Tin Trung Quốc

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Vì sao Trung Quốc không dám đưa vấn đề Biển Đông ra LHQ?

(PL&XH)-Nếu như Trung Quốc đưa vấn đề này ra trước Liên Hiệp Quốc thì Tòa án quốc tế về Luật Biển sẽ áp dụng Công ước Quốc tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc mà các nước đã tham gia ký kết trong đó có Trung Quốc.



Trong vấn đề giải quyết tranh chấp với các nước ở khu vực Biển Đông, từ trước đến giờ Trung Quốc chỉ muốn giải quyết trong khuôn khổ song phương. Kể cả khi Chính phủ Philippines lên tiếng đòi đưa vấn đề Trung Quốc xâm phạm vùng biển Tây Philippines ra trước Liên Hiệp Quốc giải quyết, ai cũng biết là Bắc Kinh sẽ không bao giờ để vấn đề này được đưa ra trước Liên Hiệp Quốc.
Vì sao Trung Quốc không muốn đưa vấn đề Biển Đông ra trước Liên Hiệp Quốc? Về vấn đề này, Luật sư Ted Laguatan, một chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông cho rằng nếu như Trung Quốc đưa vấn đề này ra trước Liên Hiệp Quốc thì Tòa án quốc tế về Luật Biển sẽ áp dụng Công ước Quốc tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc mà các nước đã tham gia ký kết trong đó có Trung Quốc. Chiếu theo công ước này, bất kỳ khu vực nào trong phạm vi 200 hải lý tính từ lãnh hải của quốc gia nào thì thuộc chủ quyền của quốc gia đó. Cho nên phần lãnh thổ ở vùng biển phía Tây Philippines trong khu vực quần đảo Trường Sa nằm trong phạm vi 200 hải lý cách bờ biển Philippines. Do vậy nếu như Trung Quốc đưa vấn đề này ra Tòa án quốc tế giải quyết, thì chắc chắn họ sẽ thất bại.

989Bien-Dong.jpg


Biển Đông với đường "lưỡi bò" viền đỏ mà Trung Quốc
trắng trợn đòi hỏi đến tận cửa nhà các nước khác

Lập luận chính mà Trung Quốc viện dẫn trong vấn đề tranh chấp ở khu vực quần đảo Trường Sa là về mặt lịch sử khoảng 2000 năm trước đã có bản đồ định rõ ranh giới dưới thời triều đình nhà Hán. Trong đó không chỉ có Trường Sa mà bao gồm cả vùng biển và Hoàng Sa mà ngày nay nhiều nước trong khu vực đều tuyên bố có chủ quyền.

Đây thật là một điều hết sức lố bịch và vô lý. Nó cũng tương tự nếu như Chính phủ Italia tuyên bố phần lớn lãnh thổ châu Âu, một phần lãnh thổ châu Á và châu Phi bây giờ là thuộc Italia vì những phần lãnh thổ này trước kia thuộc đế chế La mã. Cho nên quay trở lại vấn đề Trung Quốc tuyên bố chủ quyền lãnh hải ở khu vực tranh chấp dựa vào yếu tố lịch sử là rất vô lý. Do đó, nếu như Trung Quốc mang vấn đề Trường Sa ra trước Liên Hiệp Quốc, lập luận của Trung Quốc sẽ thất bại. Do vậy, Trung Quốc sẽ không bao giờ muốn đưa vấn đề này ra giải quyết trước công luận quốc tế.
Thay vào đó Bắc Kinh muốn giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông song phương với từng quốc gia, ví như Trung Quốc với Philippines, Trung Quốc với Việt Nam, hay với các nước khác. Tất nhiên, Philippines không đồng ý như vậy, nhưng quốc gia này lại không có đủ sức mạnh về mặt quân sự, cũng như về kinh tế để có thể chọi lại với Trung Quốc, cho nên chính phủ Manila muốn đưa vấn đề này ra Liên Hiệp Quốc giải quyết. Trong vấn đề này, Mỹ hoàn toàn ủng hộ Phillipines.

Tau-ngu-chinh.jpg


Tàu ngư chính Trung Quốc trắng trợn xâm phạm lãnh hải Việt Nam và gây hấn

Ai cũng biết từ trước đến giờ Trung Quốc chỉ đặt vấn đề giải quyết song phương các tranh chấp Biển Đông. Khi đặt vấn đề đưa vấn đề Trung Quốc trắng trợn xâm phạm chủ quyền lãnh hải các nước khác ở Biển Đông ra Liên Hiệp Quốc giải quyết, tất nhiên là Philippines cũng tiên đoán được phản ứng của Trung Quốc. Nhưng nếu đưa vấn đề này ra Liên Hiệp Quốc thì hoàn toàn phù hợp vì Trung Quốc đã ký thông qua công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Theo luật sư Ted Laguatan, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp ở khu vực Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước, chủ yếu thuộc ASEAN, với vai trò sáng suốt của một cơ chế khu vực sẽ có những hoạt động nhằm đưa tới giải pháp ôn hòa để duy trì vấn đề hợp tác trong khu vực, và có lợi cho tất cả các nước.
Thảo Hương
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ sang thăm Việt Nam

Thứ sáu, 05/08/2011 21:53

Chuyến thăm này góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ, sự hiểu biết lẫn nhau giữa hải quân, quân đội và nhân dân hai nước.

88906ffb2c.jpg

Sáng 5/8, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tiếp Phó Đô đốc Scott Van Buskirk, Tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ đang ở thăm, làm việc tại Việt Nam.

Trung tướng Trần Quang Khuê chào mừng Phó Đô đốc Scott Van Buskirk cùng các thành viên trong đoàn sang thăm và làm việc tại Việt Nam, mong rằng chuyến thăm này góp phần củng cố và tăng cường mối quan hệ, sự hiểu biết lẫn nhau giữa hải quân, quân đội và nhân dân hai nước; chúc chuyến thăm và làm việc của đoàn thu được kết quả tốt đẹp.

Phó Đô đốc Scott Van Buskirk chân thành cảm ơn Trung tướng Trần Quang Khuê đã dành thời gian tiếp đoàn và bày tỏ vui mừng được đến thăm Việt Nam, tìm hiểu về lịch sử đất nước con người và Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Nguồn Vietnam+
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Nhật Bản bắt giữ 2 thuyền trưởng Trung Quốc
Cập nhật lúc :1:29 AM, 06/08/2011
Nhật Bản vừa bắt giữ 2 thuyền trưởng Trung Quốc vì cho tàu hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, gần bờ biển tỉnh Ishikawa của nước này.

Theo nguồn tin của tờ Bloomberg, lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật đang kiểm tra các con tàu tham gia vụ hoạt động trái phép trên. Ngoài ra, lực lượng này từ chối cho biết thêm chi tiết.

Hãng thông tấn Reuters cho biết 2 thuyền trưởng Trung Quốc, thủy thủ đoàn và tàu của họ sẽ được đưa tới Nhật Bản vào tối 6/8.

Những hoạt động của tàu Trung Quốc đã làm bùng lên căng thẳng giữa nước này với các nước láng giềng trong thời gian vừa qua.

Hồi tháng 9/2010, Nhật cũng bắt giữ 1 tàu cá Trung Quốc ở biển Hoa Đông sau khi tàu này đâm vào một tàu chở dầu của Nhật Bản gần khu vực quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư) 2 bên tranh chấp.

Vụ việc này gây ra những căng thẳng chính trị giữa 2 nước. Sự căng thẳng này khiến cho Nhật phải thay đổi chiến lược quốc phòng.

Nhật đã thay đổi trọng tâm quốc phòng từ Nga sang Trung Quốc. Quốc gia Đông Á này thông báo về khả năng chuyển binh lính và xe tăng từ khu vực phía Bắc sang các đảo phía Tây Nam của nước này.

>> Nhật Bản điều quân tới biển Hoa Đông
>> Nhật Bản đề phòng 'ngư dân Trung Quốc chiếm đảo'
>> Nhật Bản thực hiện cương lĩnh phòng thủ mới
>> Sức mạnh không quân Trung Quốc sắp vượt Nhật Bản
>> Nhật, Mỹ ám chỉ Trung Quốc là mối đe dọa
Thanh An (theo Bloomberg và Reuters)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Philippines: Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông đe dọa hòa bình khu vực

(PL&XH)-Ngoại trưởng Rosario nhấn mạnh: "Nếu các quyền chủ quyền của Philippines bị những tuyên bố chủ quyền vô căn cứ của Trung Quốc hạ thấp giá trị, nhiều nước khác cần bắt đầu tính đến các hiểm họa tiềm tàng đối với vấn đề tự do hàng hải trên Biển Đông.


Ngoại trưởng Philíppin Albert del Rosario ngày 5/8 cảnh báo các tuyên bố chủ quyền trắng trợn của Trung Quốc ở Biển Đông là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình của khu vực Đông Nam Á.
Trong bài phát biểu tại một trường đại học ở Manila, ông Rosario nhấn mạnh mối đe dọa này không chỉ khiến các nước cũng có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông cảm thấy lo ngại mà còn đe dọa các thực thể khác lưu thông trên vùng biển này. Ông dẫn chứng các vụ tàu hải quân Trung Quốc bắn cảnh cáo các ngư dân Philippines, gây khó khăn cho các tàu thăm dò dầu và dựng lên những dấu mốc tại các vùng biển của Philippines trong năm nay sau khi Trung Quốc tự vạch ra cái gọi là "đường chín đoạn" (đường lưỡi bò) trên Biển Đông hồi năm 2009.

Rosa.jpg


Ngoại trưởng Rosario: "Trung Quốc đang

trở thành mối đe doạ trên Biển Đông"

Ngoại trưởng Rosario nhấn mạnh: "Nếu các quyền chủ quyền của Philippines bị những tuyên bố chủ quyền vô căn cứ của Trung Quốc hạ thấp giá trị, nhiều nước khác cần bắt đầu tính đến các hiểm họa tiềm tàng đối với vấn đề tự do hàng hải trên Biển Đông. Cần thẳng thắn nhìn nhận rằng tình hình rất nguy cấp và đáng báo động... về một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với sự ổn định của khu vực Đông Nam Á đang phát triển của chúng ta".
Trước đó, tờ "Ngôi sao Philippines" đưa tin hải quân nước này sẽ sớm hoàn tất một cơ sở để "bảo vệ binh lính canh giữ và đảm bảo an ninh cho vùng lãnh thổ trên biển của Philippines" tại một hòn đảo mà hai nước cùng tuyên bố chủ quyền. Cơ sở này được Hải quân Philippines bắt đầu xây dựng từ tháng Năm trên hòn đảo mà Manila gọi là Patag và Bắc Kinh gọi là Feixin, một phần trong quần đảo Trường Sa.
Thảo Hương
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Nông dân điêu đứng vì phá lúa trồng ớt, hoa hòe bán cho thương lái TQ

Tác giả: Lan Chi
Bài đã được xuất bản.: 06/08/2011 15:16 GMT+7
TIN LIÊN QUAN


TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)




Không chỉ thu mua, nhiều môi giới chuyên gom hàng cho thương lái Trung Quốc còn vận động nông dân phá bỏ cây lúa, trồng cây nông sản để bán sang Trung Quốc.
Không ít nông dân rơi vào cảnh mất mùa điêu đứng vì chuyển đổi cây trồng.
Những bài học xương máu

Gần 30 năm có kinh nghiệm trồng trọt hoa màu, ông Vũ Văn Phong (Đông Hưng, Thái Bình) cảm thấy tiếc nuối nhất là những lần mắc bẫy người ngoài đi phá lúa trồng cây nông sản bán cho Trung Quốc.

"Trong đời làm nông, tôi nhớ nhất là những bài học xương máu của những năm 90, khi nhà nhà bỏ lúa quay sang trồng vải thiều. Sau 4,5 năm đầu tư giống, công chăm sóc, đến ngày sắp thu mới phát hiện toàn bộ giống vải đó là vải lai, năng suất rất thấp, chất lượng quả kém hoặc có cây không cho quả khiến nhiều người phải nuốt nước mắt chặt bỏ vải lai, chuyển sang trồng lúa", ông Phong kể.

Vài năm sau, người dân lại đổ xô đi lấp ruộng làm vườn để trồng hoa hòe bán cho Trung Quốc. "Khi đó một cân hòe ngang với 20 cân thóc, nhưng khi nhà nào cũng trồng hoa hòe để bán thì hòe rớt giá thảm hại. Có mùa, hoa hòe xuống giá chỉ còn 12 đến 13 nghìn đồng/kg mà thu được 1 kg hoa hòe đâu có dễ. Người dân lại nản, bắt đầu chặt cây hòe. Một số nhà để lại vài cây cho râm nhà, râm vườn thì bây giờ hòe lại có giá. Giá hòe hiện tại là 130 nghìn đến 140 nghìn đồng/kg nhưng đa số hòe còn lại trong dân chủ yếu là những cây hòe già, không cho nhiều hoa. Nhưng tôi biết, vì hoa hòe đang hiếm, giá mới cao như thế chứ lại ồ ạt đi trồng hòe, có khi thương lái Trung Quốc lại ép giá thê thảm" - ông Phong nhớ lại.

Cách đây 3 năm, một vài người môi giới đến vận động bà con trong xã trồng ớt Hàn Quốc để thu mua bán sang Trung Quốc. Người dân lại đua nhau trồng ớt.
Ông Phong nhớ, năm đó gia đình ông trồng 1 sào ớt mà thu lại được 3 triệu đồng, gấp nhiều lần so với trồng lúa mặc dù có hơi vất vả. Sang đến vụ mùa, thấy trồng ớt có ăn, người dân quê bắt đầu bỏ trồng lúa chuyển sang trồng ớt kim. Chỉ tính riêng tiền giống, mỗi nhà đầu tư đến 400 nghìn đồng/sào. Trồng ớt vào tháng 6 âm lịch, thì sang tháng 7 mưa ngâu, mưa nhiều, nắng lắm nên đất nổi chua và bí chặt rễ cây khiến cho cây ớt không thể nào lên được.
717_.jpg
Nhiều lần nông dân thắt ruột gan phá cây nông sản vì không
bán được hàng. Ảnh NNVN.
Có nhà trồng đến 5,6 sào ớt, lúc đó vợ chồng lại cãi nhau vì ớt chết và mất mùa. Người thì vội vàng phá cây ớt chuyển sang trồng tạm ít rau xanh để bán, "người thì chấp nhận ngu mất một vụ". Đã quá nhiều bài học, nhưng đến sang năm khi những người môi giới lại về quê vận động, người dân lại bảo nhau bỏ lúa, trồng dưa chuột xuất khẩu sang Trung Quốc.

"Một kg dưa bán cho lái mua với giá 500 đồng nhưng họ chọn hàng chặt lắm, dưa bán được thì ít đổ đi thì nhiều. Dưa trồng hai ngày lại phun thuốc 1 lần nên không ai dám ăn. Mỗi ngày hái quả một lần, những lái buôn khi thu mua luôn mang theo chiếc khuôn mẫu. Họ sẽ cho dưa vào chiếc khuôn nếu quả dưa ngon vừa hoặc nhỏ hơn chiếc khuôn thì họ lấy còn to quá thì họ bỏ. Mỗi lần thu hoạch được 50 cân thì chỉ có 15 đến 20 cân lọt qua vòng loại của lái buôn", nói đến đây, ông Phong nghẹn ngào biết bao nhiêu bài học nhưng người dân vì quá khổ nên chỉ cần vận động nghe mùi mẫn họ sẽ làm ngay.

Gia đình tan nát vì trồng ớt xuất khẩu

Trường hợp của gia đình ông Vũ Quốc B. ( K.X, Thái Bình) còn thê thảm hơn người quê ông Phong rất nhiều. Gia đình ông B. chuyên làm nghề trồng cây nông sản để bán cho thị trường khu vực. Chỉ qua vài năm, gia đình ông giàu lên trông thấy với cây cà chua. Năm 2008, lái buôn đến vận động ông và người dân trong xã trồng ớt để bán sang Trung Quốc với mức giá đặt ra rất cao. Nhận thấy cơ hội kiếm tiền, nên ông B. quyết định thuê đất của người dân, khoan giếng để lấy nước tưới cây về vụ đông, thuê thêm người làm... đầu tư một khoản không ít.

Mặc kệ vợ con khuyên răn nhưng ông B. kiên quyết làm cho ra làm. Năm đó ớt được mùa, nếu như đúng giá cả ban đầu người mua chào hàng, ông B. sẽ thắng lớn nhưng thấy người dân trúng đậm ớt, lái buôn "lật lọng" trả giá rất thấp chỉ 3 đến 4 nghìn đồng/kg, trong khi giá thỏa thuận ban đầu đưa ra là 12 đến 15 nghìn đồng/kg. Khi ông B thắc mắc giá thấp, ông và người dân chỉ được giải thích phía khách hàng bên Trung Quốc chê. Có đợt đang rộ mùa hái quả, công ty thu mua cho biết ngừng mua một thời gian khiến nhiều nông dân trồng ớt điêu đứng.
trong-ot.jpg
Đa số các môi giới đều làm việc trực tiếp với nông dân nên
chính quyền xã không hề hay biết. Ảnh HNM.
Ông B. tiếc của nên đành hái ớt về phơi khô. Nếu thuê người hái lại không có tiền để trả công nên vợ chồng, con cái ông lầm lũi hái ớt về phơi bán cho dân trong vùng. Chỉ riêng vụ đầu tư để đời đó, ông B. lỗ khoảng 45 đến 50 triệu, chưa kể đến công sức của 3 lao động trong gia đình. Vợ chồng ông thường xuyên cãi nhau chuyện làm ăn thất bát nên gia đình càng xáo trộn hơn. Tức vì chồng không nghe lời khuyên, năm đó vợ ông bỏ nhà vào miền Nam sống với em gái. Trao đổi với phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Đỗ Văn Thắng - chủ tịch một xã trong huyện Đông Hưng cho rằng: rất khó kiểm soát việc dân phá lúa trồng nông sản. Mặt khác, thương lái Trung Quốc không xuống tận địa phương để vận động người dân mà chủ yếu thuê qua các môi giới. Những vị môi giới này làm việc trực tiếp với người dân không qua chính quyền cơ sở nên chính quyền khó mà tham gia.

Cũng theo ông Thắng, xã ông chủ yếu là trồng cây vụ đông nên có thể môi giới, lái buôn ra chợ để thu mua nhiều hơn là trực tiếp xuống vườn mua. Mấy năm trước, có gia đình trồng cây chuyên biệt để bán sang Trung Quốc, nhưng nhiều bài học được trả giá nên nông dân cũng không còn mặn mà với việc trồng cây xuất khẩu. Mặc dù cây nông sản đó có thể cho thu hoạch gấp hai, ba lần trồng lúa.

Còn anh Lê Văn Ngọc (Giám đốc công ty chuyên thu mua nông sản Lộc Xuân) cho rằng, đa số nông dân miền Bắc trồng nông sản là bán sang Trung Quốc, một phần nhỏ bán cho Hàn Quốc, Đài Loan... Việc bán hàng cho thương lái Trung Quốc rất nguy hiểm vì tiềm ẩn những rủi ro cao nên chuyện thắng thua của người đi buôn và của người nông dân cũng không có gì khác nhau, đều chấp nhận mạo hiểm.

Theo GDVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc dùng Đại Công để hạ thấp uy tín Mỹ

(Tamnhin.net) - Trong bối cảnh các tổ chức đánh giá tài chính của Mỹ ngày càng bị chỉ trích, Trung Quốc tìm cách tăng cường ảnh hưởng thông qua công ty thẩm định tài chính Đại Công.


dagong.jpg
Các quan chức Đại Công ngày càng lớn giọng (Ảnh minh họa) Về vấn đề nợ công của Mỹ, Đại Công có đánh giá khắc khe hơn so với tổ chức đánh giá tài chính của Mỹ. Cụ thể, công ty thẩm định tài chính này đã hạ điểm tín nhiệm tài chính của Mỹ từ A+ xuống còn A. Thậm chí, Tân Hoa Xã còn nói việc lưỡng đảng tại Quốc hội Mỹ thông qua quyết định nâng trần nợ công vẫn không tháo được ngòi nổ của "quả bom nổ chậm". Người đứng đầu Đại Công còn phê phán Mỹ là nước “mắc nợ nần nhiều nhất thế giới”, vậy mà lại được xếp ở bậc cao nhất AAA. Ông này cũng phê phán việc các công ty thẩm định tài chính của Mỹ còn đi đánh giá các nước khác.

Theo Le Monde, Trung Quốc đã chọn đúng thời điểm để “trả đũa” vì hai công ty thẩm định tài chính hàng đầu của Mỹ là Moody’s và Fitch đang ngày càng bị chỉ trích và châu Âu cũng đang có ý định thành lập một tổ chức thẩm định riêng.

Được thành lập năm 1994, với 500 nhân viên và khoảng 20 chuyên gia phân tích, Đại Công chỉ bắt đầu công tác đánh giá vào năm 2010 với việc thẩm định nợ công của 50 nước và năm nay là 67 nước. Lãnh đạo công ty này cho biết Đại Công sẽ nhắm đến tất cả các nước trong thời gian tới. Hiện công ty này chủ yếu quan tâm đến các nước châu Phi vì Trung Quốc đầu tư nhiều ở đó. Các cơ quan tài chính của Nga và Malaysia cũng đang hướng về Đại Công.

Theo báo Le Monde, Đại Công khá ưu ái các nước mới phát triển, trong đó dĩ nhiên ưu tiên nhất là Trung Quốc với mức điểm “AA+ ổn định”. Thật ra, thái độ của Đại Công tương đồng với sự lớn mạnh của Trung Quốc. Công ty này đã không ngại ca ngợi bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, tại hội nghị thượng đỉnh G20, tại Toronto (Canađa) năm 2010, trong đó ông kêu gọi cải cách hệ thống thẩm định tín nhiệm tài chính thế giới.

Qua đó, Đại Công bị nghi ngờ chịu ảnh hưởng của chính quyền trung ương Trung Quốc. Mặc dù người đứng đầu Đại Công khẳng định “Đại Công hoàn toàn độc lập với nhà nước về mặt cổ đông”, nhưng, Le Monde đặt câu hỏi: Liệu Đại Công có dám công bố một báo cáo nói rõ sự thật về Trung Quốc hay không? Theo đánh giá chính thức của Moody’s, trong báo cáo vừa qua, Cơ quan kiểm toán của Chính phủ Trung Quốc đã cố tình hạ thấp nợ của các chính quyền địa phương tới 375 tỷ euro.

Đánh giá về tính khách quan của Đại Công, một giáo sư giấu tên của Đại học Bắc Kinh cho biết ở Trung Quốc, một công ty thẩm định tài chính sẽ không thể hoàn toàn độc lập với chính phủ và dĩ nhiên hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến các đánh giá kiểm định. Trong khi đó tại Mỹ, các công ty thẩm định tài chính không ngại cho điểm thấp đối với các bang hay thành phố.

Về tầm ảnh hưởng trên thế giới của Đại Công, Le Monde dẫn lại lời của người phụ trách công tác thẩm định nợ công của công ty này nói “ báo cáo của công ty chúng tôi hiện chưa đủ tầm ảnh hưởng để làm thay đổi các thị trường”.


Lê Chân (theo RFI)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Nhật thả 2 thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc

Chủ Nhật, 07/08/2011 21:30
(NLĐO)- Tân Hoa Xã ngày 7-8 đưa tin Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã thả 2 thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc vào chiều 6-8.

Thông tin này được Tân Hoa Xã dẫn nguồn 1 quan chức ngoại giao tại lãnh sự quán Trung Quốc ở Niigata – Nhật Bản.
16-chot.jpg
Tàu tuần tra Nhật Bản (phải) chuẩn bị chặn tàu đánh cá Trung Quốc ở ngoài khơi tỉnh Ishikawa hôm 5-8. Ảnh: AP
Cũng theo quan chức này, 2 thuyền trưởng trên đã được đưa trả về thuyền lúc 16 giờ 30 phút chiều 6-8 (giờ địa phương) sau cuộc đàm phán giữa lãnh sự quán Trung Quốc với phía Nhật Bản.

Trước đó, thuyền trưởng Wang Fugui (26 tuổi) của tàu Lurongyu 1735 và Zheng Wenwu (35 tuổi) của tàu Lurongyu 1736 đã bị Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản bắt giữ vì nghi ngờ đánh bắt cá trái phép ở vùng biển đặc quyền kinh tế của Nhật ngoài khơi tỉnh Ishikawa. Kể cả thuyền trưởng, mỗi tàu cá bị bắt có 17 người.

Trong suốt thời gian điều tra và đàm phán, 2 tàu cá lẫn thuyền trưởng đều không bị đưa vào đất liền Nhật Bản.

Bằng Vy (Theo Tân Hoa Xã)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc 'khát năng lượng tới cháy họng'
Cập nhật lúc :6:01 AM, 08/08/2011
Các báo cáo mới đây cho thấy, tình trạng thiếu hụt năng lượng đang lan rộng và tác động tiêu cực tới xã hội Trung Quốc.

Khảo sát của trang web Thiếu hụt năng lượng cho thấy, trong khoảng thời gian từ nay đến tháng 9, ít nhất 10 tỉnh thành của Trung Quốc sẽ phải “nếm trải” cảnh cạn kiệt năng lượng.
“Tất cả các ngành công nghiệp trên cả nước sẽ phải chịu cảnh thiếu thốn năng lượng này, trong đó khủng hoảng điện là một nguy cơ nhãn tiền”, trang web cảnh báo.
Cảnh báo của Thiếu hụt năng lượng không phải là không có cơ sở. Các hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc cho hay, có tới 24.000 doanh nghiệp ở Thượng Hải mới đây được thông báo về nguy cơ thiếu điện trầm trọng. Còn tại tỉnh Zhejiang, một số nhà máy phải chuyển sang dùng máy phát điện chạy bằng dầu diesel dù chi phí cho hình thức này đắt gấp đôi so với sử dụng lưới điện quốc gia.

tg_5.8_TQ1in.jpg
Trung Quốc đang thiếu hụt năng lượng trầm trọng. Ảnh minh họa.
Báo cáo cho thấy, 14 lò phản ứng hạt nhân của Trung Quốc chỉ đáp ứng được 2% nhu cầu năng lượng của nước này. Như vậy, ngay cả khi 28 lò phản ứng đang xây dựng được đưa vào khai thác thì năng lượng cung cấp được cũng không đáng kể.
Hơn nữa, bất chấp các nỗ lực đa dạng hóa nguồn năng lượng từ thủy điện, sức gió, năng lượng mặt trời cho đến điện hạt nhân, tới 70% nhu cầu năng lượng của Trung Quốc vẫn là từ than đá.
Trong khi đó, giá than đá nhập khẩu lại không ngừng tăng, một phần chính bởi vì Trung Quốc thu mua quá nhiều. Theo báo cáo của công ty đánh giá rủi ro Đầu tư và chiến lược Thái Bình Dương (PSA), Bắc Kinh hiện tiêu thụ 46% lượng than đá trên toàn thế giới trong khi giá cả tăng gấp đôi trong vòng 5 qua.
Chính sự tăng giá này của nguồn than nhập khẩu là nhân tố chủ yếu gây ra tình trạng lạm phát cao “ngất ngưởng” của Trung Quốc. Các số liệu thống kê cho thấy, tốc độ lạm phát của Trung Quốc ở mức 6,7% hồi giữa tháng 7 và có thể leo lên 7,2% vào cuối năm nay.
Dù Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia tìm mọi cách hạ giá loại nguyên liệu này nhưng đều bất thành bởi tình trạng thời tiết xấu ở Australia, Colombia và Indonesia khiến sản lượng sụt giảm nghiêm trọng, theo đó, giá cả leo thang.
Tình trạng giá cả thế giới tăng không ngừng buộc các nhà sản xuất phải phụ thuộc vào hoạt động khai thác trong nước. Tuy nhiên, đây cũng không phải nguồn nguyên liệu phong phú và ổn định bởi gần đây Chính phủ Trung Quốc liên tiếp đóng cửa các mỏ than nhỏ trong nước bởi thiếu an toàn và tham nhũng.

tg_5.8_than2in.jpg
Dù nỗ lực đa dang hóa nguồn năng lượng nhưng hiện các ngành công nghiệp Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc chủ yếu vào than đá. Ngoài ra, việc vận chuyển than trong nước lại cho thấy sự bất cập trong hệ thống cơ sở hạ tầng. Dù là quốc gia có hệ thống đường sắt tốt nhưng hầu hết chỉ dành để vận chuyển hành khách chứ không phải nguyên vật liệu.
Hậu quả là, hàng triệu xe tải phải bị huy động để vận chuyển than đá, gây ra tình trạng ách tắc giao thông cũng như tai nạn và đặc biệt là hủy hoại các tuyến đường cao tốc bởi các xe tải chở than thường rất quá trọng tải.
Vụ tắc đường nghiêm trọng do các xe tải này gây ra là vụ ách tắc kéo dài 70km trong 20 ngày tại tuyến đường cao tốc giữa Bắc Kinh và Zhangjiakou. Đáng chú ý là trong số 7.000 xe bị tắc tại tuyến đường này, hầu hết là các xe tải đang chất đầy than đá.
Dựa trên những phân tích này, PSA khẳng định, cuộc khủng hoảng năng lượng tại Trung Quốc chắc chắn sẽ còn kéo dài và với những tác động tiêu cực nó gây ra, rất có thể đến một ngày, người dân Trung Quốc sẽ phải chấp nhận việc tốc độ tăng trưởng kinh tế có chững lại đôi chút nhưng đổi lại họ không phải trả cái giá quá cao vì mải miết chạy theo đáp ứng “cơn khát” năng lượng của mình.

>> 'Siêu tàu ngầm Trung Quốc dò đáy' biển Đông

Trà My (theo Asiasentinel)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Nga giao chiến hạm Gepard thứ 2 cho Việt Nam

Thứ hai, 08/08/2011 12:39

Ngày 25/7 vừa qua Gepard 3.9 thứ hai đã chính thức cập cảng Cam Ranh, Việt Nam sau khi hoàn thành chạy thử nghiệm.

4a89c_chien-ham.jpg

Hãng đóng tàu Zelenodolsk Gorki của Nga đã tiến hành thay đổi một số chi tiết nội thất của tàu theo yêu cầu của Hải quân Việt Nam.

Nhờ đó, Gepard 3.9 thứ hai này được cho là có nhiều tiện ích và có khả năng vận hành tốt hơn so với chiến hạm đầu tiên.

Dự án Gepard 3.9 được thiết kế nhằm xác định, tiêu diệt các mục tiêu trên các mục tiêu tàu ngầm, tàu chiến nổi, hộ tống, tuần tra bảo vệ lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.

Trọng tải tàu là 2.000 tấn, dài 102m, có khả năng mang theo 103 thuyền viên và hoạt động trong phạm vi 5.000 dặm.

Gepard 3.9 được trang bị một hệ thống tên lửa chống hạm Uran-E, một pháo hạm Ak-176 cỡ nòng 76,2mm, hai pháo phòng không AK-630M, tổ hợp pháo, tên lửa phòng không Palma-S.

Theo RusNavy
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Mỹ bị hạ xếp hạng sẽ khiến lạm phát Trung Quốc tăng cao

Thứ hai, 08/08/2011 15:38

Ngân hàng Công nghiệp Trung Quốc dự báo, lạm phát Trung Quốc tháng 7 sẽ lên đến 6,5% và nước này có thể tiếp tục nâng lãi suất trong quý 3.

Việc Mỹ bị hạ xếp hạng tín dụng không chỉ ảnh hưởng tới dự trữ ngoại hối của Trung Quốc mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều mặt khác nhau của nước này.

Trong ngắn hạn, vấn đề nghiêm trọng nhất chính là lạm phát. Lạm phát sẽ ngày càng tồi tệ hơn khi các nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư từ USD sang hàng hóa.

Trong tuần trước, các nhà đầu tư đã bán tháo hàng hóa, nhưng về dài hạn, nếu đồng USD tiếp tục giảm giá, giá hàng hóa sẽ tăng lên. Việc hạ xếp hang tín dụng cũng làm tăng khả năng Mỹ áp dụng một đợt nới lỏng định lượng mới, ảnh hưởng tiêu tực tới giá USD và làm tăng lạm phát.

Lạm phát tháng 6 đã lên tới 6,4%, mức cao nhất trong gần 3 năm. Ngân hàng Công nghiệp Trung Quốc dự báo, lạm phát tháng 7 có thể lên đến 6,5%. Chính phủ Trung Quốc sẽ phát hành báo cáo chính thức vào ngày mai. Một nhà phân tích kinh tế Trung Quốc cho biết, không loại trừ khả năng nước này sẽ tăng lãi suất 1 lần nữa trong quý 3 để kiềm chế lạm phát.

Theo CNBC/Chinadaily
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Vải thiều Việt Nam tại Trung Quốc: 300.000đồng/kg
SGTT.VN - Thương lái Trung Quốc mua vải thiều tại Bắc Giang với giá trung bình khoảng 13.000 - 15.000 đồng/kg, nhưng bán tại Trung Quốc với giá cao ngất ngưởng: trên 300.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 20 lần.


Vải thiều bán tại Quảng Tây giá trên 300 ngàn đồng/kg. Ảnh: Nguyễn Tường Bách
Cuối tháng 7.2011, trong chặng dừng chân quá cảnh ở sân bay Bạch Vân, Quảng Tây, Trung Quốc, chúng tôi ghé thăm 2 cửa hàng bán trái cây và thật bất ngờ khi nhìn thấy vải thiều ghi giá 48 nhân dân tệ (RMB hay CNY) một cân Trung Quốc (bằng 1/2 kg).
Như vậy, với tỷ giá RMB/VND thời điểm đó, một kg vải thiều có giá chính xác là 305.760 đồng. Chúng tôi có mua và ăn thử và tin chắc rằng đây chính là vải thiều nhập khẩu từ Việt Nam (hình chụp đính kèm).
Theo tìm hiểu của SGTT, người trồng và kinh doanh của Việt Nam đã bán loại vải thiều với giá thấp hơn khoảng vài chục lần so với giá bán tại Trung Quốc.
Cụ thể: Tháng 7.2011, nhiều thương lái Trung Quốc đã có mặt tại Lục Ngạn (Bắc Giang) để thuê kho bãi và bắt đầu thu mua vải thiều. Ông Lê Xuân Thuỷ ở xã Giáp Sơn cho biết sản lượng vải cả vụ của nhà ông là 4,3 tấn, song chỉ có 1,8 tấn vải đẹp là bán được cho thương lái Trung Quốc với giá từ 13.000 – 15.000 đồng/kg. Hơn 2,5 tấn còn lại là vải sớm, chỉ bán được cho thương lái chở vào Nam với giá trung bình 5.000 đồng/kg. Nhà bà Nguyễn Thị Bảy xã Tân Quang cũng tương tự khi chỉ chọn được hai trong số năm tấn vải của mình bán cho thương lái Trung Quốc với giá có hôm 16.000 đồng/kg. Một số nông dân cho biết, có thời điểm bán chỉ được 4.000 đồng/kg, với giá này "chỉ đủ trả tiền thuê người hái vải...”.


Trái vải Việt Nam rất được thương nhân Trung Quốc ưa chuộng trong thời gian vừa qua. Ảnh: Trần Việt Đức
Theo ông Hoàng Minh Phương, phó trưởng phòng kinh tế hạ tầng huyện Lục Ngạn, năm nay huyện được mùa vải thiều, khoảng 90.000 tấn, cao gấp rưỡi năm ngoái. Khoảng 60% lượng vải này xuất sang Trung Quốc, chủ yếu theo đường chính ngạch. Và để giúp nông dân tiêu thụ vải kịp thời, được giá, tỉnh đã có chủ trương cho phép thương lái Trung Quốc trực tiếp thu mua hàng tại địa phương.
Ông Phương cũng thừa nhận đầu ra cho vải thiều Lục Ngạn hiện còn rất khó khăn. Ngày 29.6 vừa qua, UBND huyện đã mời tổng công ty Chế biến rau củ quả của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về gặp gỡ nông dân trồng vải trong huyện. Tại hội nghị, công ty cho biết năm nay sẽ mua khoảng 15.000 tấn vải phục vụ chế biến xuất khẩu với mức giá không quá 8.000 đồng/kg; trên mức này, doanh nghiệp không đạt được hiệu quả. Vị đại diện này phân tích: giá thu mua trái vải cho công nghiệp chế biến không thể so sánh với giá do thương lái Trung Quốc đưa ra cho loại vải ngon, mẫu mã đẹp.
Trước đó, ngày 26.6, UBND huyện Lục Ngạn cũng đã hỗ trợ kinh phí cho hiệp hội Trồng và tiêu thụ vải thiều thực hiện chương trình đưa trái vải vào các siêu thị Big C, Tràng Tiền tại Hà Nội, song, theo ông Phương, sản lượng tiêu thụ của nguồn này không đáng kể.
Nguyễn Tường Bách - Chí Hiếu
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Nguy cơ rò rỉ chất gây ung thư tại Trung Quốc

Thứ ba, 09/08/2011, 03:16 (GMT+7) Theo AFP, sáng 8-8, bão Muifa đã gây ra sóng lớn làm vỡ đê ở Khu công nghiệp Jinshan, thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, miền Bắc Trung Quốc, gây nguy cơ rò rỉ chất độc từ Nhà máy hóa dầu Fujia nằm bên trong con đê này. Nhà máy này sản xuất paraxylene – hóa chất được sử dụng để tạo ra các nguyên liệu thô phục vụ sản xuất màng và sợi polyester. Đây cũng là chất gây ung thư.
Do ảnh hưởng của bão Muifa, đến thời điểm hiện nay đã có hơn 360.000 người dân ở tỉnh Sơn Đông phải sơ tán và gây thiệt hại hơn 290 triệu USD.
H.Đỗ
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc đứng ngoài cuộc chạy đua dự trữ vàng thế giới

Thứ ba, 09/08/2011 12:11

Trong khi các nước ồ ạt mua vàng, ngân hàng Trung ương Trung Quốc lại không tham gia mạnh do lo ngại ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế.

de0aa_vang.jpg

Hội đồng vàng thế giới cho biết, lượng vàng mua vào của Chính phủ các nước trên toàn cầu tăng 203,5 tấn trong 6 tháng đầu năm nay, gấp 1,6 lần so với cùng kì năm trước.

Nga dẫn đầu hoạt động mua vàng với 181,5 tấn trong 18 tháng qua, trong khi Mexico, Hàn Quốc và Thái Lan đã mua lần lượt 99,2 tấn, 25 tấn và 9,3 tấn trong 2 tháng qua.

Hoạt động mua ồ ạt của các nước này góp phần đẩy giá vàng tăng 20% kể từ tháng 11 năm ngoái, trái ngược hẳn với việc Trung Quốc chậm chạp trong việc tăng dự trữ vàng.

Bất chấp những nỗ lực tăng nắm giữ vàng gần đây, Trung Quốc, nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới, vẫn đứng sau Mỹ về dự trữ vàng.

Theo Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, lượng dự trữ vàng của Trung Quốc là 1.045 tấn, nhưng chỉ chiếm 1,6% dự trữ ngoại hối và bằng 1/8 dự trữ vàng của Mỹ.

Trung Quốc sản xuất 164,42 tấn vàng trong nửa đầu năm nay, tăng 5,18 tấn tương đương 3,25% so với năm ngoái. Kể từ năm 2009 về trước, Trung Quốc đã duy trì dự trữ vàng ở mức 600 tấn trong vòng 6 năm. Các nhà phân tích thị trường cho rằng, Trung Quốc vẫn còn có khả năng tăng dự trữ vàng lên rất cao.

Một quan chức Cục quản lý ngoại hối Nhà nước Trung Quốc cho biết, nhu cầu mua vàng của các công ty Trung Quốc và người dân đang quá lớn. Nếu ngân hàng Trung ương cũng tham gia thị trường, cạnh tranh với họ thì sẽ gây thiệt hại lớn tới tăng trưởng kinh tế.

Mỹ là nước dự trữ nhiều vàng nhất thế giới với 8.133,5 tấn, gấp đôi nước đứng thứ 2 là Đức với 3.406,8 tấn. IMF, Ý và Pháp đứng tiếp theo với 3.005,3 tấn, 2.451,8 tấn và 2.435,4 tấn.

Theo CommodityOnline
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Động đất mạnh 5,2 richter tại Vân Nam

Thứ ba, 09/08/2011 20:23

Trận động đất 5,2 richter tối nay đã làm rung chuyển khu vực Bảo Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

708b1_dt2.jpg

Theo trung tâm mạng lưới động đất Trung Quốc, trận động đất xảy ra khoảng 7h50 tối nay theo giờ địa phương ở độ sâu 11km.

Tâm chấn được xác định ở tọa độ 25 độ vĩ Bắc, 98,7 độ kinh Đông. Hiện chưa có báo cáo nào về thương vong thiệt hại.

Theo Tân Hoa Xã
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc kêu gọi hành động ổn định tài chính thế giới

Thứ ba, 09/08/2011 22:00

Thủ tướng Ôn Gia Bảo kêu gọi cộng đồng quốc tế giữ thị trường ổn định, củng cố niềm tin của nhà đầu tư, phối hợp chính sách.

93e26ed333.jpg

Ngày 9/8, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã chủ trì Hội nghị thường vụ Quốc vụ viện (Chính phủ), đánh giá tình hình và bàn biện pháp đối phó với những biến động của tình hình tài chính thế giới đối với nước này.

Hội nghị chỉ rõ thị trường tài chính thế giới hiện đang có biến động mạnh mẽ, các yếu tố không xác định và bất ổn trong quá trình phục hồi của nền kinh tế thế giới tăng lên, Trung Quốc cần quan sát và đối phó bình tĩnh, phòng tránh hữu hiệu với những biến động rủi ro.

Từ đầu năm đến nay, tình hình kinh tế xã hội Trung Quốc phát triển tốt, kiểm soát vĩ mô từng bước thể hiện hiệu ứng tích cực, kinh tế tăng trưởng bình ổn và tương đối nhanh, kiểm soát giá cả trên tổng thể có hiệu quả, điều chỉnh cơ cấu được thúc đẩy tích cực.

Vấn đề đặt ra hiện nay là Chính phủ Trung Quốc cần phải giữ được tính liên tục, ổn định, nâng cao tính linh hoạt, chủ động về mức độ, nhịp độ và trọng tâm trong điều chỉnh vĩ mô, xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng, điều chỉnh kết cấu và quản lý lạm phát, ra sức kiềm chế mức độ tăng giá, áp dụng biện pháp tổng hợp giữ cho kinh tế tài chính ổn định.

Liên quan tình hình thế giới, Hội nghị nhấn mạnh Trung Quốc ủng hộ nỗ lực của các nước trong việc ổn định tài chính và tăng trưởng kinh tế, ủng hộ tuyên bố của các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) về ổn định thị trường tài chính.

Ngoài ra, Hội nghị yêu cầu các bên có chính sách tài chính tiền tệ có trách nhiệm, xử lý ổn thỏa vấn đề nợ công, giữ cho thị trường ổn định và đảm bảo lòng tin của các nhà đầu tư toàn cầu.

Cộng đồng quốc tế cần tăng cường phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô, thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển cân bằng và bền vững.
Nguồn Vietnamplus
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc chạy thử tàu sân bay đầu tiên

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc vừa rời xưởng tại cảng Đại Liên ở vùng đông bắc sáng nay để thực hiện hành trình trên biển.
> Trung Quốc giải trình về kế hoạch tàu sân bay


Shi_Lang.jpg
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc gần hoàn thiện. Ảnh: Xinhua.
Xinhua dẫn nguồn tin trong quân đội Trung Quốc cho biết chuyến hành trình đầu tiên này diễn ra đúng theo tiến trình của dự án cải tạo tàu và sẽ không kéo dài lâu. Sau khi kết thúc chuyến đi, tàu sẽ tiếp tục được cải tạo và thử nghiệm.
Con tàu này có nguyên bản là tàu Varyag, được Liên Xô khởi công đóng tại Ukraina năm 1985. Khi hoàn thành được 70% với phần khung sườn hoàn chỉnh nhưng chưa gắn động cơ và các thiết bị khác thì Liên Xô sụp đổ. Do đó tàu Varyag được chuyển giao cho Ukraina sở hữu.
Nhưng do không có kinh phí hoàn thiện, năm 1998 Ukraika bán thanh lý vỏ tàu Varyag và một khách hàng Trung Quốc đã chiến thắng trong cuộc đấu giá. Sau đó vỏ tàu được kéo về cảng Đại Liên của Trung Quốc và thay vì biến thành một khách sạn nổi, nó được hoàn thiện thành chiếc tàu sân bay như thiết kế ban đầu.
Bắc Kinh tháng trước cho biết tàu sân bay này sẽ chỉ được dùng cho các mục đích huấn luyện và nghiên cứu. Các nước láng giềng gần đây tỏ ra quan ngại về sự phát triển nhanh chóng của quân đội Trung Quốc cũng như thái độ của nước này về chủ quyền biển đảo, AFP nhận định.
Trên thực tế, tàu sân bay này là tuần dương hạm hạng nặng mang máy bay, không thể so sánh với các tàu sân bay truyền thống của hải quân Mỹ, Anh hay Pháp hiện nay. Tàu sân bay của Mỹ có trọng tải trên 100.000 tấn chạy bằng năng lượng hạt nhân, trong khi tàu của Trung Quốc có thiết kế 67.500 tấn chạy bằng năng lượng thường.
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2011/08/trung-quoc-chay-thu-tau-san-bay-dau-tien/





Mai Trang
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Đường dây đưa người qua Trung Quốc bán thận


10/08/2011 0:44
Những nạn nhân trong đường dây này đều còn rất trẻ, bị đưa đi bán thận với giá 50 triệu đồng/quả, nhưng thực chất chỉ nhận được 30 - 35 triệu và gánh hậu quả sức khỏe suy giảm suốt đời...
Đầu năm 2011, thông tin từ một bệnh viện trên địa bàn TP Cần Thơ cho biết có một số người đến bệnh viện khám sức khỏe với nhiều yêu cầu xét nghiệm đáng nghi vấn. Từ thông tin trên, lực lượng CSĐT Công an TP Cần Thơ vào cuộc và đã lần ra một đường dây đưa người sang TQ để bán thận. Nạn nhân của đường dây trên là những thanh niên tuổi đời từ 18 - 35, sức khỏe tốt nhưng khó khăn về kinh tế, ở hầu hết các tỉnh, thành từ Ninh Thuận trở vào.
Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) Công an TP Cần Thơ cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 nghi phạm liên quan gồm: La Thị Thịnh (SN 1971, ngụ thôn Chào, xã An Lập, H.Sơn Động, Bắc Giang), Võ Đình Văn (SN 1986, ngụ số 26/456, đường Thống Nhất, P.15, Q.Gò Vấp, TP.HCM), Quảng Đại Vàng (SN 1987, ngụ thôn Như Bình, xã Phước Thái, H.Ninh Phước, Ninh Thuận), Lê Sơn Truyền (SN 1984, ngụ ấp Phước Lễ, xã Phước Ninh, H.Dương Minh Châu, Tây Ninh).

banthan.jpg
Dẫn giải La Thị Thịnh từ Hà Nội vào Cần Thơ phục vụ công tác điều tra - Ảnh do Cơ quan điều tra cung cấp

http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110810/Duong-day-dua-nguoi-qua-Trung-Quoc-ban-than.aspx
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Về một sinh viên Trung Quốc ăn mỳ tôm

Tác giả: Nguyễn Quang Thiều
Bài đã được xuất bản.: 6 giờ trước
TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)




Một buổi sáng tôi nhìn thấy cậu ăn mỳ tôm với sườn nướng mà chúng tôi nướng từ chiều hôm trước chưa ăn hết. Cậu ngồi ăn kiên nhẫn không để lại một chút thịt nào trên miếng sườn đó.
>>Câu chuyện thứ nhất: Visa Mỹ và lá thư của ứng viên Tổng thống
>>Câu chuyện thứ hai: Cựu binh Mỹ ủng hộ Trường Sa và tấm huân chương cho nhà văn Việt
Đến Australia, đến Na-uy, đến Mỹ...ở đâu tôi cũng mang cảm giác bị "thập diện mai phục" bởi hàng hóa và những người Trung Quốc. Trong chuyến đi Mỹ tháng sáu vừa qua, tôi đã như lục tung một số siêu thị khổng lồ ở Mỹ để tìm mua mấy món quà cho bạn bè mà không có dòng chữ "made in China" nhưng tôi đã thất bại...
Khoảng mười năm trở lại đây, nỗi ám ảnh về hàng hóa "made in China" làm tôi ngạt thở. Nỗi ám ảnh này gây nên bởi những cuộc "xâm lược" của hàng hóa độc hại và rẻ tiền Trung Quốc qua biên giới Việt - Trung. Đấy không phải là cơn hoảng sợ vô căn cứ của tôi. Đấy là sự thật mà chính không ít những người Trung Quốc cũng phải thừa nhận.
Những cuộc tấn công của hàng ngàn tấn thực phẩm tươi sống ướp hóa chất mà báo chí mấy năm gần đây nói đến như những đợt sóng thần khổng lồ vượt qua những dãy núi cao ngất ở phía Bắc đổ vào các thành phố Việt Nam. Và những người buôn bán tham lam và ngốc nghếch Việt Nam đã tiếp sức đẩy những con sóng thần ấy lan rộng. Nhiều lúc, tôi nghĩ rằng: hàng trăm ngàn tấn thực phẩm "chết người" đó chẳng khác gì những quả bom sinh học ném xuống mảnh đất của chúng ta. Và hậu quả của nó như thế nào trong tương lai gần thì ai cũng hiểu.
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-08-09-ve-mot-sinh-vien-trung-quoc-an-my-tom
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Xác định được vị trí Trung Quốc chạy thử tàu sân bay

(Phunutoday) - Theo Website của cục an toàn hàng hải Liêu Ninh cho biết từ 0h ngày 10/8/2011 đến 18h ngày 14/8/2011 cấm tất cả các loại tàu thuyền, phương tiện hàng hải ra vào cảng Đại Liên, cũng như phía Bắc biển Hoàng Hải và vịnh Liêu Đông để Hải quân quân Trung Quốc tiến hành chạy thử tàu sân bay Thi Lang.
TIN LIÊN QUAN


Website này cũng báo cáo khu vực thử nghiệm có chiều dài khoảng 22 hải lý, chiều rộng khoảng 13,25 hải lý.
images528637_44.jpg
Vùng đỏ là vùng Trung quốc chạy thử tàu sân bay. mũi tên xanh là hướng chạy của tàu sân bay Trung Quốc.
Theo đó vị trí của con tàu này thử nghiệm ở vào khoảng 39°01′00″ Bắc122°05′00″Đông và 39°01′00″Bắc/122°22′00″Đông với 38°39′00″Bắc/122°05′00″Đông. Đây là vị trí cấm tất cả các phương tiện xâm nhập cũng như đi qua đây.
images528634_444.jpg
Dòng tin thông báo của Web của cục an toàn hàng hải Liêu Ninh.
Tháng trước, Bắc Kinh đã tìm cách nói giảm về khả năng của chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước này trong bối cảnh có nhiều lo ngại về việc Trung Quốc tăng cương lực lượng quân sự. Theo đó, chiếc tàu này sẽ được dùng cho việc huấn luyện và nghiên cứu.
images528635_4.jpg
Hình ảnh tàu sân bay Trung Quốc.
Chiếc tàu sân bay, từng có tên là Varyag, ban đầu được đóng cho hải quân Liên Xô cũ. Việc đóng tàu bị hủy giữa chừng do Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Trung Quốc đã mua lại chiếc tàu này vào năm 1998.

  • Phú Nguyễn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tàu sân bay Trung Quốc: Biểu tượng hơn là thực tiễn





(Tamnhin.net) - Trung Quốc đã chạy thử chiếc tàu sân bay đầu tiên. Tuy nhiên chuyên gia tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Thượng Hải, ông Ni Lexiong cho rằng: Một chiếc tàu sân bay đơn độc trên biển mà không được bất kỳ lực lượng quân sự nào hỗ trợ, thì chỉ là 'một con vịt què' nếu cố sử dụng".


tai%20sna%20bay.jpg

http://tamnhin.net/quoc-te/13235/tau-san-bay-trung-quoc-bieu-tuong-hon-la-thuc-tien.html