Tin Trung Quốc

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Tăng trưởng cung tiền Trung Quốc thấp nhất 10 năm

Thứ tư, 14/12/2011 18:21

Theo Bloomberg, cung tiền M2, bao gồm tất cả tiền gửi, tiền mặt đang lưu thông trên thị trường tăng 12,7%, thấp nhất kể từ tháng 5/2001.

8c69c_PBOC2.jpg


Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hôm nay cho biết, số lượng các khoản vay mới bằng nội tệ đạt 562,2 tỷ nhân dân tệ (88 tỷ USD), thấp hơn so với 587 tỷ nhân dân tệ trong tháng 10.

Cung tiền M2, bao gồm tất cả tiền gửi, tiền mặt đang lưu thông trên thị trường tăng 12,7%, thấp nhất kể từ tháng 5/2001.

Các lãnh đạo Trung Quốc có thể tiếp tục thực hiện các bước để duy trì việc tăng trưởng khi khi lạm phát giảm nhiệt và tăng trưởng xuất khẩu suy yếu. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã hạ yêu cầu dự trữ bắt buộc lần đầu tiên kể từ năm 2008 và có hiệu lực kể từ ngày 5/12, một sự thay đổi quyết định trong quan điểm chính sách sẽ hỗ trợ việc tăng trưởng tín dụng trong những tháng tới.

Chuyên gia kinh tế của UBS tại Hồng Kông Wang Tao cho biết, lạm phát không còn là là một trở ngại với chính sách tiền tệ. Tình trạng tăng trưởng kinh tế yếu, chẳng hạn như xuất khẩu, sản xuất công nghiệp và xây dựng sẽ kích hoạt việc nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ.
Nguồn Bloomberg/DVT.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc áp thuế chống phá giá với xe nhập khẩu từ Mỹ


  • Thứ năm, 15/12/2011 17:09

W020070620383121386372.jpg


Việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với xe nhập khẩu từ Mỹ được coi là hành động “trả đũa” của Bắc Kinh sau khi Washington.

(DVT.vn) - Đây được coi là hành động “trả đũa” của Bắc Kinh sau khi Washington áp thuế đối với nhiều mặt hàng Trung Quốc như ván sàn gỗ, dây thép,...

Bộ Thương mại Trung Quốc vừa cho biết sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với xe ô tô nhập khẩu từ Mỹ để bảo vệ ngành sản xuất trong nước vì cho rằng, lĩnh vực này được Mỹ “bán phá giá và trợ cấp bất hợp pháp”.

Theo đó, mức thuế từ 2 - 21,5% đối với một số xe hơi, xe thể thao đa dụng có động cơ trên 2,5 lít được áp dụng từ hôm nay, ngày 15/12 và kéo dài 2 năm.

Động thái này sẽ ảnh hưởng đến nhiều loại xe đang được tiêu thụ phổ biến ở Trung Quốc như, kể cả 2 thương hiệu của Đức là BMW và Mercedes-Benz do được sản xuất tại nhà máy đặt tại Mỹ. Ngoài hai thương hiệu cao cấp của Đức, quy định của Bộ Thương mại Trung Quốc cũng sẽ được áp dụng đối với các mẫu xe được sản xuất tại Mỹ của General Motors, Ford, Chrysler và Honda.

Ngay sau thông tin trên, cổ phiếu của BMW giảm 5% trong khi cổ phiếu của Daimler, công ty sở hữu Mercedes, giảm 3%.

Giới phân tích nhận định, động thái này của Trung Quốc có thể sẽ không làm giảm sự bùng nổ trên thị trường xe hơi của nước này. Hiện tại, Bắc Kinh đang áp dụng mức thuế chuyển nhượng 25% đối với tất cả các xe ô tô nhập khẩu, bất kể xuất xứ.

Năm 2009, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành thị trường tiêu thụ xe hơi lớn nhất thế giới với sự đóng góp đáng kể của BMW và Mercedes.

Đây là động thái mới nhất trong một loạt các hành động pháp lý giữa Mỹ và Trung Quốc khi cả 2 nước đều cáo buộc nước kia trợ cấp bất hợp pháp đối với một số ngành công nghiệp.

Hồi tháng 10, Mỹ đã áp thuế chống bán phá giá sơ bộ lên tới 193,54% đối với sản phẩm dây thép của Trung Quốc. Ngay sau đó, Washington tiếp tục thông qua quy định chống bán phá giá với mặt hàng ván sàn gỗ có xuất xứ Trung Quốc với mức thuế chống bán phá giá gần 60%.

Đức Minh
Theo Financial Times
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Việt - Trung ký 8 văn kiện hợp tác

logo.gif
- Dưới sự chứng kiến của Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết 8 văn kiện hợp tác.


>> Phó Chủ tịch TQ Tập Cận Bình thăm Việt Nam sáng nay

Lễ ký kết diễn ra sau hội đàm giữa Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan và Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sáng 21/12 tại Hà Nội, hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của ông Tập Cận Bình.

20111221161434_5dfThu-tuong.jpg

Đại diện hai nước ký Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về hợp tác y tế

Các văn kiện ký kết gồm:

- Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về hợp tác y tế.

- Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Thông tin - Truyền thông Việt Nam và Văn phòng Báo chí Đối ngoại Quốc Vụ viện Trung Quốc trong lĩnh vực thông tin báo chí và thông tin đối ngoại.

- Thỏa thuận hợp tác giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đoàn TNCS Trung Quốc giai đoạn 2012 - 2013.

- Hiệp định tín dụng ưu đãi bên mua cho dự án nhà máy sản xuất phôi thép Thanh Hóa.

- Bản ghi nhớ hợp tác toàn diện giữa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Khai thác và Phát triển Nhà nước Trung Quốc.

- Thư cam kết cho vay giữa ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với ngân hàng Khai thác và Phát triển Nhà nước Trung Quốc.

- Thư cam kết cho vay giữa công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội với ngân hàng Khai thác và Phát triển Nhà nước Trung Quốc về dự án nhà máy Nhiệt điện Thăng Long.

- Hợp đồng cho vay giữa công ty cổ phần hữu hạn Điện lực An Khánh với Ngân hàng Trung Quốc về dự án nhà máy nhiệt điện An Khánh.

Trước đó, đoàn đại biểu Việt Nam - Trung Quốc do Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan dẫn đầu và đoàn đại biểu Trung Quốc do Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình dẫn đầu đã tiến hành hội đàm, thảo luận các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương Việt - Trung.

20111221161506_610xok.jpg

Phó Chủ tịch Tập Cận Bình tại lễ đón sáng 21/12

20111221161506_610xx.jpg

Hai đoàn tiến hành hội đàm

Chiều nay, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

L.Thư - Ảnh: Minh Thăng
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Nhân dân tệ lên cao kỷ lục so với USD

Thứ hai, 26/12/2011 11:46

Nhân dân tệ hôm nay được giao dịch ở mức cao nhất trong lịch sử, và dự kiến sẽ tăng hơn 4% trong năm 2011, các thương nhân cho biết.

0d7dd_usdyuan.jpg


Nhân dân tệ được dự báo sẽ vẫn ổn định hoặc tăng nhẹ trong tuần cuối cùng của năm với gần 6,3 nhân dân tệ/USD, tương đương kỳ vọng của thị trường.

Theo các thương nhân, nhân dân tệ có thể tiếp tục tăng giá trong năm sau khi Trung Quốc tiếp tục có thặng dư thương mại lớn mặc dù tăng trưởng chậm lại trong xuất khẩu và áp lực từ Mỹ buộc tăng giá nhân dân tệ nhằm cân bằng thương mại song phương.

Tuy nhiên, việc tăng giá nhân dân tệ có thể giảm xuống khoảng 3% trong năm 2012, với mức tăng đáng kể trong nửa sau của năm sau khi Trung Quốc có thể tiếp tục giữ ổn định giá nhân dân tệ trong nửa đầu năm để đánh giá tác động của khủng hoảng nợ khu vực đồng euro.

Sáng nay, nhân dân tệ giao ngay được giao dịch khoảng 6,33 nhân dân tệ/USD, tăng so với mức đóng cửa ngày thứ 6 là 6,3364 nhân dân tệ/USD. Trước đó, nhân dân tệ đã chạm mức cao nhất trong lịch sử với 6,3287 nhân dân tệ/USD. Mức đỉnh trước đó đạt được ngày 16/12 với 6,3294 nhân dân tệ/USD.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hôm nay đưa ra tỷ giá tham chiếu ở 6,3167 nhân dân tệ/USD, cao hơn so với 6,3209 nhân dân tệ/USD ngày thứ 6 và gần mức cao kỷ lục 6,3165 nhân dân tệ/USD.

a1586_usdyuan.bmp
Diễn biến tỷ giá nhân dân tệ/USD từ năm 2008 đến nay (Nguồn: Bloomberg)
Nguồn Reuters/DVT.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc thâm hụt thương mại lớn nhất trong vòng 23 năm


  • Chủ nhật, 11/03/2012 07:39

chinesecontainers.jpg


(DVT.vn) - Cán cân thương mại của Trung Quốc thâm hụt tới 31,5 tỷ USD trong tháng 2, mức cao nhất kể từ năm 1989 khi kim ngạch nhập khẩu tăng gần 40%.


Theo báo cáo vừa được cơ quan thống kê tại Bắc Kinh công bố, kim ngạch nhập khẩu trong tháng 2 của Trung Quốc đã tăng 39,6% so với một năm trước đó trong khi xuất khẩu chỉ tăng 18,4% khiến cán cân thương mại của quốc gia này thêm hụt tới 31,5 tỷ USD.

Đây là mức thâm hụt thương mại lớn nhất của Trung Quốc kể từ năm 1989.

Trước đó, các nhà nghiên cứu đã dự đoán kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tăng 31% còn nhập khẩu tăng gần 32% so với năm trước đó.

Tuần trước, Bộ trưởng Bộ thương mại Trung Quốc Chen Deming đã cảnh báo rằng, sẽ không dễ dàng để lĩnh vực thương mại có thể tăng trưởng 10% trong năm nay.

Cùng với đó, Bắc Kinh cũng công bố các báo cáo kém lạc quan về sự tăng trưởng sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ khiến giới đầu tư càng tin tưởng vào khả năng Chính phủ nước này sẽ sớm nới lỏng các chính sách tài chính - tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế.

Kể từ đầu năm 2012, Bắc Kinh đã chấp thuận nâng tỷ giá đồng nhân dân tệ so với USD nhằm hỗ trợ xuất khẩu khi khủng hoảng nợ công châu Âu khiến thị trường xuất khẩu của quốc gia này thu hẹp.

Kinh tế trưởng của Mizuho Securities tại Hong Kong, ông Shen Jianguang nhận định: “Lạm phát giảm nhưng các hoạt động kinh tế đang có xu hướng giảm sút cho thấy nền kinh tế có thể sẽ suy giảm nhiều hơn trong những tháng tới”.

Ông này dự đoán rằng, chính phủ Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong tháng 3. Nếu dự đoán này là đúng thì đây sẽ là lần thứ 3 Bắc kinh hạ tỷ lệ dữ trữ trong vòng 4 tháng, động thái chưa từng có từ trước tới nay.


Hà Lan
Theo Bloomberg
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Thêm dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ sớm nới lỏng tiền tệ


  • Chủ nhật, 11/03/2012 10:14

nhan-dan-te.jpg


(DVT.vn) - Các khoản cho vay mới bằng nhân dân tệ từ các ngân hàng Trung Quốc chỉ đạt 710 tỷ RMB (113 tỷ USD), thấp hơn so với dự đoán 750 tỷ RMB.


>> Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng 7,5% cho năm 2012

Báo cáo vừa công bố của Ngân hàng trung ương Trung Quốc cho thấy các khoản cho vay của hệ thống ngân hàng nước này chỉ đạt 710 tỷ nhân dân tệ (RMB), tương đương 113 tỷ USD trong tháng 2.

Con số vừa công bố thấp hơn đáng kể so với dự đoán 750 tỷ RMB mà 26 nhà kinh tế tại Bloomberg đã đưa ra và cũng thấp hơn so với 738 tỷ RMB của tháng 1.

Với mức tăng trưởng dưới dự đoán này, cung tiền M2 trong tháng 2 của Trung Quốc chỉ mở rộng 13% so với cùng kì năm trước.

Không chỉ tăng trưởng tín dụng thấp, Trung Quốc còn dồn dập đón nhận nhiều tin xấu như thâm hụt ngân sách lên cao nhất 23 năm trong tháng 2, sản lượng công nghiệp trong 2 tháng đầu năm chỉ tăng 11,4%, mức tăng chậm nhất đối với khoảng thời gian này kể từ năm 2009.

Kinh tế trưởng của Mizuho Securities tại Hong Kong, ông Shen Jianguang dự đoán rằng, chính phủ Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong tháng 3. Nếu dự đoán này là đúng thì đây sẽ là lần thứ 3 Bắc kinh hạ tỷ lệ dữ trữ trong vòng 4 tháng, động thái chưa từng có từ trước tới nay.

Những dấu hiệu trên cho thấy Chính phủ nước này có thể sẽ sớm nới lỏng các chính sách tài chính - tiền tệ để thúc đẩy nền kinh tế.

Trước những bất ổn của nền kinh tế, Bắc Kinh cũng đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức thấp 7,5% và giữ lạm phát ở 4%.

Việc đặt mục tiêu tăng trưởng dưới ngưỡng 8% được duy trì suốt từ năm 2005-2011 cho thấy Chính phủ Trung Quốc đang dần tập trung vào tiêu dùng trong nước như một lĩnh vực trụ cột, thúc đẩy nền kinh tế thay cho xuất khẩu và đầu tư như nhiều năm trước đây.

Bên cạnh đó, tin tốt đối với Bắc Kinh là lạm phát tháng 2 đã hạ nhiệt, xuống còn 3,2% so với một năm trước đó, mức thấp nhất trogn vòng 20 tháng nhờ giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm giảm.


Hà Lan
Theo Bloomberg
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
“Trái đắng kinh tế” mang tên Trung Quốc ngày một chín?

CAO HIỀN
21/03/2012 09:32 (GMT+7)
trungquoc_0cffb.jpg


Hàng loạt thông tin về kinh tế Trung Quốc như giá nhà đất liên tục sụt giảm, giá xăng dầu được điều chỉnh lần hai trong vòng chưa tới 6 tuần, thâm hụt thương mại phình to kỷ lục... đã khiến cho bức tranh triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc trở nên u ám hơn bao giờ hết.

Hôm 19/3, Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc (NDRC) đã phát đi thông báo về việc tăng giá xăng, dầu diesel lần thứ hai trong năm 2012. Theo đó, từ 0h ngày 20/3, giá mỗi tấn xăng, dầu sẽ tăng thêm 600 Nhân dân tệ và sau khi điều chỉnh, giá xăng, dầu tiêu chuẩn sử dụng cho giao thông, hàng không… lần lượt là 9.580 Nhân dân tệ/tấn và 8.730 Nhân dân tệ/tấn.

Đối với thị trường bán lẻ, việc tăng thêm 600 Nhân dân tệ/tấn xăng, dầu đồng nghĩa với việc mỗi lít xăng, dầu diesel sẽ lần lượt tăng thêm 0,44 Nhân dân tệ và 0,51 Nhân dân tệ. Đối với xăng 93, loại xăng được phương tiện giao thông Trung Quốc sử dụng nhiều nhất, sau khi điều chỉnh giá, mỗi lít sẽ tăng từ mức 7,85 Nhân dân tệ lên 8,29 Nhân dân tệ.

Còn đối với dầu diesel 0, loại dầu diesel được phương tiện giao thông Trung Quốc sử dụng nhiều nhất, giá mỗi lít sẽ là 8,3 Nhân dân tệ, hình thành hiện tượng hiếm có trên toàn cầu là “dầu đắt hơn xăng”. Theo NDRC, quyết định tăng giá nhiên liệu được đưa ra sau khi giá dầu thô thế giới tăng hơn 10% từ ngày 8/2, khi giá bán lẻ cả khí đốt và dầu diesel tăng 300 Nhân dân tệ/tấn.

Để bảo đảm ổn định vật giá, ngăn chặn việc tăng giá dây chuyền, sau khi điều chỉnh giá xăng, dầu lần này, Trung Quốc sẽ tạm thời không điều chỉnh cước vận tải hành khách bằng đường sắt, cước giao thông công cộng thành phố, vận tải hành khách trên các tuyến đường nông thôn…

Đồng thời, để giảm nhẹ ảnh hưởng của việc tăng giá xăng, dầu đối với nhóm quần chúng khó khăn và các ngành mang tính công ích, Trung Quốc sẽ căn cứ vào cơ chế trợ cấp giá xăng dầu đã xây dựng, tiếp tục tiến hành trợ cấp cho nông dân trồng trọt, nghề cá, lâm nghiệp, giao thông công cộng ở thành phố, vận tải hành khách trên các tuyến đường nông thôn…

Đánh giá về tác động của việc tăng giá xăng, dầu đối với Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI), tờ Tin tức Tài chính quốc tế dẫn lời một nhà phân tích thị trường cho biết do giá dầu thành phẩm chỉ chiếm khoảng 0,5% trong rổ tính toán CPI. Lần này giá xăng, dầu tăng bình quân là 7,4%, cho nên dự kiến mức độ ảnh hưởng trực tiếp tới CPI là khoảng 0,37%.

CPI của Trung Quốc tăng 3,2% trong tháng 2 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái và so với mức tăng 4,5% trong tháng 1, đánh dấu tốc độ tăng chậm nhất trong vòng 20 tháng qua.

Tuy nhiên, theo giới phân tích quốc tế, việc Trung Quốc tăng giá xăng sẽ bổ sung thêm một bằng chứng mới cho thấy khả năng đi xuống của nền kinh tế này là có thực và không hẳn là do tác động từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu như những đánh giá trước đó của các tổ chức, định chế tài chính quốc tế uy tín.

Đài RFI của Pháp dẫn báo cáo gần đây của Tổng cục Thống kê Trung Quốc cho biết, trong tháng 2, nhà đất tại gần 2/3 các thành phố lớn của nước này bị sụt giá. Thị trường bất động sản mất giá tại 45 trên 70 thành phố cỡ vừa và lớn. Tại 21 thành phố, giá nhà được coi là ổn định và tại 5 thành phố còn lại thì chỉ số này đã gia tăng. Đặc biệt là giá nhà mới xây giảm tại 27 thành phố.

Số liệu của các cơ quan môi giới nhà đất cho thấy, số lượng nhà bán ra giảm 14% trong hai tháng đầu năm 2012, khiến doanh thu trong ngành giảm tới 20,9% so với cùng thời kỳ năm ngoái. Giá nhà đất tại hai thành phố lớn là Bắc Kinh, Thượng Hải đã giảm 10% và giới trong ngành chờ đợi là sẽ còn giảm thêm từ 10 đến 20% nữa trong năm nay.

Bên cạnh những chỉ số thuần túy liên quan đến ngành bất động sản của Trung Quốc, ngân hàng JP Morgan Chase của Mỹ còn chú ý đến những dấu hiệu khác như là khối lượng xi măng và thép bán ra trên thị trường Trung Quốc giảm đi trông thấy. Đồng thời, cổ phần của các tập đoàn xây dựng Trung Quốc trên các sàn chứng khoán nội địa mất giá.

Các chuyên gia nước ngoài băn khoăn lo ngại thị trường bất động sản Trung Quốc vỡ bong bóng, tác động dây chuyền tới đà tăng trưởng của nền kinh tế thứ nhì trên thế giới. Tại Trung Quốc ngành bất động sản chiếm tới 13% tổng sản phẩm quốc nội.

Ngoài năng lượng và bất động sản, tập đoàn BHP Billiton còn đóng góp thêm một yếu tố khác cũng cho thấy nguy cơ suy giảm của kinh tế Trung Quốc. Đó là triển vọng tiêu thụ sắt, thép của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Ian Ashby, một quan chức BHP Billiton Ltd, cho biết nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc đang giảm sút và tốc độ tăng trưởng nhu cầu sẽ chậm lại còn một con số.

BHP Billiton dẫn thông tin thống kê từ Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc (CISA) cho biết, sản lượng thép sản xuất của nước này đã giảm 4% trong năm nay. Giá thép trung bình hiện là 141 USD/tấn, giảm 16% so với năm trước. Mục tiêu phát triển nền kinh tế Trung Quốc trong năm nay 7,5%, cũng gây ảnh hưởng tới ngành công nghiệp thép nước này.

Trên thực tế, trong báo cáo về thâm hụt thương mại phình to kỷ lục trong tháng 2, các nhà thống kê Trung Quốc cũng đã cho biết về mức độ suy giảm nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của nước này, bởi đơn đặt hàng của các nhà máy xuất khẩu giảm đáng kể và Bắc Kinh đang nỗ lực điều chỉnh thị trường đang quá nóng nhằm duy trì sự tăng trưởng bền vững.

Trung Quốc là một trong những nhà nhập khẩu lớn nhất và cũng là thị trường xuất khẩu hàng đầu của nhiều nước láng giềng châu Á, cũng như các nhà cung cấp hàng hóa xa xôi như Australia và châu Phi, điều đó có nghĩa là nhu cầu hạ nhiệt thị trường của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến toàn cầu.

Theo tờ Guardian, mới đây, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde, khen ngợi Trung Quốc về việc nước này trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới và là điểm sáng trong nền kinh tế toàn cầu. Mặc dù vậy, bà Lagarde kêu gọi Trung Quốc nên chú trọng hơn nữa vào thị trường nội địa và không nên phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu.

Sau cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, người đứng đầu IMF cho rằng Trung Quốc cần nhanh chóng rời xa chính sách lấy xuất khẩu và đầu tư làm động lực chính thúc đẩy tăng trưởng, mà hãy chuyển hướng sang tiêu dùng nội địa.
VnEconomy
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Thiên đường hàng nhái ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc, người ta không khó để bắt gặp nhưng cảnh tượng hài hước do hàng giả, hàng nhái gây nên.
> Nghị sĩ Trung Quốc sành điệu với hàng hiệu
> 18 thương hiệu hàng đầu thế giới của Trung Quốc


fake_1.jpg

Từ trước đến nay, Trung Quốc đã được mệnh danh là xứ sở của hàng nhái, hàng giả kém chất lượng.
fake_8.jpg

Hầu như tất cả các thương hiệu nổi tiếng thế giới đều có một vài đến hàng chục bản sao "na ná" tại đây.

fake_10.jpg
fake_19.jpg

Riêng thương hiệu Converse đã có ít nhất vài kiểu copy.

iphone_5.jpeg

Hãng Apple mới sản xuất đến iPhone 4S, nhưng người Trung Quốc còn tiến xa hơn với iPhone 5.

fake_26.jpg
fake_37.jpg
fake_38.jpg
fake_55.jpg

Trong những thương hiệu bị nhái nhiều nhất phải kể đến hãng đồ ăn nhanh KFC đến từ Mỹ. Tại Trung Quốc, KFC có đủ mọi phiên bản từ KFG đến KLC.
fake_54.jpg

Thậm chí ở Trung Quốc còn có cả Obama Fried Chicken.

Trung Quốc tiêu thụ hàng hiệu nhiều thứ hai thế giới

Thanh Bình
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Công nghệ biến vịt thành ngỗng quay cực đơn giản

  • 27/03/2012 06:22 |
(VTC News) - Tại Quảng Đông, do thịt ngỗng có giá gấp đôi so với thịt vịt, nhiều cửa hàng đã "phù phép" vịt thành món ngỗng quay với cách thức cực kì đơn giản để đánh lừa khách hàng nhằm bán giá cao hơn.

Vịt và ngỗng không khác nhau là mấy, ngoại trừ một điểm phân biệt là trên đầu ngỗng có cục u to lồi lên. Để tin đó là ngỗng, các chủ tiệm dùng tim gà, tim vịt, hay phần sụn của ngỗng để đệm vào phía dưới lớp da đầu vịt một cách khéo léo để tạo độ gờ nhô lên hoàn hảo.

Để tránh bị phát hiện, các chủ tiệm cũng chặt đi hai bàn chân vịt, hoặc nếu để lại họ sẽ dùng dây kẽm luồn vào bàn chân, kéo căng ra cho xòe rộng như bàn chân ngỗng.

Tuy nhiên, theo tiết lộ của một chủ tiệm bán ngỗng quay, không phải loại vịt nào cũng làm được ngỗng, chỉ loại vịt lông trắng, con to, béo mới được chọn.

Dưới đây là công đoạn chuyển đổi

11.jpg


Dùng dao cắt tỉa tim vịt với kích cỡ vừa phải

22.png


Dùng dao rạch khéo léo bên trong cổ lên đầu, rồi nhét phần tim vịt vào

33_1.jpg


Chỉnh phần tim để tạo độ nhô cho hoàn hảo

44.jpg


Chặt hai bàn chân vịt để người mua không phát hiện

55.jpg


Giai đoạn vịt biến thành ngỗng đã hoàn tất để chuẩn bị đi quay

66.jpg


Thật khó để phân biệt được đâu là ngỗng quay thật và giả. (Ngỗng thật bên trái, còn vịt giả ngỗng bên phải).

Vũ Kiều(theo beijingshots)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc bất ngờ công bố thặng dư thương mại

Thứ ba, 10/04/2012 13:16

Trung Quốc đã đạt 5,35 tỷ USD thặng dư thương mại trong tháng Ba, giảm khả năng tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ.

Theo tổng cục hải quan Trung Quốc, cán cân thương mại nước này thặng dư 5,35 tỷ USD trong tháng trước, trong khi theo số liệu dự báo bởi 30 chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg, cán cân thương mại sẽ thâm hụt 3,15 tỷ USD.

Dữ liệu vừa được công bố cùng với tỷ lệ lạm phát tăng được báo cáo hôm qua có thể khiến các quan chức Trung Quốc thận trọng hơn khi nới lỏng chính sách tiền tệ. Với nền kinh tế đang được cải thiện và cuộc khủng hoảng nợ châu Âu dần được đẩy lùi, xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tăng trong những tháng tới.

Chỉ số Shanghai Compsite mất 0,7% sau khi báo cáo được công bố.

Cán cân thương mại của Trung Quốc thâm hụt 31,5 tỷ USD trong tháng hai, mức thâm hụt lớn nhất từ năm 1989. Nguyên nhân được cho là cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu khiến xuất khẩu sụt giảm và nhập khẩu tăng trở lại sau khi kết thúc kỳ nghỉ tết âm lịch.

Phát biểu tại miền Nam Trung Quốc tuần trước, chủ tịch Hồ Cẩm Đào cam kết sẽ thực hiện các biện pháp bao gồm giảm thuế nhập khẩu để đảm bảo tăng trưởng thương mại bền vững trong năm nay và tài trợ cho các nhà xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi chi phí tăng cao cùng cầu yếu ớt.

Chính phủ đang triển khai các biện pháp kích thích nhập khẩu và giảm thặng dư thương mại đạt 155 tỷ USD năm ngoái. Hội đồng Nhà nước hôm 30/3 thông báo cắt giảm thuế nhập khẩu đối với một số hàng hóa và nhu yếu phẩm hàng ngày.

Trung Quốc đang đối phó với sự sụt giảm xuất khẩu ở thị trường châu Âu bằng cách đẩy mạnh bán hàng ở các thị trường mới nổi.

Trong 3 tháng đầu năm nay, đồng nhân dân tệ giảm 0,06% và đứng ở 6,2980 nhân dân tệ/USD hôm 30/3. Đây là quý giảm đầu tiên kể từ tháng 12 năm 2009.

Nguồn http://cafef.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc hạ tỷ giá tham chiếu sau khi nâng biên độ giao dịch nhân dân tệ

Thứ hai, 16/04/2012 09:00


(Gafin) - Theo Bloomberg, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã hạ 0,13% tỷ giá tham chiếu chính thức hôm nay xuống 6,2960 nhân dân tệ/USD.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hạ tỷ giá tham chiếu nhân dân tệ sau khi tăng gấp đôi biên độ giao dịch, theo đà giảm của tiền các thị trường mới nổi khi khủng hoảng nợ châu Âu ngày càng xấu đi.

PBOC đã hạ 0,13% tỷ giá tham chiếu chính thức hôm nay xuống 6,2960 nhân dân tệ/USD. Chỉ số Dollar theo dõi biến động của USD với 6 đồng tiền giao dịch chủ chốt khác tăng 0,3%, sau khi tăng 0,8% trong ngày 13/4.

Theo Bloomberg, các hợp đồng kỳ hạn không chuyển giao 12 tháng đã giảm 0,04% xuống 6,3353 nhân dân tệ/USD tại Hong Kong lúc 9h28 sáng nay. Tỷ giá giao dịch ngoài biên giới giảm 0,09% xuống 6,305 nhân dân tệ/USD.

Cuối tuần trước, PBOC đã nâng biên độ giao dịch nhân dân tệ với USD lên 1% so với tỷ giá tham chiếu, tăng so với 0,5% trước đó.

Theo chiến lược gia ngoại hối tại châu Á của Macquarie Group, động thái này có thể không tác động ngay lập tức hoặc mạnh mẽ tới đồng nhân dân tệ. Quyết định cho thấy niềm tin của Trung Quốc vào nền kinh tế và chuyên gia này dự báo nhân dân tệ sẽ tiếp tục chịu áp lực tăng giá.
Nguồn DVT/Bloomberg
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Nhân dân tệ sụt giảm mạnh nhất 3 tháng


  • Thứ hai, 16/04/2012 14:58
nhan-dan-te-1.jpg


(DVT.vn) - Đồng nhân dân tệ có phiên sụt giảm nghiêm trọng sau khi Trung Quốc tuyên bố nới biên độ giao dịch từ +/- 0,5% lên +/- 1% kể từ hôm nay (16/4).

>> Nới biên độ giao dịch nhân dân tệ và triển vọng lạc quan của nền kinh tế

Đồng nhân dân tệ giảm 0,24%, xuống còn 6,3183 RMB/USD lúc 9h49 sáng nay trên sàn giao dịch Thượng Hải, theo Hệ thống giao dịch tỷ giá hối đoái Trung Quốc. Trước đó, đồng tiền Trung Quốc có lúc giảm tới 0,35% sau khi thông tin nới biên độ giao dịch tỷ giá được công bố.

Tại thị trường Hồng Kông, nhân dân tệ giảm 0,19% xuống 6,3112 RMB/USD.

Bắt đầu từ hôm nay, ngày 16/4, Trung Quốc tăng gấp đôi biên độ giao dịch đồng nhân dân tệ đối với các ngân hàng thương mại là +/- 1% so với tỷ giá tham chiếu hàng ngày của Ngân hàng Trung ương nước này từ mức +/- 0,5% được áp dụng từ tháng 5/2007.

Bên cạnh đó, “đồng nhân dân tệ suy yếu khi các nhà đầu tư tiếp tục lo ngại về tình hình châu Âu và sự tăng trưởng của Trung Quốc”, Phó Chủ tịch bộ phận trái phiếu và thị trường Tommy Ong của ngân hàng DBS (Hồng Kông) nhận định.

Trong khi đó, chỉ số đồng USD, so sánh giá trị đồng tiền nước Mỹ với các tiền tệ giao dịch lớn nhất tăng 0,3% trong phiên giao dịch hôm nay. Phiên cuối tuần trước, chỉ số này cũng tăng 0,8% do lo ngại khủng hoảng nợ công khu vực đồng tiền chung châu Âu tiếp tục diễn biến xấu đi.

Nizam Idris, người đứng đầu bộ phận chiến lược hối đoái của Macquarie Group dự đoán đồng nhân dân tệ sẽ kết thúc năm 2012 ở mức 6,1 RMB/USD, tăng 3,5% so với đầu năm nhưng chậm hơn so với mức tăng trung bình 5% của các năm trước đó.

Giới chuyên gia đánh giá rằng, một đồng nhân dân tệ linh hoạt hơn sẽ giúp Ngân hàng trung ương Trung Quốc kiểm soát lạm phát và hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn đồng thời xoa dịu những chỉ trích của quốc tế về việc chính phủ nước này can thiệp quá sâu vào hệ thống tiền tệ.

Đức Minh
Theo Bloomberg
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc cho phép các ngân hàng bán khống USD




(Cafef) Cục quản lý ngoại hối Trung Quốc (SAFE) cho biết các ngân hàng thương mại nước này sẽ được phép bán khống đồng USD kể từ ngày 16/4, một động thái đưa nhân dân tệ về gần hơn với giá trị thực.

Sự thay đổi này đến cùng lúc với việc Bắc Kinh nới rộng biên độ dao động tỷ giá của đồng nhân dân tệ lên 1%, một bước đi đột phá trong việc cho thị trường đóng một vai trò lớn hơn trong việc định giá đồng nội tệ, vốn được chính phủ Trung Quốc quản lý chặt chẽ.

Trong tuyên bố trên website của mình, SAFE nhận định rằng động thái này cho phép các ngân hàng thương mại có trạng thái âm đối với tỷ giá ngoại tệ, từ đó thúc đẩy việc định giá đồng nhân dân tệ sát với giá trị thực hơn.

Các ngân hàng với doanh thu từ ngoại hối trên 1 tỷ USD trong năm 2011 sẽ được cho phép bán khống tới 10 triệu USD, các tổ chức có doanh thu ngoại hối từ 100 triệu – 1 tỷ USD đi sẽ được bán khống tối đa 5 triệu USD và các tổ chức còn lại, với doanh thu dưới 100 triệu sẽ được giới hạn trạng thái bán khống ở 3 triệu USD.

Với những bước đi cải cách mạnh mẽ gần đây từ chính phủ Trung Quốc, các chuyên gia kinh tế đều tin rằng đồng NDT đang ở sát giá trị cân bằng.
Minh Quang

Theo TTVN/Reuters
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc điều tàu ngư chính hiện đại nhất đến Biển Đông

(Dân trí) – Sáng 18/4, Trung Quốc đã cử tàu ngư chính hiện đại nhất của nước này đến tuần tra tại Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao với Philippines tiếp tục bị đẩy lên nấc thang mới.

>> Ảnh diễn biến vụ đối đầu trên biển giữa Trung Quốc-Philippines
>> Biển Đông: Cần sự nhìn nhận lịch sử, vô tư và tuân thủ luật pháp quốc tế

Tau-ngu-chinh-310-cua-Trung-Quoc_027f0.jpg

Tàu “Ngư chính 310” của Trung Quốc có trang bị trực thăng đang trên đường thực hiện sứ mệnh mới ở Biển Đông.

Hãng tin Xinhua của Trung Quốc cho biết Tổng đội Ngư chính Nam Hải đã cử tàu “Ngư chính 310” xuất phát từ Quảng Châu đi thực hiện nhiệm vụ tuần tra bảo vệ chấp pháp ngư chính tại Biển Đông.

Đây là tàu ngư chính chấp pháp tiên tiến nhất của Trung Quốc hiện nay, từng thực hiện các sứ mệnh tuần tra bảo vệ chấp pháp tại nhiều vùng biển khác nhau, trong đó có khu vực đảo Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Theo Xinhua, mục đích của việc cử tàu “Ngư chính 310” lần này là nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất và quyền lợi của những ngư dân Trung Quốc đang hoạt động tại các ngư trường ở Biển Đông.

Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa Trung Quốc và Philippines liên quan tới vụ đối đầu trên Biển Đông tiếp tục kéo dài sang tuần thứ hai liên tiếp với những nấc thang căng thẳng mới.

Trong phản ứng mới nhất, ngày 18/4, Trung Quốc đã lần thứ hai cho triệu Đại biện lâm thời Philippines để phản đối về những tranh cãi liên quan tới Biển Đông.

“Thứ trưởng Ngoại giao Phó Oánh đã triệu khẩn cấp Đại biện lâm thời Philippines Alex Chua tới để phản đối tuyên bố gần đây của Manila về chủ quyền đối với một khu vực trên Biển Đông”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân thông báo.

Đây là lần thứ hai trong 3 ngày qua ông Alex Chua bị triệu lên Bộ Ngoại giao Trung Quốc về vấn đề này.

“Bà Phó Oánh nhấn mạnh rằng việc các tàu quân sự của Philippines quấy nhiễu ngư dân và tàu cá Trung Quốc khiến Bắc Kinh đặc biệt quan tâm. Chúng tôi hy vọng phía Manila tôn trọng cam kết của mình và ngay lập tức rút các tàu khỏi những vùng biển liên quan, để các vùng biển quanh đảo Hoàng Nham hòa bình và ổn định trở lại", ông Lưu Vi Dân cho biết thêm.

Căng thẳng giữa hai nước bùng phát từ hôm 8/4 sau khi Phipippines phát hiện 8 tàu cá của Trung Quốc đang tiến hành đánh bắt hải sản tại khu vực bãi đá ngầm Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham).

Vụ việc này sau đó đã dẫn tới cuộc đối đầu giữa một tàu tuần duyên của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines và 2 tàu hải giám của Trung Quốc.
Scarborough là một bãi đá cạn hình móng ngựa không có người ở, nằm cách đảo chính Luzon của Philippines 124 hải lý.

Vũ Anh
Theo Xinhua, Reuters
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Đồng nhân dân tệ 'làm mưa làm gió' ở Luân Đôn

Thứ năm, 19/04/2012, 16:25
Theo báo cáo do City of London Corporation (CLC) công bố, lượng tiền gửi định giá bằng đồng NDT giữa các ngân hàng và của các khách hàng tại Luân Đôn đã tăng lên mức 109 tỷ NDT (17,3 tỷ USD), trong bối cảnh CLC và một số ngân hàng lớn đang nỗ lực nhằm đưa Luân Đôn trở thành trung tâm trao đổi đồng NDT ở nước ngoài.


Các tin khác
>>
Người Việt mua thị trấn của Mỹ, người Mỹ được lợi gì?
>>“Độc chiêu” của giới buôn bất động sản Trung Quốc
>>Tổng tài sản 40 người giàu nhất hành tinh vượt 1.000 tỷ USD
>>Các doanh nghiệp xăng dầu 'trần tình' chuyện lỗ lãi


ndt-trung-quoc.jpg


Nhiều ngân hàng quốc tế đang tích cực
mua trái phiếu bằng đồng NDT để kiếm lời.

Bộ trưởng Tài chính Anh, George Osborne, tỏ ý hoan nghênh sáng kiến nói trên, đồng thời cho rằng ý tưởng này sẽ củng cố đà phát triển của thủ đô Luân Đôn như là một trung tâm hàng đầu của phương Tây cho thị trường đồng NDT.

Sáng kiến được đưa ra sau khi hồi tháng 1/2012 Anh và Cơ quan Tiền tệ Hồng Công (HKMA) ký một thỏa thuận hợp tác về trao đổi đồng NDT ở nước ngoài. Theo đó, hàng ngày HKMA sẽ tăng thêm giờ hoạt động của hệ thống trao đổi tiền tệ tại Luân Đôn.

Hiện nay, Luân Đôn và các trung tâm tài chính khác như Xingapo đang muốn huy động vốn để trợ giúp đà tăng trưởng nhanh chóng của thị trường trái phiếu định giá bằng đồng NDT của nước ngoài vào Hồng Công.

Chưa đầy hai năm qua, đồng NDT đã được đưa vào giao dịch tại thị trường trái phiếu Hồng Công. Nhiều nhà đầu tư như tập đoàn Tesco, McDonalds và các ngân hàng quốc tế đang tích cực mua trái phiếu bằng đồng NDT để kiếm lời.

Theo công ty tư vấn Bourse Consult, lượng tiền gửi định giá bằng đồng NDT lớn tại Luân Đôn cho thấy thành phố này có tiềm năng trở thành một trung tâm kinh doanh bằng đồng NDT không chỉ về tiền tệ mà còn về các sản phẩm đầu tư và một số sản phẩm phái sinh khác. Song, thống kê cho thấy tính tới cuối năm 2011, lượng tiền gửi của các khách hàng tại Hồng Công đã đạt 589 tỷ NDT, so với mức tương ứng 35 tỷ NDT tại Luân Đôn.


Theo tin tức
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Đội tàu hải quân Nga sắp cập cảng Trung Quốc, chuẩn bị tập trận

Thứ bảy 21/04/2012 18:23

(GDVN) - Một lực lượng đặc nhiệm hải quân của Hạm đội Thái Bình Dương Nga sẽ cập cảng Trung Quốc vào ngày hôm nay trước một cuộc tập trận chung quy mô lớn.



Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hôm nay (ngày 21/4), một lực lượng đặc nhiệm hải quân của Hạm đội Thái Bình Dương Nga sẽ cập cảng Thanh Đảo của Trung Quốc trước cuộc tập trận chung quy mô lớn với hải quân nước này.


Varyag-giaoducquocphong-giaoduc.net.vn.jpg


Tuần dương hạm tên lửa Varyag.

Lực lượng đặc nhiệm của Nga đến Thanh Đảo bao gồm tuần dương hạm tên lửa mạnh nhất của Hải quân Nga - Varyag, ba tàu khu trục lớp Udaloy và ba tàu hỗ trợ hạm đội.

Cuộc tập trận hải quân chung Nga -Trung Quốc mang tên "Hợp tác trên biển-2012", sẽ được tổ chức ở vùng biển Hoàng Hải, phía tây của bán đảo Triều Tiên vào ngày 24-27/4.

Trung Quốc sẽ điều 16 tàu nổi, bao gồm các khu trục hạm, tàu khu trục nhỏ và hai tàu ngầm.

"Cuộc tập trận sẽ thực hiện một số nhiệm vụ mô phỏng, bao gồm cả việc cứu hộ một con tàu bị tấn công, hộ tống các tàu thương mại và bảo vệ chúng trước các cuộc tấn công từ trên không và trên biển" - phát ngôn viên quân đội Nga cho biết hôm thứ sáu.

Cuộc tập trận sẽ kết thúc bằng một cuộc diễu hành, phô diễn sức mạnh hải quân.

Kể từ năm 2005, Trung Quốc và Nga đã tiến hành một số cuộc tập trận quân sự chung trong khuôn khổ hoạt động của tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Tổ chức gồm nhiều quốc gia Trung Á khác như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan.

Bảo Trung (Theo RIA)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Nga – Trung tập trận trong bất đồng?

Cập nhật lúc :8:48 AM, 23/04/2012

Quân đội Nga và Trung Quốc tiến hành tập trận Hải quân chung trên quy mô lớn bắt đầu từ 22/4, với tên gọi “Phối hợp Hải quân 2012”.

(ĐVO) Hạng mục hoành tráng, thông điệp mạnh mẽ

Cuộc tập trận nói trên diễn ra tại Hoàng Hải, ở phía Tây bán đảo Triều Tiên. Nhìn từ góc độ an ninh, đây là khu vực đặc biệt quan trọng và nhạy cảm.

Theo ITAR-TASS, tham gia cuộc tập trận này, về phía Nga, gồm các chiến hạm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương như tuần dương hạm tên lửa Varyag, các khu trục hạm chống ngầm hạng nặng Đô đốc Tributs, Đô đốc Shaposhnikov, Đô đốc Vinogradov, tàu chở dầu Pechenga, tàu kéo MB-37 và SB-522. Phía Trung Quốc có 16 tàu chiến và hai tàu ngầm tham gia cuộc tập trận này.

Trong quá trình diễn ra tập trận, Hải quân hai bên sẽ tiến hành bắn đạn thật tiêu diệt các mục tiêu giả định trên biển và trên không bằng nhiều loại vũ khí khác nhau, chia sẻ thông tin, cung cấp nhiên liệu dự trữ cho hành trình, cùng đi chung ở “vùng nước nguy hiểm” và phối hợp cứu hộ cứu nạn. Kết thúc tập trận sẽ là cuộc duyệt binh hải quân chung hoành tráng.

Các nhà phân tích cho rằng, cuộc tập trận được lên kế hoạch là một hành động đáp trả trước những hành động được cho là mạnh bạo và cương quyết của các Hải quân của Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ thể hiện trong cuộc khủng hoảng tên lửa gần đây ở Triều Tiên.

Mục đích thực sự của cuộc tập trận quy mô lớn này là nhằm thể hiện sự thống nhất Nga – Trung trong hành động chống lại liên minh khu vực, dẫn đầu là Mỹ, tạo thành mặt trận thống nhất chống lại những tuyên bố lãnh thổ của Nhật Bản.

Kỳ hạm của hạm đội Nga trong cuộc tập trận là tuần dương tên lửa Varyag. Đó là thông điệp chính trị công khai đối với Nhật Bản, khi mà vào năm 1904 trong chiến tranh Nga - Nhật một tàu tuần dương hạng nặng cùng tên của Hải quân Sa hoàng Nga bị người Nhật đánh chìm tại vịnh Chemulpo. Còn một cái tên Varyag nữa là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc và đang gây ra mối quan ngại lớn giữa các nước trong khu vực, khi mà ưu thế sức mạnh sẽ quá nghiêng về phía Trung Quốc.

>> Chiến hạm Nga - Trung quần thảo trên Hoàng Hải

Còn nhiều mâu thuẫn

Có lẽ các yếu tố khiêu khích nhất của cuộc diễn tập này là cuộc biểu dương lực lượng chung gồm một đội tàu tác chiến hỗn hợp lớn của Nga và Trung Quốc đi qua eo biển hẹp Tsushima (Đối mã), nơi Hải quân Sa hoàng đại bại dưới tay Hải quân Đế quốc Nhật Bản.

Tuy nhiên, ẩn sau những biểu hiện được đăng tải công khai, nào là sự tin tưởng lẫn nhau và tình hữu nghị giữa Bắc Kinh và Moscow, có thể là những khó khăn không nói thành lời.

Trung Quốc vì sự cương quyết của mình trong việc hỗ trợ của Bình Nhưỡng và lập trường cứng rắn hơn trong các tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và Hàn Quốc, hẳn nhiên là bên nhiệt tình hơn trong việc tổ chức cuộc tập trận chung.

Phía Nga, ngược lại, có lo âu nhất định khi tham gia vào cuộc tập trận này, bởi Trung Quốc có mối quan hệ phức tạp với các nước láng giềng trong khu vực, nhất là trong vấn đề tranh chấp chủ quyền, Moscow hy vọng không bị lợi dụng trong cuộc diễn tập sắp tới.

Đáng chú ý trong số các tàu chiến Nga tham gia tập trận lần này có đội tàu của Hải quân Nga vừa kết thúc nhiệm vụ chống cướp biển từ vịnh Aden trở về. Trước đó, đội tàu này đã ghé thăm Việt Nam.

Đội tàu Nga đã ghé thăm cảng Thành phố Hồ Chí Minh, và người Việt Nam đã chào đón họ như những người bạn. Việt Nam mua của Nga sáu tàu ngầm lớp Kilo trong khuôn khổ chương trình xây dựng lực lượng hải quân đủ mạnh để chống lại những nguy cơ tranh chấp trong tương lai.

Trước đó, ngày 11/4, tờ Thời báo Hoàn cầu đưa ra một tuyên bố hiếm thấy, nói rằng Bắc Kinh rất không hài lòng với sự thiếu tôn trọng của phía Nga. “Nga không nên đưa ra một tín hiệu không đúng hoặc nước đôi tại thời điểm cụ thể này”, bài báo có đoạn.

Ngoài ra, còn một vấn đề bất đồng giữa hai bên trong cuộc tập trận này, đó là việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và liên lạc trong cuộc tập trận chung. Bắc Kinh muốn dùng tiếng Trung và tiếng Nga, nhưng Moscow bác bỏ ý tưởng này, một mực yêu cầu chỉ sử dụng tiếng Nga trong suốt thời gian tập trận. Bắc Kinh đã có phản ứng với đòi hỏi này, tuy nhiên, họ không có lựa chọn nào khác.

“Trong thời gian tập trận chung hải quân Nga – Trung sẽ sử dụng tiếng Nga khi trao đổi thông tin. Quyết định này đã được thông qua khi cuộc họp tham vấn giữa cơ quan Hải quân hai nước kết thúc.”- ITAR-TASS loan báo.

>> Đại tướng Nga khẳng định thúc đẩy hợp tác với VN
>> Nga giúp Hải quân Việt Nam tương đương với Ấn Độ

>> Nga sẽ can dự vào vấn đề Biển Đông?
>> 'Việt Nam là đối tác kỹ thuật - quân sự chính của Nga'
Danh Nguyễn (tổng hợp)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Phlippines, Trung Quốc lại 'khẩu chiến'


  • 24/04/2012 17:36

(VTC News) - Tư lệnh Hải quân Phlippines Alexander P Pama hôm qua đã phủ nhận thông tin đồn đoán trước đó rằng Phlippines đã điều tàu và máy bay tới gần khu vực đảo Hoàng Nham.

Nguồn tin trước đó cho biết, trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Philippines ABS-CBN hôm qua, ông Alexander P Pama nói 2 tàu và một máy bay đang tới khu vực gần đảo Hoàng Nham để hỗ trợ lực lượng tuần tra bờ biển giải cứu tàu nước mình.

Mới đây, người đại diện của ông Alexander P Pama nói với phóng viên Tân Hoa Xã, ông Alexander P Pama chưa từng có cuộc trả lời phỏng vấn nào với kênh truyền hình ABS- CBN.

Đại sứ Trung Quốc tại Philippines hôm qua nói, Philippines đã thông báo, hải quân nước này không hề điều tàu và máy bay tới gần khu vực đảo Hoàng Nham, Tư lệnh Hải quân Phlippines Alexander P Pama cũng chưa từng công bố với báo chí về thông tin trên.

Diễn tiến vụ 'va chạm' giữa Trung Quốc và Philippines ở biển Đông

Ngày 8/4: Giới chức Philippines phát hiện 8 tàu cá Trung Quốc tại bãi đá Scarborough/Hoàng Nham, cách bờ tây đảo lớn Luzon của nước này khoảng 230 km.

Philippines cáo buộc các ngư dân Trung Quốc xâm nhập trái phép, cho rằng khu vực tranh chấp nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines theo luật pháp quốc tế.


tau_ca01-420.jpg



4 trong số 8 tàu cá Trung Quốc bị Philippines cáo buộc đánh bắt trái phép hôm 8/4 gần bãi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham


Ngày 10/4: Các thủy thủ Philippines đã lên các tàu cá của Trung Quốc để kiểm tra. Họ tìm thấy một số lượng lớn san hô, sò và cá mập còn sống. Ngoại trưởng Philippines cáo buộc các ngư dân Trung Quốc đã đánh bắt trái phép và giữ các loài vật đang bị đe dọa tuyệt chủng. Các thủy thủ Philippines không bắt giữ ngư dân nào và sau đó trở lại chiến hạm BRP Gregorio del Pilar.

tau_ca02-420.jpg



Các ngư dân Trung Quốc trên một tàu cá của họ gần bãi đá ngầm Scarborough/Hoàng Nham


Sau đó, Bắc Kinh cho rằng bãi cạn này là một phần của lãnh thổ Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc đã cử các tàu hải giám tới ngăn chặn, không cho chiến hạm BRP Gregorio Del Pilar của Philippines bắt giữ ngư dân Trung Quốc. Chiến hạm Philippines sau đó đã rút đi và điều một tàu nhỏ hơn của Lực lượng Tuần tra Bờ biển Philippines tới hiện trường.

Ngày 13/4: Tất cả các tàu cá Trung Quốc rút khỏi khu vực tranh chấp cùng một trong hai tàu hải giám. Tuy nhiên, một tàu hải giám và máy bay của Trung Quốc sau đó quay lại khu vực bãi đá Scarborough/Hoàng Nham.

Ngày 14/4: Philippines thay thế tàu tuần tra BRP Pampanga bằng một tàu khác mang tên BRP Edsa.

Ngày 18/4: Manila tuyên bố muốn đưa vụ tranh chấp đảo với Bắc Kinh ra tòa án quốc tế, trong khi Trung Quốc khẳng định Philippines phải rút các tàu khỏi khu vực đảo.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đã từ chối đề nghị của Manila về việc đưa tranh chấp trên Biển Đông ra tòa án quốc tế, đồng thời điều thêm một tàu lớn tới tăng cường tuần tra tại vùng biển này.

tau_ca03-420.jpg



Các nhân viên lực lượng tuần tra biển Philippines lên tàu cá Trung Quốc kiểm tra


Từ đó, căng thẳng giữa Trung Quốc - Philippines không ngừng leo thang. Gần đây, Trung Quốc liên tiếp tung ra những lời cảnh cáo dữ dội nhất đối với Philippines.

Tại khu vực bãi đá Scarborough/Hoàng Nham, Trung Quốc cho rút 5 tàu thuyền đánh cá, nhưng phái tàu ngư chính thứ ba đến vùng biển này. Philippines để lại 1 tàu tuần tra bờ biển, 1 tàu khảo cổ tư nhân và 1 thuyền đánh cá.

Ngày 21/4: Thời Báo Hoàn Cầu đăng bài xã luận khẳng định Bắc Kinh cần chuẩn bị cho trận hải chiến quy mô nhỏ với Manila.

Chiến hạm BRP Gregorio Del Pilar của Philippines

tau_ca04-420.jpg


Đỗ Hường
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc rút 2 tàu khỏi đảo tranh chấp với Philippines

(Dân trí) - Trung Quốc đã giảm căng thẳng với Philippines trên Biển Đông khi cho rút hai tàu khỏi đảo tranh chấp giữa hai nước, người phát ngôn sứ quán Trung Quốc tại Philippines hôm qua cho hay.

>> Philippines hối thúc các nước tỏ lập trường với Trung Quốc
>> Báo Trung Quốc cảnh báo đối đầu vũ trang trên Biển Đông
>> Tàu ngư chính Trung Quốc đã tới vùng biển tranh chấp với Philippines
>> Ảnh diễn biến vụ đối đầu trên biển giữa Trung Quốc-Philippines

1_171f4.jpg

Tàu ngư chính 310, tàu ngư chính hiện đại nhất của Trung Quốc.


Hai tàu của Trung Quốc, tàu “Ngư chính 310” và hải giám số 084 đã rời khu vực đảo mà nước này gọi là Hoàng Nham trong khi phía Philippines gọi là Scarborough vào hôm chủ nhật vừa qua, người phát ngôn Zhang cho hay. “Hiện chỉ còn một tàu hải giám ở vùng biển đảo Hoàng Nham để thực thi pháp luật”.

Căng thẳng trên biển giữa tàu Trung Quốc và Philippines trên Hoàng Nham/Scarborough đã kéo dài suốt hai tuần qua và bắt đầu bùng phát từ hôm 8/4 sau khi Phipippines phát hiện 8 tàu cá của Trung Quốc đang tiến hành đánh bắt hải sản tại khu vực bãi đá ngầm này.

Vụ việc này sau đó đã dẫn tới cuộc đối đầu giữa một tàu tuần duyên của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines và 2 tàu hải giám của Trung Quốc. Sáng 18/4, Trung Quốc đã cử tàu ngư chính hiện đại nhất của nước này “Ngư chính 310” đến tuần tra tại Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao với Philippines tiếp tục bị đẩy lên nấc thang mới.

Scarborough là một bãi đá cạn hình móng ngựa không có người ở, nằm cách đảo chính Luzon của Philippines 124 hải lý.

Phan Anh
Theo Global Times
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Bệnh nhân nôn ra ống tiêm sau khi phẫu thuật vì bác sỹ ... quên

Thứ năm 26/04/2012 11:00

(GDVN) - Một người đàn ông ở Hồ Bắc, Trung Quốc đã nôn ra một ống tiêm đầy máu bị các bác sĩ bỏ quên trong người từ một ca phẫu thuật.
Ông Zhang Hua đã được phẫu thuật ở mũi tại bệnh viện Nhân dân thứ nhất ở Hồ Bắc vào ngày 22/3. Ông được gây mê liên tục trong quá trình làm phẫu thuật. Khi ca mổ kết thúc, ông Zhang bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và khó khăn khi nói chuyện.


non-ra-ong-tiem-quocte-giaoduc.net.vn1.jpg


Ống tiêm ông Zhang nôn ra 4 giờ sau ca phẫu thuật ngày 22/4.

"Khi hết thuốc mê, tôi thấy đau khủng khiếp trong cổ họng" - ông Zhang kể lại. Lúc đó, các bác sĩ đã giải thích với ông rằng đó là một hiện tượng bình thường sau khi bệnh nhân trải qua phẫu thuật.

Tuy nhiên, 4 giờ sau, ông bắt đầu nôn mửa ra máu và khạc ra một ống tiêm: "Sau khi nôn ra một ít máu, tôi thấy như có gì đó trong miệng lẫn với máu và tôi ném nó vào thùng rác trước khi tôi kịp nhận ra nó là một ống bơm tiêm".

Theo lời giải thích của các bác sĩ tại bệnh viện ông Zhang điều trị, ống tiêm mà ông nôn ra là ống tiêm được đặt vào miệng ông để trích xuất đờm và ngăn ngừa tình huống bệnh nhân cắn vào lưỡi. Tuy nhiên, sau khi ca phẫu thuật kết thúc, các bác sĩ đã quên lấy lại nó ra khỏi miệng ông.


"Kết quả là ống tiêm rơi xuống thực quản của bệnh nhân trước khi ông tỉnh lại" - bệnh viện Nhân dân thứ nhất của Hồ Bắc cho biết trong một tuyên bố chính thức.

Ông Zhang đã không chấp thuận lời giải thích trên và đã đi tham khảo ý kiếm của một bác sĩ gây mê khác, người cho rằng bơm tiêm không nên được sử dụng theo cách này. Không muốn vụ việc trở nên căng thẳng .

Cuối cùng, bệnh viện đã nhiều lần đưa ra lời xin lỗi chính thức tới ông và bồi thường 60.000 tệ (9.500 USD).

Nguyễn Hường (theo Want China Times)