Tin Trung Quốc

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc có tín hiệu hỗ trợ thị trường bất động sản




(Cafef)Các ngân hàng Trung Quốc lần lượt hạ lãi suất các khoản vay thế chấp. Chính phủ đang cố gắng kiểm soát thị trường bất động sản mà không làm thanh khoản sụt giảm.

Kevin Xi không gặp khó khăn gì khi nhận được khoản vay thế chấp giúp anh mua căn hộ một phòng ngủ trị giá 1,53 triệu nhân dân tệ (tương đương 242.563 USD) tháng trước. Anh nhận được chiết khấu 10% trên số tiền lãi. Khoản vay thế chấp trị giá 960.000 nhân dân tệ được thông qua chỉ trong 5 ngày.

Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực kìm hãm đà tăng giá trong khi tránh cho thị trường không đổ vỡ bằng cách giảm lãi suất đi vay cho những người mua nhà lần đầu tiên nhằm khuyến khích họ mua nhà. Đồng thời, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng kiểm soát chặt chẽ giới đầu cơ, những người khiến giá nhà tăng 140% kể từ năm 1998. Doanh số bán nhà sụt giảm 18% trong quý I đã góp phần khiến kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất 3 năm.

Jack Gong, chuyên gia bất động sản tại Hồng Kông cho biết bất động sản là lĩnh vực quan trọng của kinh tế Trung Quốc. Chính phủ sẽ không thể trừng phạt thị trường này ngay cả khi không có chủ trương ủng hộ bất động sản. Sự điều chỉnh trong các chính sách về thế chấp cho thấy rõ ràng là chính phủ có mục đích thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Lãi suất cơ bản đối với vay thế chấp ở Trung Quốc là lãi suất cho vay thời hạn 5 năm được Ngân hàng Nhân dân qui định hiện đang ở mức 7,05%. Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc có chính sách giảm 10% trên số tiền lãi cho khách hàng. Trong khi đó, những ngân hàng nhỏ hơn như China Merchants Bank Co. và Bank of Beijing Co. hiện đang áp dụng lãi suất cơ bản.

Các ngân hàng ở Bắc Kinh bắt đầu thực hiện chính sách này từ tháng 2, trong khi đó lãi suất của 6 tháng cuối năm 2011 cao hơn lãi suất hiện nay từ 5% đến 10%. Người mua nhà ở Bắc Kinh và Thượng Hải có thể được chiết khấu đến 15%.

Theo CLSA Asia-Pacific Markets, một bộ phận của Credit Agricole SA, đây là dấu hiệu cho thấy chính phủ có thể sẽ dần dần nới lỏng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đối với thị trường bất động sản trong quý II.

Theo Centaline Property Agency Ltd., công ty môi giới bất động sản lớn nhất Trung Quốc, khoảng 50% đến 70% người mua nhà ở các thành phố lớn nhất của Trung Quốc gồm Thượng Hải, Bắc Kinh và Quảng Châu sử dụng các khoản vay thế chấp để mua nhà. Các khoản vay có mức lãi suất diễn biến theo lãi suất cơ bản và thường có thời hạn từ 5 đến 30 năm, tùy thuộc vào khả năng chi trả của người vay.

Người mua nhà ở các thành phố nhỏ hơn (hạng 2 và hạng 3) như Ôn Châu và Chiết Giang thường có xu hướng trả bằng tiền mặt. Liu Yuan, chuyên gia nghiên cứu tại Thượng Hải cho biết càng ở những thành phố nhỏ, người mua càng có xu hướng trả bằng tiền mặt. Lãi suất không thực sự ảnh hưởng đến các quyết định mua nhà, người mua quan tâm nhiều đến mức chiết khấu hơn là chi phí thấp khi đi vay.

Tính đến hết ngày 31/3, số nhà mới chưa bán được ở 10 thành phố bao gồm cả Bắc Kinh và Thượng Hải được theo dõi bởi Bacic & 5i5j tăng 46% so với một năm trước, lên con số 594.500 căn - cho thấy rất có thể các chính quyền địa phương sẽ điều chỉnh chính sách để có thể giảm lượng nhà tồn. Chính phủ cũng đã giảm lượng tiền mặt dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng kể từ tháng 11 năm ngoái nhằm đẩy mạnh thanh khoản và thúc đẩy tăng trưởng các khoản vay.

Tuy nhiên, theo Chen Li, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại Trung Quốc của UBS, ảnh hưởng của việc giảm lãi suất cho các khoản vay thế chấp đối với người mua nhà lần đầu vẫn còn hạn chế do người mua vẫn chờ đợi giá sẽ giảm hơn nữa bởi chính phủ đã quyết tâm giảm giá nhà. Tháng 3 là tháng thứ 7 liên tiếp giá nhà đi xuống. Cũng theo ông Chen, giảm giá trực tiếp sẽ có hiệu quả hơn là giảm lãi suất cho vay thế chấp.


Thu Hương
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Công ty TQ mạnh tay thâu tóm doanh nghiệp Việt

Tác giả: Thành Trung
Bài đã được xuất bản.: 24/04/2012 11:04 GMT+7

TIN LIÊN QUAN


Riêng trong năm 2011, có bốn thương vụ M&A lớn tại Việt Nam có tổng giá trị đạt 749 triệu USD của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Làn sóng lạ đang dâng lên

Bằng công cụ tìm kiếm Google, gõ cụm từ "hoạt động M&A của doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam", sẽ xuất hiện 260.000 kết quả. Nhưng nếu bấm vào các đường link kết quả này, hầu như không có thông tin chi tiết nào về hoạt động trên của các công ty Trung Quốc tại Việt Nam. Chưa rõ nguyên nhân tại sao, trong khi có rất nhiều bài viết về hoạt động mua bán, sáp nhập của doanh nghiệp Nhật Bản. Điều này có vẻ lạ, xét trong bối cảnh năm 2010 các công ty Trung Quốc (đại lục Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan) đã đầu tư ra nước ngoài hơn 30 tỷ USD qua hình thức M&A.

Năm 2011, Công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers LLP (PwC) công bố một bản báo cáo cho thấy, giá trị các giao dịch M&A ra nước ngoài của Trung Quốc đạt mức kỷ lục 42,9 tỷ USD. Tổng cộng có 207 thương vụ M&A ra nước ngoài được các công ty Trung Quốc thực hiện vào năm ngoái, tăng 10% so với năm 2010. Sự bùng nổ các thương vụ ở nước ngoài đã thúc đẩy tổng số giao dịch M&A chung của Trung Quốc trong năm 2011 tăng 5% so với năm trước đó, với 5.364 giao dịch - một mức rất cao so với nhiều năm trước.

Một yếu tố thuận lợi thúc đẩy xu hướng này là sự phát triển ổn định của nền kinh tế Trung Quốc. Trong điều kiện ấy, M&A nổi lên như một xu hướng đầu tư quan trọng giúp chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng. Lý do cơ bản nhất của việc các công ty Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài là nhằm mục đích kiểm soát tốt hơn nguồn nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là khoáng sản và năng lượng. Hơn nữa, cũng giống như Việt Nam, do lãi suất cho vay trong nước cao nên các tập đoàn Trung Quốc muốn tận dụng nguồn vốn rẻ hơn tại các quốc gia khác như Mỹ và châu Âu.

Đối với Việt Nam, các tập đoàn Trung Quốc đã tham gia rất mạnh mẽ. Số vốn FDI đăng ký của Trung Quốc tại Việt Nam năm 2011 đã lên đến hơn 4,4 tỷ USD, chiếm 30% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam của năm. Mức này, theo thống kê của StoxPlus, còn cao hơn cả Nhật Bản (2,4 tỷ USD) và Singapore (2,2 tỷ USD). Vốn của Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu là trong những ngành sản xuất và chế biến, xây dựng và cơ sở hạ tầng. Riêng đối với kênh đầu tư gián tiếp, trong đó bao gồm hình thức mua lại, sáp nhập, mặc dù số lượng các thương vụ do công ty Trung Quốc thực hiện được ghi nhận không lớn như các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, nhưng StoxPlus nhận thấy một đặc điểm chung quan trọng: nhiều thương vụ từ Trung Quốc có tính chi phối rất cao. Ở đây, mua cổ phần chi phối được hiểu là mua số lượng cổ phần lớn hơn 49% trong doanh nghiệp bị mua lại.

t1_1335240057.jpg


Chẳng hạn, chỉ tính riêng trong năm 2011, StoxPlus đã ghi nhận được bốn thương vụ M&A quy mô lớn của Trung Quốc với tổng giá trị 749 triệu USD tại Việt Nam. Xét trên số thương vụ, chỉ 25% số thương vụ là đầu tư M&A có tính chi phối nhưng chiếm tới 81% tổng giá trị của các thương vụ. Trong khi đó, số các thương vụ M&A thiểu số chiếm tới 75% nhưng chỉ chiếm 19% về mặt giá trị.

Âm thầm, khó kiểm soát

Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, ông Vũ Bá Phú cho rằng, nhiều cuộc thâu tóm doanh nghiệp thông qua sàn chứng khoán hay mua lại các khoản đầu tư từ một số tổ chức đầu tư cũng đã xuất hiện. Trong đó không loại trừ các cuộc thâu tóm có tính thù địch (hostile takeover) hoặc vì các mục đích khác.

Một trong các thương vụ M&A có giá trị lớn do công ty Trung Quốc tiến hành, dưới dạng mua cổ phần chi phối, là việc Tập đoàn C.P Pokphand mua lại 70,82% cổ phần của C.P Việt Nam với giá 609 triệu USD. Theo dữ liệu của StoxPlus, qua giao dịch này C.P sẽ chi phối tới 20% thị phần thức ăn chăn nuôi của Việt Nam, đồng thời chiếm 77% thị trường thức ăn chăn nuôi cho lợn công nghiệp và 30% thị trường thức ăn chăn nuôi cho gà vịt. Đồng thời, công ty này cũng tạo nên sức ép cạnh tranh cực lớn đối với các tập đoàn đến từ Mỹ và châu Âu trong ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

Liệu đây có phải là cái bắt tay đầy toan tính nhằm thống lĩnh thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam? Ông Phú của Cục Quản lý cạnh tranh nhấn mạnh: mua bán sáp nhập là một trong những hình thức tập trung kinh tế thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Cạnh tranh. Các hoạt động M&A phải tham vấn ý kiến của Cục Quản lý cạnh tranh, nếu thị phần của doanh nghiệp thực hiện M&A có dấu hiệu gia tăng nhanh sau sáp nhập.

t2_1335240065.jpg


Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan lo ngại vụ M&A giữa C.P Trung Quốc - C.P Việt Nam có thể làm gia tăng tính phụ thuộc của thị trường thức ăn chăn nuôi nội địa vào nguồn cung từ doanh nghiệp Trung Quốc. Đáng lo ngại hơn, khi Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, hàng năm Việt Nam phải nhập 50% nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài, trong đó có Trung Quốc.

Bên cạnh đó, dữ liệu của StoxPlus còn ghi nhận một số thương vụ gần đây có sự tham gia của các công ty Trung Quốc nhằm mua lại cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm Tập đoàn SW Kingsway Capital của tỷ phú người Hồng Kông Jonathan Choi (chủ sở hữu tòa nhà Sunwah, Quận 1, TP.HCM) mua lại 10% vốn cổ phần của VinaCapital - công ty quản lý quỹ lớn nhất Việt Nam, với mức giá khoảng 19 triệu USD. Tập đoàn China Investment nhận chuyển nhượng 19% cổ phần (tương đương 96,9 triệu USD) từ một tập đoàn Việt Nam để đồng sở hữu Liên doanh Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 tại Quảng Ninh.

Theo ông Nguyễn Quang Thuân, Tổng giám đốc Công ty Dữ liệu Truyền thông Tài chính StoxPlus, rõ ràng các công ty Trung Quốc đã thâm nhập sâu vào một số ngành của Việt Nam. Hình thức phổ biến hiện tại vẫn là đầu tư qua kênh đầu tư trực tiếp FDI. Tuy nhiên, đầu tư qua kênh gián tiếp (FII) dưới hình thức M&A đang có dấu hiệu gia tăng và sẽ là xu hướng chủ đạo trong thời gian tới. Thực tế này đòi hỏi các cơ quan quản lý cần sớm hoàn thiện và can thiệp vào một số giao dịch có tính chi phối hoặc kiểm soát, nhằm đảm bảo các quy định của Luật Cạnh tranh và các quy định có liên quan được giám sát triển khai. Quan trọng hơn là nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.

Dữ liệu của StoxPlus cũng ghi nhận nhiều trường hợp phía Trung Quốc đã đầu tư lớn, thậm chí mua cổ phần chi phối để nắm quyền kiểm soát tại một số công ty lớn trong các ngành như chứng khoán, hàng hóa, nông nghiệp v.v... Tuy nhiên, rất khó nhận diện các thương vụ này bởi chúng được cấu trúc dưới hình thức ủy thác đầu tư hoặc đứng tên Hoa kiều. Do đó, chúng vẫn được xem là giao dịch "trong nước".

Mặc dù số thương vụ M&A mà các công ty Trung Quốc tiến hành tại Việt Nam ít hơn nhiều, nhưng so với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Nhật Bản, Mỹ và Nga thì khi thực hiện giao dịch các tập đoàn Trung Quốc có xu hướng sở hữu cổ phần chi phối nhiều hơn (biểu đồ 2). Cụ thể, nếu Nhật Bản đầu tư hơn 1 tỷ USD qua hoạt động M&A vào Việt Nam với 26 thương vụ trong năm 2011, thì chỉ có 26% giá trị các thương vụ có tính chi phối. Các tập đoàn từ Mỹ đầu tư vào Việt Nam 548 triệu USD trong năm 2011 thông qua 7 thương vụ thì 100% là các khoản đầu tư thiểu số, dưới hình thức đầu tư cổ phần (private equity).

Các thương vụ mang tính chi phối/kiểm soát tăng rất mạnh

và đã chiếm tới 65% tổng số thương vụ tính theo giá trị. Hầu hết các thương vụ có yếu tố nước ngoài đều có nguồn thu ngoại tệ vào Việt Nam. Trong khi các giao dịch của các công ty trong nước phần lớn vẫn là hợp nhất và không dùng tiền mặt. Riêng quý 1/2012, StoxPlus đã ghi nhận 68 thương vụ M&A với tổng giá trị 2,4 tỷ USD.

Theo Báo cáo M&A Việt Nam 2012 của StoxPlus, tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam năm 2011 đạt 6,6 tỷ USD, gấp gần 4 lần so với mức 1,75 tỷ USD của cả năm 2010. Khoảng 53% quy mô thị trường theo giá trị thương vụ đến từ các tập đoàn nước ngoài mua lại công ty Việt Nam. Mạnh nhất là từ Nhật Bản (26 thương vụ trị giá 945 triệu USD) và ngành được các nhà đầu tư nước ngoài tham gia nhiều nhất vẫn là thực phẩm và đồ uống (10 thương vụ, trị giá 1,1 tỷ

http://vef.vn/2012-04-24-cong-ty-tq-manh-tay-thau-tom-doanh-nghiep-vietUSD).


(Theo Doanh nhân)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Bong bóng BĐS Trung Quốc sắp nổ?

Thứ Sáu, 27/04/2012, 06:00 PM (GMT+7)


1335514957_bong-bong200.jpg


(24h.com)Nếu bong bóng Trung Quốc xảy ra, nền kinh tế thế giới có thể rung chuyển mạnh.

Thị trường bất động sản nằm trên đống lửa

Người mua chộp lấy cơ hội mua căn hộ mới nhiều hơn lượng nhà các chủ đầu tư có thể xây. Nhà đầu tư sở hữu hai, ba, hay bốn căn hộ với hy vọng sẽ kiếm được nhiều tiền nhờ giá cả tăng vọt. Nhưng viễn cảnh đó không xảy ra. Giá nhà đất bắt đầu lao dốc. Các chủ dự án mắc kẹt với những tòa nhà trống rỗng. Sự giàu có của họ bắt đầu sụt giảm mạnh.

Đây là những dấu hiệu có vẻ giống với thị trường nhà đất Mỹ năm 2007. Nhưng không. Đây là câu chuyện của Trung Quốc năm 2012.

Sau khi phát triển vô cùng nóng trong những năm gần đây, thị trường bất động sản Trung Quốc bắt đầu suy yếu. Các chủ dự án liên tiếp giảm giá nhằm giải phóng hàng tồn kho. Giá thì cứ giảm mà người mua vẫn đứng ngoài thị trường khiến đại gia nhà đất than khóc vì đống tài sản giảm giá trị.

Nhưng liệu có xảy ra cuộc đại suy thoái ở thị trường bất động sản Trung Quốc như đã xảy ra ở Mỹ hay không? Các chuyên gia dự báo chắc chắn thị trường sẽ tổn thương nặng nhưng đại suy thoái thì không.

1335514753-cong-truong-TQ.jpg

Người Trung Quốc ồ ạt xây dựng tạo nên bong bóng bất động sản
Điên cuồng mua vào

Người Trung Quốc được phép sở hữu nhà riêng từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Trước đó, họ chưa từng chứng kiến đợt giảm giá nhà bao giờ. Họ dồn hết tiền để mua nhà trong suốt thập niên vừa qua kể từ khi nhiều loại hình đầu tư mới xuất hiện bên cạnh gửi tiết kiệm.

Nicholas Consonery, nhà phân tích tại Eurasia Group phân tích để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Chính phủ Trung Quốc nới lỏng hạn chế cho vay để giữ cho nền kinh tế phát triển với tỷ lệ gần 10%. Điều này khiến giá nhà trong năm 2010 tăng 50% so với ba năm trước đó.

Giá nhà tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải đã tăng hơn 110% trong 5 năm qua. Giá nhà trong quý 4/2011 ở các khu cao cấp tại Thượng Hải có giá khoảng 19.400 USD mỗi mét vuông, còn ở Bắc Kinh là 17.400 USD.

Patrick Chovanec, giáo sư tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh cho biết cũng giống Mỹ, người Trung Quốc muốn đa dạng hóa bất động sản. Vì vậy, họ liên tiếp mua vào căn hộ mà không có ý định cho thuê. Thay vào đó họ coi đây là kênh giữ tiền và chờ hưởng lợi nhuận khi giá tăng cao.

Tăng trưởng của Trung Quốc tổn thương

Thật khó để đưa ra con số thống kê chính xác ở Trung Quốc nhưng ước tính có hàng triệu dự án bị bỏ trống.

GS Chovane cho biết: “Mỗi thành phố ở Trung Quốc đều có một tỉnh mới phát triển với rất nhiều dãy căn hộ đang rao bán. Nhưng rất nhiều trong số đó bị bỏ không”.

Theo Chovanec, Chính phủ Trung Quốc quan tâm tới cách điều chỉnh giá cả và những động thái kiềm chế đầu cơ từ năm 2010. Các biện pháp đó bao gồm quy định tiền đặt cọc cao hơn, chất lượng khoản thế chấp ngặt nghèo hơn, yêu cầu về cư trú và số lượng mua nhà bị hạn chế.

Nhưng bất chấp sự tác động của Chính phủ, các chủ dự án vẫn tiếp tục đi vay để xây dựng tràn lan. Họ nghĩ Chính phủ dù thế nào đi chăng nữa vẫn phải “cứu” thị trường để duy trì tăng trưởng kinh tế. Cứ như vậy, bong bóng bất động sản tiếp tục lan sang các đô thị hạng hai, hạng ba.

Cắn răng giảm giá

Cuối cùng, các nhà chức trách không nhượng bộ tung tiền cứu thị trường và chủ đầu tư phải thừa nhận khó khăn. Mùa hè năm ngoái, họ tìm mọi cách giải tán hàng tồn kho. Và cách đầu tiên chính là giảm giá. Nhưng họ không nhận được sự hưởng ứng từ người mua. Người mua thậm chí còn gây ồn ào ở Thượng Hải.

Nicholas Lardy, lãnh đạo cấp cao tại Peter G. Peterson Institute tiết lộ lượng nhà bán ra suy giảm, quý I/2012, lượng bán giảm tới gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Và lượng bán ra không hề được cải thiện trong những ngày gần đây.

Giá nhà cũng sụt giảm mạnh. Các số liệu thống kê chính thức cho thấy, ở các thành phố lớn, sự sụt giảm không quá mạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định nhiều chủ đầu tư đã cắn răng giảm giá tới 40%.

Rung chuyển thế giới

Có rất ít cuộc tranh luận cho rằng bong bóng bất động sản đến hồi bùng nổ. Nhưng các chuyên gia lo ngại rằng các con số thực tế có thể sẽ làm rung chuyển cả Trung Quốc và toàn thế giới.

1335514753-bong-bong.jpg

Bong bóng bất động sản do xây dựng quá nhiều.

Có nhiều điểm khác biệt quan trọng giữa thị trường bất động sản Mỹ và Trung Quốc. Điểm khác biệt dưới đây phần nào khiến vụ nổ bong bóng tại Trung Quốc bớt chấn động hơn ở Mỹ. Người mua nhà ở Trung Quốc luôn luôn được cung cấp khoản thanh toán ít nhất 20%. Trung bình chủ sở hữu có 40% tới 50% sở hữu trong ngôi nhà của mình.

Vì thế khi giá giảm, chủ nhà không phải chịu 100% mất mát như ở Mỹ. Nhưng dù sao khối tài sản bị giảm giá trị cũng vô cùng lớn. Hiện tại khoảng 40% tài sản của người Trung Quốc nằm ở nhà đất. Con số này tại Mỹ là 32% cách đây vài năm.
Chủ đầu tư là những người bị tổn thương nhiều. Một vài công ty nhỏ đã tuyên bố phá sản. Đây là hiện tượng hiếm hoi ở Trung Quốc. Trong khi đó, nhiều công ty khác vẫn đang gắng gượng cầm cự nhờ sự hỗ trợ.

Susan Wachter, Giáo sư chuyên ngành bất động sản tại Pennsylvania's Wharton School nhấn mạnh: “Đây là bong bóng bất động sản cổ điển. Nó có nhiều điểm tương đồng với rắc rối thị trường Mỹ những năm đầu 90 của thế kỷ trước. Đó là vấn đề xây dựng quá nhiều. Và nó cần quá nhiều thời gian để hấp thụ”.

Đe dọa tăng trưởng kinh tế

Các ngân hàng cũng bị kéo bong bóng bất động sản vì họ chấp nhận quá nhiều tài sản thế chấp bất động sản. Lãnh đạo địa phương vô cùng đau đầu vì chủ đầu tư phải dựa và lượng tiêu thụ nhà đất để trả nợ.

Trong khi đó, sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang gặp muôn vàn khó khăn khi thị trường nhà đất đi xuống. Năm ngoái, để có mức tăng trưởng gần 10%, Trung Quốc đã phải dựa rất nhiều vào sự tăng trưởng bất động sản. Vì vậy, sẽ rất khó cho kinh tế Trung Quốc. Và điều này sẽ tác động ngược trở lại với thị trường nhà đất.

Lardy dự báo: “Sự điều chỉnh đang bắt đầu. Nếu không có biện pháp nào cải thiện tình hình, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ chậm lại rất nhiều”.

Nếu bong bóng bất động sản nổ ra, nhiều ngành khác sẽ khó khăn theo. Những công ty cung cấp vật liệu xây dựng như thép, xi măng, đồng phải đối mặt với sự sụt giảm nhu cầu.

(Ngân Hà)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Hàn Quốc bắt giữ 9 thuỷ thủ Trung Quốc

(Dân trí) - Các thủy thủ Trung Quốc được trang bị gậy gộc và các vũ khí khác hôm nay đã làm thương 4 quan chức Hàn Quốc sau khi họ tiến hành kiểm tra vì nghi ngờ tàu Trung Quốc đánh bắt trái phép.

>> Hàn Quốc kết án thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc 30 năm tù


1_d01ae.jpg

Lực lượng bờ biển Hàn Quốc diễn tập chống đánh bắt trái phép gần Incheon năm 2008.

Lực lượng bờ biển Hàn Quốc đã bắt giữ 9 người Trung Quốc vì vụ tấn công nhằm vào 4 quan chức Hàn Quốc sau khi những người này lên con tàu 227 tấn tại Hoàng Hải gần đảo Heuksan.
Một quan chức đã bị ngã xuống biển sau khi bị tấn công bằng gây nhưng được giải cứu kịp thời, trong khi 3 người khác bị thương ở đầu, chân và tay. Họ đã được đưa bằng trực thăng tới một bệnh viện ở cảng Mokpo, tây nam Hàn Quốc.

“Các thuỷ thủ Trung Quốc đã bị bắt trong khi cố gắng chạy thoát. Họ đang bị đưa tới căn cứ của chúng tôi”, phát ngôn viên lực lượng bờ biển Hàn Quốc tại Mokpo nói.

Seoul đã hối thúc Bắc Kinh có hành động mạnh mẽ hơn đối với nạn đánh cá trái phép sau khi một thuyền trưởng Trung Quốc sát hại một sĩ quan lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc trong chiến dịch ngăn chặn đánh bắt trái phép hồi tháng 12 năm ngoái.

Thuyền trưởng đã bị kết án 30 năm tù hồi tháng này. 9 thủ thủ Trung Quốc khác cũng lĩnh các án tù từ 18 tháng đến 5 năm.
Đó là lần thứ 2 một thành viên của lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc chết dưới tay của các ngư dân Trung Quốc trong chưa đầy 4 năm và vụ việc đã làm bùng phát thái độ giận dữ trong dư luận Hàn Quốc.

Hàn Quốc đã bắt giữ 475 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép hồi năm ngoái so với 370 tàu năm 2010.

Khi bị lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc chặn lại, các ngư dân Trung Quốc thường đáp trả với các ống thép và dao.

An Bình
Theo AFP
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Chuyện động trời: Thịt thuốc phiện!

(Tienphong.vn)Chính quyền tỉnh Giang Tô – Trung Quốc vừa phát hiện loại chất phụ gia có tên “Vua loài thịt” dùng để chế biến thịt và có tác dụng như thuốc phiện.

ImageHandler.ashx


Hộp chất phụ gia “Vua loài thịt” (Ảnh: SINA).

Khi được thêm chất phụ gia này, thịt có màu đỏ đẹp, hương thơm đặc biệt, có tác dụng gây nghiện nên khiến người dân càng ăn càng thèm.
Giáo sư Mạc Bảo Khánh thuộc trường Đại học Y Nam Kinh khẳng định, phụ gia “Vua loài thịt” là hỗn hợp các chất phụ gia, trong đó có chứa chất chlorine để làm chất xúc tác, gây tổn hại tới sức khỏe con người.
Theo một số đầu bếp tại Nam Kinh, chất phụ gia này có mặt ở hầu hết các cửa hiệu và họ thường gọi đó là những chất ma thuật.
ImageHandler.ashx


Thịt heo có chứa chất tạo nạc có thể làm người dùng bị đau đầu, chóng mặt, rối loại chức năng tim… (Ảnh: CCVIC.COM).

Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc xảy ra bế bối an toàn thực phẩm. Liên quan đến thịt, báo chí Trung Quốc từng đưa tin về một loại bột trộn vào thức ăn cho heo ăn để có được những sản phẩm thịt tươi ngon và nhiều nạc. Loại bột này có tác dụng tạo nạc, hạn chế mỡ phát triển trong cơ thể heo vì thế sẽ cho hiệu quả kinh tế tối đa.
Các chuyên viên y tế cho biết, việc ăn loại thịt heo có chứa chất tạo nạc có thể khiến bạn phải đối mặt với cảm giác đau đầu, chóng mặt, rối loại chức năng tim, tiêu chảy và những hệ lụy không mong muốn khác.
Ngoài ra, người dân nước này còn phải đối mặt với nạn sữa nhiễm melamine, giá đỗ nhiễm độc, dầu bẩn…
Theo H.Bình
Người Lao Động/Tân Hoa Xã, SINA
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Phơi bày công nghệ chế thuốc từ xác thai nhi

(vtc.vn) Hàng ngàn viên thuốc được cho là chữa bách bệnh vừa bị phát hiện thực chất được làm từ thịt trẻ em ở Trung Quốc. Dailymail đã phơi bày công nghệ chế thuốc rợn người từ xác thai nhi, trẻ sơ sinh...

» Hàn Quốc bắt nhóm buôn lậu thuốc làm từ xác trẻ sơ sinh

“Biệt dược” là ổ chứa siêu vi khuẩn

Cơ quan Hải quan Hàn Quốc ngày 7.5 tiết lộ, họ đã phát hiện hàng ngàn viên thuốc chứa bột thịt thai nhi được khách từ Trung Quốc chuyển vào Hàn Quốc. Báo Dailymail cho hay, các thành phố Diên Cát, Thanh Đảo và Thiên Tân ở vùng đông bắc Trung Quốc được cho là lò sản xuất ra loại thuốc đáng sợ này.


Tại nhiều cơ sở y tế ở các địa phương, một số nhân viên y tế đã dẫn mối cho các công ty y tế khi có trường hợp nạo phá thai, hoặc trẻ sơ sinh bị chết để lấy hoa hồng. Những bào thai này được mang đi, bảo quản trong tủ lạnh các gia đình liên quan đến đường dây mua bán, trước khi được mang đến các trung tâm y tế và được đưa vào lò vi sóng y tế để sấy khô.

thuoc.jpg


Cơ quan chức năng Trung Quốc kiểm tra các loại thuốc con nhộng bị cáo buộc chứa chất độc.


Theo Dailymail, công nghệ làm thuốc này rất ghê rợn và những người trực tiếp chế thuốc dường như không có cảm giác ghê tay. Họ cắt nhỏ từng xác thai nhi ra thành từng mảnh, sau đó đưa vào lò vi sóng sấy khô. Khi những lớp da và thịt đã khô cong, những miếng nhỏ này được đưa ra, bỏ vào máy nghiền, hoặc máy đập để tán nhỏ thành bột. Sau đó, chất bột này được trộn đều với các loại thảo dược theo tỷ lệ vừa đủ để đóng thành viên nang hòng che giấu thành phần thực sự của nó với mục đích đánh lừa các nhà điều tra y tế và các nhân viên hải quan.
Hải quan Hàn Quốc đã phát hiện sự tồn tại của loại độc dược này từ tháng 8 năm ngoái và đã thực sự gây sốc cho họ bởi sự tinh vi của bọn buôn lậu. Cơ quan Hải quan Hàn Quốc (SBS) cho biết, họ đã tăng cường tìm kiếm các gói thuốc đáng ngờ trên được khách đi từ Trung Quốc mang vào Hàn Quốc.

Theo các nhân viên hải quan, kể từ tháng 8 năm ngoái, đã có 35 vụ tuồn loại “thuốc” này vào Hàn Quốc, với hơn 17.000 viên thuốc được cải trang là “thuốc tăng lực” bị thu giữ. Nhu cầu dùng thuốc này tăng lên do người ta cho rằng nó có thể tăng sinh lực.

Cảnh tỉnh những người cả tin

Cũng theo Dailymail, giới chức Trung Quốc cũng đã biết về nạn buôn bán này và đã tìm cách ngăn chặn xuất khẩu chúng. Tuy nhiên, hàng ngàn túi thuốc vẫn được tuồn lậu vào Hàn Quốc thông qua gửi bưu phẩm, hoặc người Hàn gốc Hoa xách tay qua đường hàng không.
Tân Hoa xã ngày 8.5 cũng đưa tin, bắp cải được trồng ở tỉnh Sơn Đông, nơi cung cấp rau quả lớn nhất nước này đã bị nhiễm chất formaldehyde, là một chất lỏng để khử trùng hay ướp xác, đồng thời là chất gây ung thư và các bệnh về da, mắt và đường hô hấp cho con người. Những cơ sở sản xuất rau ở huyện Qingzhou và nhiều tỉnh, thành khác đã khuyến khích nông dân cố tình phun formaldehyde để giữ rau tươi (ít nhất 3 năm) nhằm dễ dàng phân phối đến những thị trường xa xôi.

Tờ San FranciscoTimesđưa tin, các cuộc kiểm tra đối với những viên thuốc này cho thấy, chúng được tạo nên từ 99,7% là thịt người. Các cuộc kiểm tra cũng xác định được giới tính xác các em bé được sử dụng làm thuốc.

Trong khi đó, giới truyền thông châu Á ngày 8.5 cũng đưa tin, các cơ quan y tế châu Á đang lo ngại, đường dây buôn bán và quảng cáo các viên nang độc dược như thuốc chữa bách bệnh này đã lan truyền trên mạng Internet và sẽ có rất nhiều người bệnh cả tin và tuyệt vọng ở nhiều nước trên thế giới bị lừa mua.

Sau khi có công bố của Hải quan Hàn Quốc, Tân Hoa xã ngày 8.5 cũng đưa tin, Bộ Y tế Trung Quốc cũng đã vào cuộc, phát động điều tra những cáo buộc liên quan đến thuốc thịt trẻ em này.

Theo một báo cáo của SBS, những xác thai nhi và trẻ sơ sinh vô tội này bị bỏ lại các cơ sở nạo phá thai khét tiếng ở các tỉnh phía đông bắc Trung Quốc. Những em bé này là hậu quả của những gia đình phải thực hiện theo chính sách 1 con ở nông thôn. Ước tính, mỗi năm ở Trung Quốc có khoảng 13 triệu ca nạo phá thai, vì các bà mẹ lo sợ các hình phạt tài chính vì vi phạm chính sách “Một con”.

Theo Dân Việt
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc: Bảo quản cải thảo bằng chất dùng ướp xác

(Dân trí) - Sau khi phát hiện các hóa chất gây nghiện được tẩm vào thịt, gần đây báo chí Sơn Đông (Trung Quốc) lại phát hiện thêm việc dùng formaldehyde (một loại dung dịch thường dùng để bảo quản các thi hài) để giữ cho rau cải thảo tươi lâu.

>> Trung Quốc: Rúng động bê bối chất phụ gia độc hại cho vào thịt lợn, thịt vịt

Không chỉ vậy, các loại rau củ quả khác như sơn dược cũng bị nghi ngờ có sử dụng dung dịch formaldehyde để ngâm tẩm hoặc phun nhằm mục đích bảo quản tươi lâu, và có thể bán trái mùa. Sử dụng chất bảo quản dường như đã trở thành quy luật bất thành văn trong ngành buôn bán rau củ để có thể vận chuyển rau củ đi đường xa mà vẫn đảm bảo tươi ngon.

caithao8512_26e91.jpg


Cải thảo được "chăm sóc" trước khi vận chuyển đem bán


Dùng formaldehyde bảo quản trở thành quy luật bất thành văn?

Theo báo chí Sơn Đông, trong cải thảo chứa nhiều nước, nhiệt độ ngoài trời lại cao, nên rau dễ bị hư hỏng chỉ trong 2-3 ngày. Điều này sẽ không ảnh hưởng tới lượng cải thảo được bán gần nơi trồng, bởi không cần phải bảo quản nhiều. Tuy nhiên, có không ít cải thảo cần được vận chuyển đường dài để bán đến các nơi khác, do đó bảo quản trở thành 1 vấn đề cần thiết, và phun formaldehyde để bảo quan đã là sự lựa chọn của không ít người buôn rau. Phóng viên tại Sơn Đông đã mua một ít rau cải thảo bất kỳ trên chợ và đem đi kiểm tra. Kết quả cho thấy có 2 mẫu rau trong số đó được xác nhận nhiễm formaldehyde.

Theo các lái buôn rau, việc sử dụng chất bảo quản dường như là quy luật bất thành văn, có loại chất bảo quản là sản phẩm nghiên cứu khoa học, có loại là chất hoá học, cũng có người dùng dung dịch formaldehyde tự chế phun lên rau để bảo quản được lâu hơn.

Mua phải rau nhiễm formaldehyde nên “giải độc” thế nào?

Formaldehyde là 1 chất độc nguyên sinh có khả năng huỷ hoại protein trong tế bào sinh vật, có thể gây hại đến da, hệ hô hấp và các cơ quan nội tạng của con người. Không chỉ vậy, chất này còn có thể làm tê liệt trung khu thần kinh, gây phù phổi, suy thận, suy gan…Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), formaldehyde là chất gây ung thư, tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây đột biến gien.

Theo các chuyên gia do formaldehyde rất dễ hoà tan và phát tán trong nước, trước khi sử dụng nên ngâm rửa thật kỹ rau cải thảo sẽ có thể yên tâm sử dụng. Các chuyên gia khuyến nghị nên bỏ đi lớp vỏ bên ngoài của rau, sau đó dùng nước sạch ngâm rửa vài lần. Như vậy, về cơ bản có thể rửa đi phần dung dịch formaldehyde được dùng để phun hoặc ngâm tẩm lên rau.

Cũng theo báo chí Trung quốc, những loại rau củ được vận chuyển đường dài còn được bảo quản bằng cách dùng đá, và một lớp xốp bảo vệ mỏng bên ngoài để bảo quản ở nhiệt độ thấp. Thông thường các loại rau này giá thành tương đối cao.

Phạm Thúy
Theo Sina
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
33 tàu Trung Quốc phong tỏa đảo đá ngầm Panatag
* Philippines triển khai hai tàu chiến

TTO - Các tàu chiến của Trung Quốc đã bắt đầu áp đặt lệnh hạn chế đánh cá đối với ngư dân Philippines tại đảo đá ngầm Panatag với lực lượng gồm 33 tàu các loại, theo Đài truyền hình Philippines ABS-CBN ngày 9-5.

ImageView.aspx

Các tàu chiến Trung Quốc ở khu vực đảo đá ngầm đang tranh chấp - Ảnh: eaglespeak.us

Manila khẳng định đảo đá ngầm này chỉ cách bờ biển Philippines 120 hải lý, tức nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của họ, trong khi cách bờ biển Trung Quốc tới 472 hải lý.

“Các ngư dân của chúng ta quay lại từ khu vực đó bị các tàu chiến Trung Quốc cấm vào vùng đánh cá bằng cách chiếu đèn buộc họ rời đi” - thị trưởng thành phố Masinloc, Desiree Edora thuộc tỉnh Zambales, tỉnh nhìn ra Panatag, nói ngày 8-5.

Văn phòng thành phố Masinloc nói trong khi tàu chiến Trung Quốc ngăn cản tàu cá Philippines, họ lại cho phép các tàu cá của mình đánh bắt bình thường ở vùng biển này.

ABS-CBN nói sau nhiều thập kỷ đánh cá ở khu vực này, giờ các ngư dân Philippines không được vào đó nữa, với lần gần nhất họ đánh cá ở đây là ngày 15-4, trước khi vụ đụng độ trên biển giữa Trung Quốc và Philippines nổ ra.

Nhà chức trách Philippines thông báo ở vùng biển này hiện có bảy tàu cá Trung Quốc và 23 tàu quân sự. Canh gác bên ngoài là hai tàu ngư chính CMS 75 và CMS 81, chưa kể tàu chỉ huy ngư chính FLEC 310 ở cách đó không xa.

Philippines khẳng định vùng biển thuộc quyền tài phán của họ và đã triển khai hai tàu chiến, BRP EDSA 2 của Lực lượng bảo vệ bờ biển và tàu tuần tra hải quân MCS-3001 của Cục nghề cá và nguồn lợi thủy sản. Manila khẳng định lập trường không đối đầu và tại vùng quân sự Bắc Luzon của Philippines, phụ trách Panatag, cho đến giờ chưa đưa ra bình luận gì với lý do họ không có đủ thông tin.

Cùng lúc, ngày 8-5 hải quân Philippines thông báo họ sẽ nhận được một tàu tuần tra lớp Hamilton thứ hai từ Mỹ trước cuối tháng này. Chuẩn đô đốc Alexander Pama, tư lệnh hải quân, nói tàu USCGC Dallas, một tàu tuần tra không còn được Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ sử dụng, sẽ đến Philippines trong ngày 22 hoặc 23-5. Tàu này hiện đang được đại tu lại ở Mỹ, giống như việc Washington chuyển giao cho Philippines tàu chiến lớn BRP Gregorio del Pilar trước đó.

HẢI MINH
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc lần thứ hai giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Nguồn tin: TTXVN | 12/05/2012 11:19:36 CH


GetThumbnail.axd


Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ngày 12/5 cho biết sẽ giảm 0,5% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng trong nước, xuống còn 20%, và quyết định trên chính thức có hiệu lực từ ngày 18/5 tới nhằm giữ đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Đây là đợt hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần thứ hai ở Trung Quốc kể từ đầu năm tới nay.

Quyết định trên được xem là động thái mới nhất của Bắc Kinh sau khi nước này công bố mức tăng trưởng GDP của quý 1 vừa qua chỉ đạt 8,1%, mức thấp nhất trong vòng ba năm trở lại đây, trong khi chỉ số sản xuất công nghiệp cũng chỉ đạt 9,3% trong tháng Tư, làm gia tăng sức ép buộc chính phủ phải nới lỏng chính sách tiền tệ.

Trước đó, hồi tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc đã từng hạ tỷ lệ dự bắt buộc đối với các ngân hàng trong nước nhằm thúc đẩy cho vay và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, giới chuyên gia kinh tế cho rằng nền kinh tế Trung Quốc cần nhiều hơn nữa các chính sách tài chính nhằm đẩy mạnh tăng tưởng.

Hiện Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng trong năm nay là 7,5%, giảm so với mức 9,2% của năm ngoái và 10,4% trong năm 2010.

Ngày 11/5, Tổng cục Thống kê nhà nước Trung Quốc (NBS) công bố chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 4 của nước này đã giảm 0,7% so với năm trước, trong khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI), một trong những thước đo lạm phát, tăng 3,4%./.

http://www.stockbiz.vn/News/2012/5/12/295882/trung-quoc-lan-thu-hai-giam-ty-le-du-tru-bat-buoc.aspx
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc đang tự chặt đứt tay mình

(Quốc phòng)- Chưa cần sự hiện diện của Mỹ, Philippines cũng sẽ không bị bỏ lại một mình, không phải đơn độc trong cuộc chiến chống kẻ xâm lấn.

TIN LIÊN QUAN


Khu vực biển Đông là vùng biển được các nước Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền. Nếu như so sánh tương quan lực lượng thì rõ ràng Trung Quốc giữ vị trí độc tôn tại vùng lãnh hải này, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Trung Quốc muốn làm gì cũng được.

Liên tiếp những vụ “đụng chạm” trên biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia thuộc Đông Nam Á kể từ đầu năm 2011 đã khiến cho vùng biển được đánh giá có vị trí chiến lược quan trọng này luôn “sôi sùng sục”.

Mặc dù, đa phần các vụ việc xảy ra chưa dẫn đến xung đột công khai nhưng những mâu thuẫn thì vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Do đó, ở đây vẫn tiềm ẩn một ngọn lửa âm ỉ cháy, chỉ trực có một ngọn gió sẽ lan thành một đám cháy lớn.
Tại các vùng biển tranh chấp mà cả Bắc Kinh lẫn các quốc gia Đông Nam Á tuyên bố chủ quyền, các tàu đánh cá của ngư dân luôn được tháp tùng cùng tàu quân sự của các quốc gia.
Song song với đó là những cuộc tập trận liên tục được các quốc triển khai nhằm phô trương thanh thế của mình và tạo áp lực lên đối phương.

images690753_Darussalam.noidung1.phunutoday.vn.jpg


Chiến hạm lớp Darussalam của Brunei Hiện tại, có 4 quốc gia Đông Nam Á có “mâu thuẫn” với Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, ngoài ra Indonesia, Singapore tất nhiên cũng sẽ không đứng ngoài bởi họ cũng có những lợi ích nhất định trên vùng biển này.

Trong quá khứ, mặc dù có những tranh chấp nội bộ diễn ra giữa một vài quốc gia trong khu vực, nhưng đến thời điểm hiện nay có lẽ các quốc gia Đông Nam Á đã ý thức được việc “gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” để cùng lên tiếng phản đối lại cường quốc Trung Quốc.

Theo các chuyên gia phân tích quân sự Nga và Châu Âu thì họ nhận thấy: Trung Quốc đang dùng chính sách “chia để trị” để áp dụng lên việc giải quyết tranh chấp tại biển Đông. Bởi hơn ai hết, Trung Quốc biết rất rõ sức mạnh tổng hợp của các quốc gia Đông Nam Á.

Một khi tất cả các quốc gia Đông Nam Á có quyền lợi trên biển Đông bắt tay với nhau thì chưa cần tới Mỹ, Australia, Nhật Bản,... can thiệp thì Trung Quốc đã nắm chắc phần yếu thế.
“Chúng tôi nhận thấy, đang có một xu hướng mới diễn ra khi ngày càng có nhiều quốc gia khối ASEAN và các nước láng giềng tham gia tập trận quân sự khu vực. Quả thật, điều này đã hạn chế phần nào sự bành trướng của Trung Quốc”, Tim Carter, một chuyên gia quân sự Mỹ nhận định.

Trong trường hợp Trung Quốc quyết chống lại các quốc gia Đông Nam Á đến cùng, thì tất yếu, Mỹ sẽ không đứng ngoài cuộc chơi, chưa kể đến việc họ sẽ lôi kéo thêm lực lượng phòng vệ Nhật Bản và các lực lượng vũ trang Hàn Quốc, Australia can dự.

images690754_gepard.noidung2.phunutoday.vn.jpg


Khinh hạm hiện đại lớp Gepard của Hải quân Việt Nam bắn tên lửa trên biển Minh chứng cho điều này là việc Philippines và Mỹ mới đây đã từng ngỏ lời mời Nhật Bản và Hàn Quốc cùng tham gia vào cuộc tập trận quân sự thường kỳ “Balikatan 2012”.

Có thể nhận thấy trong bối cảnh tình hình căng thẳng đang gia tăng trên biển Đông thì động thái này khiến nhiều người cảm thấy quan ngại.

Quả thật nếu xảy ra chiến sự trên biển Đông thì có lẽ Trung Quốc sẽ không chỉ phải đối đầu với 3 quốc gia mà con số này có thể tăng lên gấp đôi, đến lúc đó thì cho dù Trung Quốc có tiềm lực quân sự hùng hậu đến đâu thì cũng không dễ giành được lợi thế.

Đầu năm nay, Australia đồng ý cho Mỹ triển khai thêm lực lượng thủy quân lục chiến và ném bom chiến lược ở đảo Darwin.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc, Philippines tại biển Đông ngày càng gay gắt.
Quả thật, Australia đang đảm nhận vai trò bàn đạp quân sự để kìm hãm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Căn cứ quân sự của Mỹ ở Darwin sẽ nằm ngoài tầm tiếp cận của tên lửa đạn đạo Trung Quốc.

Đồng thời, Hải quân Mỹ có thể tự do kiểm soát hoạt động tàu thuyền trong vùng biển Đông và qua eo biển Malacca.

Như vậy, rõ ràng Trung Quốc đang ở thế khó trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nếu không có đường lối chiến lược phù hợp, ưu tiên đối thoại hơn đối đầu thì Trung Quốc sẽ bị rơi vào tình trạng bị cô lập.

Nếu có một bước đi sai lầm trên biển Đông thì vô hình chung Trung Quốc đã tự chặt đứt tay mình và tạo cơ hội đẩy các quốc gia ASEAN “ngả” dần về phía Mỹ, đến lúc đó Trung Quốc có hối hận thì cũng đã quá muộn...

Tổng lực Hải quân Asean không kém Trung Quốc

  • Thái Yên (Tổng hợp)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Căng thẳng biển Đông, Đới Bỉnh Quốc: “Philippines ăn hiếp Trung Quốc”

Thứ tư 16/05/2012 06:34

(GDVN) - Trung Quốc không tiếc lời phê phán, chỉ trích, thậm chí là đe dọa đánh cho Philippines “sứt đầu mẻ trán” (Theo Kim Nhất Minh – thiếu tướng TQ) thì ngày 15/5, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Đới Bình Quốc lại thêm một tuyên bố gây sốc nữa: Philippines ăn hiếp Trung Quốc!?


Trong khi giới học giả, tướng tá quân đội và truyền thông nhà nước Trung Quốc không tiếc lời phê phán, chỉ trích, thậm chí là đe dọa đánh cho Philippines “sứt đầu mẻ trán” (Theo Kim Nhất Minh – thiếu tướng TQ) thì ngày 15/5, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, ông Đới Bình Quốc lại thêm một tuyên bố gây sốc nữa: Philippines ăn hiếp Trung Quốc!?

Trong bài phát biểu tại Liên hiệp các hội hữu nghị nhân dân Trung Quốc sáng 15/5, vị quan chức phụ trách đối ngoại của chính phủ Trung Quốc, hàm thấp hơn Phó thủ tướng nhưng lại cao hơn Bộ trưởng này của Trung Quốc, Đới Bỉnh Quốc đã đưa ra tuyên bố bất ngờ nhưng lại không có gì khó hiểu.


doi_binh_quoc.jpg


Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, Đới Bỉnh Quốc vốn nổi tiếng với phong cách ngoại giao mới, nói thật như nói chơi, nói chơi như nói thật khiến Philippines không biết đâu mà lần

Ông Quốc tỏ ra rất khiêm tốn khi đại diện cho chính phủ Trung Quốc phân bua với cộng đồng quốc tế, “Trung Quốc là một nước to đầu (nước lớn – PV), lại đang trong quá trình phát triển nên (Trung Quốc) phải biết khiêm nhường, không dược kiêu ngạo với nước nhỏ, và cũng không được kiêu ngạo với các nước lớn, nước giàu.”

Tuy nhiên, vị quan chức phụ trách ngành ngoại giao, đặc trách vấn đề biển Đông này cũng giải thích luôn: Khiêm nhường, thận trọng không có nghĩa là để cho nước khác ăn hiếp. “Nước nhỏ cũng không được ăn hiếp nước lớn, Philippines (nước nhỏ) là một ví dụ”, ông Đới Bỉnh Quốc nhấn mạnh.


ngu_chinh_310_tau_ca_philippines.jpg


Liệu những chiếc tàu cá Philippines (góc trên) này có thể "ăn hiếp" cả tàu Ngư chính 310 - kẻ khổng lồ trên biển?

Để chứng minh cho kết luận của mình (Philippines ăn hiếp Trung Quốc), ông Đới Bỉnh Quốc lấy luôn dẫn chứng vụ căng thẳng trên bãi Scarborough kéo dài từ 10/4 cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu ngã ngũ.

Ông “tố” Philippines định bắt tàu cá Trung Quốc nhưng “âm mưu bất thành”, 2 nước đối đầu căng thẳng từ đó đến nay bất chấp thực tế hơn 30 tàu Trung Quốc cả to cả bé xông vào đầm phá bãi cạn Scarborough xua đuổi ngư dân Philippines ra khỏi ngư trường của họ hơn 1 tháng qua, lại còn ra cái gọi là “lệnh cấm đánh cá trên biển Đông”.


la_vien.jpg


Thiếu tướng La Viện: Trung Quốc sẽ "chơi" đến cùng với Philippines, không ngán Mỹ

Một thực tế khác, có ít nhất 5 viên “thiếu tướng học giả” Trung Quốc qua các diễn đàn của CCTV, Tân Hoa Xã, Nhân Dân nhật báo, Giải phóng quân để bày tỏ những quan điểm hết sức hiếu chiến và khiêu khích đối với Philippines, thậm chí còn đánh tiếng sang cả các nước khác có tranh chấp trên biển Đông trong suốt tháng qua không hề được ông Đới Bỉnh Quốc nhắc tới để chứng minh cho cái gọi là “khiêm nhường, thận trọng” của Trung Quốc với các nước nhỏ láng giềng.


hoang_thien_xuan_thieu_tuong_chinh_uy_quan_khu_tinh_quang_dong.jpg


Hoàng Thiện Xuân, thiếu tướng, Chính ủy tỉnh quân khu Quảng Đông chủ động chia sẻ với báo giới, quân khu này sẵn sàng theo điều động của Quân ủy TƯ bảo vệ cái gọi là "chủ quyền bãi Hoàng Nham" (Scarborough)

Gần đây nhất, 2 viên thiếu tướng tại chức, một là Chính ủy quân khu tỉnh Quảng Đông, Hoàng Thiện Xuân (14/5/2012, phát biểu tại Quảng Đông), một là Phó tham mưu trưởng hạm đội Nam Hải, Lý Sỹ Hồng (1/5/2012 phát biểu tại Hồng Kông) đều bất ngờ chủ động đánh tiếng qua báo giới.

Quân khu tỉnh Quảng Đông, hạm đội Nam Hải đều sẵn sàng nghe lệnh điều động của Quân ủy trung ương một khi xảy ra tình huống (xung đột – PV) và bảo vệ tốt cái họ gọi là “chủ quyền trên bãi cạn Scarborough”. Ông Đới Bỉnh Quốc có biết chuyện này không? Tại sao 2 viên tướng lãnh đạo lực lượng thường trực chiến đấu chủ lực sát biển Đông phải vội vã bày tỏ chính kiến như vậy?


ly_sy_hong_thieu_tuong_tham_muu_pho_nam_hai_1.jpg


Lý Sỹ Hồng, thiếu tướng, Tham mưu phó hạm đội Nam Hải: Hạm đội Nam Hải sẵn sàng (cho xung đột trên bãi Scarborough/biển Đông?!)

Bóng gió xa xôi hơn, ngày 14/5 báo Quân giải phóng đăng lời kêu gọi của ông Quách Bá Hùng, thượng tướng, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc: “Quân đội (Trung Quốc) quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, chào mừng đại hội 18” sau khi ông đi điều tra, nghiên cứu ở 1 loạt các đơn vị quân đội chủ lực. Bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia là nhiệm vụ nghiễm nhiên, bắt buộc, không cần nói của bất cứ quân đội nào, đưa ra lời kêu gọi vào lúc nhạy cảm này, khó tránh khỏi khiến dư luận đồn đoán.

Và dường như không chỉ nói xuông, lúc bãi đá Scarborough đang “căng như dây đàn”, hạm đội Nam Hải lại chia quân 2 cánh, tạo thế gọng kìm tập trận sát vùng biển Philippines. Ngạc nhiên hơn, khi Nhật Bản phát hiện và loan báo, có 5 tàu chiến hiện đại nhất của hạm đội Nam Hải kéo 48 quả tên lửa áp sát Philippines thì được báo chí Trung Quốc đưa lại với thái độ vô cùng hồ hởi và phấn khởi!?


tau_chien_nam_hai_1.jpg

5 chiến hạm hiện đại nhất hạm đội Nam Hải lặng lẽ kéo theo 48 quả tên lửa hướng thẳng về phía Philippines đúng lúc Scarborough căng thẳng nói lên điều gì? La Viện: Nếu Hoàng Nham (Scarborough) "có chuyện", (5 chiến hạm với 48 quả tên lửa) sẵn sàng nhập cuộc!

Chỉ bấy nhiêu thôi, những động thái quân sự trên mặt trận truyền thông hoặc trên thực địa cũng đủ thấy sức uy hiếp từ phía nhà cầm quyền Trung Quốc đối với Philippines lớn như thế nào. Đó cũng là dấu hiệu cảnh báo cho các bên liên quan khác trên biển Đông, Trung Quốc không “khiêm nhường, thận trọng” như ông Đới Bỉnh Quốc vừa phát biểu.

Liên quan đến việc Trung Quốc vừa ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, ngày 15/5/2012, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Cục Ngư chính Trung Quốc công bố việc thực thi lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 16/5/2012 đến ngày 01/8/2012, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ:

“Lập trường của Việt Nam về vấn đề này đã được nêu rõ trong phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 20/01/2012.Việt Nam phản đối quyết định đơn phương này của Trung Quốc và coi quyết định này là không có giá trị”. - Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam




Hồng Thủy
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Mỹ điều siêu tàu ngầm tới 'trấn giữ' Philippines

Cập nhật lúc :10:28 PM, 15/05/2012
Theo AFP, một tàu ngầm tấn công tối tân lớp Virginia của Hải quân Mỹ đang neo đậu ở một hải cảng của Philippines.

(ĐVO) Vị trí neo đậu của tàu ngầm được cho là hướng tới bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, nơi đang xảy ra tranh chấp gay gắt giữa Trung Quốc và quốc đảo này.

Theo phát ngôn viên Hải quân Philippines, Trung tá Omar Tonsay, tàu ngầm USS North Carolina của Hải quân Mỹ đã đến vịnh Subic từ 13/5. Sự hiện hiện của USS North Carolina thuộc "chương trình bổ sung tàu chiến" tới đây.

"Chương trình này không liên quan gì tới việc tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và Philippines", tuyên bố của ông Tonsay đề cập tới bãi cạn Scarborough Shoal, nơi cả Manila và Bắc Kinh đều tuyên bố chủ quyền và đã từng cho các tàu phi quân sự (hải giám, kiểm ngư) tới đây trong hơn một tháng qua để khẳng định chủ quyền của mình.

USS North Carolina là chiến hạm thuộc thế hệ tàu ngầm tấn công đa chức năng chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Virginia, có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như: chống ngầm, chống tàu nổi, yểm trợ cho lực lượng đặc biệt, giám sát, trinh sát và tác chiến thủy lôi...

Dự kiến, tàu USS North Carolina sẽ ở lại vịnh Subic trong vòng khoảng 1 tuần và sẽ rời cảng vào ngày 19/5.

Tuy Philippines phủ nhận việc tàu ngầm Mỹ tới cảng nước này không liên quan gì tới mối căng thẳng tranh chấp với Trung Quốc, nhưng có thể thấy rõ ràng, việc điều động này thể hiện thông điệp chấn an của Mỹ gửi tới đồng minh theo hiệp ước phòng thủ chung mà hai nước đã ký.

Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham, cách vịnh Subic của Philippines khoảng 234 km về phía Tây.

Vịnh Subic từng là nơi đặt căn cứ hải quân cỡ lớn Mỹ. Sau khi họ rút khỏi đây vào những năm 1990, vịnh Subic đã được chuyển đổi thành một cảng dân sự, khu công nghiệp nhẹ, và nơi nghỉ mát.

USS%20North%20Carolina_qp_thai_450.jpg


Tàu ngầm tấn công USS North Carolina của Hải quân Mỹ.

Bế tắc tại khu vực bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham bắt đầu khi 4 Trung Quốc ngăn chặn một nỗ lực của Hải quân Philippines bắt giữ các ngư dân Trung Quốc, bị cáo buộc đánh bắt hải sản được bảo vệ trong vùng lãnh hải của Philippines, ngày 8/4.

Những va chạm giữa Bắc Kinh và Manila đã phát triển ngày càng căng thẳng sau khi các phương tiện truyền thông Trung Quốc cảnh báo rằng nước này đã chuẩn bị sẵn sàng để chiến tranh, chấm dứt toàn bộ tranh chấp ở bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham.

Philippines đã tìm cách để giải quyết xung đột bằng việc đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế, tăng cường tìm kiếm sự hỗ trợ từ đồng minh Hoa Kỳ cũng như tìm kiếm mua lại các trang thiết bị vũ khí mới cho Không quân và Hải quân.

>> Philippines có lí do không sợ TQ?
>> Trung Quốc sẽ không nổ súng
>> Philippines: 'Không vì tranh chấp mà gây xung đột với TQ'

>> Ý đồ 'chia để trị' của Trung Quốc tại biển Đông
>>
Trung Quốc cảnh báo công dân tại Philippines
>> Uẩn khúc trong tiếng súng phát đi từ Hoàng Hải và Biển Đông

>> Philippines: Mỹ tăng viện trợ là chưa đủ
>> Philippines: 'Không vì tranh chấp mà gây xung đột với TQ'
>> BQP Philippines sang Italy mua vũ khí ồ ạt

Phạm Thái (theo AFP)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Ngang nhiên bày bán tai lợn luộc làm từ hóa chất độc hại

Dân Việt - Nhiều tai lợn làm từ hóa chất độc hại gelatin và natri oliat, có thể gây ra những vấn đề về tim mạch và máu, đã được ngang nhiên bày bán ở thành phố Ganzhou, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.




Sau sữa nhiễm melamine, thịt lợn siêu nạc, cải thảo ướp thuốc gây ung thư, tiết vịt giả, mới đây các mẫu tai lợn luộc làm bằng hóa chất độc hại lại vừa được phát hiện tại Trung Quốc.

160512-the-gioi_fake_dan-viet.jpg

Mẫu tai lợn giả ở Quảng Tây, Trung Quốc

China Daily đưa tin, nhiều tai lợn làm từ hóa chất độc hại gelatin và natri oliat, có thể gây ra những vấn đề về tim mạch và máu, đã được ngang nhiên bày bán ở thành phố Ganzhou, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.

Một người đàn ông đã mua tai lợn luộc sẵn mang về nhà hôm 30.3 vừa qua. Sau khi phát hiện đồ ăn bốc mùi khó chịu, anh đã mang nó thẳng tới Cơ quan thương mại và công nghiệp địa phương để kiểm tra.

Hôm 1.4, chính quyền thành phố Ganzhou đã tiến hành bắt giữ đối tượng bán hàng để phục vụ điều tra.

Ông Fan Zhihong – một chuyên gia dinh dưỡng và an toàn thực phẩm thuộc Đại học Nông nghiệp cho biết, Trung Quốc đã cấm sử dụng natri oliat trong thực phẩm.

“Hóa chất này khiến tai lợn có vẻ ngon hơn và rất khó để thực khách phát hiện được nó là giả. Nạp một lượng quá nhiều natri oliat sẽ khiến huyết áp tăng cao và ảnh hưởng tới chức năng tim mạch”, ông Fan phân tích.

Cũng theo ông Fan, gelatin dùng để làm giả tai lợn thậm chí còn gây nguy hại lớn hơn đối với sức khỏe con người.

Gelatin công nghiệp được làm từ các sản phẩm thuộc da, chứa hàm lượng crom cao, có khả năng dẫn tới ung thư.

Nhà nghiên cứu Yang Fan cho rằng, người tiêu dùng cũng nên chủ động tìm hiểu cách nhận biết tai lợn giả để bảo vệ bản thân và gia đình. Cụ thể, nếu là tai lợn thật, người ta có thể nhìn thấy rõ lông và các mao mạch, trong khi tai lợn giả không có những đặc điểm này.

Thu Thảo
Theo Chinadaily
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Hãi hùng công nghệ sản xuất tiết vịt giả



(VTC News) – Huyết vịt đông giả mới bị phát giác ở Bắc Kinh. Một công ty đã bị cáo buộc hợp đồng với phía sản xuất để làm huyết vịt từ huyết lợn giá rẻ, bột màu công nghiệp và formandehyde.
» Trung Quốc lại rúng động với tai heo giả!
» Rau quả, thịt bẩn thành sạch: Tại sao không?
» 'Chiêu bẩn' của giới địa ốc trong phân khúc căn hộ
» Đất, cát, bẩn... lẫn trong đá tinh khiết
» Đằng sau 'rau bẩn' là cái chết thầm lặng
» Súc chai bẩn gây nhiễm độc,Coca Cola xin lỗi người dùng

Công ty thực phẩm Daoxiangcun ở Bắc Kinh đang bị điều tra do một số cửa hàng của công ty này bị cáo buộc mua huyết vịt đông làm giả và bán với giá gấp 5 lần giá trị thực.

Theo cáo buộc này, công ty đã hợp tác với nhà sản xuất để đưa ra thị trường loại huyết vịt đông giả được sản xuất từ huyết lợn giá rẻ, formandehyde và bột màu công nghiệp

Tuy nhiên, phía Công ty thực phẩm Daoxiangcun cho hay, công ty không bao giờ sản xuất huyết vịt đông và không bao giờ cho phép các cửa hàng bán. Vì vậy, không thể có chuyện sản xuất huyết vịt từ huyết lợn và thêm phụ gia độc hại.

Chùm ảnh về công nghệ sản xuất huyết vịt đông giả bị phát hiện hồi tháng 1/2012.

haixiachina86b9cb55fbb818e27dcd2ab54a13c0ea.jpg


haixiachina60a2e8d480b01876d328f096b2b71314.jpg

haixiachina0cba51eee5c38a775477aecdd51477d0.jpg

haixiachinaa5b9a080abf7b731e053e9db5546b92e.jpg

haixiachinaaf383c64d9cf8413911b469e4675b701.jpg


Huyết vịt là thành phần quan trọng trong ẩm thực ở Trung quốc. Huyết gà, vịt đắt hơn huyết lợn và thường được thêm vào các món canh.

Tờ Tin tức Bắc Kinh cho hay, Nhà máy chế biến thịt số 5 và công ty TNHH Zhongrui đã làm hợp đồng với các cửa hàng của công ty Daoxiangcun để chế biết huyết vịt trái phép.

Một người họ Li – Từng là nhân viên chế biến huyết vịt tại nhà máy Zhongrui cho biết, nhà máy sản xuất 150kg huyết vịt đông/ngày. Nơi làm việc chỉ 30m2 và các phần huyết vịt đông được chất đống trong thùng sắt lớn, xung quanh là nước thải.

Ông cũng cho biết, nhà máy này cũng cung cấp huyết vịt giả cho các siêu thị, nhà hàng địa phương.

“Hầu hết huyết vịt được làm từ huyết lợn. Bạn khó có thể phân biệt chúng”, ông nói thêm.

Giáo sư Li Xingmin đến từ Đại học Nông Nghiệp Trung Quốc thì cho rằng, huyết vịt giả có thể được làm từ huyết lợn kém chất lượng trộn với formandehyde và bột màu công nghiệp. Những chất này có thể gây hại cho gan và thận.


Anh Minh
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Quốc tế hóa đồng nhân tệ: Bàn đạp từ châu Á

(Vietstock) Để khẳng định vị thế mới của mình, Trung Quốc đã không ngừng tìm cách biến đồng nhân dân tệ (NDT) trở thành “đồng tiền quốc tế” giống như đồng đô la của Hoa Kỳ.

Trong vòng 5 năm trở lại đây, Trung Quốc đã lần lượt ký hiệp định trao đổi đồng tiền song phương với hơn 10 nước và vùng lãnh thổ, gồm: Hàn Quốc, Malaysia, Hồng Kông, Belarus, Argentina, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc..., với hơn 1.500 tỷ NDT.

Từ 2009, Chính phủ Trung Quốc đã cho phép các công ty nước này thanh toán tiền xuất nhập khẩu hàng hóa bằng NDT, tạo ra sự biến đổi mạnh mẽ. Giao thương dùng NDT đã lên tới 2.100 tỷ NDT (tương đương 330 tỷ USD) vào năm ngoái, chiếm khoảng 9% hoạt động giao thương của Trung Quốc, tăng từ mức gần như bằng 0 trước năm 2009.

Đặc biệt, tham vọng này dường như được cụ thể hóa hơn với bàn đạp là châu Á, khi vào đầu tháng 6 vừa qua, Trung Quốc và Nhật Bản đã bắt đầu giao dịch trực tiếp bằng đồng yên và NDT.

Tại thị trường hối đoái Tokyo, trong phiên giao dịch sáng 1/6, các nhà giao dịch ngoại hối đã bắt đầu đổi đồng NDT sang đồng yên, với tỷ giá 1NDT đổi được 12,335 yên. Trong khi đó, tại thị trường Thượng Hải, 1 yên đổi được 0,0806 NDT.

Việc giao dịch trực tiếp bằng đồng yên và NDT, không thông qua USD, mang lại khá nhiều lợi ích cho cả Nhật Bản lẫn Trung Quốc.

Thứ nhất, hai nước sẽ giảm sự phụ thuộc vào tỷ giá USD và tránh được những thiệt hại về hối đoái do sự dao động tỷ giá USD gây ra.

Thứ hai, các bên sẽ giảm được những chi phí giao dịch trung gian qua USD.

Thứ ba, việc này sẽ giúp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước, đẩy mạnh các hoạt động thương mại và đầu tư, tăng cường trao đổi mậu dịch hai chiều.
Ngoài ra, việc hai nước giao dịch trực tiếp với nhau bằng đồng yên và NDT còn là cách để nâng cao vị trí đồng tiền và vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

Đây thực sự là cột mốc quan trọng trong quá trình quốc tế hóa đồng NDT của Trung Quốc. Ông Trương Bân, Nghiên cứu viên thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế thế giới, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, chỉ rõ: “Đây không những là biện pháp chính yếu thúc đẩy phát triển giao dịch trực tiếp giữa đồng NDT và đồng yên Nhật, mà còn là một bước đi quan trọng trong quá trình quốc tế hóa đồng NDT. Điều này có nghĩa, trong quá trình giao dịch, đồng NDT đang thoát khỏi môi giới trung gian là đồng USD, thâm nhập thị trường đồng tiền quốc tế”.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của Trung Quốc và Nhật Bản hiện nay là mâu thuẫn giữa chính sách tỷ giá của hai đồng tiền. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, Nhật có chế độ tỷ giá hối đoái tự do, giá đồng yên lên hay xuống phụ thuộc vào quy luật cung cầu của thị trường.

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn kiểm soát hối đoái và định giá đồng NDT theo một hối suất tính bằng USD, giá chính thức được Trung Quốc công bố mỗi ngày. Điều này không chỉ hạn chế khá nhiều hiệu quả của sự hợp tác, mà còn làm chậm quá trình quốc tế hóa đồng NDT của Trung Quốc, vì nếu muốn trở thành “đồng tiền quốc tế”, trước hết NDT phải có khả năng chuyển đổi hoàn toàn.

Tiếp đến, Trung Quốc cần thể hiện tính ổn định kinh tế và tài chính dài hạn. Hiện tại, những bất ổn nội tại ở Trung Quốc: tham nhũng lan tràn, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, đầu tư quá tải, “bong bóng bất động sản” bắt đầu xì hơi, đối đầu với siêu lạm phát, ô nhiễm môi trường... khiến quốc gia này chưa thể đáp ứng hoàn toàn những yêu cầu trên.

Và quan trọng nhất là Trung Quốc vẫn chưa thể thiết lập được một nền kinh tế thị trường tự do như Mỹ - một trong những tiêu chí để đảm bảo cho tính quốc tế của đồng tiền.

Trong khi đó, mặc dù còn tồn tại những lo ngại về USD, nhưng với nền tảng kinh tế vững chắc, nền pháp trị và sự ổn định lâu dài, Hoa Kỳ vẫn giữ được vị trí vượt trội của đồng USD như đồng tiền quốc tế chủ yếu khi vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong giao dịch ngoại hối và dự trữ quốc tế.

Nhìn vào thị trường ngoại hối lớn nhất thế giới là London và thị trường ngoại hối lớn ở Đông Nam Á là Singapore, dễ nhận thấy USD liên quan tới hơn 70% số giao dịch giao ngay được thực hiện hằng ngày ở khu vực này.

Tương lai trở thành “đồng tiền quốc tế” của NDT không phải quá xa vời, nhưng việc tạo lập một cực tiền tệ riêng ở khu vực châu Á và cạnh tranh ngang hàng với USD trên trường quốc tế dường như vẫn rất xa tầm với của “con rồng Trung Hoa”.

Thành công - Mỹ Vân
Doanh nhân Sài Gòn

 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tàu Trung Quốc đánh cá ở Trường Sa

Đội 30 tàu của Trung Quốc bắt đầu đánh bắt cá từ chiều chủ nhật ở các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, trong sự yểm trợ của tàu ngư chính lớn nhất của Trung Quốc.

> Đội tàu cá Trung Quốc xâm phạm Trường Sa
> Cuộc đua giành giật Thái bình dương
> Philippines theo dõi tàu cá Trung Quốc


ngu_chinh.jpg


Tàu Ngư Chính 310 có mặt ở Trường Sa nhằm thực hiện cái gọi là "bảo vệ cho đoàn tàu cá" của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Báo China Daily hôm nay cho hay các ngư dân Trung Quốc bắt đầu đánh bắt cá từ chiều 15/7, khi đến bãi Chữ Thập. Sáng nay, họ đổi địa điểm đánh bắt tới bãi Su Bi, cách Chữ Thập khoảng 200 km.

Các bãi đá này đều đã được Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Ngày 13/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc 30 tàu cá từ tỉnh Hải Nam của Trung Quốc tới quần đảo Trường Sa là hành động phi pháp.

"Lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định nhiều lần. Hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa là phi pháp, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc có trách nhiệm giáo dục, hướng dẫn ngư dân tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam, tuân thủ luật pháp quốc tế", đại diện Ủy ban Biên giới quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố.

Ngư dân trên một con tàu của Trung Quốc cho biết họ đã đánh được 1 tấn cá. Họ làm việc vào ban đêm và nghỉ vào ban ngày và được sự yểm trợ của tàu Ngư Chính 310.

Đội tàu này được bố trí bài bản, chia làm 6 nhóm để thực hiện đánh cá. Mỗi nhóm có một tổng chỉ huy và ba phó chỉ huy để sắp xếp và điều hành hoạt động. Ngoài ra, tàu Qiong Sanya F8168, nặng 3.000 tấn, con tàu cung ứng lớn nhất của đảo Hải Nam, mới đưa vào hoạt động từ đầu năm nay sẽ cung cấp nhiên liệu, nước và đá cho 29 tàu cá, Liang Yapai, phó chỉ huy đội tàu của Hải Nam, cho hay.

Các tàu Trung Quốc dự kiến thực hiện công việc trong vòng 20 ngày. Nếu gặp phải điều kiện thời tiết xấu ví dụ như gặp bão thì sẽ thay đổi kế hoạch. Trung Quốc cho biết các tàu sẽ kết thúc chuyến đánh cá trước ngày 1/8, thời điểm lệnh đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông kết thúc.

Việt Nam phản đối lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông
Tuy nhiên, nước này nói lệnh đánh bắt cá hàng năm kéo dài từ 15/6 đến 1/8 chỉ áp dụng cho vùng biển từ vĩ tuyến 12 trở về phía bắc, bao gồm bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham mà không bao gồm khu vực quần đảo Trường Sa.

Kể từ khi Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh đánh bắt cá trên biển Đông, Việt Nam liên tục phản đối đồng thời coi là lệnh không có giá trị. Ngoài ra, Việt Nam cũng kịch liệt phản đối việc Trung Quốc thành lập "thành phố Tam Sa", việc mời thầu dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam và việc 4 tàu hải giám Trung Quốc vào khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Ngoài ra, Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với Philippines tại bãi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham ở phía đông bắc của Biển Đông. Các tàu của hai nước đã "chạm mặt" và căng thẳng kéo dài suốt từ đầu tháng 4. Mới đây, một tàu hộ vệ của Trung Quốc mắc cạn tại địa điểm gần bãi Trăng Khuyết, cách đảo Palawan 60 hải lý, địa điểm mà Philippines tuyên bố nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của mình.

http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/07/tau-trung-quoc-danh-ca-o-truong-sa/
Vũ Hà
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Đã đến lúc quyết liệt bảo vệ chủ quyền Biển Đông

(Quốc phòng) - Trung Quốc đang trỗi dậy. Họ tăng cường tiềm lực quân sự vượt ngoài giới hạn phòng thủ. Họ coi Việt Nam là trở ngại lớn nhất cần phải dẹp bỏ đầu tiên trong chiến lược độc chiếm Biển Đông của mình.

TIN LIÊN QUAN


Vì vậy, không còn con đường nào khác, chúng ta phải cảnh giác cao độ, phải chuẩn bị toàn bộ để đối phó với nguy cơ này.

Chúng ta còn nhớ gần đây nhất trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, dân tộc ta hầu như từ hai bàn tay trắng mà phải đối đầu với xe tăng, đại bác. Tuy giành được độc lập, thống nhất đất nước nhưng phải trải qua bao khó khăn gian khổ, xương chất thành núi, máu chảy thành sông, thời gian chiến tranh dài như vô tận, ba thế hệ con người Việt Nam lên đường ra trận.

Với quyết định “đưa thẳng lực lượng không quân, hải quân… lên chính quy, hiện đại” (thay vì trước đây chỉ là “tiến dần lên chính quy, hiện đại”). Đây là quyết định sáng suốt, nhạy bén của Đảng, Nhà nước cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc trước những thách thức về an ninh chủ quyền biển đảo trong tình hình hiện nay.

images750948_bien_dong_phunutoday.jpg


Hai chiến hạm hiện đại nhất Việt Nam sẽ góp phần làm tăng khả năng, sức mạnh quản lý bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc

Dù phải “thắt lưng buộc bụng”, chịu cực khổ thêm một chút để có vũ khí trang bị (VKTB) hiện đại dành cho quân đội của mình thì nhân dân Việt Nam vẫn sẵn sàng. Tiền bạc, của cải không bao giờ mua được máu xương, nhưng khi nó giảm thiểu được máu xương thì dân tộc Việt không bao giờ tiếc.

Tuy nhiên, Việt Nam còn nghèo, không thể chạy đua vũ trang nên về VKTB chuẩn bị có lựa chọn, hiện đại, nhưng phải phù hợp lối đánh, về xây dựng lực lượng thì tinh gọn, thiện chiến, đủ để làm cho kẻ thù phải trả một giá đắt khó chịu đựng nếu chúng liều lĩnh xâm phạm.

Để bảo vệ Tổ quốc trước một kẻ thù đông người lắm của, chúng ta ngoài phải tự lực cánh sinh, dựa vào sức mạnh dân tộc là chính thì chúng ta cũng phải tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, dựa vào sự ủng hộ chí tình chí nghĩa của các nước bạn bè.

Trung Quốc từng cảnh báo Việt Nam nào là “nước xa không cứu được lửa gần”; nào là “Mỹ có lợi ích với Trung Quốc nhiều hơn với Việt Nam, nếu khi Trung Quốc tấn công Việt Nam thì Mỹ sẽ bỏ mặc Việt Nam”, v.v... Nghĩa là đừng có “thân Mỹ, không lợi lộc gì đâu; đừng có thân Nga, xa lắm, lửa gần không cứu được đâu. Việt Nam chỉ còn cách thuần phục Trung Quốc mà thôi”(!).

Rõ ràng là Trung quốc không muốn Việt Nam là bạn với những quốc gia này. Bởi lẽ, ngày trước chỉ có Liên Xô giúp đỡ hạn chế, Trung Quốc thì giúp một phá ba (họ quá rõ), mà Việt Nam vẫn thống nhất được hai miền thì ngày nay nếu Nga, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản… là những đối tác chiến lược toàn diện thì Trung Quốc khó có thể dọa nạt được Việt Nam.

Biển Đông không phải là cái hồ của Trung Quốc, nó là nơi gắn liền “lợi ích quốc gia” của rất nhiều nước. Vì thế không đời nào các quốc gia liên quan chịu để yên cho Trung Quốc làm gì thì làm hòng nuốt trọn Biển Đông.

Đây là cơ hội để Việt Nam có nhiều “đồng minh tự nhiên”, là chủ thể và khách thể trên biển Đông nên Việt Nam có nhiều lựa chọn những đối sách thích hợp để bảo vệ chủ quyền.

images750953_bien_dong_phunutoday1.jpg


Tàu cá Trung Quốc kéo ra quần đảo Trường Sa đánh bắt, thăm dò trái phép và do thám thông tin

Việc Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam tuyên bố chính sách “ba không” (với Trung Quốc) có nghĩa là: “Nếu Việt Nam không bị nước nào tấn công xâm lược hoặc đe dọa xâm lược thì quốc phòng Việt Nam thực hiện theo chính sách “ba không”. Còn nếu như anh (Trung Quốc?) mà tấn công xâm lược hoặc đe dọa xâm lược Việt Nam thì… chẳng lẽ Việt Nam tự trói tay, trói chân, trùm chăn lại cho anh đánh? Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ Tổ quốc mình".

Vậy, Việt Nam có tìm cách liên minh với những quốc gia mà họ cũng có những nguy cơ giống Việt Nam hay không?

Giả sử ta có với Nga hay Mỹ một hiệp ước phòng thủ chung nào đó thì khi Việt Nam bị xâm lược hoặc bị đe dọa xâm lược thì khuôn khổ hiệp ước cũng chỉ giới hạn là phía đối tác sẽ hỗ trợ ta về kinh tế, quân sự (bao gồm vũ khí trang bị, chia sẻ tin tức tình báo…) mà thôi. Không thể hơn và không nên hơn vì nợ gì, nợ ai, con cháu đều có thể trả, nhưng nợ máu thì bất luận ý nghĩa gì cũng khó trả..

Cho nên, không liên minh quân sự với quốc gia nào như tuyên bố của tướng Vịnh là đắc sách. Nhưng hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện… song phương là một nhu cầu tất yếu và bức thiết.

images750968_bien_dong_phunutoday2.jpg


Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đón Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta.

Hợp tác chiến lược; đối tác chiến lược toàn diện khi đã được 2 nước “nâng lên tầm cao mới” thì so với “liên minh quân sự” cũng chỉ là cách gọi.

Nga, Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản… là những đối tác rất quan trọng, là ưu tiên hàng đầu của chúng ta. Đối tác chiến lược với họ chính là một trong các nguồn lực để bảo vệ chủ quyền.

Cùng hợp tác khai thác dầu khí trên biển Đông là biểu hiện sự kết hợp kinh tế với chủ quyền tỏ ra rất hiệu quả.

Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi Trung Quốc dùng một lực lượng lớn tàu đánh cá hiện đại chèn ép, lấn át lực lượng tàu đánh cá vô cùng thô sơ, nhỏ bé của Việt Nam thì Việt Nam phải quyết tâm, nhanh chóng tìm đối tác, hợp tác đánh bắt cá với các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ…

Và, như ý kiến tuyệt vời nhất mà tôi đã từng nghe, của Tiến sỹ Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản (cũ) là: “Khi các yếu tố nước ngoài, điển hình như Nga, Mỹ... tham gia đầu tư vào khai thác biển Việt Nam đồng nghĩa quyền lợi của họ gắn liền với các ngư trường Việt Nam. Vấn đề biển Đông không còn là vấn đề chỉ của Việt Nam mà còn là lợi ích của nhiều nước khác. Tất nhiên, khi đó, nếu Trung Quốc có những hành xử chạm đến "lợi ích chung" thì họ không khoanh tay đứng nhìn. Dẫu lợi ích có chia đôi, chia ba nhưng về lâu dài, lợi ích về công nghệ, trình độ dân trí, vấn đề an ninh biển Đông cho ngư dân... thì ở cuộc chơi này, Việt Nam vẫn có lợi hơn, nếu như không muốn trắng tay đứng nhìn tàu trọng tải khủng của Trung Quốc tung hoành”.

Tại sao không? Máu chúng ta còn không tiếc thì tiếc gì thua thiệt một vài con cá con tôm?

Đây là sách lược sáng suốt bởi vì nó hợp lý, chính xác.

Một khi kẻ thù đã xuất đầu lộ diện nghênh ngang, không e dè, trắng trợn đe dọa dùng vũ lực thì đã đến lúc Việt Nam phải có những đối sách phù hợp, khôn khéo và quyết liệt, để bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia.
Quá mạo hiểm khi đưa tay ra với một kẻ có vũ khí đầy mình, thái độ hung hăng, hiếu chiến.


  • Lê Ngọc Thống
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Hóa chất có trong nho, lựu gây vô sinh

Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn vừa lấy mẫu nho, mận và lựu nhập khẩu từ Trung Quốc kiểm nghiệm và phát hiện chứa carbendazim và tebuconazole với dư lượng vượt mức cho phép từ 1,5 - 5 lần.

Phát hiện nhiều loại ớt Trung Quốc gây ung thư
Lồng đèn nhựa Trung Quốc có chất gây ung thư

Ôtô Trung Quốc bị phát hiện nhiễm chất gây ung thư



Đây là những chất diệt nấm sử dụng trong bảo quản trái cây mà nếu dùng vượt quá mức cho phép có thể gây vô sinh và nguy hại cho sức khoẻ.

Diệt nấm, diệt cả sức khoẻ người dùng

Carbendazim và tebuconazole đều là hóa chất diệt nấm trên rau củ quả. Carbendazim là một chuyển hóa chất của benomyl được sử dụng rộng rãi như một loại thuốc diệt nấm, được tìm thấy là chất gây tổn thương tinh hoàn và mào tinh ở chuột thí nghiệm và chuột đồng. Ở Nhật Bản, khi thử nghiệm hóa chất carbendazim trên các loài chim trưởng thành và có hoạt động tình dục, cho thấy, khả năng gây vô sinh ở những con chim tiếp xúc kéo dài với carbendazim.

Đối với benomyl kích ứng da có thể xảy ra thông qua tiếp xúc với benomyl trong công nghiệp, trồng hoa, hái nấm. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho chó ăn benomyl trong khẩu phần ăn trong ba tháng cho thấy thay đổi chức năng gan ở liều cao nhất (150mg/kg). Khi tiếp xúc thời gian dài với hóa chất gây tổn thương gan nghiêm trọng, bao gồm cả xơ gan.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ phân loại benomyl như là hợp chất có thể gây ung thư. Hai năm nghiên cứu thử nghiệm qua chuột đã cho thấy nó có thể gây gia tăng các khối u gan. Bộ Nông nghiệp Thủy sản và Thực phẩm của Anh cũng đưa ra quan điểm này và cho rằng benomyl mang lại hiệu ứng độc cho gan. Ngoài ra, nó còn gây dị tật bẩm sinh, nếu người mẹ tiếp xúc với một liều cao bất thường của benomyl thông qua nghề nghiệp của mình trong thời gian mang thai thì ảnh hưởng đến sự hình thành của các dây thần kinh thị giác ở thai nhi.

Thuốc diệt nấm tebuconazole được Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ xác định có thể gây ra rủi ro với liều dùng cao, gây hại cho gan và đặc biệt kích ứng mắt, khá độc khi bị nhiễm qua đường miệng và mắt. Đồng thời, văn phòng cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ cho rằng, tebuconazole được liệt kê như là một chất gây ung thư có trong danh sách thuốc trừ sâu chứa chất gây ung thư với đánh giá thuộc loại C.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới phân loại độc tính, tebuconazole được liệt kê thuộc độc tính nhóm 3. Do khả năng tác dụng phá vỡ nội tiết của tebuconazole, nên hóa chất này được xem xét loại bỏ ra khỏi thị trường châu Âu.


20121001153408_nholuu.jpg


Một người dân đang chọn mua lựu có xuất xứ từ Trung Quốc.

Hoa quả độc nhưng tiêu thụ... rất nhanh

Mặc dù biết những tác hại của chất diệt nấm thực vật với sức khoẻ con người, nhưng vì lợi nhuận trước mắt nên các chủ hàng vẫn sẵn sàng sử dụng hóa chất với nồng độ vượt mức cho phép để bảo quản rau củ quả, nhất là đối với rau, quả nhập từ Trung Quốc.

Dù cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng hiện nay trái cây Trung Quốc vẫn tràn ngập thị trường nước ta, không chỉ ở các chợ, lề đường mà còn có cả trong các siêu thị như bắp cải, khoai tây, táo, lê, lựu... Những loại hàng này độc nhưng lại tiêu thụ nhanh, bởi biết cách đánh vào thị hiếu người tiêu dùng là giá rẻ và hình thức bắt mắt.

Nguyên tắc dùng thuốc bảo vệ thực vật phải đúng quy trình quy phạm, phải có thời gian phân hủy thuốc, rã thuốc. Nói chung với các hóa chất đều có quy định thời gian phun và thu hoạch. Nên sử dụng những chế phẩm diệt nấm thành phần thiên nhiên thân thiện môi trường và thân thiện sức khoẻ con người như các chế phẩm, keo chế từ vỏ tôm cua để phun bảo quản trái cây...

Còn khi hoa quả bị bệnh nặng thì mới nên dùng những thuốc diệt trừ sâu có nồng độ cao, nhưng tuyệt đối phải tuân thủ đúng quy tắc phun thuốc và thời gian thu hoạch bán ra thị trường.

Không chỉ có mặt tại các chợ mà những loại quả như nho, lựu, mận đen… bị phát hiện chứa quá liều lượng thuốc bảo vệ thực vật còn có mặt trên những xe hàng rong ở nhiều ngả đường trong thành phố. Người bán cũng không ngại giới thiệu: “Đây là trái cây Trung Quốc”, bao bì bọc trái cây cũng in chữ Trung Quốc. Dọc con đường từ Phan Văn Trị tới Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp, TP.HCM, đường Trường Chinh (quận Tân Bình)… lũ lượt xe hàng rong lớn nhỏ bán mận tươi với giá 30.000 - 40.000 đồng/kg, lựu tươi còn trong vỏ xốp giá 25.000 - 45.000 đồng/kg tùy loại trắng và hồng.

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/90733/hoa-chat-co-trong-nho--luu-gay-vo-sinh.html
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Cảnh sát biển Hàn Quốc bắn chết ngư dân Trung Quốc

Sự việc này xảy ra trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng ngày càng căng thẳng.

Cảnh sát biển Hàn Quốc cho biết một ngư dân Trung Quốc đã thiệt mạng trong cuộc đột kích của lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc sau khi tàu của ngư dân này đi vào vùng biển Hoàng Hải.

Bộ ngoại giao Hàn Quốc đã thông báo cho đại sứ quán Trung Quốc tại Seoul và cho biết sẽ tiến hành điều tra sự việc. Bộ ngoại giao Hàn Quốc cũng bày tỏ sự hối tiếc về sự cố "không may" xảy ra, đồng thời gửi lời chia buồn đến gia đình ngư dân thiệt mạng.

Cuộc đột kích của cảnh sát biển Hàn Quốc vào 2 tàu xảy ra vào lúc 3h45 chiều qua 16/10 (giờ địa phương) tại vùng biển phía tây nam của Hàn Quốc, lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc cho biết.

Yonhap News đưa tin một cảnh sát bảo vệ bờ biển Hàn Quốc đã bắn chết một người đàn ông trong cuộc đột kích 30 tàu Trung Quốc đánh bắt cá bất hợp pháp trong khu vực.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Seoul sau khi nhận được thông tin đã phản đối mạnh mẽ đối với chính phủ Hàn Quốc, yêu cầu điều tra sự việc "một cách nghiêm túc và triệt để", hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc Tân Hoa xã đưa tin.

Phi hành đoàn đánh cá của Trung Quốc đã đụng độ với lực lượng bảo vệ bờ biển và các tàu thương mại của một số nước lân cận bao gồm Hàn Quốc, Việt Nam và Nhật Bản trong những năm gần đây. Sự việc ngư dân Trung Quốc thiệt mạng được công bố trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản đối với hòn đảo Senkaku/Điếu Ngư ngày càng leo tháng.

Năm ngoái, một thủy thủ Trung Quốc đã bị một sĩ quan cảnh sát biển đâm chết trong một cuộc đột kích. Hàn Quốc cũng nhiều lần bắt giữ tàu cá Trung Quốc. Năm 2010, hai thủy thủ Trung Quốc thiệt mạng khi thuyền của họ đâm vào tàu của lực lượng cảnh sát biển Hàn Quốc.

http://gafin.vn/20121017064055202p0c63/canh-sat-bien-han-quoc-ban-chet-ngu-dan-trung-quoc.htm
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Nhập siêu từ Trung Quốc hơn 11 tỷ USD

Tính chung 9 tháng, nhập siêu từ Trung Quốc là 11,395 tỷ USD, tăng gần 15,4% so với cùng kỳ năm ngoái (9 tháng năm 2011 nhập siêu từ Trung Quốc khoảng 9,872 tỷ USD).

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, tháng 9, nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc đạt hơn 2,389 tỷ USD, giảm 7,2% so với tháng 8.
Như vậy, trong tháng 9, nhập siêu từ Trung Quốc 1,518 tỷ USD, tăng gần 22% so cùng kỳ năm ngoái (nhập siêu trong tháng 8 năm 2011 từ Trung Quốc khoảng 1,247 tỷ USD).

Tính chung 9 tháng đầu năm, nhập khẩu từ Trung Quốc trên 20,652 tỷ USD (tăng 17% so với cùng kỳ), trong khi xuất khẩu chỉ thu về gần 9,257 tỷ USD (tăng 19% so với cùng kỳ). Tính chung 9 tháng, nhập siêu từ Trung Quốc là 11,395 tỷ USD, tăng gần 15,4% so với cùng kỳ năm ngoái (9 tháng năm 2011 nhập siêu từ Trung Quốc khoảng 9,872 tỷ USD).

Nhập siêu trong cả năm 2011, theo số liệu của Tổng cục Hải quan là 13,467 tỷ USD. Nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu vẫn là các sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh và nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp như: máy vi tính, điện tử, linh kiện, ô tô nguyên chiếc, linh kiện ô tô, máy móc, thiết bị, phụ tùng, sắt thép, nguyên liệu chất dẻo, vải các loại, nguyên phụ liệu da giày.

Trong đó, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng là: 495 triệu USD; điện thoại các loại và linh kiện: 429 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: 303 triệu USD; vải các loại: 240 triệu USD; sắt thép các loại: hơn 146 triệu USD...

Xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc trong tháng sụt giảm 23,4% so với tháng trước đó, chỉ đạt hơn 871 triệu USD. Xuất khẩu các mặt hàng sang Trung Quốc trong tháng 9, ngoài cao su và nhóm máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, thì hầu hết đều có giá trị dưới 100 triệu USD.

http://ndhmoney.vn/web/guest/s02/-/journal_content/nhap-sieu-tu-trung-quoc-hon-11-ty-usd