Tin Trung Quốc

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc viện trợ khẩn cấp cho phe nổi dậy Libya

Thứ năm, 18/08/2011 07:25


Sáng sớm nay 18/8, hội chữ thập đỏ Trung Quốc đã chuyến lô hàng cứu trợ nhân đạo khẩn cấp tới Benghazi, thành trì của phe nổi dậy ở Libya.

Tân Hoa Xã cho hay, lô hàng đầu tiên gồm 90 tấn gạo, dầu ăn, thuốc men đã rời sân bay Thiên Tân của Trung Quốc vào sáng nay, và dự kiến tới Benghazi trong chiều nay.

Hội chữ thập đỏ Trung Quốc quyết định sẽ chuyển 2 lô hàng cứu trợ nhân đạo trị giá 50 triệu nhân dân tệ (7,825 triệu USD) cho Libya trong tháng lễ Ramadan. Tuy nhiên, cơ quan này không nêu rõ thời gian chuyển lô thứ hai.

Trước đó, hãng tin Financial Times của Mỹ cho hay, Trung Quốc tuyên bố sẽ tiếp tục các dự án ở Benghazi như xây dựng 20.000 nhà ở trị giá 6 tỷ USD, hay các tuyến đường sắt, cầu cảng nối miền Tây với thủ đô Tripoli.

Theo DVT/Tân Hoa Xã, FT
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc: Đóng cửa nhiều trường học dành cho con em dân di cư
SGTT.VN - Từ tháng 12.2009, Chính phủ Trung Quốc đã đóng cửa hơn 120 trường học dành cho trẻ di cư ở các thành phố lớn với lý do vi phạm an toàn.


Trẻ em, con các gia đình Trung Quốc từ nông thôn di cư đến thành phố lớn, bị phân biệt đối xử.

Một nhóm phúc lợi xã hội ở Trung Quốc hôm thứ tư 17.8 đã cáo buộc chính quyền nước này phân biệt đối xử với người di cư, sau khi hàng chục trường học dành cho con em các gia đình lao động di cư đến Bắc Kinh bị đóng cửa.
"Các nhà chức trách có thành kiến với dân di cư… nên con em của họ không được hưởng nền giáo dục tốt. Tôi thấy đây là một sự phân biệt đối xử trong hệ thống”, ông Zhang Zhiqiang, người sáng lập tổ chức viện trợ người lao động di cư Trung Quốc nói với AFP. Trong tháng 6.2011, chính quyền Bắc Kinh đã đóng cửa khoảng 30 trường học dành cho trẻ di cư, làm gián đoạn việc học của 5.500 đến 5.800 học sinh.

Hiệu trưởng Xie Zhenqing của trường tiểu học Hongxing Zidi nói với AFP rằng các nhà chức trách đã đóng cửa trường cách đây một tuần mà không đưa lý do nào. Bà cho biết:“ Ngày 9.8, tôi đã đến cơ quan chính quyền để hỏi tại sao trường học của tôi lại bị đóng cửa vô cớ… 1.400 học sinh và 45 giáo viên hiện đang phải nghỉ ở nhà. Tôi không biết về những gì họ sẽ làm với học sinh và giáo viên ở trường, về thời gian mở lại trường, về các chính sách liên quan hay kế hoạch nào khác. Họ không đưa ra lời giải thích”.

Nhiều lao động di cư đến các thành phố lớn phải đối mặt với nạn phân biệt đối xử, bị những người giàu có coi thường và khinh rẻ. Tình trạng này đang làm dấy lên mối quan ngại về nguy cơ chia rẽ đô thị - nông thôn, dẫn đến bất ổn xã hội tiềm ẩn có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.

Tuyết Hạnh (Theo AsiaOne, Singapore)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Giá nhà Trung Quốc tăng chậm nhất trong 11 tháng

Giá nhà ở ngừng tăng tại Bắc Kinh và Thượng Hải, thậm chí giảm xuống tại 14 thành phố khác.

1313675001_nh%C3%A0%20tq.jpg


Giá nhà ở Bắc Kinh và Thượng Hải ngừng tăng lần đầu tiên trong năm nay, báo hiệu các biện pháp hạ nhiệt thị trường bất động sản của Chính phủ đã bắt đầu có hiệu quả.

Trong tháng 7, giá nhà tại 2 thành phố lớn này không thay đổi so với cuối tháng 6. Trong khi tại 14 thành phố khác, giá nhà thậm chí còn giảm. Tuy nhiên, so với cùng kì, giá nhà tăng ở tất cả các thành phố, trừ Bắc Kinh và Thượng Hải.

Bộ quản lý nhà ở của Trung Quốc đã đề xuất 5 tiêu chí cho các thành phố mới về việc hạn chế mua nhà do giá nhà cao và giao dịch mua bán nhà tăng nhanh trong 6 tháng đầu năm. Chính phủ cũng sẽ kiềm chế giá nhà ở tại các thành phố nhỏ hơn.

Dữ liệu cho thấy, thị trường nhà đất Trung Quốc đang dần hạ nhiệt. Trong tháng 7, giá nhà tăng với tốc độ chậm nhất trong 11 tháng, chỉ tăng 0,2% so với tháng 6.

Theo DVT/Bloomberg


 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Bước vào câu lạc bộ tàu sân bay, Trung Quốc gia tăng đe doạ láng giềng
Thứ sáu, 19 Tháng 8 2011 06:18

(GDVN) – Trung Quốc vừa thử tàu sân bay Thi Lang, nó tác động lớn đến tâm lý các nước láng giềng.


Ngày 15/8/2011, tạp chí “U.S.News & World Report” đã có bài viết “Tàu sân bay mới đã tăng cường ảnh hưởng khu vực cho Trung Quốc”. Bài viết cho rằng, vấn đề Mỹ quan tâm hoàn toàn không phải là tàu sân bay tăng thêm khả năng cho Trung Quốc, mà là Trung Quốc sử dụng khả năng này nhằm ý đồ gì. Nội dung chủ yếu của bài báo như sau:

TSB%20Thi%20Lang.jpg

Tàu sân bay và chiến lược tạo ảnh hưởng của Trung Quốc

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc chưa được cải tạo xong, đã hoàn thành chạy thử lần đầu tiên, quay trở về cảng Đại Liên, thành phố cảng của Trung Quốc. (Xem thêm:Robert Gate đến thăm Bắc Kinh, Trung Quốc lại khoe J-20 )

Đối với Trung Quốc, lần chạy thử này thực sự là một sự kiện có ý nghĩa cột mốc. Nhưng đối với Mỹ, cường quốc hải quân mạnh nhất thế giới, sự kiện này chỉ nhắc nhở mọi người, trên con đường tương lai, quân đội Trung Quốc có thể sẽ tạo ra thách thức lớn hơn.

Chủ nhiệm Phòng nghiên cứu Trung Quốc, Trung tâm nghiên cứu phân tích Hải quân Mỹ, David Finkelstein cho rằng, Trung Quốc phát triển hải quân hoàn toàn không phải là một việc không quan trọng, đặc biệt là trong tình hình cân nhắc tới lợi ích của hai nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. (Xem thêm:Trung Quốc tiếp tục thử nghiệm thành công máy bay tàng hình J-20?)

Ông nói: “Vấn đề Mỹ quan tâm hoàn toàn không phải là khả năng Trung Quốc đang giành được, mà là ý đồ sử dụng những khả năng này của Trung Quốc. Cho nên, khả năng thể hiện của Trung Quốc không là gì, điều mọi người quan tâm là ý đồ của Trung Quốc”.

Thực ra, tuần trước Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Trung Quốc thiếu minh bạch về chạy thử tàu sân bay. Do thiếu minh bạch, người ngoài liên tục suy đoán: Quan đội Trung Quốc cuối cùng muốn làm gì? (Xem thêm:Chiến đấu cơ thế hệ 5 thứ 2, sự rò rỉ thông tin có chủ đích của TQ?)


Ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ và các nước Philippinese, Việt Nam tiến hành hợp tác, thúc đẩy hòa bình với Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ Biển Đông.

Đài Loan, khu vực được Mỹ hỗ trợ phòng thủ, cũng vẫn là một trong những lợi ích khu vực quan trọng của Trung Quốc. Vì vậy, giáo sư Học viện Quốc phòng Mỹ, Bernard Cole cho biết, Trung Quốc rất có thể đang tìm kiếm cơ hội chiến lược để buộc Mỹ đứng bên ngoài những xung đột này, chứ sẽ không trực tiếp triển khai “đọ sức” với hải quân Mỹ. (Xem thêm:Mỹ đang mất dần ưu thế về công nghệ máy bay tàng hình?)


Phó Chủ nhiệm Chương trình nghiên cứu an ninh Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Owen Cote cho biết, Trung Quốc thậm chí rất khó đạt được mục tiêu khu vực là ngăn chặn Mỹ can thiệp vào quan hệ giữa họ với các nước láng giềng.

Ông nói: “Về căn bản, họ (Trung Quốc) muốn ngăn chặn chúng ta ảnh hưởng đến khả năng đe dọa các nước láng giềng của Bắc Kinh”.(Xem thêm:Mỹ sẽ dùng tác chiến nhất thể hải-không quân khi xung đột với Trung Quốc

Cote cho rằng, mọi người thường sai lầm khi cho rằng Trung Quốc phát triển lực lượng quân sự là để triển khai cạnh tranh với Mỹ. Ông nói, điều có khả năng hơn là Trung Quốc quan tâm đến lợi ích của họ tại khu vực Thái Bình Dương và Đông Phi.

Vì vậy, cho dù quân đội Trung Quốc chưa đủ lớn mạnh, không thể địch nổi hải quân Mỹ, song Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục tiến lên phía trước. Cote nói: “Tôi cho rằng, đây hoàn toàn là một hành vi táo bạo, nhưng dù thế nào họ có thể sẽ tiếp tục hành động, bởi vì họ có lợi ích khác cần bảo vệ”. (Xem thêm:Trung Quốc nói về tàu sân bay của Hải quân Thái Lan, Nga (P5)

Cố vấn hải quân Hoa Kỳ Norman Paulmard nói, cùng với việc Trung Quốc gia nhập câu lạc bộ tàu sân bay, bước vào đội ngũ các nước lớn khác bao gồm Mỹ, Nga, Anh và Pháp, thì ảnh hưởng lớn nhất của họ có lẽ là ảnh hưởng tâm lý đối với các nước láng giềng trong khu vực.

 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Một tàu cá bị Trung Quốc bắt giữ, đòi chuộc hơn 6.000 USD

SGTT.VN - Ngày 18.8, ông Nguyễn Ngọc Hiếu, chủ tịch UBND xã Bảo Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình, cho biết một tàu đánh cá cùng năm ngư dân đang đánh cá trên biển đã bị phía Trung Quốc bắt giữ.
Tàu bị bắt giữ mang biển hiệu QB 1825 TS, do ông Nguyễn Văn Thạnh làm chủ tàu, bốn thuyền viên khác bị bắt cùng ông Thạnh gồm Nguyễn Văn Tiến, Lê Văn Hiến, Hồ Văn Tịnh, Nguyễn Văn Hạnh. Theo ông Hiếu, tàu cá của ông Thạnh bị bắt vào chiều ngày 8.8 nằm trong khu vực đánh cá chung. Ngày 18.8, bà Nguyễn Thị Hằng, vợ ông Thạnh nhận điện thoại từ Trung Quốc, thông qua một phiên dịch, cho biết phía Trung Quốc đòi chuộc 6.250 USD mới thả tàu và năm người về.
Chiều ngày 18.8, một cán bộ cục Lãnh sự, bộ Ngoại giao xác nhận với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, có một tàu cá của ngư dân xã Bảo Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình bị phía Trung Quốc bắt giữ. Theo sở Ngoại vụ Quảng Bình, ngày 8.8, tàu cá QB 1825 TS, do ông Nguyễn Văn Thạnh làm chủ tàu cùng bốn thuyền viên khác đã bị lực lượng ngư chính Trung Quốc bắt giữ tại toạ độ 17°50’ vĩ độ bắc, 109°20’ kinh độ đông. Hiện nay sở Ngoại vụ chưa có thông tin gì từ phía Trung Quốc, đang chờ tin từ cục Lãnh sự.
Quốc Nam – Việt Anh
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Chiến đấu cơ tàng hình Trung Quốc bị nghi “nhái” máy bay Nga

(Dân trí) - Những điểm tương đồng giữa chiếc máy bay tiêm kích tàng hình của Trung Quốc và một nguyên mẫu máy bay của Nga đã dẫn tới những đồn đoán rằng Bắc Kinh có thể đã nhận được sự trợ giúp của Mátxcơva để cạnh tranh với các cường quốc quân sự thế giới.
>> Máy bay tiêm kích tàng hình Trung Quốc bay lượn trên không

2_3022a.JPG

Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc.
Các chuyên gia cho hay chiến đấu cơ thế hệ thứ 5, J-20 của Trung Quốc, cất cánh lần đầu tiên hồi tháng 1 năm nay đúng lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đang ở thăm, có thể có nguồn gốc từ chiếc máy bay tàng hình Mikoyan 1.44 của Nga, vốn chỉ mới ở trong giai đoạn thử nghiệm chứ chưa từng được đưa vào sản xuất đại trà.​
Một quan chức cấp cao thân cận với ngành công nghiệp quốc phòng Nga nói những điểm giống nhau ám chỉ rằng công nghệ Mikoyan có thể được chuyển cho phía các nhà thiết kế vũ khí Trung Quốc.
“Có vẻ như họ đã tiếp cận… với các tài liệu liên quan tới Mikoyan - loại máy bay mà Bộ Quốc phòng Nga đã bỏ qua trong ý định chế tạo một chiến đấu cơ tàng hình”, vị quan chức giấu tên nói.
Ông cho biết không rõ là một vụ chuyển nhượng công nghệ như vậy có đúng luật hay không. Các nhà phân tích cho rằng sự hỗ trợ của Nga với Trung Quốc có thể giúp Mátxcơva kiểm soát khả năng quốc phòng của người láng giềng ở phía đông.
Nhà phân tích của tờ Independent, Adil Mukashev, người chuyên về quan hệ Nga-Trung, cho rằng có thể đã có một cuộc chuyển giao về mặt tài chính.
“Trung Quốc mua công nghệ của các bộ phận, trong đó có đuôi Mikoyan, vì tiền”, ông Mukashev nói.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc từ chối bình luận về thông tin trên.
Liên hiệp hàng không Nga (UAC), cơ quan giám sát việc chế tạo máy bay Mikoyan, đã bác bỏ mọi cáo buộc về việc chuyển giao công nghệ hay thiết kế cho phía Trung Quốc.
Hiện thế giới chỉ có Mỹ mới có chiến đấu cơ thế tàng hình hệ thứ 5, F-22 Raptor, trong biên chế hoạt động. Loại máy bay này gần như không thể bị radar phát hiện. Còn Nga sẽ bắt đầu chế tạo hàng loạt dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 trong 5-7 năm tới.

3_ee006.jpg
Hồ họa máy bay Mikoyan 1.44 của Nga.
Việc Trung Quốc có khả năng chế tạo một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 có thể đưa nước này vào nhóm các cường quốc quân sự của thế giới, mặc dù các nhà phân tích nói rằng nước này sẽ mất nhiều năm để hoàn thiện chiếc J-20.
Một nguồn tin cho biết các quan chức Trung Quốc đã được mời tới buổi trình diễn đầu tiên của Mikoyan khi Nga trong giai đoạn đầu chế tạo một chiếc máy bay chiến đấu nhằm cạnh tranh với chiếc F-22 Raptor của Mỹ.
Sukhoi, nhà thiết kế đối thủ Mikoyan, cuối cùng đã nhận được hợp đồng nhằm chế tạo một máy bay chiến đấu và dự án Mikoyan 1.44 đã bị hủy bỏ.
Nga, nhà sản xuất năng lượng hàng đầu thế giới, đã cung cấp dầu mỏ và khí đốt cho Trung Quốc, nhà tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, trong sự đi lên của Trung Quốc để trở thành cường quốc toàn cầu. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn vượt Nga về chi tiêu quốc phòng, vốn chỉ đứng sau Mỹ trong năm 2010.
Nga-Trung có mối quan hệ thân thiết, nhưng trong một dấu hiệu cho thấy hai bên nghi ngờ lẫn nhau, Mátxcơva đang đẩy mạnh khả quân sự tại vùng Viễn Đông nhằm bảo vệ chủ quyền của nước này tại vùng Siberia giàu dầu mỏ.
Trung Quốc, từng là nước mua nhiều xe tăng, trực thăng và máy bay chiến đấu của Nga, đã dần mua chậm lại các vũ khí từ Mátxcơva vì khả năng tự sản xuất của Trung Quốc gia tăng, nhưng quan hệ quốc phòng giữa 2 nước vẫn ổn định.

J-20 cất cánh lần đầu tiên hồi tháng 1 năm nay. Chiến đấu cơ này có thể được trang bị các tên lửa tầm xa, có khả năng tiếp nhiên liệu trên không, có thể phóng các tên lửa hành trình và mang các khí tài hạng nặng.

Phó Tư lệnh Không quân Trung Quốc, Tướng He Weirong, từng tuyên bố rằng J-20 sẽ được biên chế trong không quân nước này từ 2017-2019.​

An Bình
Theo Reuters
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Sớm hay muộn cũng nổ ra xung đột Trung - Mỹ?

Cập nhật lúc :6:28 AM, 20/08/2011
Những nỗ lực cải thiện quan hệ quân sự Trung - Mỹ gần đây được hoan nghênh. Tuy nhiên, những xung đột lợi ích cơ bản giữa hai nước vẫn luôn tiềm tàng khả năng xảy ra xung đột, tranh chấp trong tương lai.

Những thăng trầm trong quan hệ Trung – Mỹ

Trong cuộc phỏng vấn gần đây với tờ New York Times, Đô đốc Mike Mullen, người vừa thăm chính thức Trung Quốc hồi tháng 7 thừa nhận quan hệ Trung – Mỹ hầu như chìm trong các mối “hiểu lầm và nghi kỵ lẫn nhau”.

Đồng thời, Mullen cũng lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh về việc thường xuyên trút những cơn bất mãn lên quan hệ quốc phòng song phương như cách trả đũa mỗi khi quan hệ gặp trắc trở.
“Khi họ bất mãn với những gì chúng tôi làm. Họ cắt đứt quan hệ quân sự. Chuyện này không thể tiếp diễn nữa”, ông Mullen nhấn mạnh.

cn_mullen_airbase_china_in.jpg

Đô đốc Mike Mullen (thứ 2 từ phải sang) gặp giới chức Trung Quốc trong chuyến thăm nước này hồi tháng 7.

Nhìn lại trong quá khứ, việc cắt giảm, đình chỉ các chuyến thăm, trao đổi và hợp tác quân sự với Mỹ là việc thường được Trung Quốc áp dụng mỗi khi quan hệ song phương gặp vấn đề. Không khó để kể ra một số ví dụ liên quan đến vấn đề này. Đơn cử như sau vụ máy bay Mỹ đánh bom nhầm Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade năm 1999; vụ va chạm giữa máy bay gián điệp EP-3E Aries II của Hải quân Mỹ với máy bay quân sự Trung Quốc ngoài khơi bờ biển nước này năm 2000; đặc biệt, để phản đối các thương vụ mua bán vũ khí giữa Mỹ và Đài Loan, Trung Quốc không ngần ngại đình chỉ các chuyến thăm quốc phòng cấp cao giữa hai nước, không cho các tàu Hải quân Mỹ cập cảng Trung Quốc, hủy bỏ các hội nghị về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai và tỏ ra bất hợp tác trong nỗ lực không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; đồng thời hủy bỏ hàng chục chương trình hợp tác quân sự Trung – Mỹ khác.
Tuy nhiên, không riêng gì Trung Quốc, phía Mỹ cũng nhiều lần hủy bỏ các dịp trao đổi song phương. Điển hình là việc chính quyền George H. W. Bush quyết định đình chỉ hợp tác quân sự và chuyền giao công nghệ quốc phòng; cũng như đóng băng vô thời hạn tất cả các chuyến thăm cấp cao với các lãnh đạo quân đội Trung Quốc nhằm phản đối nước này trong vụ Thiên An Môn năm 1989.

Và phải đến tháng 10/1993, khi Trợ lý Ngoại trưởng quốc phòng Mỹ đảm nhiệm các vấn đề an ninh quốc tế Chas W. Freeman Jr đến thăm Trung Quốc, quan hệ quốc phòng song phương Trung - Mỹ mới được nối lại.

Song, một thập kỷ sau đó, quan hệ Trung - Mỹ lại bị phủ bức màn đen tối khi Quốc hội Mỹ thể hiện sự giận dữ trước các hoạt động gián điệp của Trung Quốc tại Mỹ bằng cách áp đặt và hạn chế khắt khe lên quan hệ hợp tác giữa Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) - Lầu Năm Góc.

Theo đó, luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2000 của Mỹ chỉ đạo Bộ trưởng Quốc phòng không được phép thông qua bất cứ liên hệ về mặt quân sự nào với Trung Quốc.

Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài không liên quan đến các trao đổi quân sự (như việc Mỹ thường xuyên cáo buộc Trung Quốc đàn áp tự do nhân quyền, các chính sách của nước này với Tây Tạng và Đài Loan cũng như các thương vụ mua bán tên lửa đạn đạo và công nghệ hạt nhân của Bắc Kinh với các nước nhỏ khác) cũng góp phần khiến Mỹ bất mãn và phản ứng bằng cách đình chỉ các quan hệ quốc phòng song phương với Trung Quốc.
Trung – Mỹ nỗ lực cải thiện quan hệ dù liên tiếp vấp phải mâu thuẫn lợi ích
Bất chấp những thăng trầm trong quan hệ xuyên suốt nhiều thập kỷ qua, hiện nay Trung – Mỹ đang bắt đầu giai đoạn nỗ lực cải thiện quan hệ trong đó đặc biệt chú trọng lĩnh vực quốc phòng.
Đô đốc Mullen từng nhận định, việc cải thiện quan hệ quân sự giữa quân đội Mỹ và PLA đòi hỏi hai bên phát triển “niềm tin chiến lược lẫn nhau” thông qua các cuộc đối thoại nhằm xóa bỏ hiểu lầm.

“Một vài hiểu lầm giữa quân đội hai bên có thể được xóa bỏ bằng cách đối thoại và thái độ cùng hướng tới những mục đích chung", Đô đốc Mullen nhấn mạnh.

Lợi ích chung giữa Mỹ và Trung Quốc mà Mullen muốn ám chỉ là việc bảo vệ các tuyến hải vận khỏi nạn cướp biển, cùng nhau ngăn chặn nạn phổ biến vũ khí hủy hiệt hàng loạt, ngăn chặn sự gia tăng các hoạt động buôn bán thuốc phiện cũng như thúc đẩy ổn định khu vực ở hai miền Triều Tiên và Pakistan.
Nỗ lực cải thiện quan hệ Trung - Mỹ gần đây được thể hiện rõ bằng sự kiện Đô đốc Mullen thăm Trung Quốc hồi tháng 7 vừa qua sau chuyến thăm đến Mỹ trước đó Tổng tham mưu trưởng Đới Bỉnh Quốc, người đứng đầu PLA vào hồi tháng 5. Trong chuyến công du này, Đô đốc Mullen khẳng định những chuyến thăm cấp cao như thế này sẽ là công cụ trọng yếu nhằm khắc phục sự mất lòng tin giữa hai bên.

chen-bingde.jpg

Tướng Trung Quốc Trần Bính Đức (bên trái) nói chuyện với Đô đốc Mỹ Mike Mullen tại Washington ngày 17/5.

Tuy nhiên, thực tế là những cuộc gặp cấp cao của giới quân sự Trung – Mỹ không có gì là mới mẻ bởi trong hai thập kỷ qua, nhiều quan chức quốc phòng cấp cao của hai nước cũng từng có những chuyến thăm viếng lẫn nhau.

Chẳng hạn, Bắc Kinh từng thăm căn cứ quân sự của Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng và San Diego. Trong khi đó, Hải quân Mỹ đáp trả bằng việc thăm cảng Hong Kong của Trung Quốc thường niên.

Ngoài ra, nhiều học viện quốc phòng cũng như các ĐH an ninh, quốc phòng hai nước thường xuyên tổ chức các hoạt động trao đổi học thuật với nhau.

Chưa dừng lại, quan chức quân sự hai nước cũng liên tục thăm các cơ sở quân sự của nhau, đồng thời tổ chức các cuộc hội thảo bàn về lý luận quân sự và các vấn đề quân sự liên quan. Tuy nhiên, bất chấp mọi hoạt động đó, sự đối đầu và nghi kỵ lẫn nhau vẫn tiếp diễn.
Ví dụ điển hình cho nhận định trên là sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Bill Clinton đến Trung Quốc năm 1998, giới chức hai nước đi đến thống nhất về việc tổ chức các cuộc diễn tập quân sự chung.

Năm 2000, Trung Quốc cử quan sát viên quân sự tham dự cuộc tập trận RIMPAC do Mỹ dẫn đầu. Ngược lại, phía Mỹ cũng cử Tướng Henry Shelton, lúc đó đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ tham dự cuộc tập trận của Trung Quốc tại Quân khu Nam Kinh.

Ngoài ra, Trung Quốc và Mỹ lần đầu tiên lên kế hoạch cho một cuộc diễn tập tìm kiếm và cứu nạn quy mô với sự tham gia của các tàu chiến vào tháng 9/2006 ngoài khơi bờ biển Trung Quốc và San Diego, Mỹ.

Tuy nhiên, sau đó, phía Trung Quốc tuyên bố đình chỉ tất cả các đợt diễn tập quân sự và cắt đứt liên hệ quân sự với Mỹ ngay khi chính quyền George W. Bush thông qua gói vũ khí kỷ lục bán cho Đài Loan tháng 10/2008.

Trước đó, trong mọi trường hợp, các cuộc diễn tập quân sự Trung - Mỹ luôn có quy mô nhỏ hơn so với các cuộc diễn tập tương tự của Trung Quốc với Nga và một số nước Trung Á.
Một điểm nữa đó là giới chức Trung Quốc luôn lo lắng việc nâng cao sự minh bạch trong chính sách quốc phòng có thể tạo điều kiện cho cơ quan tình báo quân sự Mỹ nhìn thấu những điểm yếu quốc phòng của họ.

Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc quyết tâm duy trì và kiểm soát chặt tất cả các cuộc đối thoại Trung – Mỹ, giám sát nghiêm ngặt các quan hệ quân sự với nước ngoài của PLA và không bao giờ tỏ ra mặn mà trong việc tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa PLA với giới chức Mỹ.

Do vậy, dẫu trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua, Đô đốc Mullen nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện quan hệ quân sự Trung - Mỹ thì hai bên vẫn nhận thức rõ trong suốt nhiều thập kỷ qua và cho đến tận bây giờ, lợi ích cơ bản của họ là hoàn toàn khác biệt.

Các cuộc đối thoại Trung – Mỹ có thể làm giảm căng thẳng trong những thời điểm "hiểu lầm" nhưng cũng phơi bày một cách rõ ràng hơn bao giờ hết sự khác nhau cơ bản về mặt lợi ích của Trung Quốc và Mỹ.

Rốt cuộc thì, vấn đề của Trung Quốc và Mỹ là hai nước này hiện đang là đối thủ tranh giành ảnh hưởng ở khu vực châu Á và có khả năng là địch thủ cạnh tranh quyền bá chủ khu vực.

Sự bất đồng cơ bản nói chung giữa hai nước còn thể hiện ở khái niệm mở rộng chủ quyền quốc gia của Bắc Kinh đang đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích địa chiến lược của Mỹ. Điều này dẫn đến quan hệ quốc phòng Trung – Mỹ không có khả năng cải thiện chừng nào hai nước vẫn tiếp tục đối đầu trong các vấn đề an ninh cơ bản. Kết quả là, các cam kết ngoại giao dễ dàng bị phá vỡ và đối đầu Trung – Mỹ sẽ vẫn tiếp diễn.
Ngoài ra, việc Trung Quốc chủ trương tăng cường sức mạnh toàn diện cho PLA bằng việc công bố ngân sách quốc phòng “khủng” trong vài năm trở lại đây; cùng với chủ trương và tham vọng mở rộng hoạt động quân sự trên phạm vi toàn cầu của nước này rõ ràng đang làm tăng nguy cơ một cuộc xung đột quân sự Trung – Mỹ trong tương lai.

>> Chính trường Thái Lan: Sóng bắt đầu nổi?

Lê Dung (theo The Diplomat)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Phù phép kéo dài “tuổi thọ” đồ ăn cũ

20/08/2011 14:30

(VTC News) - Liên tiếp 2 vụ việc tẩy hạn dùng để tạo ra sản phẩm mới hay tái chế sản phẩm cũ thành sản phẩm mới vừa bị “khui” ở Trung Quốc.

Nhà máy sản xuất thực phẩm Douqule ở Trung Quốc bị phát hiện sử dụng hóa chất để xóa hạn sử dụng trên bao bì, với mục đích biến những đồ ăn đã cũ thành đồ ăn mới.


re4e464f59c9545.jpg


Sản phẩm mật ong bọc hạt óc chó


Các nhà chức trách đã phát hiện ra vấn đề này sau khi hai nhân viên nữ từng được giao nhiệm vụ pha loãng chất hóa học để tẩy đi hạn dùng cũ kiện nhà máy Douqule và đòi bồi thường, vì tay của họ bị ảnh hưởng bởi hóa chất.

Một nhà sản xuất thực phẩm đóng gói ở Bắc Kinh cho hay: “Nhiều doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ, biết rằng thời gian sử dụng sản phẩm có thể thay đổi được theo cách đó”.

Trước đó, cục giám sát chất lượng và kỹ thuật thành phố Thượng Hải cho biết, công ty TNHH Thực phẩm Sanming đã sử dụng những sản phẩm đã cũ để tái chế sản xuất sản phẩm mật ong bọc nhân quả óc chó gắn nhãn hiệu Aming, với ngày sản xuất mới được in trên bao bì.

Cơ quan chức năng đã phạt 1,32 triệu nhân dân tệ, đồng thời tịch thu các sản phẩm cũng như các nguyên liệu không đủ tiêu chuẩn. Cơ quan giám sát chất lượng kỹ thuật thành phố Thượng Hải cũng ra lệnh cho công ty thu hồi tất cả các hạt óc chó đã được làm bằng phương pháp trên.

Sanming là nhà sản xuất đồ ăn nhẹ truyền thống nổi tiếng với thương hiệu Aming được nhiều người biết đến với hạt rang trong đó có loại hướng dương, hạt dưa, đậu phộng và hạt điều.

Theo trang web chính thức của công ty này, Sanming có doanh thu hàng năm lên đến hàng trăm triệu nhân dân tệ.
Mặc dù, cơ quan chức năng đã phạt công ty Sanming, nhưng tại một số siêu thị, cửa hàng ở Thượng Hải vẫn còn xuất hiện sản phẩm mật ong bọc hạt óc chó.

Tại cửa hàng Carrefour ở công viên Zhongsan, các gói mật ong bọc hạt óc chó có trọng lượng 108g bán với giá 14,5 nhân dân tệ. Một nhân viên ở cửa hàng này cho biết: Cửa hàng không biết về thông tin thu hồi.

Một nhân viên bán hàng tại của hàng chuyên bán sản phẩm gắn nhãn hiệu Aming trong Trung tâm mua sắm Cloud Nine cho hay: “Cửa hàng này không bán các gói hạt rang đóng gói và các sản phẩm có hạn sử dụng nhiều tháng mà chỉ bán sản phẩm theo kg”.

"Tôi đã không nhận được bất kỳ thông báo nào về việc ngừng bán sản phẩm. Thực là công ty vẫn chưa cho biết tình hình sự việc”, một đại diện bán hàng tên là Shen cho biết. "

Thành Công
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Lạm phát tại Trung Quốc lên đến mức đỉnh điểm



Một chuyên gia kinh tế khác của Singapore cũng đánh giá CPI của Trung Quốc trên thực tế đã bước vào thời kỳ ổn định.


Tại Diễn đàn về các điều kiện kinh tế vĩ mô và chính sách vĩ mô của Trung Quốc diễn ra tại Singapore ngày 20/8, Zhang Liqun, nhà kinh tế công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, cho rằng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này nhiều khả năng đã lên tới đỉnh điểm trong tháng 7 vừa qua.

Một chuyên gia kinh tế khác của Singapore cũng đánh giá CPI của Trung Quốc trên thực tế đã bước vào thời kỳ ổn định, và lạm phát có thể sẽ được đẩy xuống nhanh hơn dự kiến, do giá thịt lợn dự báo sẽ sụt giảm trong vòng từ 6 đến 12 tháng tới.

Tuy nhiên, Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục phải đối mặt với sức ép lạm phát trong một thời gian nữa, và các chuyên gia kinh tế cho rằng Bắc Kinh cần phải bám sát chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế cơn bão giá.

Theo ông Zhang Liqun, sức ép lạm phát xuất phát từ sự leo thang giá lương thực sẽ dịu bớt khi yếu tố nguồn cung vững lên. Trong 8 năm trở lại đây, sản lượng gạo và ngũ cốc của Trung Quốc không ngừng gia tăng và năng suất rau quả cũng được nâng lên nhờ Chính phủ thực hiện các chương trình khuyến khích sản xuất.

Ông đánh giá tình hình nguồn cung lương thực nhìn chung đang được cải thiện, trong khi nhu cầu về cơ bản không có gì đột biến. Do đó, chỉ số CPI đứng ở mức 6,5% trong tháng 7/2011 có thể đã là đỉnh điểm.

Thời gian gần đây, Trung Quốc không ngừng cố gắng kiềm chế lạm phát, nhưng chỉ số CPI trong tháng 6 và 7 vừa qua của nước này vẫn tăng lên các mức tương ứng 6,4% và 6,5%, do có quá nhiều tiền mặt trong lưu thông và giá lương thực tăng vọt.

Tuy nhiên, ông Zhang Liqun cho biết giá thịt lợn sẽ ổn định trong tháng 9 và 10 tới, do cung cầu trên thị trường đã trở nên cân bằng, theo sau việc người nông dân đã đẩy mạnh tăng đàn lợn sau đợt tăng giá mạnh từ nửa cuối năm 2010.

Ông Tan Kong Yam, Giám đốc Viện Cạnh tranh châu Á, thuộc trường Đại học Singapore, cho biết giá thịt lợn chiếm 3% trong rổ CPI của Trung Quốc, do đó CPI của Trung Quốc có thể sẽ giảm nhanh hơn dự kiến khi giá mặt hàng này có xu hướng sụt giảm trong vòng từ 6 đến 12 tháng tới.

Tuy nhiên, trong những dự báo mới nhất về kinh tế Trung Quốc, một nhóm các nhà kinh tế thuộc trường Đại học Hạ Môn ở Trung Quốc và Đại học Quốc gia Singapore cho rằng lạm phát của Trung Quốc sẽ tiếp tục đứng ở mức cao trong một thời gian nữa, do đó, Bắc Kinh vẫn cần bám sát chính sách thắt chặt tiền tệ.

Ông Zhang Shuguang, chuyên gia kinh tế thuộc Viện Kinh tế học Unirule có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết Trung Quốc bị cuốn vào cơn bão lạm phát là do kinh tế trong những năm qua tăng trưởng quá nhanh, kéo nhu cầu tăng quá mức.

Còn ông Zhang Xiaojing, nhà kinh tế thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng nhìn chung Bắc Kinh sẽ vẫn theo đuổi chính sách tăng lãi suất, nhưng tần suất các lần tăng sẽ được điều chỉnh khác nhau./.

Theo Phương Thảo
Vietnamplus
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0

Trung Quốc vẫn cần bám sát chính sách thắt chặt tiền tệ

Trong những dự báo mới nhất về kinh tế Trung Quốc, một nhóm các nhà kinh tế thuộc trường Đại học Hạ Môn ở Trung Quốc và Đại học Quốc gia Singapore cho rằng lạm phát của Trung Quốc sẽ tiếp tục đứng ở mức cao trong một thời gian nữa, do đó, Bắc Kinh vẫn cần bám sát chính sách thắt chặt tiền tệ.

Ông Zhang Shuguang, chuyên gia kinh tế thuộc Viện Kinh tế học Unirule có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết Trung Quốc bị cuốn vào cơn bão lạm phát là do kinh tế trong những năm qua tăng trưởng quá nhanh, kéo nhu cầu tăng quá mức.

Còn ông Zhang Xiaojing, nhà kinh tế thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng nhìn chung Bắc Kinh sẽ vẫn theo đuổi chính sách tăng lãi suất, nhưng tần suất các lần tăng sẽ được điều chỉnh khác

Vanginfo.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Răn đe Trung Quốc: Mỹ sẽ đưa siêu hạm đội đến Biển Đông

Thứ hai 22/08/2011 15:01


(GDVN) – Hạm đội có trang bị tàu chiến tàng hình tốc độ cao thế hệ mới USS Independence sẽ được Mỹ điều động đến Biển Đông nhằm đối trọng với lực lượng quân sự của Trung Quốc.

Nhật báo Tinh Đảo, Hồng Kông đưa tin, trong thời điểm tranh chấp chủ quyền Biển Đông trầm trọng, tại vùng biển giữa Hồng Kông và Singapore, Mỹ triển khai một đoàn tàu chiến tàng hình tốc độ cao thế hệ mới (hạm đội tàng hình), phản ánh Mỹ muốn phô trương sức mạnh, tiếp tục can thiệp vào tranh chấp chủ quyền Biển Đông, ý đồ cảnh báo nhà cầm quyền Bắc Kinh là khá mạnh.

USS%20Independence5.jpg
Trung tuần tháng 11/2009, tàu USS Independence đã chạy thử ở vịnh Mexico, tốc độ chạy thử tối đa đạt 46 hải lý/giờ. Tờ “Sunday Times” London cho biết, Mỹ đang điều một hạm đội tàng hình tốc độ cao thế hệ mới đến đồn trú ở đường hàng hải giữa Hồng Kông và Singapore.

Những tàu chiến tiên tiến này có chi phí chế tạo lên tới 440 triệu USD (khoảng 3,43 tỷ đô la Hồng Kông). Chúng giỏi tác chiến ở vùng nước nông, có thể hoạt động ở vùng nước nông tới 6 m, hơn nữa có thể chuyển hướng ở phạm vi rất nhỏ.

Mỗi tàu đều mang theo 3 máy bay trực thăng, lực lượng đặc nhiệm và lực lượng thiết giáp, có thể bước vào thực hiện nhiệm vụ chiến đấu bất cứ lúc nào. Ở đuôi tàu cũng có thể điều tàu tốc độ nhanh tấn công.


USS%20Independence%206%20-%20can%20cu%20Key%20West%20-%20Florida.jpg
Ngày 18/12/2009, hải quân Mỹ chính thức tiếp nhận tàu chiến ven biển USS Independence (LCS2). USS Independence mới nhất của loại tàu chiến này do Công ty General Dynamics phát triển, là “tàu tam thể” chế tạo bằng nhôm, có hình dạng khá nhỏ, nhưng tốc độ chạy nhanh hơn, cần ít thủy thủ, có khả năng tác chiến ở vùng nước nông ven biển, còn có thể lắp ráp các hệ thống tác chiến khác nhau tùy theo yêu cầu nhiệm vụ.

Tàu USS Independence bề ngoài có màu sắc khoa học viễn tưởng, đầu tàu tinh tế, thân tàu và đuôi tàu thoáng rộng, nhìn từ trên không giống như một chiếc đinh ghim lớn.

Hình dáng màu đen bóng loáng của tàu phản ánh công nghệ do thám, tức là “công nghệ tàng hình”, còn thiết kế của “tàu tam thể” (3 thân tàu nằm ngang, được cố định bằng boong tàu) phù hợp với hoạt động ổn định trên Biển Đông – vùng biển thường có mưa bão vào mùa hè.


USS%20Independence%202.jpg
Lượng choán nước của nó là 2.800 tấn, trang bị 4 tua-bin hơi nước, 2 động cơ diesel và 2 máy chạy xăng dầu, khả năng chạy liên tục có thể đạt 6.500 km.

Trên tàu được trang bị nhiều loại vũ khí, bao gồm hạm pháo tàng hình 57 mm MK11, một hệ thống tên lửa phòng không tầm gần, 4 pháo 50 mm, 2 máy bay trực thăng chống tàu ngầm/chống hạm và nhiều máy bay trực thăng không người lái, có thể tiến hành chống tàu ngầm, quét mìn (gỡ mìn), đưa lực lượng đặc nhiệm đổ bộ và các nhiệm vụ tác chiến khác.

Trên tàu có thể phóng tên lửa đối đất và đối không, cũng có thể phóng tên lửa đối với các mục tiêu dưới nước. Các chuyên gia cho rằng, khả năng chống tàu ngầm, quét mìn, do thám và điều động lực lượng của tàu tàng hình tốc độ nhanh này đều ưu việt hơn các tàu chiến đã biết hiện nay của Trung Quốc.

Từ lâu đã có tin cho biết, Mỹ sẽ xây dựng căn cứ quân sự vĩnh viễn ở Singapore, đồng thời triển khai tàu tàng hình mới USS Independence nhằm đối trọng với lực lượng quân sự của quân đội Trung Quốc trên Biển Đông.

USS%20Independence%207.jpg
Tháng 6/2011, tại hội nghị an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương tổ chức ở Singapore, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho biết, quân Mỹ sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng ở châu Á, có kế hoạch thường trú một tàu chiến ven bờ ở Singapore, bảo vệ sự ổn định của khu vực.

Ông chỉ ra, Mỹ đặc biệt quan tâm đến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, vì vậy điều một tàu chiến ven bờ đến đóng tại Singapore, bảo vệ các nước đồng minh tại khu vực châu Á và bảo vệ an ninh hàng hải tại khu vực.

Tuy Robert Gates không chỉ đích danh những nước nào tạo ra mối đe dọa quân sự, nhưng lời nói của ông rõ ràng là nhằm vào Trung Quốc. Trung Quốc là nước duy nhất ở châu Á nghiên cứu các loại vũ khí chống can dự như tên lửa chống hạm; gần đây còn bị Philippinese và Việt Nam phê phán hoạt động tới tấp trên Biển Đông.

>>Bấm vào đây để xem hình ảnh, video về siêu chiến hạm 3 thân của Mỹ:

Đông Bình (Theo Liên hợp Buổi sáng)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Chiêm ngưỡng sức mạnh chiến hạm tên lửa mới nhất của Hải quân Việt Nam

5:47 chiều | Tháng Tám 22, 2011
(Petrotimes) - Sáng 22/8, tàu Gepard 3.9 mới nhất của Hải quân Việt Nam đã được tiếp nhận tại Quân cảng Cam Ranh. Hãy cùng Petrotimes chiêm ngưỡng hình ảnh và sức mạnh của chiến hạm hộ tống tên lửa hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á.

Video clip chiến hạm tên lửa Gepard 3.9 phô diễn sức mạnh trong quá trình thử nghiệm














Một số hình ảnh chiến hạm tên lửa mới nhất của Việt Nam trong quá trình thử nghiệm tại Nga.









http://www.petrotimes.vn/xa-hoi/2011/08/chiem-nguong-tau-ten-lua-moi-nhat-cua-hai-quan-viet-nam
P.V
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc: Ngộ độc dấm ăn 11 người chết

avatar.aspx

Ảnh minh hoạ



(VOV) - Ít nhất 11 người chết và khoảng 150 người bị ngộ độc nặng.

Một vụ ngộ độc dấm ăn xảy ra hôm qua (22/8) tại làng Tang Châu (Sanchzhu), thuộc khu tự trị Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc. Ít nhất 11 người chết trong đó có cả trẻ em và khoảng 150 người bị ngộ độc nặng.

Đây là một vụ bê bối tiếp theo sau hàng loạt vụ bê bối thực phẩm trong thời gian qua tại Trung Quốc. Điều tra sơ bộ cho thấy người dân đã sử dụng dấm ăn đựng trong những thùng nhựa có lẫn chất chống đông (ethylene glycol), một loại hóa chất độc hại đối với cơ thể con người. Chất chống đông này thường gây ra các triệu chứng tiêu chảy và nôn.
Những người bị chết và bị ngộ đọc đều là tín đồ Hồi giáo. Họ ăn tối cùng nhau sau khi hoàng hôn xuống, tuân thủ đúng giáo lý đạo Hồi trong tháng thánh lễ Ramandan.
Tháng 7 vừa rồi, Trung Quốc đã tuyên phạt 1 án tử hình vì sản xuất hoặc bán thịt lợn nhiễm độc./.
Vũ Anh Tuấn (Tân hoa xã)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Bột nêm Knorr ở Trung Quốc bị điều tra

SGTT.VN - Ngày 21.8, bột nêm Knorr của Unilever và nước giải khát Bright Guoyoucủa Bright (Trung Quốc) bị cơ quan quản lí chất lượng Trung Quốc điều tra vì thành phần công thức của sản phẩm gây hoang mang cho người tiêu dùng.


Sản phẩm Knorr, còn được gọi là Nongtangbao, đang bày bán tại một siêu thị ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Ảnh: Global Times

Bột nêm Knorr, còn có tên “Nongtangbao” với hương vị thịt bò cùng với sáu hương vị khác, có thành phần công thức ghi không rõ ràng trên bao bì, là sản phẩm “có thể” chứa cá, chứa đậu tương hay “có thể” thêm hương vị nấm.

Chính quyền Quí Dương, tỉnh Quí Châu và một số siêu thị ở Bắc Kinh đã loại sản phẩm này khỏi các kệ hàng để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Cũng trong ngày 21.8, cơ quan quản lí chất lượng Thượng Hải tuyên bố nước giải khát Bright Guoyou của công ty thực phẩm và sữa Bright sẽ bị kiểm tra, sau khi tìm thấy acid sorbic được dùng làm chất phụ gia tự do trong sản phẩm hồi cuối tháng 5. Sản phẩm trên đã bị yêu cầu ngưng bán tại các cửa hàng ở Bắc Kinh và Thượng Hải.

Theo nghiên cứu khoa học, acid sorbic nếu lạm dụng sẽ gây tổn thương thận, gan và hạn chế phát triển xương.

Minh Hoàng (theo GLOBAL TIMES)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Hàng trăm cô dâu Việt mất tích ở Trung Quốc

Thứ Ba, 23.8.2011 | 07:35 (GMT + 7)
(LĐ)Cảnh sát Trung Quốc đã mở cuộc điều tra về cáo buộc 100 cô dâu Việt Nam ở Trung Quốc “biến mất” và có nguy cơ bị bán lại, sau một lần đã trải qua việc bị bán sang Trung Quốc. Hầu hết các phụ nữ này sống ở những ngôi làng hẻo lánh tại tỉnh miền trung Hồ Nam.

Cô vợ người Việt Nam của Hồ Kiến Hoà ở làng Thuỷ Châu đã biến mất 3 tháng nay, bỏ lại con gái 2 tuổi và rất nhiều câu hỏi không trả lời được. Bố của Hồ Kiến Hoà đã bỏ ra 36.388 tệ để mua cô dâu cho con trai ông hồi năm 2008, sau khi được Feng Zhicheng - người môi giới tại một trung tâm ở huyện Song Phong, tỉnh Hồ Nam - giới thiệu.

Khi đi tìm người vợ mất tích, gia đình Hồ Kiến Hoà được biết, hàng chục cô dâu ở địa phương cũng đã bỏ nhà đi những ngày gần đây. Tháng 7 vừa qua, Hồ Kiến Hoà nhận được điện thoại của vợ, cô cầu xin anh gửi 20.000 tệ để bọn buôn người trả tự do cho cô. Cô nói cô đã bị bắt cóc và bán lại đến một làng xa xôi ở tỉnh Vân Nam, nhưng cô không nói cụ thể địa chỉ. Hồ Kiến Hoà cho biết, nhiều cô dâu Việt Nam đã bị bán ở Hồ Nam kể từ năm 2008.

Cảnh sát huyện Song Phong tuyên bố họ sẽ mở cuộc điều tra các cô dâu Việt mất tích. Sở Cảnh sát đã bắt đầu điều tra các vụ buôn bán phụ nữ và các cuộc hôn nhân giả mạo tại 16 thị trấn và làng trong huyện. Sở An ninh công cộng Song Phong khẳng định rằng, nhiều người dân làng đã liên quan đến các cuộc hôn nhân giả mạo với phụ nữ bị bán đến vùng này. Sở An ninh đang tìm cách xác minh chính xác số cô dâu mất tích, bởi nhiều người dân làng không thông báo sự việc cho cảnh sát vì sợ hành vi mua người của họ bị phát giác.

Hu Xinfa - một nông dân - đã bỏ tiền ra mua vợ năm 2008. Khi ấy vợ anh mới 15 tuổi, cô bị bọn buôn người bắt cóc tại biên giới Việt - Trung cùng với một phụ nữ khác. Anh thấy may mắn vì cô đã quyết định ở lại với anh ở Trung Quốc. “Vợ tôi cũng bị bán sang từ Việt Nam, nhưng chúng tôi hy vọng duy trì hôn nhân cho dù cuộc hôn nhân ấy là bất hợp pháp”. Hồ Tân Phát rất lo mất vợ, bởi trong làng anh 2 cô dâu Việt Nam khác đã biến mất. Dân làng nghi ngờ những phụ nữ này đã bị bọn buôn người bắt đi.

Tờ Southern Metropolis dẫn lời ông Hồ Xuân Mai - cựu bí thư chi bộ trong làng - cho biết, chính quyền địa phương ngoảnh mặt làm ngơ trước hành vi mua cô dâu, bởi điều đó khá phổ biến. Ông đã chứng kiến một số cuộc hôn nhân liên quan đến cô dâu Việt Nam. Giá cho một cô dâu từ 30.000 - 40.000 tệ, cộng thêm 2.000 tệ phí giới thiệu trả cho môi giới, cũng là kẻ buôn người. Các cuộc hôn nhân này không được pháp luật bảo vệ, bởi họ không có giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy cư trú. Trong hệ thống của cảnh sát không có hồ sơ của họ.

Lục Kiến Hoa - Giáo sư xã hội học ở Đại học Bắc Kinh - giải thích rằng, nhiều phụ nữ Việt Nam trong các gia đình nghèo muốn lấy chồng Trung Quốc để có cuộc sống tốt hơn. Mặt khác, ở nông thôn Trung Quốc, nam giới nhiều hơn phụ nữ nên một số đàn ông ở các vùng nghèo buộc phải mua cô dâu vì không có cô gái nào lấy họ.
V.N (Theo Global Times)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc: Vết nứt ở trục tàu siêu tốc

TT - Dư luận Trung Quốc đang rúng động với thông tin do tạp chí Tài Tân đăng tải ngày 22-8: Bộ Đường sắt Trung Quốc phát hiện vết nứt trên trục động lực của một tàu cao tốc tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải. Nhiều lỗi tương tự cũng đã được phát hiện trước đó, song tất cả đều không được công khai.

ImageView.aspx


Kho chứa trục động lực chính của các tàu siêu tốc của Trung Quốc - Ảnh: CFP

Người Trung Quốc đang tự hỏi liệu tai nạn ngày 23-7 và hàng loạt sự cố tàu siêu tốc trong cùng thời gian có liên quan đến những lỗi kỹ thuật đã được phát hiện sớm này không? Thảm kịch tàu cao tốc ở Ôn Châu ngày 23-7 làm 40 người chết và khoảng 200 người bị thương xảy ra chỉ tám ngày sau khi Sở Đường sắt Tế Nam (tỉnh Sơn Đông) phát hiện một vết nứt dài 7,11mm, rộng 2,4mm nằm gần trục động lực ở toa số 11 của tàu siêu tốc CRH380BL chạy tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải. Theo quy định của Bộ Đường sắt Trung Quốc, nếu trục có vết nứt dài trên 2mm thì phải loại bỏ ngay lập tức do có thể khiến tàu trật đường ray khi chạy ở tốc độ cao.

Nguyên nhân gây tai nạn?

Ngày 19-8, báo Đại Công Báo của Hong Kong cho biết ông Văn Thanh Lương, giám đốc Sở Đường sắt thành phố Côn Minh (Vân Nam), đã bị cách chức do nghi ngờ có liên quan đến đường dây tham nhũng của cựu bộ trưởng đường sắt Lưu Chí Quân.
Tạp chí Tài Tân cho biết còn nhiều vết nứt tương tự đã được phát hiện ngay từ cuối tháng 6-2011. Dẫn nguồn tin từ Sở Đường sắt Tế Nam, tạp chí này cho biết đã có ba trục động lực bị loại bỏ và bốn trục khác bị thay thế do xuất hiện các vết nứt dài quá quy định. Một báo cáo của nhà cung cấp Tân Liên Bắc Kinh trong tháng 6-2011 cũng xác định đã xuất hiện các vết nứt tương tự trên các trục tàu siêu tốc của Trung Quốc.

Thế nhưng, tất cả phát hiện này đều đã bị Tập đoàn Đường sắt Bắc Trung Quốc (CRN), cơ quan quản lý nhiều tàu cao tốc nhất Trung Quốc, bác bỏ. "Công nhân bảo trì của tập đoàn phát hiện đó chỉ là những đường xước giống vết nứt chứ không phải là bị nứt thật sự" - ông Đàm Hiểu Phong, người phát ngôn của tập đoàn này, khẳng định. Nói vậy nhưng hơn 10 ngày trước (11-8), CRN đã phải cho thu hồi 54 tàu siêu tốc, trong đó có 12 tàu thuộc Sở Đường sắt Tế Nam, 20 tàu thuộc Sở Đường sắt Thượng Hải và 22 tàu thuộc Sở Đường sắt Bắc Kinh. Khi đó, CRN cho biết nguyên nhân của việc thu hồi này chỉ là do “lỗi ở bộ phận cảm biến”!

Cho đến nay, vẫn chưa rõ liệu việc thu hồi này có liên quan đến các vết nứt trên trục động lực hay không. Song dư luận Trung Quốc càng có cơ sở để nghi ngờ khi biết được nhà cung ứng trục cho tàu CRH380BL là Công ty Tri Kỳ, vốn là của cựu nữ đại gia Đinh Thư Miêu, một “mắt xích” quan trọng trong vụ án tham nhũng của cựu bộ trưởng đường sắt Lưu Chí Quân. Đinh Thư Miêu đang bị cáo buộc đưa hối lộ để có được những gói thầu cung cấp trang thiết bị cho ngành đường sắt Trung Quốc.

Tri Kỳ là công ty đã giành được hợp đồng cung ứng hơn 60% bộ bánh xe cho tàu siêu tốc và tàu điện ngầm của Trung Quốc trong bốn năm. Tạp chí Tài Tân cho biết trong tháng 7-2011, Bộ Đường sắt Trung Quốc đã phối hợp với các chuyên gia an toàn kỹ thuật thuộc Công ty khoa học kỹ thuật Tân Liên Bắc Kinh và Sở Khoa học đường sắt Trung Quốc để điều tra lỗi kỹ thuật này, song mọi kết luận và tình tiết vụ việc đều được giữ kín.

Mất lòng tin

CRN tố cáo tạp chí Tài Tân là đã đưa tin không chính xác, bởi chưa có trục động lực nào bị thay thế từ khi tàu CRH380BL được đưa vào vận hành, và từ ngày 30-6 đến 16-8 tàu này đã chạy tổng cộng được 68 triệu kilômet. Trong khi đó, tạp chí Tài Tân vẫn khẳng định sau khi được thay trục mới, tàu CRH380BL và một tàu khác cùng chủng loại đã tiếp tục hoạt động trên tuyến Thượng Hải - Bắc Kinh với vận tốc hơn 300km/giờ.

Đại diện Công ty Tri Kỳ cũng bác bỏ những lỗi kỹ thuật do Sở Đường sắt Tế Nam cung cấp cho báo chí. “Chúng tôi không hề biết gì về việc chủ tịch và kỹ sư trưởng của công ty chúng tôi đã đến Bắc Kinh và Tế Nam để tham gia điều tra” - đại diện bộ phận kỹ thuật của Công ty Tri Kỳ nói. Người này còn viện dẫn Sở Đường sắt Tế Nam đang sử dụng các trục xe sản xuất từ Đức, trong khi công ty của họ nhập kỹ thuật và nguyên liệu của trục động lực từ Ý. Thế nhưng, kết luận điều tra của tạp chí Tài Tân từ Sở Đường sắt Tế Nam lại hoàn toàn ngược lại.

Trong khi sự thật và trách nhiệm cứ bị “đá qua đá lại” giữa các công ty, đơn vị thì niềm tin lại cứ bị gặm mòn. “Tôi không tin tàu siêu tốc nữa, tất cả biện pháp mà chính quyền đang thực hiện từ việc thu hồi sửa chữa đến giảm tốc độ đều không xóa được nỗi sợ hãi của tôi về tàu siêu tốc”- Trần Dương, sinh viên ở Bắc Kinh, nói.

Cùng lúc, người phát ngôn của Cơ quan an toàn lao động Trung Quốc kêu gọi “các cơ quan thuộc ngành đường sắt nên đánh giá lại độ an toàn trong các dự án đường sắt cao tốc. Các phương tiện cũng như các tuyến đường sắt phải thật sự an toàn nhằm tránh những thảm kịch có thể xảy ra trong tương lai”.

Cùng lúc, ga Thượng Hải thông báo 18 tàu siêu tốc đang chạy trên các tuyến đường sắt cao tốc, trong đó có cả một tàu trên tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải vừa khai trương chưa đầy hai tháng sẽ ngừng phục vụ từ ngày 28-8. Ban quản lý ga cho biết việc ngừng này là để sắp xếp lại lịch trình, song không ai biết liệu nó có liên quan đến những gì mà tạp chí Tài Tân vừa tiết lộ hay không.

MỸ LOAN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
"Tàu ngư chính Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Nhật"

(DT)Ngày 24/8, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết hai tàu ngư chính của Trung Quốc đã đi ngang qua khu vực gần với đảo Kubashima thuộc quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) tranh chấp giữa hai nước.

6_f717e.jpg

Tàu của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản tại Senkaku. (Nguồn: AP)

Theo thông tin ban đầu từ Đội quản lý số 11 đóng tại thành phố Naha, tỉnh Okinawa thuộc JCG, hai tàu ngư chính của Trung Quốc tiến vào lãnh hải Nhật Bản trong vòng 30 phút kể từ thời điểm 6 giờ 36 phút sáng 24/8.
Ngay sau đó, Chính phủ Nhật Bản đã thành lập văn phòng liên lạc tại Trung tâm quản lý sự cố (trực thuộc Văn phòng Thủ tướng) để theo dõi các diễn biến.
Đến lúc 8 giờ 15 phút cùng ngày, hai tàu Trung Quốc đang xuôi theo hướng phía Nam trong khu vực vùng tiếp giáp lãnh hải.
Đây là lần đầu tiên tàu ngư chính Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Nhật Bản tại khu vực gần quần đảo Senkaku./.
Theo Vietnam+
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc và chiếc “vòng kim cô dầu lửa”

(Tamnhin.net) - Dầu lửa đang là mối lo an ninh năng lượng của Trung Quốc, do nguồn khai thác trong nước ngày càng cạn kiệt trong khi nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng, giá dầu thế giới ngày càng cao.


Oil-Tanker-7500DWT-.jpg


Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào dầu lửa nhập khẩu Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư vấn năng lượng nhà nước Chu Đại Địa, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc Liêu Vĩnh Viến cho biết Trung Quốc hiện đã vượt Mỹ trở thành nước phụ thuộc lớn nhất vào nguồn nhập khẩu dầu lửa nước ngoài. Hiện Trung Quốc nhập 55,2% nhu cầu dầu lửa từ nước ngoài, trong khi Mỹ chỉ có 53,5%.

Năm 2007, mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu dầu lửa nước ngoài của Mỹ tới 67%, nhưng năm 2008 giảm xuống còn 65,79%, năm 2009 còn 61,5%, năm 2010 còn 62,7%, hiện nay giảm xuống chỉ còn 53,5%. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố 10 năm tới, lượng nhập khẩu dầu lửa của Mỹ giảm xuống chỉ còn 1/3 mức độ hiện nay.

Ngược lại, mức độ phụ thuộc của Trung Quốc ngày càng tăng lên. Năm 2007 mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu nguồn dầu lửa nước ngoài của Trung Quốc là 49%, năm 2008 là 50%, năm 2009 là 53%, năm 2010 là 55%, hiện nay tới 55,2%. Tới năm 2020 mức phụ thuộc của Trung Quốc sẽ trên 60%.

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc Liêu Vĩnh Viến dẫn lời Cố vấn năng lượng Nhà Trắng David Sandre nói rằng các nước phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu nguồn dầu lửa nước ngoài chẳng khác gì “Chiếc vòng kim cô” siết lên đầu, mức độ phụ thuộc càng lớn thì “Chiếc vòng kim cô” dầu lửa” siết chặt. Hiện nay, Trung Quốc đang ở trong tình trạng đó và điều này đe dọa nghiêm trọng an ninh năng lượng của Trung Quốc.

Trong Báo cáo tình hình năng lượng thế giới năm 2010, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc những năm qua tăng lên đáng báo động. Trong “Niên giám thống kê năng lượng năm 2010”, hãng BP của Anh cũng viết: “Hiện nay Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới. Mức độ phụ thuộc vào năng lượng dầu lửa đang đe dọa an ninh kinh tế của Trung Quốc”.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban tư vấn năng lượng nhà nước Chu Đại Địa nói mặc dù Mỹ hiện nay vẫn là nước tiêu thụ và nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới, nhưng Mỹ đã tháo gỡ được “Chiếc vòng kim cô dầu lửa” bằng việc cắt giảm và hạ thấp tỉ lệ nhập khẩu dầu lửa trong tiêu dùng, thay vào đó là sử dụng khí đốt thiên nhiên và các nguồn năng lượng thay thế. Đồng thời Mỹ có những cải tiến kỹ thuật đáng kể và phương thức quản lý nên đã tận dụng có hiệu quả cao sử dụng năng lượng của các phương tiện và thiết bị. Chính vì vậy mức độ phụ thuộc vào nhập khẩu dầu lửa ngày càng giảm xuống.

Để đảm bảo an ninh năng lượng, thời gian qua “Chiến lược ngoại giao năng lượng” trở thành nội dung chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Đồng thời, lãnh đạo Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp - nhất là ba Tập đoàn dầu khí lớn là Tổng công ty dầu lửa Trung Quốc (PetroChina), Tổng công ty dầu khí ngoài khơi (CNOOC) và Tổng công ty hóa dầu Trung Quốc (ChinaChem) - tìm kiếm nguồn dầu lửa nước ngoài. Mặc dù nhiều cố gắng, nhưng hầu hết bị thua lỗ và bị cạnh tranh gay gắt.

Tờ “Chứng khoán Trung Quốc” ngày 22/8 dẫn phát biểu của Cố vấn đầu tư dầu lửa Trung Quốc Chu Tu Kiệt cho biết nhiều năm qua, ba Tập đoàn dầu lửa lớn Trung Quốc đầu tư nước ngoài kém hiệu quả, “lãi ít lỗ nhiều”. Năm 2010, ba tập đoàn này đã phải ngừng 6 hạng mục công trình khai thác dầu khí nước ngoài, nhất là ở Bắc Phi và Trung Đông, bị thua lỗ tới trên 1,2 tỉ vhân dân tệ (CNY). Tháng 5/2011, CNOOC bị Công ty dầu khí quốc gia Indonesia cạnh tranh, nên đã thất bại trong đầu tư vào khai thác dầu lửa ở Angola. Tháng 6/2011, PetroChina bị thua trong đấu thầu khai thác dầu lửa ở Canada. Đó là chưa kể những công trình thăm dò và khai thác dầu khí ở Libya, Syria có nguy cơ bị mất trắng do tình hình chính trị bất ổn định ở đây. Ông Chu Tu Kiệt nói năm qua ba tập đoàn dầu khí lớn của Trung Quốc bị thua lỗ nghiêm trọng.

Phó Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc Liêu Vĩnh Viến cho rằng Trung Quốc cần học tập kinh nghiệm của Mỹ là mở rộng sử dụng khí đốt thiên nhiên thay cho dầu lửa. Những năm qua Mỹ đã thực hiện rất thành công chiến lược này. Hiện nay mạng lưới cung cấp khí đốt thiên nhiên của Mỹ chiếm 1/3 thế giới. Ông cho biết Trung Quốc đã xây lắp xong và đưa vào vận hành ống dẫn khí đốt từ các nước Trung Á về Trung Quốc. Hiện nay đang tiếp tục xây lắp đường ống dẫn khí đốt thứ hai. Tiếp đó là đường ống dẫn khí đốt thứ ba sẽ tiếp tục được xây dựng. Sau khi hoàn thành và đưa vào vận hành ba đường ống này, Trung Quốc mới có thể hy vọng “Chiếc vòng kim cô dầu lửa” sẽ được nới lỏng và an ninh năng lượng được cải thiện.


Kiều Tỉnh
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Đường phố náo loạn vì hơn tiền tỷ rơi vung vãi

Dân Việt - Một chiếc xe bọc thép chuyên chở tiền đang chạy ngon lành trên đường cao tốc bỗng dưng cánh cửa sau bị bật mở tung và theo đó là những túi tiền rơi đầy trên đường.


Hình ảnh sự việc được ghi từ chiều 17.8, tuy nhiên mới đưa lên các bản tin thời sự Trung Quốc hôm 23.8 vừa qua và ngay sau đó những hình ảnh này tiếp tục được đưa lên các trang mạng, thu hút sự quan tâm của nhiều người.

250411-thegioi-tien-1.jpg


Được biết, xe chở tiền này đang chạy tuyến từ Bắc Kinh đến Thượng Hải, nhưng khi đi đến đoạn cao tốc thuộc thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô bỗng xảy ra sự cố.
Theo tường thuật của các nhân chứng, khi đi đến đoạn đường này, chiếc móc sắt của cánh cửa phía sau xe chở tiền bỗng dưng bung ra, cánh cửa mở toang và những bọc tiền rơi vãi khắp đường, ước tính chừng 760.000 nhân dân tệ (khoảng hơn 2 tỷ đồng).
Sự cố hy hữu khiến cả đoạn đường cao tốc tắc chừng 2km, tuy nhiên với sự giúp đỡ của cảnh sát thành phố Vô Tích, sau hơn một giờ, mọi việc đã trở lại bình thường và không có tình trạng hôi của xảy ra.

250411-thegioi-tien-2.jpg
250411-thegioi-tien-3.jpg
250411-thegioi-tien-4.jpg
250411-thegioi-tien-5.jpg


Những hình ảnh được chụp từ clip
Hàn Giang
Theo CN