín dụng vẫn còn nhiều nhưng các NH vẫn rất thận trọng vì sợ tăng nóng tín dụng. Ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch HĐQT Sacombank - cho biết: “So với cuối năm 2010, tăng trưởng dư nợ của hệ thống Sacombank hiện chỉ tăng 6,4%. Hạn mức cho vay của những tháng cuối năm còn rất nhiều nhưng không vì thế mà NH tăng trưởng nóng tín dụng vào những tháng cuối năm. Chúng tôi sẽ kiểm soát tín dụng để không làm phát sinh các vấn đề nợ xấu”.

Tổng giám đốc một NH cổ phần lớn cho rằng nếu triển khai cho vay ồ ạt hiện nay mà không kiểm soát chặt thì tình trạng đảo nợ của DN rất có thể diễn ra. Cách đây vài tuần, DN vay NH với LS trên 20%/năm, nay có khả năng họ sẽ vay với LS từ 17 - 19%/năm để trả nợ vay cũ với LS cao trước hạn. Nếu tình trạng này diễn ra nhiều dễ dẫn đến vỡ kế hoạch của NH.

Ông Nguyễn Văn Lê cho rằng nếu cứ duy trì LS vay trên 20%/năm như thời gian qua thì không những DN mà cả NH cũng gặp khó khăn. Đối với vốn vay ngắn hạn thì mức LS cho vay 17 - 18%/năm trong thời điểm này là chấp nhận được nhưng đối với khoản vay trung dài hạn với mức LS này thì các DN thận trọng hơn.

Dự báo LS cho vay từ nay đến cuối năm, ông Lê cho rằng thị trường sẽ chấp nhận mức LS huy động 14%/năm vì lạm phát kỳ vọng mà Chính phủ đề ra cho năm 2012 là không quá 2 con số tức không quá 10%, giá trị tiền đồng so với USD ổn định đến cuối năm 2011 (tỷ giá nếu có biến động thì tối đa chỉ là 1% như phát biểu của Thống đốc NHNN). Do đó, người gửi tiền đồng vẫn có lợi.

Cùng quan điểm này, ông Trương Văn Phước còn cho rằng khi bình quân giá vốn đầu vào của NH thấp hơn, mức LS cho vay sẽ trở nên phổ biến từ 17% - 19%/năm vào những tháng cuối năm. Khả năng LS cho vay đối với phi sản xuất cũng sẽ giảm.

Thêm nhiều NH giảm lãi suất cho vay
Từ ngày 19.9, NH TMCP phát triển nhà TP.HCM (HDBank) triển khai chương trình “Ưu đãi lãi suất cho vay” với 1.500 tỉ đồng. Trong đó 1.000 tỉ đồng cho DN vay với LS từ 17 - 19%/năm, còn lại dành cho cá nhân vay bổ sung vốn lưu động, kinh doanh trung dài hạn... với LS xác định tùy theo mục đích vay. NH TMCP Đại Dương (OceanBank) cho vay ưu đãi SXKD dành cho các DN nông nghiệp, xuất khẩu và SXKD khác. LS áp dụng đối với sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu tối thiểu là 16%/năm, với SXKD khác tối thiểu là 17%/năm. OceanBank cũng tiếp tục ưu đãi cho khách hàng DN vừa và nhỏ (SMEs) vớp LS cho vay giảm LS từ 1-3%/năm, nhiều ưu đãi về phí dịch vụ, thủ tục, thời gian giải ngân...
http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110918/Von-chay-vao-san-xuat-kinh-doanh.aspx
Thanh Xuân
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Yêu cầu Hà Nội bàn giao toàn bộ đất cho KCN cao Hòa Lạc



Phối cảnh tổng thể khu công nghệ cao Hòa Lạc

Khu công nghệ cao Hòa Lạc rộng 1.586ha thuộc địa bàn 6 xã: Thạch Hòa, Đồng Trúc, Tân Xã, Hạ Bằng, Bình Yên (Thạch Thất) và Phú Cát (Quốc Oai).

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu UBND TP Hà Nội tập trung chỉ đạo công tác GPMB, tái định cư, bàn giao toàn bộ diện tích đất theo quy hoạch cho Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc trước ngày 31/12/2011..

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính ưu tiên bố trí cấp đủ vốn ngân sách nhà nước theo kế hoạch cho công tác GPMB, tái định cư và triển khai xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc để quy hoạch, bố trí các tuyến đường giao thông thuận lợi từ làn đường cao tốc và đường gom của Đại lộ Thăng Long vào Khu công nghệ cao Hòa Lạc; báo cáo Thủ tướng về tình hình, dự kiến tiến độ xây dựng vượt Đại lộ Thăng Long để nối hai bên Khu công nghệ trong quý IV/2011.

Thủ tướng cũng yêu cầu Ban Quản lý khẩn trương hoàn thành quy hoạch chi tiết xây dựng các khu chức năng trong năm 2011; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, hoàn thành trước 31/12/2012.

Được biết, Khu công nghệ cao Hòa Lạc rộng 1.586ha thuộc địa bàn 6 xã: Thạch Hòa, Đồng Trúc, Tân Xã, Hạ Bằng, Bình Yên (Thạch Thất) và Phú Cát (Quốc Oai). Tuy nhiên, đến nay diện tích đã được GPMB mới là 845ha, đạt 53%. Nguyên nhân một phần là do dự án có diện tích thu hồi lớn. Hầu hết diện tích đất thu hồi có nguồn gốc là đất quốc phòng, đất giao cho các hộ kinh tế mới, đất lâm nghiệp… không có bản đồ địa chính, hồ sơ để phục vụ công tác quản lý đất đai.

Theo Linh Vân
DĐDN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Vàng trong dân: 20 tỷ USD làm sao thành nguồn lực?

19/09/2011 5:02:26 CH

GetThumbnail.axd


(stockbiz) Việc Nhà nước huy động vàng trong dân thông qua các tổ chức tín dụng đã được Chính phủ đồng ý về mặt nguyên tắc. Muốn vậy, các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc tạo niềm tin để người dân gửi vàng cho Nhà nước là điều rất quan trọng nhưng quan trọng hơn là Chính phủ sẽ làm gì để hơn 500 tấn vàng đang nằm trong dân, tương đương hơn 20 tỷ USD phát huy giá trị ích nước, lợi nhà?

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa - Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, việc huy động vàng trong dân để làm tăng dự trữ vàng của Nhà nước, đồng thời qua đó, vốn hóa lượng vàng khổng lồ phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh là điều hợp lý và đặc biệt quan trọng. Ông Nghĩa phân tích, việc vốn hóa có thể thực hiện bằng cách: NHNN ủy thác cho một số NHTM có lựa chọn được phép huy động vàng và phát hành các chứng chỉ vàng cho người gửi. Trong trường hợp cần thiết, NHNN mua số lượng vàng này để làm vàng dự trữ của NHNN.

80% người mua vàng đều gửi tiết kiệm nên nếu phát hành chứng chỉ bằng vàng, người dân không cần mang vàng miếng về nhà mà chỉ cầm chứng chỉ về. Và như vậy, lượng vàng miếng giao dịch trên thị trường sẽ giảm chỉ còn 20 - 30%. Đặc biệt, các chứng chỉ vàng này, dân chúng có thể được phép cầm cố vay vốn hoặc chuyển nhượng mà không cần sử dụng vàng vật chất, an toàn hơn cầm cố bất động sản.

"Đây có thể coi như là một trong những biện pháp rất quan trọng để tạo ra những công cụ tài chính cho thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung", ông Nghĩa nói.

Nhiều chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, sau khi huy động vàng trong dân, NHNN có thể sử dụng lượng vàng để bình ổn thị trường hoặc để thế chấp vay vốn từ nước ngoài phục vụ cho phát triển kinh tế.

Ông Nguyễn Thanh Trúc, Phó chủ tịch Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Vàng Agribank Việt Nam (AJC) lại cho rằng, trước hết, Chính phủ nên khuyến khích các NHTM huy động tiết kiệm bằng vàng với lãi suất thấp, sau đó, sử dụng nguồn vốn bằng vàng này theo những phương thức sau:

Thứ nhất, các NHTM sau khi huy động tiết kiệm bằng vàng, nếu không muốn cho các doanh nghiệp vay vốn bằng vàng vì sợ rủi ro thì có thể gửi số vàng này cho các ngân hàng nước ngoài có uy tín lớn, độ tin cậy cao như UBS, MKS Thuỵ Sỹ, HSBC và dùng số vàng gửi này làm tài sản đảm bảo để vay ngoại tệ số lượng lớn với lãi suất thấp 2,5 - 3,5%/năm của ngân hàng nước ngoài để cho các doanh nghiệp Việt Nam vay đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, các NHTM sau khi huy động tiết kiệm bằng vàng có thể xuất khẩu số vàng này để thu USD về đầu tư vào phát triển kinh tế Việt Nam. Đồng thời, khi xuất khẩu bao nhiêu vàng thì NHTM phải mua lại trên tài khoản với các ngân hàng có uy tín của nước ngoài đúng số lượng vàng đã xuất khẩu cùng thời điểm, cùng giá. Với việc làm này, các NHTM chỉ cần ký quỹ 7% nhưng tránh được rủi ro trượt giá vàng. 93% số ngoại tệ xuất khẩu vàng thu được, các NHTM Việt Nam đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam vay để sản xuất kinh doanh. Khi cần chi trả vàng tiết kiệm cho khách hàng thì các NHTM của Việt Nam chuyển trả nốt 93% số tiền còn lại cho ngân hàng nước ngoài mà họ đã mua vàng trên tài khoản trước đây để nhập khẩu vàng vật chất về Việt Nam chi trả cho khách hàng.

Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, các chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp kinh doanh vàng đều cho rằng, NHNN cần cho phép các NHTM và một số doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn được kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, vì đây là những công cụ phái sinh giúp các NHTM cân đối trạng thái vàng nhằm phòng ngừa rủi ro do biến động giá. Với nghiệp vụ kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được ngoại tệ trong kinh doanh vàng vì chỉ cần đặt cọc 7%.

"Đây là một trong những tiền đề quan trọng để giá vàng trong nước, quốc tế liên thông và cân bằng với nhau, tránh những cú sốc không bình thường trên thị trường nội địa. Vừa có tác dụng phòng tránh rủi ro về vàng, vừa có tác dụng hạn chế việc đầu cơ chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế. Đồng thời, việc cho phép mở tài khoản vàng đối với một số ngân hàng được lựa chọn cũng là tiền đề hình thành một sàn giao dịch vàng trong tương lai", ông Nghĩa nhấn mạnh.

Hồng Dung
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tiếp tục cho phép nhập vàng

TT - Nhiều công ty vàng cho biết 14g ngày 19-9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cấp phép nhập khẩu vàng cho một số ngân hàng và công ty vàng.

Theo đó, Công ty SJC được cấp phép nhập khẩu 700kg vàng, Công ty PNJ được nhập 500kg...

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, có khoảng 10 đơn vị được cấp phép nhập khẩu với tổng khối lượng 4 tấn vàng. Dự kiến trong ngày 20 và 21-9 số vàng này sẽ về tới VN và được gia công bán ra thị trường.

Sau khi NHNN cấp phép nhập vàng, giá vàng trong nước chỉ giảm 200.000 đồng/lượng so với buổi trưa, chốt ở 47,05 triệu

đồng/lượng. Đây là mức giảm khiêm tốn so với những đợt NHNN cấp phép nhập khẩu trước do sức mua trên thị trường khá mạnh.

Công ty SJC cho biết trong ngày 19-9 đã bán ra khoảng 7.000 lượng, mua vào chỉ 2.000 lượng. Còn Công ty PNJ bán ra 2.500 lượng, mua vào 800 lượng.

Lúc 18g30 giá vàng thế giới còn 1.820 USD/ounce. So với giá vàng thế giới quy đổi theo tỉ giá niêm yết, giá vàng trong nước vẫn cao hơn đến 1,22 triệu đồng/lượng.

http://tuoitre.vn/Kinh-te/456580/Tiep-tuc-cho-phep-nhap-vang.htmlA.H.
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Ngân hàng đẩy mạnh thu hút gửi tiền “qua đêm”

TT - Sau Ngân hàng (NH) Phương Tây, NH An Bình vừa đưa ra gói “Tiết kiệm VND kỳ hạn 1 ngày”, lãi suất (LS) dao động từ 8-12%/năm tùy theo số tiền gửi. Theo NH An Bình, đây là sản phẩm đặc biệt dành cho người gửi VND, lãi nhập vốn gốc cứ 24 giờ một lần.

NH ACB tăng LS huy động VND kỳ hạn tuần lên kịch trần 14%/năm. Tại một số NH quốc doanh, kỳ hạn tuần cũng ở mức kịch trần. Cuộc đua LS kỳ hạn cực ngắn diễn ra khi các NH không thể tăng LS tiền gửi ở các kỳ hạn gửi dài do đã đụng trần LS huy động.

Theo các chuyên gia, việc các NH, trong đó có nhiều NH lớn, cùng đua huy động vốn kỳ hạn ngắn nhằm có thêm nguồn vốn giá rẻ để cho vay trên thị trường liên NH với mức LS cao hơn nhiều.

Trong ngày 19-9 LS cho vay trên thị trường liên NH kỳ hạn 1 tuần ở mức 14,3%/năm, 2 tuần 14,8%/năm, kỳ hạn 1 tháng từ 15,8-16%/năm.

Ngày 19-9, NH Nhà nước nới rộng kỳ hạn giao dịch trên thị trường mở lên 14 ngày, trong khi trước đây là 7 ngày. Việc kéo dài kỳ hạn giúp các NH có thời gian thu hút vốn, đảm bảo thanh khoản.

* Ngày 19-9, NH Đại Dương (OceanBank) triển khai chương trình cho vay ưu đãi sản xuất kinh doanh với LS thấp nhất là 16%/năm.
A.H
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Giá vàng 'bốc hơi' tới 750.000 đồng/lượng

(NDHMoney) Mỗi ounce vàng giảm 44 USD trên thị trường thế giới, mỗi lượng vàng mua bán trong nước cũng giảm từ 600.000 - 750.000 đồng so với hôm qua.

image_gallery

Vàng đang giảm giá nhanh chóng. Ảnh Đức Long

Ngay trong phiên đầu tuần, giá vàng tại thị trường New York đã xuống dốc nhanh chóng. Theo giới phân tích, giá vàng phiên giao dịch đầu tuần đã giảm mạnh trước sự lên giá của USD.

Bên cạnh đó, việc giá dầu thô và các hàng hóa khác giảm mạnh, cũng tạo nên áp lực đối với nhà đầu tư nắm giữ vàng. Phiên này, Quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã không có động thái giao dịch khi vẫn nắm giữ 1.251,91 tấn vàng.

Đến 8h15 sáng nay, kim loại quý này đang nằm quanh vùng 1.779,8 USD/oz, thấp hơn chừng 44 USD mỗi oz so với mức giá so sánh cùng thời điểm này hôm qua. Theo đó, vàng miếng hầu hết các thương hiệu trong nước cũng được niêm yết thấp hơn từ 600.000 - 750.000 đồng so với giá mua bán sáng qua.

Cụ thể, giá vàng SJC do Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết tại Tp.HCM là 46,45 triệu đồng/lượng (mua vào) và bán ra là 46,65 triệu đồng/lượng (bán ra). Trong khi, vàng PNJ của Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận được mua bán quanh vùng 46,14 - 46,58 triệu đồng/lượng.

Vàng SBJ mua vào là 46,31 triệu đồng/lượng, bán ra là 46,89 triệu đồng/lượng. Công ty này cũng đánh giá rằng, tính thanh khoản của vàng trong nước trong thời gian gần đây không cao, dẫn đến biên độ dao động mua bán lớn và tốc độ biến động chậm hơn vàng thế giới.

Do đó, chênh lệch giữa giá vàng "nội" và vàng "ngoại" dần được mở rộng. Giá vàng tại Mỹ quy đổi theo tỷ giá USD ngân hàng đang rơi vào khoảng 44,51 triệu đồng/lượng, thấp hơn trên dưới 2 triệu đồng so với giá vàng trong nước.
Tin mới nhất cho biết, hôm qua 19/9, Ngân hàng Nhà nước đã cấp hạn ngạch cho doanh nghiệp trong nước nhập hàng tấn vàng.

Huyền Thương - NDHMoney