Tin Trung Quốc

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Mỹ chất vấn Trung Quốc về tàu sân bay


Cập nhật lúc 11/08/2011 09:11:30 AM (GMT+7)

Mỹ hôm 10/8 tuyên bố muốn Trung Quốc giải thích tại sao nước này lại cần có tàu sân bay. Câu hỏi được đưa ra trong lúc Washington lo ngại Bắc Kinh thiếu minh bạch trong các mục đích quân sự.


Tàu sân bay Trung Quốc bắt đầu ra biển
Tàu chiến Philippines đọ tàu sân bay TQ
Thế giới 24h: Rầm rộ hạ thủy tàu sân bay

20110810085529_10china2.jpg



"Chúng tôi sẽ hoan nghênh bất cứ lời giải thích nào mà Trung Quốc đưa ra nhằm cho thấy họ cần con tàu đó", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland nói với các phóng viên khi được hỏi liệu tàu sân bay của Trung Quốc có làm tăng căng thẳng ở khu vực không.

"Đây là một phần trong lo ngại ngày càng lớn của Mỹ, đó là Trung Quốc không rõ ràng như những nước khác. Trung Quốc không minh bạch như Mỹ về ngân sách và thu mua các thiết bị quân sự. Chúng tôi mong muốn có một mối quan hệ công khai, rõ ràng về các vấn đề quân sự.

Trong mối quan hệ quân sự - quân sự giữa Mỹ với nhiều quốc gia khác trên thế giới, chúng tôi duy trì kiểu đối thoại song phương và từ đây có thể nắm khá rõ về các thiết bị mà các thiết bị cũng như mục đích sử dụng của nó. Tuy nhiên, quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ không ở mức rõ ràng như hai nước mong muốn", Nuland nói thêm.

Tuyên bố trên được đưa ra vài giờ sau khi tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có hải trình thử nghiệm đầu tiên. Động thái này có khả năng làm tăng lo ngại của các quốc gia khác về sự mở rộng quân sự và quả quyết về lãnh hải của Bắc Kinh.

Chỉ mới gần đây Bắc Kinh mới xác nhận nước này đang sửa chữa chiếc tàu của Liên Xô cũ để làm tàu sân bay đầu tiên của nước này. Trung Quốc cũng hạ thấp năng lực con tàu, khẳng định nó chỉ được dùng vào mục đích huấn luyện và nghiên cứu.
Hoài Linh (Theo CNA)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Nước thải công nghiệp nhiễm vào nước máy, 112 người phải nhập viện

Thứ năm, 11/08/2011, 10:59 (GMT+7) (SGGPO).- Giới chức Trung Quốc ngày 10-8 xác nhận, rò rỉ nước thải công nghiệp vào nước máy là nguyên nhân khiến hơn 112 người phải nhập viện sau khi uống phải nước này. Các nạn nhân chủ yếu là công nhân tại một công trường xây dựng và các cư dân gần đó.
Sự việc xảy ra vào ngày 9-8 ở thành phố Ruichang thuộc tỉnh Giang Tây của Trung Quốc. Theo đó, nước thải công nghiệp của nhà máy luyện kim Hongyi Smelting chủ yếu chứa clo, natri và đồng đã rò rỉ và thấm vào nguồn nước máy gây ô nhiễm.
Tính đến tối 10-8, đã có 6 người được xuất viện, những người khác về cơ bản đã ổn định, một quan chức địa phương cho biết.
Hiện nhà máy luyện kim Hongyi Smelting đã bị đình chỉ hoạt động, trong khi đó chính quyền địa phương cũng đã cho làm sạch hệ thống đường ống dẫn nước máy bị ô nhiễm.
Đăng Hưng (Theo China Daily)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Động đất tấn công Trung Quốc, Nhật Bản

Thứ sáu, 12/08/2011 06:21

Sau trận động đất 5,8 richter ở Trung Quốc, sáng sớm nay, một trận động đất mạnh 6 độ richter đã xảy ra ở ngoài khơi tỉnh Fukushima, Đông Bắc Nhật.

Trận động đất xảy ra khoảng 3h22’ sáng nay theo giớ địa phương, ở độ sâu 38km, cách thành phố Iwaki thuộc đảo Honshu 18km về phía Đông Đông Nam.

Rung chấn động đất có thể cảm nhận ở Tokyo. Tuy nhiên, hiện không có báo cáo thương vong, thiệt hại hay sự cố bất thường ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.

Trước đó, khoảng 18h06’ theo giờ Bắc Kinh, một trận động đất 5,8 richter cũng tấn công Khu tự trị Duy ngô nhĩ Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc vào chiều nay đã làm 26 người bị thương, trong đó 3 người đang trong tình trạng nguy kịch, và phá hủy hàng chục ngôi nhà.

Tâm chấn của động đất được theo dõi tại khu vực biên giới giữa thành phố Atux thuộc Khu tự trị Kizilsu Kirgiz và huyện Jiashi ở Kashgar.

Theo Kyodo, Tân Hoa Xã
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Hàng nghìn người tham gia bạo động ở Trung Quốc

TTO - Hàng nghìn cư dân ở thị trấn Kiềm Tây, tỉnh miền tây nam Quý Châu đã xuống đường ngày 11-8, đập phá xe của cảnh sát trong cuộc biểu tình biền thành bạo động mới nhất ở Trung Quốc.


ImageView.aspx
Quang cảnh sau một vụ bạo động ở Tân Cương vào giữa tháng 7. Ảnh: Reuters “Đụng độ đã nổ ra giữa các quan chức điều hành địa phương và chủ một chiếc xe đậu trái luật, dẫn tới sự tham gia của hàng nghìn người và các đám đông đã đập phá xe của cảnh sát và phong tỏa các con đường”, Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc cho biết trên trang mạng của đài này.
Theo bản tin, năm xe cảnh sát đã bị đập phá, trong khi những người tham gia bạo động khác phong tỏa các con đường xung quanh khu vực diễn ra đụng độ bằng xe tải và xe nâng hàng. “Trong khi đối phó với tình hình, một số cảnh sát đã bị thương”, bản tin cho biết, đồng thời khẳng định vào sáng ngày 12-8, đám đông đã bị giải tán và cảnh sát đã kiểm soát được tình hình.
Một cuộc bạo động ở miền nam Trung Quốc hồi tháng 6 cũng xuất phát từ những tranh cãi giữa cư dân và lực lượng thực thi pháp luật.
http://tuoitre.vn/the-gioi/450866/hang-nghin-nguoi-tham-gia-bao-dong-o-trung-quoc.html
HẢI MINH
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Kiến nghị trục xuất nếu không đủ hồ sơ

TT - Đây là khẳng định của ông Nguyễn Đức Nguyên, phó giám đốc Sở Lao động - thương binh & xã hội Đắk Nông, sau bài viết “Lao động Trung Quốc tại Nhân Cơ (Đắk Nông): phần lớn không có bằng cấp”.
>> Read this on Tuoitrenews.vn
>>
Hơn 1.000 lao động Trung Quốc làm việc không phép
>> Phần lớn không có bằng cấp

ImageView.aspx
Một công nhân Trung Quốc làm việc trên công trình thủy điện Sông Bung 4 - Ảnh: V.Hùng
ImageView.aspx
Ông Nguyễn Đức Nguyên - Ảnh: Trung Tân
Ông Nguyên cho biết:
- Thời hạn tối đa để cơ quan chức năng Đắk Nông “chờ đợi” số lao động không phép người Trung Quốc này hoàn chỉnh bằng cấp và lý lịch tư pháp là hai tháng kể từ ngày 5-8 (ngày phát hiện số lao động Trung Quốc không phép - PV). Sau đó nếu ai không đủ điều kiện cấp phép lao động, chúng tôi sẽ kiến nghị Bộ Công an trục xuất khỏi Việt Nam.
Khó kiểm soát chất lượng lao động
* Trực tiếp kiểm tra ở công trường Nhà máy alumin Nhân Cơ, ông có nhận định gì về những việc mà lao động Trung Quốc đang làm?
- Tôi không khẳng định họ là lao động giản đơn, vì tôi không cấp phép cho lao động giản đơn nào cả. Nhưng qua kiểm tra tại công trình, đúng là rất nhiều lao động Trung Quốc làm những việc rất đơn giản như cột dây thép, ráp giàn giáo, uốn sắt như Tuổi Trẻ nêu... Tôi đặt vấn đề với nhà thầu, họ xác nhận đó là việc giản đơn nhưng bố trí ai làm là việc của họ. Có một số việc lao động Việt Nam làm không được như lắp giàn giáo móng ở độ sâu hàng chục mét, làm việc liên tục 15, 16 tiếng/ngày, đồng thời tính kỷ luật của công nhân Việt Nam không cao bằng.
* Chủ trương của Nhà nước ta là không cho phép đưa lao động phổ thông người nước ngoài vào Việt Nam, vì sao lại có đến 193 lao động phổ thông Trung Quốc tại Nhân Cơ?
- Cần phải nói dự án Nhà máy alumin Nhân Cơ là dự án EPC (thầu trọn gói). Người ta coi nó giống như một gánh hát: có kép chính, kép phụ, kéo phông, bưng bê... Bởi thế nhà thầu Chalieco cũng có kỹ sư, công nhân, lái xe, tạp vụ...
Về nguyên tắc, đúng là không cấp phép cho lao động giản đơn ngoài nước nhưng luật lại có thêm hướng mở là cho phép lao động có thâm niên năm năm kinh nghiệm. Chữ “kinh nghiệm” này rất trừu tượng, kinh nghiệm lao động phổ thông hay kỹ thuật không thấy nói. Việc xác nhận lao động có kinh nghiệm lại hoàn toàn do nước mà lao động mang quốc tịch xác nhận, đơn vị cấp phép lao động chỉ biết căn cứ vào đấy để cấp phép. Nếu chỉ kinh nghiệm ba năm nhưng họ xác nhận năm năm thì cũng chịu. Mình đâu thể qua nước họ để kiểm tra được, “chết” là ở chỗ ấy! Ngay cả các kỹ sư, chuyên gia chúng tôi chỉ có bản công chứng của Trung Quốc, bản dịch của tư pháp. Còn bằng thật, chúng tôi không thấy.
Có lỗi của cơ quan quản lý
* Ban quản lý dự án alumin Nhân Cơ xác nhận số lao động Trung Quốc không có giấy phép luôn dưới 50%. Ông có thấy bất thường?
- Có hai nguyên nhân: do lao động Trung Quốc không có lý lịch tư pháp và chứng minh bằng cấp chuyên môn. Lao động Trung Quốc cứ lý giải là khi đi làm ở nước ngoài không khi nào mang theo chứng nhận bằng cấp. Nhưng chúng tôi kiên quyết, sau một tháng không bổ sung sẽ xử phạt, nếu không bổ sung được sẽ kiến nghị trục xuất. Còn lao động không phép cao là do ban quản lý dự án alumin không báo cáo sớm, theo quy định có lao động đến là ban quản lý phải báo.
* Vậy nếu ban quản lý dự án alumin không báo cáo thì mình cũng không biết?
- Có biết chứ, vì chúng tôi có kiểm tra.
* Vậy tại sao có tới 172 lao động Trung Quốc không có giấy phép tại Nhân Cơ, nhiều người đã đến Nhân Cơ 4-5 tháng mới phát hiện?
- Thật ra không phải lúc nào chúng tôi cũng bám theo các công trường, thanh tra lao động của sở chỉ có bốn người. Nhưng qua việc này chúng tôi thừa nhận là có sự chậm trễ trong việc nắm bắt tình hình lao động Trung Quốc tại Nhân Cơ. Vừa rồi chúng tôi có chấn chỉnh rất nhiều, không chỉ riêng Sở Lao động - thương binh & xã hội, cả các sở, ban ngành khác cũng tăng cường kiểm tra, xử phạt với những sai phạm của các lao động Trung Quốc.
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/450845/Kien-nghi-truc-xuat-neu-khong-du-ho-so.html
V.SỰ - T.TÂN - Đ.PHƯƠNG
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tàu sân bay Trung Quốc: "Chưa đỗ ông Nghè, đã đe hàng tổng"!

(Tamnhin.net) - Mặc dù luôn khẳng định tàu sân bay Shi Lang chỉ được dùng vào việc huấn luyện, thế nhưng, một ngày sau khi chiếc tàu này được hạ thủy, Bắc Kinh đã gián tiếp đe dọa có thể sử dụng chiếc tàu sân bay này trong các vụ tranh chấp trên biển.


varyag_432.jpg

Theo Tân Hoa Xã, hàng không mẫu hạm Shi Lang - tên của viên thủy sư đô đốc nhà Thanh từng đánh chiếm đảo Đài Loan - đã rời xưởng đóng tàu ở cảng Đại Liên, bắt đầu chuyến thử nghiệm trên biển hôm Thứ Tư ngày 10/8/2011. Hành trình của tàu sân bay Shi Lang được giữ tuyệt đối bí mật và cũng không rõ nó sẽ thử nghiệm hoạt động trong bao lâu.

“Chưa đỗ ông Nghè...

Theo TTVH, Trung Quốc đã dành cả thập kỷ vừa qua để tân trang tàu sân bay Varyag mà nước này mua ở dạng “đồng nát” của Ukraina trong năm 1998.

Theo thiết kế, Varyag có chiều dài 323 mét. Nó có thể mang khoảng một chục chiếc máy bay Su-27K, (vẫn được gọi là Su-33), 14 trực thăng chống tàu ngầm Ka-27PL, 2 trực thăng chống chiến tranh điện tử và 2 trực thăng cứu nạn.

Khi cần thiết, tàu sân bay Varyag có thể mang tới 36 chiếc Su-33 và 18 trực thăng các loại. Thủy thủ đoàn của con tàu vào khoảng 2.500- 3.000 người. Hiện thế giới chỉ có 2 tàu sân bay thuộc loại này là Kuznetsov của Hải quân Nga và chiếc Shi Lang nằm trong tay người Trung Quốc.

Chuyên gia quân sự Andrei Chang - Tổng biên tập tạp chí Quốc phòng Châu Á Kanwa – cho rằng cuộc thử nghiệm mới nhất chỉ nhằm kiểm tra hệ thống vận động của con tàu. Theo ông, Trung Quốc có thể sẽ lặp lại quy trình đưa tàu xuống biển chạy thử, đưa vào bến lắp thiết bị và lại đưa xuống biển chạy thử nhiều lần trong vòng một hai năm tới.

Ông Chang cũng chỉ ra rằng con tàu sân bay của Trung Quốc hiện chưa có bộ phận hãm tốc máy bay, một hệ thống hết sức quan trọng, bắt buộc phải có trên tàu sân bay. Ông nói tiếp: “Hãm tốc máy bay trên hàng không mẫu hạm là công nghệ rất phức tạp và Trung Quốc vẫn chưa lắp đặt nó. Không thể thấy hệ thống này trên các bức ảnh đã được công bố. Điều đó có nghĩa con tàu chưa thể đón nhận các chiến đấu cơ mà mới chỉ phục vụ được cho các máy bay trực thăng mà thôi”.

Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia CCTV, chuyên gia quân sự Trung Quốc Yin Zhuo cho rằng yếu tố cốt tử để tạo nên một chiếc tàu sân bay hoạt động hoàn chỉnh là phải có phi công “đạt chuẩn”, điều mà Trung Quốc chưa có. Ông nói: “Phải mất ba năm để đào tạo được một phi công đạt chuẩn... Rồi phi công ấy lại phải tập luyện trên tàu sân bay và việc này có thể mất thêm một năm nữa”.

“...đã đe hàng tổng”

Thế nhưng, theo RFI, trong một bài viết đăng trên trang web Bộ Quốc phòng Trung Quốc, một biên tập viên cao cấp của báo “Giải phóng quân” - cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc - đã không ngần ngại cho rằng tàu sân bay Shi Lang cần phải được dùng vào các chiến dịch bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Trên trang web mang tên jz.chinamil.com.cn, nhà báo này nói trên đã đặt câu hỏi: “Đóng tàu sân bay để làm gì nếu chúng ta không có đủ dũng khí và quyết tâm sử dụng phương tiện này để xử lý các tranh chấp lãnh thổ ?” Theo ông ta, “việc dùng tàu sân bay hay bất cứ loại tàu chiến nào để giải quyết tranh chấp là một điều hợp lý”.

Nhà báo nói trên viết tiếp : “Lý do đóng tàu sân bay là để bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc trên biển một cách hiệu quả hơn. Chúng ta sẽ tự tin hơn và nhiều quyết tâm hơn trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ sau khi có được hàng không mẫu hạm”.

Hãng tin Pháp AFP nhận định báo chí hay các trang web nhà nước Trung Quốc luôn luôn được kiểm tra chặt chẽ, do đó bài viết được đăng tải trên jz.chinamil.com.cn hôm 11/8 chắc chắn đã được thông qua ở cấp cao hơn, cho dù là không hẳn là phản ánh đúng quan điểm chính thống của Bắc Kinh.

Theo giới phân tích, bài viết này có thể được xem là một tín hiệu hù dọa mới của Trung Quốc nhắm vào các nước đang có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông hay ở vùng biển Hoa Đông. Bắc Kinh từng mượn lời các phương tiện truyền thông để tung ra các tín hiệu hăm dọa nhắm vào Philippines, Việt Nam trong thời gian gần đây.

Những lời lẽ đầy tính hăm dọa này trái người hẳn với các tuyên bố trấn an của các giới chức lãnh đạo Trung Quốc từ trước đến nay khi nói về chiếc tàu này. Theo đó, Trung Quốc chỉ dùng con tàu vào mục tiêu nghiên cứu và huấn luyện và sự tồn tại của phương tiện chiến tranh mới này không hề thay đổi chính sách quốc phòng “ôn hòa” của nước này.

Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc lại một lần nữa cảnh báo “một số nước” liên quan tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông.

Tờ “Nhân dân nhật báo” của Đảng Cộng sản Trung Quốc mới đây có bài nghiêm khắc chỉ trích việc quân đội Philippines xây cất cơ sở trên đảo Flat (tiếng Việt là đảo Bình Nguyên) tại quần đảo Trường Sa là... vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và vi phạm Tuyên bố chung của các bên liên quan về Biển Đông (DOC).

“Nhân dân Nhật báo” nhắc lại rằng chủ trương “gác tranh chấp để cùng khai thác” của Trung Quốc không có nghĩa “một số nước nào đó có thể xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc”. Báo này viết: “Bất cứ quốc gia nào có sự nhìn nhận chiến lược sai lầm về chủ đề này chắc chắn sẽ phải trả giá đắt”.

Một số chuyên gia phân tích độc lập cho rằng Trung Quốc đang muốn lợi dụng việc chiếc tàu được hạ thủy để chơi trò chiến tranh tâm lý trong khu vực, vào lúc mà họ đang tranh chấp chủ quyền biển với hầu hết các nước láng giềng.

Minh Bích (tổng hợp)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc thu hồi 54 tàu cao tốc

(Dân trí) - Hãng chế tạo tàu cao tốc lớn thứ 2 của Trung Quốc, China CNR, vừa tuyên bố sẽ thu hồi 54 tàu cao tốc vì các lý do an toàn, một đòn mới giáng vào ngành công nghiệp đường sắt cao tốc vốn đang chìm trong bê bối của nước này.
>> Trung Quốc lệnh ngưng các dự án đường sắt mới, giảm tốc độ tàu
>> Tàu cao tốc Trung Quốc gặp tai nạn thảm khốc, 32 người chết
tn8_895cd.jpg
Tuyến tàu cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải mới được khai trương hôm 30/6.
China CNR, nhà sản xuất tàu cao tốc thuộc sở hữu nhà nước, hôm nay cho biết trong một tuyên bố rằng các tàu bị thu hồi hoạt động trên tuyến tàu cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải mới đi vào hoạt động.​
Thông báo trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi giới chức ra lệnh ngừng các dự án đường sắt mới và giảm tốc độ các tàu cao tốc đang hoạt động.
Hội đồng nhà nước - cơ quan quyền lực cao nhất Trung Quốc - ngày 11/8 cho hay các cuộc kiểm tra an toàn cần được tiến hành trên những tuyến tàu đang hoạt động, giới hạn tốc sẽ được áp dụng và sự an toàn của tất cả các dự án mới cần phải được đánh giá lại trước khi phê chuẩn.
Chính phủ Trung Quốc đang tiếp tục đối mặt với sự giận dữ của dư luận về vụ tai nạn tàu cao tốc thảm khổc hồi tháng trước, làm 40 người thiệt mạng.

1_e381f.jpg
Hiện trường vụ tai nạn tàu cao tốc tại thành phố Ôn Châu hồi tháng 7.
Vụ tai nạn, xảy ra tại thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, đã dẫn tới những cáo buộc về sự quản lý yếu kém của các nhà chức trách và khiến hệ thống tàu cao tốc - dự án được coi là niềm tự hào về thành tựu kỹ thuật của Trung Quốc - bị nghi ngờ.
Vụ tai nạn trên xảy ra sau khi tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải gặp hàng loạt sự cố kỹ thuật và mất điện kể từ khi được khai trương hồi cuối tháng 6.
Trung Quốc hiện có 13 tuyến đường sắt cao tốc đã đi hoạt động, 26 tuyến đang được xây dựng và 23 tuyến được lên kế hoạch.
Trước đó, Trung Quốc đặt mục tiêu xây dựng 48.000 km đường sắt cao tốc đến năm 2020.
An Bình
Theo Reuters
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
99% nước tương Trung Quốc lạm dụng chất phụ gia

99% nước tương Trung Quốc đều sử dụng chất phụ gia và thành phần các chất này nhiều hơn hẳn so với nước cốt. Tờ Nhật báo kinh tế tài chính số 1 Trung Quốc ngày 10/8 dẫn lời một chuyên gia Thượng Hải.
Tại các siêu thị của Thượng Hải, trong số 28 loại nước tương được bày bán có mức giá từ 1,8 NDT (tương đương 5.760 đồng) loại 400 ml đến 21,8 NDT (tương đương 69.760 đồng) loại 500 ml. Tuy nhiên, cả những thương hiệu lớn như Amoy, Hải Thiên, Lee Kum Kee… trong thành phần đều chứa quá nhiều hàm lượng chất phụ gia.
kt128tuong1in_ce160.jpg
(Ảnh minh họa)

Một chuyên gia trong ngành sản xuất loại thực phẩm này tại Thượng Hải tiết lộ, hiện nay, khách hàng muốn mua một lọ nước tương không chứa chất phụ gia sẽ khó như “mò kim đáy bể”.
Theo người này, hàng năm người tiêu dùng Trung Quốc tiêu thụ khoảng 5,5 triệu tấn nước tương, loại có sử dụng các chất phụ gia như MSG (bột ngọt), màu caramel…Tuy Bộ Y tế Trung Quốc cho phép sử dụng lượng chất phụ gia theo quy chuẩn để chế biến nước tương, nhưng các sản phẩm đóng hộp khác như dấm và nước sốt cũng có chất phụ gia trong thành phần, khiến hàm lượng chất phụ gia trong bữa ăn hàng ngày của người tiêu dùng đã vượt quá quy định cho phép, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Ngoài ra, trên thị trường Trung Quốc cũng bày bán những sản phẩm nước tương được sản xuất theo quy trình kém vệ sinh từ các cơ sở trái phép. Chuyên gia này nhận định, phương pháp thủy phân acid sulfuric lông động vật và trộn vào nước tương nhằm tăng cường hàm lượng protein, đem lại cảm giác tươi mới cho sản phẩm cũng là một cách chế biến tương đối cực đoan, khiến hàm lượng chất phụ gia vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Ngoài việc bổ sung protein động vật, nhiều cơ sở sản xuất còn thêm vào protein thực vật. Ông Wei Xiangyun, Phó hội trưởng thường vụ Hiệp hội gia vị Trung Quốc cho biết, phương pháp thủy phân protein thực vật cần phải tuân theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt trong quy trình thực hiện, nếu công nghệ thủy phân không đạt chuẩn sẽ sinh ra hàm lượng nhất định trichloro-propanol rất độc hại đối với sức khỏe người tiêu dùng.
Theo Mai Anh
Đất Việt
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc không có quyền sở hữu biển Đông

SGTT.VN - Trung Quốc có quyền có một lực lượng Hải quân và quyền tự vệ. Nhưng họ không có quyền giả định rằng họ sở hữu Biển Đông.
Ông Kim R. Holmes, cựu trợ lý bộ trưởng ngoại giao, hiện là phó chủ tịch Heritage Foundation (Quỹ Di sản, một tổ chức nghiên cứu và giáo dục rất uy tín, được thành lập năm 1973 tại Mỹ) mới đây có bài viết phân tích về tham vọng của Trung Quốc với Biển Đông, đăng trên Washington Times ngày 10.8. SGTT lược dịch.


Việc Trung Quốc đầu tư mạnh vào Hải quân, và cho chạy thử tàu sân bay đầu tiên làm các nước láng giềng lo ngại. Ảnh: Xinhua
Một lần nữa Trung Quốc đang chứng tỏ sức mạnh cơ bắp hàng hải của mình. Tuần trước, Nhân dân nhật báo đưa ra cảnh báo về "những hậu quả" nếu Bắc Kinh bị thách thức trong vùng biển Đông. Một vài tuần trước đó, một quan chức quân sự hàng đầu của Trung Quốc chỉ trích các cuộc tập trận của hải quân Mỹ tại biển Đông là "không thích hợp" và chê trách Mỹ chi tiêu quá nhiều về quốc phòng.
Vấn đề thực sự là gì? Rất đơn giản, thực sự là Trung Quốc đang khẳng định tuyên bố về chủ quyền đối với hầu hết vùng biển Đông và các đảo trên biển. Điều này không mới mẻ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã trở nên hung hăng hơn. Kể từ tháng 2.2011, Trung Quốc đã chín lần thâm nhập vào những khu vực mà Philippines tuyên bố chủ quyền, và đã xâm phạm chủ quyền trên biển với Việt Nam.
Trung Quốc đang khai thác hiệp ước về Luật biển để củng cố tuyên bố của mình với "các vùng biển gần". Họ lập luận rằng theo các hiệp ước về biển, Mỹ không phải là một bên trong khu vực và vì thế các tàu hải quân Mỹ nên bị giới hạn khi hoạt động trong những nơi được xem là "vùng đặc quyền kinh tế" của Trung Quốc.
Thật vậy, Trung Quốc xem biển Đông không đơn thuần là một lĩnh vực độc quyền mà là lãnh thổ có chủ quyền. Tuy nhiên, đồng nghiệp của tôi là Dean Cheng lưu ý rằng hải quân Trung Quốc đang điều chỉnh chiến lược của mình tại khu vực này với nhiều ý tưởng tham vọng hơn. Hải quân Trung Quốc được sử dụng để tập trung chủ yếu vào Đài Loan, để bảo đảm cho vùng nước từ Nhật Bản dọc theo chuỗi đảo Ryukyu, qua Đài Loan và Philippines, và kéo đến eo biển Malacca, bao gồm cả vùng biển Đông.


Cùng ngày Trung Quốc loan báo chạy thử tàu sân bay (10.8), Đài Loan gới thiệu tên lửa diệt hạm mới, quảng cáo rằng có thể bắn chìm tàu sân bay. Ảnh:
Để kiểm soát khu vực rộng lớn này, Trung Quốc sẽ cần phải kìm chân Hải quân Mỹ, không cho các tàu hải quân Mỹ vào các vùng biển quốc tế này. Nếu Trung Quốc thành công trong việc này, sẽ gây khó cho Hải quân Mỹ và các lực lượng khác hỗ trợ Đài Loan và các đồng minh Nhật Bản và Philippines nếu bị Trung Quốc tấn công.
Ông Cheng cho rằng, trong một số bài viết của chính phủ Trung Quốc, các đại dương xung quanh Trung Quốc được xem là "vùng đất xanh" - nói cách khác, có giá trị chiến lược tương đương với lãnh thổ Trung Quốc. Các đường vẽ của Trung Quốc trên vùng biển quốc tế là cùng cách với các đường vẽ trên đất liền.
Nếu bạn nghĩ rằng hải quân Mỹ vẫn còn thống trị áp đảo, do vậy chúng ta không có gì phải lo lắng, thì bạn hãy nghĩ lại. Mặc dù vẫn còn mạnh mẽ, sức mạnh hải quân Mỹ đang suy yếu, và người Trung Quốc biết điều đó. Thứ hai, biển Đông, biển Hoa Đông và vùng biển Hoàng Hải gần với Trung Quốc hơn với Mỹ, và một lực lượng hải quân Trung Quốc tập trung kiểm soát các vùng nước gần sẽ có lợi thế hơn về hậu cần lẫn vận chuyển.
Ông Cheng cho rằng các nhà hoạch định quân sự của Trung Quốc biết họ không thể đương đầu được với hải quân Mỹ trên toàn cầu, nhưng có thể làm cho hải quân Mỹ hao tiền của hơn khi tiến gần lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc đang loại bớt các chiến hạm đã lỗi thời và xây dựng một lượng lớn tàu chiến gắn tên lửa. Những tàu này mang tên lửa YJ-82, loại hành trình siêu âm chống tàu, rất phù hợp để tấn công tàu của hải quân Mỹ. Trung Quốc cũng là nâng cấp đội tàu khu trục của mình và triển khai tàu sân bay đầu tiên.


Theo tác giả bài báo, nếu Trung Quốc cố biến những khu vực biển gần thành sân sau của họ, sẽ gặp phải sự phản kháng của Mỹ. Ảnh: tàu sân bay nguyên tử George Washington của Mỹ rời Yokosuka tiến về Tây Thái Bình Dương, tháng 6.2011. Ảnh: navsource.org
Mỹ không thể để các hành động của Trung Quốc gây nguy hiểm cho các cam kết của Mỹ với các đồng minh của mình, cũng như không thể để Trung Quốc ngăn cản quyền tự do hàng hải của Mỹ trên các vùng biển quốc tế. Trung Quốc có quyền có một lực lượng Hải quân và quyền tự vệ. Nhưng họ không có quyền giả định rằng họ sở hữu Biển Đông.
Cản ngại chính trong con đường đầy khát vọng của Bắc Kinh là Hải quân Hoa Kỳ. Để đảm bảo quyền tự do trên các vùng biển ở Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ cần thêm nhiều nguồn lực, dù thỏa thuận trần nợ công gần đây đe dọa thu hẹp lực lượng hải quân Mỹ. Hải quân Mỹ có thể sẽ phải từ bỏ việc hiện đại hóa lực lượng chiến đấu trên biển và dưới lòng biển, nếu việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng vẫn tiếp tục.
Liệu các tuyên bố của Trung Quốc về các "vùng biển gần" của họ sẽ đưa chúng ta vào một bài học va chạm hay không vẫn là một câu hỏi mở. Tuy nhiên Bắc Kinh nên biết rằng bất kỳ cố gắng để thay đổi các quy tắc và việc biến những khu vực biển này thành sân sau của họ sẽ gặp phải sự phản kháng của Mỹ.
H.S (Theo Washington Times)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc 'thử chiến đấu cơ trên tàu sân bay'

(VnExpress)Quân đội Trung Quốc có thể tiến hành cuộc hạ cánh thử nghiệm đầu tiên của máy bay chiến đấu trên tàu sân bay vào hôm nay.
> Trung Quốc chạy thử tàu sân bay đầu tiên


Global Times dẫn một nguồn tin liên quan cho biết cuộc hạ cánh thử nghiệm sẽ được tiến hành nếu điều kiện thời tiết thuận lợi. Các phi cơ phản lực sẽ tiếp cận con tàu, hạ cánh rồi cất cánh ngay sau đó.
Nguồn tin trên cũng tiết lộ rằng các phản lực cơ chiến đấu được sử dụng trong cuộc thử nghiệm là J-15, hay còn gọi là "Cá mập bay", tương đương với Su-33 của Nga. Cuộc thử nghiệm chủ yếu nhằm mục đích kiểm tra hệ thống radar và hạ cánh của tàu sân bay.
"Hạ cánh trên một con tàu đang di chuyển không phải là dễ dàng, vì thế chúng tôi sẽ tích cực tiến hành thử nghiệm và kiểm tra", nguồn tin trên nói và thêm rằng các phi công đã được huấn luyện chuyên sâu để chuẩn bị cho cuộc thử nghiệm này.
China-aircraft-carrier.jpg

Ảnh: China post
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc tại cảng Đại Liên. Tuy nhiên, ông Xu Yongling, phó phụ trách một trạm không quân và là một cựu phi công thử nghiệm trực thăng J-10, cho rằng việc thử nghiệm chưa thể diễn ra hôm nay.
"Con tàu vẫn chưa hoàn chỉnh cả về trang thiết bị lẫn đội ngũ để thực hiện các cuộc thử nghiệm như thế", ông Xu nói và cho rằng phải mất ít nhất hai tháng nữa việc hạ cánh thử nghiệm mới có thể bắt đầu trên tàu sân bay.
Văn phòng báo chí của Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói không bình luận gì về các thông tin liên quan đến tàu sân bay.
Trước đó, hôm 10/8, Cơ quan An toàn hàng hải tỉnh Liêu Ninh đã ra thông báo về việc giới hạn lưu thông trên biển và liên lạc bằng sóng phát thanh trong khu vực bán kính 17 hải lý ở biển đông bắc Bột Hải. Động thái trên đã làm dấy lên những đồn đoán rằng một cuộc thử nghiệm có thể sắp diễn ra trên tàu sân bay. Chính quyền Trung Quốc cũng ban bố một lệnh cấm lưu hành từ 10-14/8 trên biển Hoàng Hải và vịnh Liêu Ninh.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, nguyên bản là tàu Varyag mua lại từ Ukraina, đến cảng Đại Liên cách đây 9 năm, trở thành mối quan tâm của quốc tế khi lần đầu chạy thử vào hôm 10/8. Mỹ và Nhật Bản đều đã lên tiếng đòi Trung Quốc giải thích về chương trình tàu sân bay, do nghi ngờ động thái này sẽ gây ảnh hướng lớn đến tình hình trong khu vực. Tuy nhiên, phía Trung Quốc khẳng định con tàu này chủ yếu được dùng cho mục đích huấn luyện và nghiên cứu.
Anh Ngọc
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc ơi Trung Quốc

Kinh hoàng thực phẩm chức năng làm từ hài nhi
Trung Quốc đã mở cuộc điều tra sau khi Đài Truyền hình Hàn Quốc SBS phát phóng sự về một loại thực phẩm chức năng TQ được chế biến từ thi thể hài nhi, nhau thai và bào thai. Xét nghiệm cho thấy loại sản phẩm này có chứa đến 99,7% ADN của con người.
TPCNhainhi14811_2cba4.jpg

Tóc và mẩu móng tay tìm thấy trong bột thuốc

http://dantri.com.vn/c7/s7-507855/kinh-hoang-thuc-pham-chuc-nang-lam-tu-hai-nhi.htm
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tin mới: Trung Quốc đã hoàn thành chạy thử tàu sân bay đầu tiên


Chủ nhật, 14 Tháng 8 2011 19:39
(GDVN) – Sau 5 ngày chạy thử, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã quay trở cảng Đại Liên.

Tờ “Bắc Kinh Pháp chế Vãn báo” (fawan) đưa tin, qua 4 ngày chạy thử, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã quay trở lại Đại Liên vào sáng nay (14/8).
45f00c2cgvb1ajde0a04d&690.jpg
Tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc hoàn thành chuyến thử nghiệm
đầu tiên

10 giờ 45 phút sáng, tàu sân bay Thi Lang được tàu kéo kéo về phía đông nhà máy đóng tàu Đại Liên khoảng 1,5 km. (Xem thêm: Điểm yếu cốt tử của tàu sân bay Trung Quốc)

10 giờ 54 phút, tàu sân bay kéo 3 hồi còi, dài khoảng 20 giây, tiếp sau đó là tiếng pháo vang lên từ nhà máy đóng tàu.

Nơi cập bến cũ của tàu sân bay có một chiếc cần trục treo tấm biểu ngữ lớn viết “Nhiệt liệt chào đón tàu sân bay đầu tiên chạy thử thành công quay trở về”.

Tin cho biết, xung quanh tàu sân bay có ít nhất 7 tàu kéo đang làm việc, phía trước 1 chiếc, bên trái 2 chiếc, phía sau 4 chiếc.

Dưới đầu tàu, đảo tàu đều có lính hải quân, một bên mạn tàu có hệ thống vũ khí, có thể nhìn thấy radar, anten. (Xem thêm: Thử tàu sân bay, Trung Quốc ra lệnh cấm tàu thuyền, kiểm soát vô tuyến)

Khoảng 11 giờ 15 phút sáng, tàu sân bay được kéo đến bến cũ khoảng 500 m về phía nam, 4 tàu kéo ở bên trái, 1 tàu kéo ở phía sau (2 tàu khác đã kết thúc công việc và rời đi).

Tàu sân bay đã cập bến, sau đó sẽ tiếp tục được cải tạo và kiểm tra ở nhà máy đóng tàu Đại Liên.
>>Click vào đây: Xem những hình ảnh mới nhất về tàu sân bay Thi Lang vừa quay về cảng Đại Liên
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc tuyên bố kiểm soát được nợ địa phương

Thứ hai, 15/08/2011 14:33

Các chính quyền địa phương bị cấm phát hành nợ trực tiếp, thay vào đó sẽ bán nợ gián tiếp thông qua các phương tiện tài chính đặc biệt.

Bộ Tài chính Trung Quốc tuyên bố những nguy cơ do nợ của các chính quyền địa phương gây ra nhìn chung có thể kiểm soát và sẽ tiếp tục làm minh bạch vấn đề này.

Trung Quốc thừa nhận một số chính quyền địa phương gần như không có khả năng trả nợ và dựa quá nhiều vào doanh thu từ bán đất. Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết một số phương tiện tài chính có thể bị cấm và các hoạt động tài trợ khác sẽ được thương mại hóa bằng việc giới thiệu đầu tư tư nhân.

Các chính quyền địa phương bị cấm phát hành nợ trực tiếp, thay vào đó sẽ bán nợ gián tiếp thông qua các phương tiện tài chính đặc biệt.

Giới đầu tư ngày càng lo ngại về quy mô khoản nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc - được cơ quan kiểm toán quốc gia ước tính khoảng 10.700 tỷ nhân dân tệ (1.670 tỷ USD) tính tới cuối tháng 12 năm ngoái, tương đương 27%GDP Trung Quốc 2010. Hiện chưa rõ bao nhiêu nợ có nguy cơ xấu đi.

Tờ China Securities Journal dẫn lời nguồn tin giấu tên hôm nay cho biết, các chính quyền địa phương đã phân loại lại 2.800 tỷ nhân dân tệ (438 tỷ USD) nợ, liên quan tới 2.900 cơ sở do chính quyền địa phương tài trợ.

Bài báo lưu ý rằng, các ngân hàng thường phải có các khoản dự phòng lớn hơn cho các khoản nợ chính quyền địa phương so với các khoản nợ của doanh nghiệp, vì vậy phân loại lại gần 1/3 tổng các khoản vay của chính quyền địa phương đồng nghĩa với các khoản vay doanh nghiệp có thể tăng thanh khoản của ngân hàng.

Bộ Tài chính Trung Quốc cũng cho biết nước này sẽ tăng tốc độ xem xét để các chính quyền địa phương phát hành nợ. Trong khi đó, bộ cho biết nghiêm cấm việc đảm bảo không thường xuyên cho các phương tiện tài chính và các công ty.

Theo tờ báo, khoảng 4.600 tỷ nhân dân tệ nợ của các chính quyền địa phương và các phương tiện tài chính của họ sẽ đáo hạn trong năm nay hoặc năm sau.

Theo DVT/WSJ
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Phó Tổng thống Mỹ bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc

Thứ ba, 16/08/2011 06:43

Hôm nay, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ bắt đầu chuyến thăm 5 ngày tới Trung Quốc nhằm củng cố quan hệ hai nước và bàn về chính sách tài khóa.

9c4f8_hu2.jpg

Chuyến thăm của ông Biden được thực hiện theo lời mời của người đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tại đây, ông sẽ có cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào ở Bắc Kinh. Sau đó, ông Biden sẽ tới Thành Đô – khu vực phát triển bùng nổ về kinh tế ở phía Tây Nam Trung Quốc.

Chuyến thăm này được thực hiện sau khi Trung Quốc – chủ nợ nước ngoài lớn thứ 2 chỉ trích Mỹ về vấn đề nợ công. Dự kiến, ông Biden sẽ đề cập đến việc đồng Nhân dân tệ vẫn bị định giá thấp và hối thúc Bắc Kinh chuyển từ sản xuất hàng giá rẻ sang hàng hóa tầm trung phục vụ xuất khẩu.

Cũng nhân dịp này, Phó Tổng thống Biden sẽ tới thăm khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất, sóng thần ở Đông Bắc Nhật và thăm Mông Cổ. Chuyến thăm này được đánh giá là cơ hội giúp Mỹ củng cố lợi ích kinh tế và tăng cường ảnh hưởng ở khu vực châu Á.

Nguồn DVT/Tân Hoa Xã, AFP
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc vẫn mua gom trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ



Việc Trung Quốc mua nhiều loại tài sản Mỹ ngắn hạn phản ánh sự thay đổi trong quan điểm tích lũy tài sản Mỹ dài hạn của Trung Quốc.


Trung Quốc tăng cường nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ trong tháng 6/2011, tỷ lệ nắm giữ tăng thêm 0,5% lên mức 1,17 nghìn tỷ USD. Như vậy Trung Quốc đã mua thêm trái phiếu chính phủ Mỹ đến tháng thứ 3 liên tiếp còn các nhà đầu tư khác bán ròng tháng đầu tiên từ năm 2009.

Bộ Tài chính Mỹ công bố Trung Quốc tăng thêm lượng sở hữu trái phiếu và giấy tờ có giá thêm 1,655 tỷ USD lên mức 1,16 nghìn tỷ USD và mua thêm 1,57 tỷ USD hối phiếu. Lần đầu tiên từ tháng 1/2011, một chủ nợ nước ngoài của Mỹ mua hối phiếu khi Fed hoàn thành chương trình 600 tỷ USD mua trái phiếu chính phủ Mỹ.

Thăng dư thương mại của Trung Quốc tháng 7/2011 tăng lên mức 31,5 tỷ USD, mức cao nhất trong hơn 2 năm. Xuất khẩu tăng trưởng lên mức cao kỷ lục. Xuất khẩu tháng 7/2011 tăng 20,4% so với cùng kỳ, cao hơn nhiều so với dự báo 17,4% của giới chuyên gia.

Nhập khẩu tháng 7/2011 tăng 2,9%. Thặng dư thương mại tháng 7/2011 đạt 27,4 tỷ USD.

Ông Guy LeBas, trưởng bộ phận chiến lược thu nhập cố định tại Janney Montgomery Scott LLC, nhận xét: “Trung Quốc tiếp tục gom USD bởi nước Mỹ vẫn tiếp tục nhập khẩu hàng từ Trung Quốc và họ phải làm gì đó với tiền thu được, cuối cùng lại mua trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ. Việc chuyển sang mua một số loại giấy tờ có giá ngắn hạn cho thấy Trung Quốc muốn chuyển sang hướng loại hình đầu tư chất lượng hơn khi QE2 kết thúc.”

Nhà đầu tư nước ngoài bán 4,487 tỷ USD giấy tờ có giá và trái phiếu Mỹ trong tháng 6/2011 sau khi mua khoảng 37,954 tỷ USD trong tháng 5/2011. Lần gần nhất họ bán ròng là vào tháng 1/2009, tổng giá trị bán ròng khoảng 11,7 tỷ USD.

Theo Tân Hoa Xã, việc Trung Quốc mua nhiều loại tài sản Mỹ ngắn hạn phản ánh sự thay đổi trong quan điểm tích lũy tài sản Mỹ dài hạn của Trung Quốc. Ngày 02/08/2011, Trung Quốc cảnh báo Mỹ đương đầu với “quả bom nợ hẹn giờ”.

Tháng 6/2011, nhu cầu của nhà đầu tư toàn cầu đối với chứng khoán, trái phiếu và một số tài sản tài chính khác của Mỹ suy yếu khi Nhà trắng và Quốc hội Mỹ bất đồng xung quanh vấn đề nâng trần nợ. Cùng lúc, Trung Quốc vẫn mua mạnh nợ Mỹ.

Đình Hảo
Theo TTVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Đài Loan phát triển tên lửa diệt tàu sân bay

Một nhà lập pháp Đài Loan hôm qua cho biết, hòn đảo này đang phát triển phiên bản di động của loại hoả tiễn "huỷ diệt tàu sân bay", trong bối cảnh Trung Quốc vừa hoàn tất chuyến thử nghiệm chiếc tàu sân bay đầu tiên.
> Ảnh 'lột xác' của tàu sân bay Trung Quốc


Hsiungfeng3.jpg
Ảnh: Defence.

Mô hình tên lửa Hùng Phong III của Đài Loan trong một cuộc diễu binh. Theo tiết lộ với AFP của nghị sĩ Lin Yu-fang, thành viên uỷ ban phòng vệ Đài Loan, hòn đảo này đang nghiên cứu phát triển loại tên lửa đất đối hạm, một phiên bản của tên lửa hạm đối hạm Hùng Phong III. "Phiên bản tên lửa mới đặt trên bờ sẽ có tầm bắn xa hơn và mang đầu đạn nặng hơn", ông Lin so sánh với loại tên lửa hạm đối hạm đang triển khai.

Theo đó phiên bản mới của Hùng Phong III sẽ được lắp đặt trên bệ phóng tự hành để linh hoạt tránh các đợt oanh tạc của đối phương. Tuần trước, các phóng viên cũng được trực tiếp tham quan đầu đạn tên lửa hạm đối hạm Hùng Phong III, ngay trước thềm Triểu lãm công nghệ quốc phòng và hàng không Đài Bắc 2011.

Đây là lần hiếm hoi tên lửa thật Hùng Phong III, hoả tiễn được các nhà thiết kế mệnh danh là "kẻ huỷ diệt tàu sân bay", được giới thiệu trước công chúng. Động thái này được thực hiện cùng với thời điểm Trung Quốc lần đầu cho thử nghiệm trên biển đối với tàu sân bay đầu tiên của họ được cho là mang tên Shi Lang.

Một trong những tính năng vượt trội của Hùng Phong III là tốc độ. "Tốc độ của Hùng Phong III nhanh đến mức rất khó có thể đánh chặn", Chiang Wu-ying, phó giám đốc dự án nghiên cứu tên lửa của Đài Loan giới thiệu với các phóng viên. Hùng Phong III hiện đã được triển khai trên một số chiến hạm của Đài Loan có tốc độ bay tối đa Mach 2.0 (hai lần tốc độ âm thanh) và tầm bay đạt 130 km.


Hùng Phong III được trang bị đầu đạn thông minh được thiết kế với lực nổ có định hướng nặng 225 kg. Ngòi nổ đặc biệt sẽ kích hoạt đầu đạn và hướng toàn bộ sức công phá của vụ nổ xuống phía dưới sau khi tên lửa đã xuyên thủng mục tiêu là vỏ tàu của đối phương. Kiểu thiết kế này sẽ nhanh chóng phá thủng đáy tàu khiến tàu đối phương bị chìm trong ít phút.

Trong khi đó, việc Trung Quốc đưa chiếc tàu sân bay đầu tiên ra thử nghiệm trên biển những ngày qua đã khiến nhiều nước trong khu vực lo ngại, bất chấp thực tế là phải mất vài năm nữa Trung Quốc mới có thể triển khai máy bay chiến đấu trên tàu. Bộ Quốc phòng Nhật thứ sáu tuần trước kêu gọi Trung Quốc giải thích vì sao họ cần tàu sân bay và Mỹ cũng có yêu cầu tương tự.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đài Loan đã được cải thiện đáng kể từ khi chính trị gia có quan điểm thân đại lục là Mã Anh Cửu trở thành người đứng đầu chính quyền đảo Đài Loan năm 2008 và cam kết chính sách không đối đầu với đại lục. Còn Trung Quốc vẫn luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ cần phải thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết.
Shilang.jpg
Ảnh: Xinhua.

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Còn chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc nguyên bản là tàu Varyag, được Liên Xô khởi công đóng tại Ukraina năm 1985. Khi hoàn thành được 70% với phần khung sườn hoàn chỉnh nhưng chưa gắn động cơ và các thiết bị khác thì Liên Xô sụp đổ. Do đó tàu Varyag được chuyển giao cho Ukraina sở hữu.

Nhưng do không có kinh phí hoàn thiện, năm 1998 Ukraina bán thanh lý vỏ tàu Varyag và một khách hàng Trung Quốc đã chiến thắng trong cuộc đấu giá. Sau đó vỏ tàu được kéo về cảng Đại Liên của Trung Quốc và thay vì biến thành một khách sạn nổi, nó được hoàn thiện thành chiếc tàu sân bay như thiết kế ban đầu.

Trên thực tế, tàu sân bay này là tuần dương hạm hạng nặng mang máy bay, không thể so sánh với các tàu sân bay truyền thống của hải quân Mỹ, Anh hay Pháp hiện nay. Tàu sân bay của Mỹ có trọng tải trên 100.000 tấn chạy bằng năng lượng hạt nhân, trong khi tàu của Trung Quốc có thiết kế 67.500 tấn chạy bằng năng lượng thường.
Đình Nguyễn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc phóng vệ tinh nghiên cứu đại dương
16/08/2011 14:56
(TNO) Sáng nay 16.8, Trung Quốc đã cho phóng một tên lửa mang theo vệ tinh nghiên cứu đại dương Haiyang-2 (Đại dương-2) vào không gian, theo Tân Hoa xã.
rocketlm500.jpg

Một đợt phóng tên lửa Long March của Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Tên lửa đẩy Long March-4B (Trường Chinh-4B) mang theo vệ tinh Haiyang-2, rời bệ phóng vào lúc 6 giờ 57 phút sáng 16.8 (giờ địa phương), tại Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên tại Thái Nguyên, thủ phủ tỉnh Sơn Tây ở miền bắc Trung Quốc.
Vệ tinh được phát triển bởi Học viện Công nghệ không gian Trung Quốc (CAST).
Tân Hoa xã cho biết, Haiyang-2 sẽ phục vụ cho việc giám sát và nghiên cứu môi trường biển, nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu thảm họa hàng hải.
Được biết, đây là lần phóng thứ 144 của tên lửa Long March của Trung Quốc.
Tiến Dũng
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Campuchia thu lại đất của dự án Trung Quốc
Cập nhật lúc 16/08/2011 05:00:00 PM (GMT+7)

Dưới sức ép của Ngân hàng thế giới (WB), Campuchia hôm 16/8 đã hủy kế hoạch giao miếng đất đẹp ở thủ đô Phnom Penh cho một dự án phát triển của Trung Quốc và trả lại cho hàng nghìn người buộc phải rời bỏ nhà cửa để nhường đất cho dự án.

20110816165847_16campuchia1.jpg



Ngân hàng thế giới cho Campuchia vay tới 70 triệu USD/năm trong những năm vừa qua, tuần trước cho biết, đã quyết định dừng khoản vay của Campuchia để phản đối việc tịch thu đất quanh hồ Boeung Kak, nơi một công ty Trung Quốc có kế hoạch xây dựng các biệt thự sang trọng.

Khoảng 15.000 người bị trục xuất khỏi nhà và 3.500 người vẫn ở lại khu vực này.

Việc tịch thu đất khiến người dân mất nhà, trở thành vô gia cư đã trở thành một trong những vấn đề nghiêm trọng ở Campuchia, nơi các văn bản đất đai và tài liệu hợp pháp đã bị thiêu hủy dưới thời Khmer Đỏ từ những năm 1970.

Các khu đất thường bị giới giàu có và quyền lực chiếm để đốn gỗ, làm nông, khai mỏ, du lịch, dựng nhà.

Phát biểu tại lễ khai mạc dự án đường sá do Nhật tài trợ, Thủ tướng Hun Sen nói: "Cách đây không lâu, đại sứ Nhật đã hỏi tôi về Boeung Kak và tôi nói, tôi đã ký lệnh". Người đứng đầu chính phủ Campuchia nói, 12,4 ha sẽ được dành cho các gia đình vô gia cư trong tổng số 115 ha đất được dùng cho dự án do tập đoàn đầu tư Erdos Hongjun Trung Quốc chủ trì.

Công ty Trung Quốc trên cam kết chi 3 tỷ USD vào đất đai, gia công kim loại và sản xuất điện ở Trung Quốc.

Ngân hàng thế giới liên tục yêu cầu Campuchia phải ngừng đuổi dân và tuần trước tuyên bố, các khoản vay dành cho Campuchia đã bị dừng lại từ tháng 12 năm ngoái và sẽ không có khoản vay mới nào cho tới khi có được thỏa thuận mới với cư dân Boeung Kak.
Hoài Linh (Theo Reuters, ST)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc bác tin tiếp cận xác trực thăng Mỹ

Thứ Tư, 17.8.2011 | 08:23 (GMT + 7)
Hôm qua, Trung Quốc lên tiếng bác bỏ thông tin Pakistan cho nước này tiếp cận xác trực thăng tàng hình Mỹ bị rơi trong vụ tiêu diệt Bin Laden hồi tháng 5.

arrow-black.jpg
Trung Quốc được tiếp cận xác trực thăng Mỹ vụ bin Laden

bayjpg-081837

Xác chiếc trực thăng Blackhawk bị rơi trong vụ tiêu diệt Bin Laden.​

Trong tuyên bố dài đúng một câu đăng trên website www.mod.gov.cn, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết: "Báo cáo này là hoàn toàn không có cơ sở và cực kỳ lố bịch".

Trước đó, Cơ quan tình báo Pakistan ISI cũng bác bỏ thông tin cho rằng nước này để Trung Quốc tiếp cận xác chiếc trực thăng nói trên.

Trong cuộc truy sát Bin Laden, một trong hai chiếc trực thăng tàng hình Blackhawk bị rơi, khiến lính đặc nhiệm Mỹ buộc phải để xác trực thăng lại tại Pakistan. Tờ Financial Times hôm 14.7 đưa tin, giới chức Pakistan cho Trung Quốc tiếp cận để lấy mẫu và chụp ảnh xác máy bay, mặc dù CIA đã yêu cầu Islamabad giữ bí mật.

Một quan chức giấu tên của Mỹ trước đó cho Reuters biết, có lý do để tin rằng Pakistan cho phép Trung Quốc kiểm tra xác trực thăng. Tuy nhiên, ông này cũng không thể xác nhận chắc chắn điều này đã xảy ra.

Người phát ngôn sứ quán Mỹ cho Reuters hay, đuôi chiếc trực thăng gặp nạn đã được đem về Mỹ sau chuyến đi của thượng nghị sĩ John Kery hồi tháng 5.

Mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa Pakistan và Mỹ lại một lần nữa được "đổ thêm dầu vào lửa" sau khi biệt kích Mỹ tiêu diệt Bin Laden ở Pakistan, nơi trùm khủng bố dường như được che giấu trong nhiều năm.

Trong khi đó, Trung Quốc và Pakistan coi nhau là "bạn bè hữu hảo", quan hệ chặt chẽ giữa hai nước được củng cố bởi mối quan ngại chung về nước láng giềng Ấn Độ và mong muốn chống lại ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.

Sau vụ tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden - chủ mưu vụ tấn công ngày 11.9.2001, Trung Quốc gọi sự kiện này là một "tiến bộ tích cực", nhưng đồng thời cũng bảo vệ chính phủ Pakistan.
Song Minh (Theo Reuters)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc: Trực thăng bị rơi, 4 cảnh sát mất tích

17/08/2011 | 15:59:00

avatar.aspx


Trực thăng cứu hộ của cảnh sát Trung Quốc. (Nguồn: News.cn)

Sáng 17/8, một máy bay trực thăng của cảnh sát Bắc Kinh đã bất ngờ rơi xuống hồ chứa nước Mật Vân ở ngoại ô Bắc Kinh làm 4 thành viên trong tổ lái 5 người mất tích. Thành viên cuối cùng được đội cứu hộ tìm thấy vào đầu giờ chiều nay.

Tai nạn xảy ra vào khoảng 9h12' sáng khi máy bay đang trên đường trở về sau chuyến cứu hộ tại huyện miền núi Mật Vân, nơi vừa hứng chịu một đợt mưa lớn khiến nhiều người bị mắc kẹt.

Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Lưu Kỳ và Thị trưởng Bắc Kinh Quách Kim Long đã tới thị sát hiện trường ngay sau vụ tai nạn, đôn đốc triển khai công tác cứu hộ và xử lý sự cố. Nguyên nhân tai nạn đang được điều tra làm rõ.

Cùng ngày, tại Khu tự trị Tân Cương ở Tây Bắc Trung Quốc đã xảy một vụ va chạm giao thông nghiêm trọng làm 6 người chết và 3 người bị thương nặng.

Tai nạn xảy ra vào lúc 3h48' sáng theo giờ địa phương, khi một chiếc xe buýt chở 42 hành khách đâm vào đuôi xe tải chở than tại một giao lộ trên đường cao tốc 216 thuộc huyện Altay. Danh tính các nạn nhân và nguyên nhân tai nạn đang được điều tra./.


(TTXVN/Vietnam+