Tin Trung Quốc

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Châu Âu sẽ không nhượng bộ Trung Quốc để đổi lấy tiền hỗ trợ

Thứ hai, 31/10/2011 08:09


Tuyên bố trên được Chủ tịch nhóm các lãnh đạo tài chính ngân hàng khu vực đồng tiền chung châu Âu Jean-Claude Juncker đưa ra hôm qua.

d6aea_junckerjeanclaude200.jpg


Ông Jean-Claude Juncker. (Nguồn: AFP/ Getty)

Ông Jean-Claude Juncker cho biết, việc Trung Quốc đầu tư phần tiền của mình tại châu Âu để giúp khu vực vượt qua khủng hoảng nợ là có ý nghĩa, tuy nhiên điều này không liên quan tới các nhượng bộ chính trị.

Các lãnh đạo châu Âu tuần trước đã nhất trí về kế hoạch khôi phục niềm tin thị trường tài chính và chấm dứt khủng hoảng kéo dài 2 năm bắt đầu từ Hy Lạp, với một phần đóng góp từ Trung Quốc nếu có thể.

Tuy nhiên, việc kêu gọi giúp đỡ của Trung Quốc đã bị chỉ trích dữ dội do khả năng điều đó sẽ giảm vị thế của châu Âu trong đàm phán các tranh chấp kinh tế và chính trị với Bắc Kinh.

Ông Juncker phát biểu trên đài ARD Đức rằng, thực tế việc Trung Quốc và các nước khác có thể tham gia vào gói giải pháp toàn diện không khiến ông lo ngại, bởi Trung Quốc có khoản tiền dự trữ lớn và Trung Quốc đầu tư vào châu Âu là đúng đắn.

Điều này sẽ không diễn ra theo dạng một cuộc thương lượng chính trị chặt chẽ với điều kiện là Trung Quốc đầu tư, và châu Âu sẽ đổi lại điều gì đó cho Trung Quốc, ông Juncker nói.

Theo ông Juncker, người cũng là Thủ tướng Luxembourg, châu Âu không cần Trung Quốc để giải quyết khủng hoảng của mình. "Ngay cả khi Trung Quốc và các nhà đầu tư khác không tham gia vào giải pháp, các quyết định mà chúng tôi đã đưa ra đủ khả năng cho phép chúng ta tự mình vượt qua khủng hoảng nợ."

Về vấn đề Italia, ông Juncker cho biết chính phủ không thể làm bất cứ điều gì họ muốn nhưng phải hành động như đã thống nhất và thực hiện cải cách cơ cấu và các biện pháp củng cố ngân sách hơn nữa.

Khi được hỏi liệu Ngân hàng Trung ương châu Âu có thể ngừng kế hoạch mua trái phiếu gây tranh cãi của mình hay không, ông Juncker cho biết không có lý do trực tiếp nào nữa cho việc mua bán khi mà quỹ giải cứu khu vực đồng euro sẽ sớm được tăng cường.

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng ECB là tổ chức độc lập, do đó ông không thể dự đoán những gì mà ngân hàng này sẽ làm.

Nguồn Reuters/DVT.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc: Nổ xe chở chất nổ, 4 người chết, nhiều tòa nhà bị sập

(Dân trí) - Một xe chở vật liệu gây nổ hôm nay đã phát nổ ở tây nam Trung Quốc, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và khoảng 100 người khác bị thương. Nhiều tòa nhà gần vụ nổ đã bị đánh sập.

0_e67f1.jpg


Theo Tân Hoa xã, vụ nổ xảy ra vào giữa trưa, trên một tuyến đường trong thành phố Phúc Tuyền ở tỉnh Quý Châu. Nhiều tòa nhà gần đó đã bị đánh sập.

Cảnh sát, lính cứu hỏa và xe cứu thương đã được triển khai tới hiện trường vụ nổ. Nguyên nhân của vụ nổ đang được điều tra.
1_bd335.jpg

Nhân viên cứu hộ tại hiện trường vụ nổ.

2_e30c8.jpg

Người bị thương được đưa ra khỏi hiện trường vụ nổ.

Trong khi đó hãng thông tấn AP dẫn lời một nhân chứng cho hay 3 chiếc xe chở chất nổ đã bắt lửa tại một gara và phát nổ. Vụ nổ đã phá hủy gara và một nhà kho chứa nông sản.
“Tôi không thể nói có bao nhiêu người mất tích bởi hiện trường vụ nổ rất lộn xộn. Hơn 100 người bị thương và đã được đưa tới nhiều bệnh viện”, anh cho hay vừa từ hiện trường trở về.
Tiếp tục cập nhật
Phan Anh
Theo AP, AFP
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Nhà giàu Trung Quốc thích “xuất ngoại hưởng phước”

HỒNG NGỌC
02/11/2011 08:59 (GMT+7)
0015_450.jpg


Một góc Khu phố Trung Hoa ở thành phố Kobe, Nhật Bản.

Khoảng một nửa số triệu phú ở Trung Quốc có mơ ước tích cóp tiền của làm giàu ở trong nước rồi ra nước ngoài sinh sống, tờ Le Figaro dẫn số liệu điều tra xã hội học của Ngân hàng Trung Quốc và tạp chí Hồ Nhuận cho biết.

Dưới nhan đề "Người giàu Trung Quốc mơ về một cuộc sống phong lưu", bài viết đăng trên nhật báo Pháp Le Figaro được RFI dẫn lại cho hay, xu thế này có vẻ như là một sự nghịch lý, khi mà của cải vật chất của thế giới đang đổ về phương Đông nhiều hơn là phía Tây.

Mặc dù số triệu phú USD tại Trung Quốc đang ngày một nhiều hơn, nhưng không ít người trong nhóm này lại có cùng một mơ ước "nhỏ bé" là: một ngày nào đó di cư đến một quốc gia khác, nơi có cuộc sống tốt đẹp hơn. Tức là làm giàu ở Trung Quốc, nhưng "hưởng phước" lại ở nước ngoài.

Cụ thể, theo báo cáo điều tra trên, 46% người Trung Quốc có tài sản trên một triệu USD tỏ ý định sẽ ra nước ngoài sinh sống. Thêm vào đó là con số 14% các triệu phú Trung Quốc làm giàu trong nước và đã định cư ở ngoài biên giới của nước mình.

Trong công bố hồi tháng 9, tạp chí Hồ Nhuận cho biết, mặc dù khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn còn dai dẳng, nhưng năm 2011 đã chứng kiến số lượng tỷ phú Trung Quốc tăng kỷ lục. Trong top 1.000 người giàu Trung Quốc, có tới 271 tỷ phú, tăng vọt từ mức 189 tỷ phú của năm 2010 và gấp hơn hai lần năm 2009.

Mức tài sản tối thiểu của nhà giàu Trung Quốc cũng tăng từ 220 triệu USD của năm ngoái lên 310 triệu USD năm nay. Tuy nhiên, Rupert Hoogewerf, người sáng lập báo cáo Hồ Nhuận, cho biết bản danh sách này vẫn chưa thống kê hết số tỷ phú của Trung Quốc. Theo ông, con số thực tế có thể lên tới gần 600 người.

Riêng số người có tổng giá trị tài sản vượt trên 1 triệu USD ở Trung Quốc hiện là 960.000 người, tăng khoảng 9,7% so với năm 2010.

Lý do ra nước ngoài sinh sống của người giàu Trung Quốc cũng khá tập trung. Trong số 980 người giàu có được hỏi tại 18 thành phố lớn thì đại đa số đều nói rằng họ mong muốn con cái mình được hưởng một nền giáo dục tốt hơn và là vì sống ở nước ngoài tài sản của họ được an toàn hơn.

Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống như ô nhiễm, an toàn thực phẩm, v.v… cũng là lý do thúc đẩy họ di cư. Ngoài ra tình trạng giá cả bất động sản, sinh hoạt leo thang chóng mặt cũng củng cố thêm ý định ra đi của nhóm người giàu có tại Trung Quốc.

Theo Le Figaro, báo cáo còn cho thấy 1/3 dân nhà giàu Trung Quốc đã đầu tư tài sản của mình ra nước ngoài. 1/3 khác thì cho biết họ cũng sẽ làm như vậy trong vài ba năm tới. Cũng cần phải nói rằng, hình thức "nhập cư qua đầu tư" đang được nhiều nước khuyến khích.

Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Mỹ, số "thẻ xanh nhà đầu tư" được cấp cho những người không phải công dân Mỹ đã tăng gấp 3 lần, lên 4.218 thẻ trong năm tài khóa 2009. Khoảng 1.800 trong số thẻ này đã được dùng để cấp cho những công dân đến từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc.

Luật sư chuyên về nhập cư David Fang ở California cho biết, 10 năm trước, 70% khách hàng của ông đến từ Đài Loan, số còn lại từ Hồng Kông, nhưng "giờ đây, 70% khách hàng của tôi là từ Trung Quốc đại lục", ông nói. Theo khảo sát năm 2008 của Cơ quan Điều tra dân số Mỹ, có hơn 1,1 triệu người Mỹ gốc Hoa sống ở California.

Tuy nhiên, Tân Hoa Xã mới đây khẳng định rằng, Canada và Australia là những điểm đến ưa thích của giới triệu phú Trung Quốc.

Một giảng viên đại học tại Bắc Kinh nhận xét rằng "Đúng là hiện tại sự năng động nằm ở đây (Trung Quốc). Nhưng những người Trung Quốc khá giả chỉ muốn con cái họ được theo học tại các trường đại học lớn ở phương Tây. Họ đều ước mong có một ngôi nhà ở Australia hay London".

Và không chỉ có giới lắm tiền, những người lao động bình thường cũng ủng hộ xu thế này và khẳng định rằng, nếu có tiền thì họ cũng sẽ làm như vậy.

http://vneconomy.vn/20111102085445504P0C99/nha-giau-trung-quoc-thich-xuat-ngoai-huong-phuoc.htm
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Đằng sau việc Trung Quốc bỗng mua ốc bươu vàng tại ĐBSCL

(Dân Việt) - Như đã phản ánh, thời gian gần đây, thương lái về các vùng nông thôn ĐBSCL mua ốc bươu vàng (OBV) để xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhiều người lo ngại sẽ xảy ra tình trạng nuôi OBV để bán.


Trước đây, việc thương lái mua các loại nông sản khác như: Râu bắp non, móng trâu, mèo, gỗ sưa… để xuất sang Trung Quốc đã gây nhiều thiệt hại nặng nề cho nông dân.

262_4_oc-buou-vang.jpg


Sơ chế ốc bươu vàng tại cơ sở ông Nguyễn Ngọc Ấm (huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang).

Ồ ạt đi bắt ốc bươu vàng
Lão nông Võ Văn Sáu ở xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Hơn 1 tháng nay, thương lái chạy ghe dọc theo kênh Nàng Mau 2 mua OBV với giá từ 12.000 - 14.000 đồng/kg (ốc đã luộc và nhể lấy phần thịt). Những nông dân nghèo bơi xuồng đi vớt ốc vào buổi sáng bán cũng có thêm thu nhập từ 50.000 - 100.000 đồng/ngày. Nghe thương lái nói là mua loại ốc này để đem xuất khẩu”.

Theo ông Sáu, từ thứ gần như bỏ đi, nay OBV giá nâng lên quá cao nên nông dân bắt bán cho thương lái rất nhiều. Thông thường 10kg OBV còn vỏ sau khi luộc lấy thịt sẽ cho ra 2kg. Vì vậy, ốc trên nhiều cánh đồng rộng lớn đều được người dân bắt hết trong thời gian ngắn.

Trước đây, vào mùa nước nổi, OBV nhiều vô số kể nên nông dân cũng bắt nhằm tiêu diệt loài động vật ngoại lai hại lúa vụ đông xuân tới và tận dụng làm thức ăn cho cá, vịt, gà…

Ông Lê Văn Ẩn nuôi tôm càng xanh ở ấp Long Thạnh, xã Thạnh Mỹ, huyện Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ cho biết: “Vào mùa nước nổi, gia đình tôi mua từ 20 - 25 tấn OBV làm thức ăn cho tôm càng xanh”.

Những ngày này, ở các xã Tân Phú, Long Phú (huyện Long Mỹ), nhiều gia đình chỉ chuyên bắt OBV bán cho thương lái. Những nông dân không có việc làm thì được nhận vào các cơ sở thu mua để luộc, phân loại ốc thành phẩm... Trong đó, cơ sở của ông Nguyễn Ngọc Ấm (xã Long Phú, huyện Long Mỹ, Hậu Giang), mỗi ngày thu mua khoảng 8 tấn OBV, tạo việc làm cho hơn 50 lao động ở địa phương.

Ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch UBND xã Long Phú cho biết: Việc bắt OBV được chính quyền địa phương khuyến khích vì sẽ tạo thu nhập cho nông dân trong lúc nông nhàn và góp phần tận diệt loài động vật ngoại lai phá hoại lúa.

Cần thận trọng…
Từng có lúc, phía Trung Quốc sang mua một số loại nông sản như: Gỗ sưa, râu ngô non, rễ hồi, móng trâu, cây kim cương… Lần nào, tác hại để lại cũng nặng nề. Như dịch chuột bùng phát dữ dội vào khoảng năm 1997, cũng vì trước đó người dân rầm rộ bắt mèo bán sang Trung Quốc. Bây giờ đến lượt OBV, khiến không ít người lo âu về hậu quả có thể xảy ra.

Ông Ngũ Văn Cần ở thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), cho biết: “Tôi làm 1ha lúa thì mỗi năm phải tốn hơn 600.000 tiền thuốc để diệt OBV. Bây giờ nghe nói OBV được xuất khẩu thì tôi và nhiều nông dân rất bất ngờ”.

Sau đợt này, hầu hết các cánh đồng ở Hậu Giang đều được nông dân tận diệt OBV để bán cho thương lái, trước mắt sẽ góp phần giảm chi phí cho nông dân trong vụ đông xuân.

Nhưng Trung Quốc mua OBV làm gì? Thông tin từ những chủ vựa thu mua OBV nhỏ lẻ, thì sau khi mua về, các cơ sở sơ chế lại để vận chuyển sang công ty đặt hàng bên Kiên Giang. Từ đó, ruột ốc được xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan…

Ông Đặng Ngọc Giao - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hậu Giang nhận định: “Việc thương lái thu mua OBV để xuất khẩu sang Trung Quốc thì xem xét cẩn thận, kỹ lưỡng. Nếu không sẽ gánh lấy hậu quả như trước đây”.

Theo ông Giao, sắp tới ngành nông nghiệp địa phương sẽ nắm lại tình hình, số lượng thu mua OBV được xuất khẩu sang Trung Quốc. Ngoài việc khuyến khích nông dân diệt OBV gây hại lúa thì cần phải quản lý chặt chẽ để tránh việc nông dân thấy giá cao, lại tổ chức nuôi OBV, càng làm cho loài có hại này phát tán rộng.
Hoàng Mai
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc hạ nhiệt thị trường bất động sản bằng cách áp giá trần




(Cafef) Thành phố Chu Hải đã trở thành địa phương đầu tiên tại Trung Quốc áp dụng mức giá trần cho giao dịch nhà ở, tờ Wall Street Journal đưa tin.

Nhiều địa phương khác của Trung Quốc có khả năng cũng sẽ áp dụng biện pháp hạ sốt địa ốc này trong thời gian tới.
Mức giá trần mà chính quyền Chu Hải đặt ra cho các hợp đồng mua bán nhà ở là 11.285 Nhân dân tệ/m2, tương đương 1.776 USD/m2, có hiệu lực từ ngày 1/11.

Đây được xem là biện pháp mạnh tay nhất mà Trung Quốc áp dụng tới thời điểm này để kiểm soát thị trường bất động sản.
Theo bình luận của giới phân tích, cách làm này đã thực sự đẩy thị trường nhà ở cao cấp ở Chu Hải, thành phố giàu có với 1,6 triệu cư dân, vào bước đường cùng. Nhà chức trách Chu Hải tuyên bố, mức giá trần nói trên là mục tiêu kiểm soát giá nhà năm 2011 của họ, nhưng chưa nói rõ liệu đây là một biện pháp vĩnh viễn hay chừng nào sẽ hết hạn.

Động thái kiểm soát thị trường nhà ở nói trên được đưa ra sau khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo hôm thứ Bảy tuần trước tuyên bố, Bắc Kinh đang tìm kiếm một sự “điều chỉnh hợp lý” trong giá bất động sản, và rằng chính quyền các địa phương cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp thắt chặt giá địa ốc.
Không chỉ đặt trần giá, chính quyền Chu Hải còn đặt ra hạn chế về số nhà được mua và tuyên bố, các công ty nhà đất đưa ra mức giá cao hơn trần sẽ không được cấp giấy phép bán hàng. Tháng 10 vừa qua, giá nhà ở Chu Hải tăng 0,08% so với tháng trước đó, lên 10.508 Nhân dân tệ/m2.

Nhà phân tích Jinsong Du thuộc ngân hàng Credit Suisse không cho là Bắc Kinh yêu cầu chính quyền Chu Hải áp dụng mức trần giá bất động sản, mặc dù địa phương này có thể đối mặt áp lực nhất định từ phía Chính phủ. “Đây là cách đơn giản nhất để ngăn chặn sự gia tăng của giá nhà”, ông Du nhận xét.

Bộ Nhà ở và Phát triển đô thị - nông thôn Trung Quốc đã yêu cầu các địa phương nước này báo cáo mức giá bất động sản mục tiêu cho năm 2011. Tuy nhiên, hầu hết các địa phương đều đưa ra mức giá mục tiêu mơ hồ, chẳng hạn như hạn chế mức tăng giá nhà cả năm bằng mức tăng trưởng kinh tế của địa phương đó.

Không phải chuyên gia nào cũng cho rằng cách làm của Chu Hải sẽ được nhân rộng ở các địa phương khác. “Thị trường nhà đất Chu Hải khá nóng nên cách làm mạnh tay như vậy có thể chỉ giới hạn ở thành phố này. Tôi không cho là các địa phương khác cũng muốn áp dụng cách làm tương tự”, một nhà phân tích thuộc một công ty môi giới ở Thượng Hải nhận xét.

Cho tới thời điểm này, Trung Quốc chưa thu được thành công đáng kể trong nỗ lực giảm nhiệt cho thị trường bất động sản, bất chấp một chiến dịch thắt chặt kéo dài hai năm qua gồm nhiều biện pháp từ tăng lãi suất cho tới hạ chế số nhà được mua.

Trong tháng 9 vừa qua, giá nhà đất ở 70 thành phố lớn và tầm trung của Trung Quốc tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước, sau khi tăng 4,3% trong tháng 8 và tháng 7.
Theo An Huy
VnEconomy
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Kinh tế thực Trung Quốc “ngấm đòn” chính sách



Có thể thấy rõ ràng nhất tác động của chính sách trong lĩnh vực hàng hóa, nguyên liệu thô như thép, xi măng, đồng; loại mặt hàng vốn có liên hệ chặt chẽ với lĩnh vực xây dựng và bất động sản.

Sau 1 năm thắt chặt chính sách tín dụng và cố gắng hạ nhiệt thị trường bất động sản, chính sách của chính phủ Trung Quốc đang bắt đầu có tác động rõ nét lên nền kinh tế thực.

Có thể thấy rõ ràng nhất tác động của chính sách trong lĩnh vực hàng hóa, nguyên liệu thô như thép, xi măng, đồng; loại mặt hàng vốn có liên hệ chặt chẽ với lĩnh vực xây dựng và thị trường bất động sản.

Ở thời điểm giữa tháng 10/2011, sản xuất thép của Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất từ tháng 1/2011, giá quặng sắt đã giảm tới 30% trong tháng qua khi nhu cầu của Trung Quốc đi xuống.

Ông Zhang Changfu, phó chủ tịch Hiệp hội sắt thép Trung Quốc, nhận xét: “Chúng tôi thấy như mùa đông đã đến rồi. Thị trường đang thay đổi. Số lượng đơn đặt hàng giảm mạnh.”

Ông dẫn chứng đến việc so với cùng kỳ năm 2010, số lượng đơn đặt hàng đóng tàu giảm tới 43% trong 9 tháng đầu năm 2011.

12 tháng trước đây, chính phủ Trung Quốc bắt đầu áp dụng chính sách thắt chặt, Ngân hàng Trung ương nâng lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong nỗ lực kiềm chế lạm phát và hạ nhiệt tăng trưởng kinh tế. Chính sách nay đang tác động đến giá hàng hóa nguyên liệu thô.

Ông Ding Shuang, chuyên gia kinh tế tại Citigroup, chỉ ra: “Chính sách tiền tệ thường có độ trễ khoảng từ 6 đến 9 tháng. Tác động trong quý 3/2011 đã rõ ràng và trong quý 4/2011, mọi chuyện sẽ còn dễ thấy hơn.”

Ông dự báo kinh tế Trung Quốc, sau khi tăng trưởng 9,1% trong quý 3/2011, sẽ chỉ tăng trưởng 8,4% trong quý 4/2011.

Với khoảng 40% nhu cầu liên quan trực tiếp đến lĩnh vực bất động sản Trung Quốc đang hạ nhiệt, ngành thép chịu tác động nặng nề nhất. Lĩnh vực xây dựng tăng trưởng chậm lại do biện pháp hạn chế của chính phủ đối với lĩnh vực bất động sản nhà ở và tín dụng thắt chặt. Lượng nhà tồn kho hiện đang ở mức cao nhất trong nhiều năm, giá bất động sản tháng 10/2011 hạ sâu nhất từ đầu năm 2011, mức hạ 0,23%.
Ngọc Diệp
Theo TTVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc: Sập mỏ than, hàng chục người bị mắc kẹt

04/11/2011 | 13:15:00

avatar.aspx


Ảnh minh họa. (Nguồn: Xinhua)

Các quan chức Trung Quốc sáng 4/11 cho biết một mỏ than ở tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này, đã bị sập tối 3/11, làm 4 người thiệt mạng, 7 người bị thương và 50 người vẫn bị kẹt trong mỏ.

Cơ quan an toàn tỉnh Hà Nam cho biết tai nạn xảy ra lúc 7 giờ 45 phút tối (giờ địa phương), vào thời điểm trong mỏ có khoảng 75 thợ mỏ đang làm việc.

Sau tai nạn, khoảng 20 người đã được giải cứu, trong đó có 7 người bị thương nói trên. Hiện công tác cứu nạn vẫn đang được xúc tiến khẩn trương.

Theo các quan chức tỉnh Hà Nam, trước khi mỏ than sâu 760m này bị sập, ở khu vực này đã xảy ra một trận động đất nhẹ 2,9 độ Richter.

Mỏ than này có công suất 2,1 triệu tấn/năm, thuộc tổ hợp than Yima của tỉnh Hà Nam./.


(TTXVN/Vietnam+)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc nhập khẩn cấp 320.000 tấn dầu diesel

Thứ sáu, 04/11/2011 20:15

Trung Quốc vừa nhập khẩu khoảng 320.000 tấn dầu diesel để khắc phục tình trạng thiếu điện.

Diesel là nhiên liệu chính để sản xuất điện tại Trung Quốc. Hoạt động tăng cường nhập khẩu diesel gần đây của Trung Quốc sẽ khiến tình trạng tranh mua tranh bán trên thị trường Bắc Á trở nên căng thẳng hơn.

Trung Quốc đang phải trải qua tình trạng khan hiếm điện, do đó phải tăng cường nhập diesel để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của các nhà máy điện.

Trước đó, Shell đã phải đóng cửa một nhà máy lọc dầu công suất 500.000 thùng dầu/ngày ở Singapore do sự cố cháy nổ và gây thâm hụt nguồn cung tại thị trường châu Á.

Nguồn cung bổ sung từ PetroChina và Sinopec vào tháng 12 tới được kỳ vọng sẽ góp phần giảm sự thiếu hụt nguồn cung cho thị trường. Tuy nhiên, theo giới thương nhân, Trung Quốc sẽ tiếp tục phải nhập khẩu dầu đến nửa đầu năm 2012.
Nguồn Commodity Online/DVT.vn
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc: Giải cứu toàn bộ 45 người bị kẹt dưới mỏ than



logott.jpg
-

Cơ quan cứu nạn Trung Quốc cho biết sau 40 giờ bị mắc kẹt, sáng 5/11, toàn bộ 45 người bị kẹt dưới mỏ than bị sập ở tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, đã được giải cứu.


trung-11.jpg
Chuyển một thợ mỏ vừa được cứu thoát ra khỏi mỏ than Qianqiu sau 30 giờ xảy ra vụ tai nạn. Ảnh THX/TTXVN.

Mỏ than sâu 760 m bị sập tối 3/11 khi khoảng 75 thợ mỏ đang làm việc. 8 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn và 22 người đã được giải cứu sau đó.

Theo các quan chức tỉnh Hà Nam, trước khi mỏ than bị sập, ở khu vực này đã xảy ra một trận động đất nhẹ 2,9 độ Ríchte. Tuy nhiên, hiện chưa xác định được chính xác trận động đất có phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra vụ sập mỏ than hay không.

Tai nạn ở mỏ than thường xảy ra ở Trung Quốc. Theo thống kê chính thức, năm 2010, ở Trung Quốc có tới 2.433 người thiệt mạng trong các vụ tai nạn hầm mỏ./.



TTXVN/Tin Tức.
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Giá bất động sản tại Trung Quốc bắt đầu “sụp đổ”



Giá bất động sản tại Trung Quốc đang trong trạng thái “rơi tự do” bởi các công ty bất động sản cố gắng hoàn thành mục tiêu doanh thu của năm 2011.

Giá bất động sản tại Trung Quốc đang trong trạng thái “rơi tự do” bởi các công ty bất động sản cố gắng hoàn thành mục tiêu doanh thu của năm 2011 trong bối cảnh thị trường đi xuống mạnh. Nhóm công ty bất động sản lớn nhất đang hạ mạnh giá bán nhà tại Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến trong những tuần gần đây, xu thế này còn lan sang cả nhóm thành phố cấp 2 và cấp 3 như Hàng Châu, Hợp Phì và Trùng Khánh.

Tại Trùng Khánh, công ty bất động sản Hutchison Whampoa của Hồng Kông hạ giá tới 32% đối với dự án Cape Coral. Ông Alan Chiang Sheung-lai thuộc công ty bất động sản DTZ nhận định với South China Morning Post: “Cuộc chiến giá cả giữa các công ty bất động sản bắt đầu.”

Vào đầu tháng 9/2011 khi công ty bất động sản tại Thượng Hải bắt đầu giảm giá bán nhà, xu thế này đã tiếp tục đến hiện nay. Các chuyên gia phân tích cho rằng việc giá bán bất động sản hạ có thể khiến Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo nới lỏng một số quy định thắt chặt, hạn chế với hoạt động mua căn nhà thứ 2, vốn được đưa ra với mục tiêu hạ nhiệt thị trường.

Họ đã sai lầm. Sau buổi họp của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc vào ngày 29/10/2011, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã khẳng định lại quan điểm chính sách của chính phủ Trung Quốc, theo đó, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục áp dụng chặt chẽ chính sách hiện tại trong những tháng tới để cho người dân thấy tác động từ biện pháp hạn chế của chính phủ.

Từ sau đó, hoạt động bán tháo tăng mạnh bởi các công ty bất động sản cạnh tranh với nhau để “xả hàng”. Công ty bất động sản Excellence Group thậm chí còn cho biết họ đang bán căn hộ ở thành phố Huệ Châu chỉ ngang giá thành.

Chuyên gia Oscar Choi thuộc Citigroup tin rằng giá bất động sản có thể giảm thêm 10% trong năm 2012, thế nhưng ước tính này còn chưa hoàn toàn đầy đủ. Ngay cả nhiều chuyên gia bất động sản thuộc nhà nước còn bi quan hơn. Chuyên gia Cao Jianhai thuộc Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc dự báo giá bất động sản tại Trung Quốc có thể giảm cao nhất tới 50% nếu chính phủ tiếp tục các biện pháp hạ nhiệt.

Dù nhiều chuyên gia tại Bắc Kinh đang cho rằng giá bất động sản có thể giảm một nửa trong vài tháng, chúng ta có thể chắc chắn rằng cuối cùng đà bán tháo trên thị trường sẽ còn kinh khủng hơn. Thị trường sẽ bán tháo cả trái phiếu và cổ phiếu của các công ty bất động sản.
Đình Hảo
Theo TTVN/Forbes
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc bất ngờ hủy mua 7 tỷ USD tài sản BP

Thứ hai, 07/11/2011 20:49

Động thái này có ảnh hưởng bất lợi tới BP khi tập đoàn này vẫn đang phải khắc phục hậu quả của vụ nổ giàn khoan hồi tháng 4 năm ngoái.

fc17c_BP.jpg


Ngày 6/11/2011, Tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNOOC tuyên bố hủy kế hoạch mua lại 60% cổ phần của BP trong công ty Pan American Energy (PAE) ở Argentina.

Đây được cho là một động thái có ảnh hưởng bất lợi tới BP khi mà tập đoàn này vẫn đang khắc phục những hậu quả mà vụ nổ giàn khoan hồi tháng 4 năm ngoái gây ra.

BP từng hy vọng vụ bán tài sản ở Argentina này sẽ giúp hãng có thêm một khoản để giải quyết thảm họa tràn dầu. Đây cũng là một trong những thỏa thuận bán tài sản lớn nhất của BP sau sự cố lịch sử.

Do thỏa thuận bị hủy, BP sẽ phải trả lại 3,5 tỷ USD tiền đặt cọc. Lý do của việc hủy thương vụ không được các bên liên quan công bố cụ thể.

Dù còn nhiều thách thức sau vụ nổ giàn khoan, tình hình làm ăn của BP gần đây đã có tiến triển tốt. Tháng 10 vừa qua, hãng này báo mức lợi nhuận quý III đạt 5,14 tỷ USD, gần gấp 3 lần so với mức 1,85 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái.

BP cũng đã tăng kế hoạch bán tài sản lên mức 45 tỷ USD. Với thỏa thuận bán cổ phần trong PAE bị hủy, cho tới thời điểm này, BP đã bán được 19 tỷ USD từ sau vụ nổ giàn khoan.
Nguồn VnEconom
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Nhiều chủ doanh nghiệp Trung Quốc tự tử, chạy trốn vì vay nặng lãi




(Cafef) Tại Ôn Châu, ít nhất khoảng 90 chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn khỏi thành phố, 2 trong số họ đã tự sát. Họ phải vay với lãi suất đến 7%/tháng.

Vài giờ sau khi một chủ nợ cùng vây cánh của ông ta làm loạn tại một tiệm cafe ở Ôn Châu, Zhong Maojin cho biết anh sẽ không thực hiện theo yêu cầu của họ.

Họ muốn lấy của anh một trong những cửa hàng thuốc trong chuỗi cửa hàng mà anh xây dựng được bằng tiền vay của một số chủ nợ tư nhân khác. Anh Zhong nói với chủ nợ: “Nếu muốn, chẳng thà anh chặt ngón tay tôi đi còn hơn.”

Nếu cho chủ nợ trên quyền quản lý cửa hàng, anh sẽ không thể trả nợ được cho khoảng 130 chủ nợ khác. Hiện anh đang vay tới 30 triệu nhân dân tệ tương đương khoảng 4,7 triệu USD với lãi suất lên tới 7%/tháng để mở rộng hoạt động kinh doanh. Phần lớn người cho anh vay tiền đều là hàng xóm già, những người đã thế chấp nhà của họ.

Hiện nay tại Ôn Châu, ít nhất khoảng 90 chủ doanh nghiệp khác đang trong tình trạng giống như Zhong, họ đã bỏ trốn khỏi thành phố, 2 trong số họ đã tự sát. Một trong số đó là người chuyên sản xuất giầy, anh đã nhảy từ tầng 22 xuống đất.
400 nghìn doanh nghiệp tại thành phố Ôn Châu – Trung Quốc đang đối đầu với nhiều khó khăn về tài chính bởi chi phí tăng cao, lãi suất vay tiền trên thị trường tín dụng đen tăng chóng mặt và tín dụng thắt chặt bất ngờ.

Tình trạng tương tự diễn ra trên khắp Trung Quốc bởi nhiều doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc phụ thuộc vào hệ thống tín dụng không chính thức chứ không phải các ngân hàng để hoạt động.

Tình trạng khốn khổ của doanh nghiệp tại Ôn Châu đã khiến Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo vào ngày 04/10/2011 phải đến thành phố nằm cách Thượng Hải 230 dặm (370 kilomet) này và cam kết hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn.

Từ đó đến nay, ngân hàng nhà nước và địa phương tại Ôn Châu đã thông báo biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, hỗ trợ tín dụng, hạn chế lãi suất cho vay và thẳng tay trừng trị hành vi dùng bạo lực. Dù vậy, Zhong cho biết các biện pháp mới không mang lại nhiều thay đổi.

Ông Tao Dong, chuyên gia thuộc Credit Suisse tại Hồng Kông, nhận xét việc hệ thống tín dụng không chính thức tại Trung Quốc sụp đổ cho thấy hệ thống cấp vốn thiếu điều tiết dễ chịu tác động như thế nào khi tín dụng thắt chặt và chủ nợ mất niềm tin. Nguồn cung tiền đã thu hẹp mạnh bởi chính phủ hạn chế tín dụng, kiềm chế lạm phát.
Minh Long
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc “trả giá đắt” cho thành công trong kiềm chế lạm phát



Nếu nhìn qua, số liệu mới nhất dường như cho thấy kinh tế Trung Quốc đã “hạ cánh an toàn”. Mọi chuyện không đơn giản như vậy.

Trung Quốc hiện đã tạm thời kiềm chế được lạm phát, nhưng trong quá trình hạn chế lạm phát tăng cao, chính phủ đã khiến nền kinh tế nói chung thiệt hại không ít, rủi ro kinh tế tăng trưởng chậm lại trở nên lớn hơn rất nhiều.

Nếu nhìn qua, số liệu mới nhất dường như cho thấy kinh tế Trung Quốc đã chuyển hướng đúng đến con đường “hạ cánh an toàn”. Trong khoảng thời gian 1 năm, lạm phát tháng 10/2011 đã xuống mức 5,5% từ 6,1% của tháng trước đó. Hoạt động đầu tư, yếu tố quan trọng giúp kinh tế Trung Quốc phát triển, tăng trưởng đều đặn 24,9%/năm.

Tuy nhiên Trung Quốc đang đối đầu với nhiều vấn đề trong hệ thống ngân hàng, lĩnh vực tư nhân và tồi tệ nhất trong lĩnh vực bất động sản.

Tất nhiên không phải chính phủ Trung Quốc không biết những vấn đề này, nhưng họ vẫn còn hoài nghi về việc liệu khi giải quyết, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có tiếp tục tăng trưởng mạnh hay không.

Khi khủng hoảng nợ tiếp tục căng thẳng và kinh tế Mỹ còn phục hồi chậm chạp, nếu các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sai lầm, tăng trưởng kinh tế đi xuống mạnh, kinh tế toàn cầu phải chịu một rủi ro không ai mong muốn.

Ông Liu Li-Gang, chuyên gia kinh tế trưởng tại ANZ, cho rằng: “Chúng tôi đã chứng kiến thị trường bất động sản Trung Quốc bước vào thời kỳ suy giảm. Khi yếu tố bên ngoài đã xấu đi quá nhiều, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cần phải rút bớt đi chính sách thắt chặt và nới lỏng chính sách tiền tệ ngay lập tức.”

Vào tháng 10/2011, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã phát đi tín hiệu rằng chính phủ Trung Quốc sẵn sàng chuyển hướng chính sách. Từ đó đến nay, TTCK Trung Quốc đã tăng được 10% nhưng cho đến nay chính phủ chưa thực sự bắt tay vào làm những gì họ đã tuyên bố.

Tín dụng ngân hàng tăng trưởng nóng giúp kinh tế tăng trưởng ở mức 2 con số nhưng nó khiến các ngân hàng khốn khổ với nợ xấu và lạm phát cao.

Từ tháng 10/2010 đến nay, để đưa nền kinh tế vào tầm kiểm soát, chính phủ Trung Quốc đã nâng lãi suất cơ bản 5 lần và nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc 9 lần và yêu cầu các ngân hàng hạn chế tín dụng dưới mức yêu cầu.

Khi tín dụng bị hạn chế, các ngân hàng lập tức điều chỉnh hoạt động cho vay. Họ cung cấp tiền cho các tập đoàn nhà nước, vốn coi như có rủi ro vỡ nợ thấp hơn. Nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ không tiếp cận được với tín dụng.

Nền kinh tế chịu một hậu quả không mấy dễ chịu. Nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp khoảng 60% GDP và 80% việc làm nhưng lại không thể vay được tiền.

Tại trung tâm doanh nghiệp Trung Quốc ở thành phố Ôn Châu, hàng loạt doanh nghiệp nhỏ phá sản, chính phủ Trung Quốc không khỏi lo lắng. Trong tháng qua, chính phủ Trung Quốc buộc đã phải đưa ra một số biện pháp hỗ trợ để giúp giảm bớt tình trạng khan vốn.

Thị trường bất động sản Trung Quốc không nhận được sự hỗ trợ nào như vậy.

Việc giữ cho giá bất động sản không tăng quá nóng tốt cho “sức khỏe” dài hạn của nền kinh tế, tuy nhiên chiến lược của chính phủ, ví như hạn chế số lượng nhà mà một người được mua, có thể khiến thị trường sụp đổ chứ không phải hạ nhiệt dần dần.

Tháng 10/2011, một tháng mà hoạt động mua nhà thường rất sôi động, khối lượng giao dịch giảm tới 25% so với cùng kỳ.

Ông Zhang Zhiwei, chuyên gia kinh tế tại Nomura Holdings, cho rằng khi chính phủ muốn đẩy mạnh phát triển nhà công cộng, sự sụt giảm của đầu tư cá nhân sẽ được bù đắp, thế nhưng quá trình này còn lâu mới chắc chắn thành công.

Khi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đưa ra tuyên bố của mình, các công ty bất động sản đã có thể thở phào. Từ đó đến nay ông lại nhấn mạnh rằng biện pháp kiềm chế giá nhà sẽ vẫn được thực thi bất chấp việc các công ty kinh doanh bất động sản khó khăn đến thế nào đi nữa.

Trên website của chính phủ, ông tuyên bố: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng ta sẽ không nới lỏng chính sách với lĩnh vực bất động sản.” Ở thời điểm rủi ro kinh tế tăng trưởng chậm lại đang vượt qua lạm phát để trở thành rủi ro lớn nhất mà Trung Quốc phải đối đầu, chính sách thiếu linh hoạt như vậy thật nguy hiểm.
Ngọc Diệp
Theo TTVN/FT
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
TTCK Trung Quốc có dự báo về sự sụp đổ của kinh tế Trung Quốc?


Thứ Ba, 22/11/2011, 17:38

newsmanager122173908.jpg


(vinacorp.vn) TTCK Trung Quốc không dự báo về một sự sụp đổ hay bùng nổ nhưng tiên liệu về con đường khó khăn trước mắt.

Đối với một đất nước hiện đang là điểm tựa của kinh tế toàn cầu, thị trường chứng khoán Trung Quốc chỉ tồn tại bên lề, thị trường đóng kín với người nước ngoài và bị coi như sòng bạc chứ không phải nơi phân bổ nguồn vốn hiệu quả.

Thế nhưng đáng để nhìn vào thị trường Trung Quốc bởi một lý do khác. Thị trường mang đến cho thế giới một chỉ báo quan trọng về nền kinh tế nội địa.

Cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Thượng Hải bắt đầu giảm vào cuối năm 2007, một năm trước khi cơn “sóng thần” khủng hoảng tài chính toàn cầu dội đến Trung Quốc. Thị trường hồi phục vào cuối năm 2008, trước khi kinh tế phục hồi mạnh. Từ đó đến nay, thị trường biến động đi xuống cùng với sự suy giảm dần của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.

Vậy thị trường chứng khoán Trung Quốc hiện nay nói gì về kinh tế Trung Quốc? Nó không dự báo về một sự sụp đổ hay bùng nổ nhưng dự báo về con đường khó khăn trước mắt.

Theo thuật ngữ kinh tế Trung Quốc, điều này đồng nghĩa với tăng trưởng quanh mức 8%, đáng để các nước khác ghen tỵ nhưng thấp hơn nhiều so với mức độ tăng trưởng 2 con số Trung Quốc đã đạt được trong suốt thập kỷ qua.

Ông Sun Jianbo, trưởng bộ phận chiến lược tại công ty chứng khoán China Galaxy Securities hàng đầu Trung Quốc, nhận xét: “Nhìn từ triển vọng ngắn hạn, chính sách đã nới lỏng phần nào và nó sẽ hỗ trợ quan trọng cho giá cổ phiếu, thế nhưng trong dài hạn, khoảng từ 3 đến 5 năm tới, sẽ chẳng có bước đột phá nào và thị trường sẽ vẫn trong trạng thái đi ngang.”

Giá cổ phiếu trên khắp thế giới được coi như chỉ báo qun trọng về lợi nhuận doanh nghiệp và rộng hơn, là yếu tố kinh tế căn bản.

Tại Trung Quốc, còn một yếu tố quan trọng giúp thị trường chứng khoán trở thành hàn thử biểu quan trọng cho việc khi nào Trung Quốc đang trong chu kỳ tăng trưởng. Thực tế ở Trung Quốc, nhà đầu tư có rất ít lựa chọn đầu tư, vì vậy thị trường chứng khoán trở nên nhạy cảm so với các điều kiện về thanh khoản hơn so với nhiều nền kinh tế khác. Tình hình thanh khoản cuối cùng cũng tác động đến tiêu dùng bán lẻ và sản xuất công nghiệp.

Tháng 10/2011, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo công bố sẽ điều chỉnh chính sách kinh tế khi lạm phát đang hạ nhiệt. Chính sách thắt chặt đã được áp dụng suốt trong 1 năm qua có thể sẽ được điều chỉnh.

Từ đó đến nay, TTCK đã tăng khoảng 5% từ khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo đưa ra tuyên bố về định hướng nới lỏng, nhà đầu tư dự báo nhiều hơn về khả năng trên thế nhưng cho đến nay, mức tăng còn hạn chế bởi chính phủ Trung Quốc chưa đưa ra quyết định nào rõ ràng.

Ngọc Diệp theo TTVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc sắp tập trận ở Thái Bình Dương

Trung Quốc vừa tuyên bố sẽ tiến hành diễn tập hải quân thường niên ở Tây Thái Bình Dương cuối tháng này. Đây là "tập trận thông thường, không nhằm vào bất kỳ quốc gia hay mục tiêu cụ thể nào, phù hợp với thực tiễn cũng như quy định quốc tế".

Tuyên bố tiến hành diễn tập hải quân, Trung Quốc nhấn mạnh rằng, họ có quyền làm như vậy trong bối cảnh khu vực ngày càng lo ngại về sức mạnh quân sự đang trỗi dậy của nước này.


20111123180855_tau.jpg

Ảnh: Wordpress

Trung Quốc đang xây dựng các tàu ngầm mới, tàu nổi và tên lửa đạn đạo chống hạm như một phần nỗ lực hiện đại hóa lực lượng hải quân. Và tháng 8 vừa qua, họ đã tiến hành thử nghiệm trên biển tàu sân bay đầu tiên được tân trang từ một tàu Liên Xô cũ.

"Đây là cuộc tập trận thông thường, được lên kế hoạch trước. Nó không nhằm vào bất kỳ quốc gia hay mục tiêu cụ thể nào và phù hợp với thực tiễn cũng như quy định quốc tế", một tuyên bố hai dòng trên trang web của bộ Quốc phòng Trung Quốc nêu.

"Tự do hàng hải của Trung Quốc và các quyền hợp pháp khác không nên bị cản trở", tuyên bố nhấn mạnh và không đề cập chi tiết về địa điểm diễn tập.

Việc Trung Quốc ngày càng với dài hơn, xa hơn trên các vùng biển khu vực đã làm gia tăng những lo ngại trong khu vực rằng, nó sẽ khiến các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ lâu dài tại ở những khu vực giàu tài nguyên trên biển thêm căng thẳng, cũng như có thể làm tăng tốc độ mở rộng quân sự ở khắp châu Á.

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Australia Julia Gillard đã công bố kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương với 2.500 lính thuỷ đánh bộ Mỹ hoạt động ở căn cứ phía bắc Australia. Trong bài phát biểu trước quốc hội Australia, ông Obama nói rằng, ông đã "thực hiện một quyết định thận trọng và chiến lược. Là một quốc gia Thái Bình Dương, Mỹ sẽ đóng vai trò lớn hơn và lâu dài hơn trong việc định hình khu vực này và tương lai của nó", đồng thời khẳng định, động thái này không nhằm mục đích cô lập Trung Quốc.

Trong năm qua, Trung Quốc đã có những đụng độ trên biển với Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á. Các vụ việc như va chạm tàu, xâm nhập lãnh thổ trên biển... thường không lớn nhưng phản ứng ngoại giao lại bị "đun nóng".

Căng thẳng hàng hải hiện vẫn tồn tại ở Biển Đông - vùng biển với những tuyến vận chuyển trọng yếu trị giá khoảng 5 nghìn tỉ USD/năm trong thương mại thế giới, cũng là nơi được cho là giàu tài nguyên năng lượng. Các phương tiện truyền thông chính thống Trung Quốc cho rằng, xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh là để tương xứng với vị thế đang lên của Trung Quốc, cũng là bước đi cần thiết trong nỗ lực đảm bảo các lợi ích quốc gia ngày càng được toàn cầu hóa.

Thái An (theo Reuters)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Đồng nhân dân tệ khó “đe dọa” được vị thế của đồng USD trong 5 năm tới





Việc đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền quốc tế nhanh đến đâu còn tùy thuộc vào việc nó được chấp nhận trong thương mại như thế nào.

Theo Ủy ban kinh tế và an ninh Mỹ - Trung, đồng nhân dân tệ có thể đe dọa đến sự thống trị của đồng USD Mỹ trong khoảng từ 5 đến 10 năm tới.

Thế nhưng dựa trên số liệu mới nhất, dự báo trên có thể quá sớm. Ngược lại với những gì người ta tưởng, dấu hiệu từ Trung Quốc cho thấy hoạt động quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của nước này đang chững lại, thực ra trên nhiều phương diện nó chưa bao giờ phát triển cả.

Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho thấy lượng giao dịch bằng đồng nhân dân tệ liên biên giới giảm trong quý 3/2011 và như vậy ghi nhận quý giảm đầu tiên tính từ khi Trung Quốc bắt đầu dùng đồng nhân dân tệ cho hoạt động xuất, nhập khẩu vào tháng 6/2009.

Ông Dariusz Kowalczyk, chiến lược gia tại ngân hàng Crédit Agricole, nhận xét: “Thông tin mới không khỏi gây sốc bởi người ta tưởng mọi chuyện đang diễn ra rất tốt. Việc đồng nhân dân tệ trở thành đồng tiền quốc tế nhanh đến đâu còn tùy thuộc vào việc nó được chấp nhận trong thương mại như thế nào.”

Thương mại là nguồn mang đến thanh khoản đồng nhân dân tệ quan trọng cho thị trường quốc tế, vì vậy nếu thanh khoản chững lại, giá tài sản Trung Quốc ở nước ngoài cũng sẽ có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.

Sau 2 năm tăng không ngừng, so với quý 2/2011, khối lượng giao dịch bằng đồng nhân dân tệ trong quý 3/2011 giảm 2% xuống 583 tỷ nhân dân tệ tương đương 92 tỷ USD.

Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc cũng còn nhiều điều để lo lắng, các chuyên gia ngân hàng ước tính chỉ một phần rất nhỏ trong tổng khối lượng giao dịch 2.050 tỷ nhân dân tệ trong thương mại tính từ năm 2009 được thực hiện bởi công ty bên ngoài Trung Quốc đại lục và Hồng Kông.

Theo FT đưa tin vào tháng 1/2011, một trong những lý do quan trọng khiến giao dịch bằng đồng nhân dân tệ trong thương mại phát triển chính là công ty thuộc Trung Quốc đại lục giao dịch với chính chi nhánh của họ tại Hồng Kông. Hoạt động này đã suy giảm trong quý 3/2011. Chỉ duy nhất 8% trong tổng khối lượng giao dịch thực sự diễn ra giữa công ty Trung Quốc và công ty ở nước ngoài.
Minh Long
Theo TTVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Jim Chanos: Hệ thống ngân hàng Trung Quốc được xây trên cát



(VSG) Người được mệnh danh “huyền thoại bán khống” nổi tiếng thế giới khẳng định hệ thống ngân hàng Trung Quốc cực kỳ dễ đổ vỡ.


Trong chuyến đi gần đây tới Hồng Kông và Úc, Jim Chanos đã đưa ra một số nhận xét về tình hình kinh tế Trung Quốc và đưa ra một số nhận định: “Tôi nghĩ chúng ta có lý do để bi quan hơn. Có thể nhìn thấy rõ bằng chứng cho nỗi lo lắng của chúng ta tại Úc – nền kinh tế có mối ràng buộc trực tiếp với Trung Quốc nay đang khó khăn.”

Bình luận về Trung Quốc và hệ thống ngân hàng Trung Quốc, ông nói: “Chính phủ Trung Quốc không có tiền và vấn đề chính ở chỗ đó. Hệ thống ngân hàng Trung Quốc cực kỳ dễ đổ vỡ và đó là thông điệp mà tôi muốn mọi người biết.”

Jim Chanos nhớ lại: “Trong 2 cuộc khủng hoảng gần nhất vào năm 1999 và năm 2004 khi đó tình trạng nợ xấu trở nên cực kỳ căng thẳng tại Trung Quốc ngay cả khi kinh tế không suy thoái, tiềm lực vốn của các ngân hàng Trung Quốc không tốt như chúng ta. Hệ thống ngân hàng Trung Quốc được xây trên cát lầy và nhiều người không nhận ra điều này. Khi họ nói đến khoản dự trữ ngoại hối 3 nghìn tỷ USD, họ đã quên rằng còn cả đống nợ đằng sau nó.”

Đối với kinh tế Trung Quốc, Jim Chanos phân tích: “Giá và giao dịch bất động sản đang bắt đầu sụt giảm. Chúng ta đã nhìn thấy điều này vào tháng 8/2011 và nó đang kéo dài đến tận tháng 11/2011. Giao dịch tại các thành phố cấp 1 và 3 giảm đến 40 – 50% so với cùng kỳ. Chúng ta còn phải chứng kiến nhiều cuộc biểu tình tại một số văn phòng công ty bất động sản bởi người dân nhận ra rằng cuối cùng giá bất động sản sẽ còn hạ hơn nữa. Thị trường đang hy vọng về khả năng chính phủ Trung Quốc sẽ nới lỏng chính sách. Tôi không mong khả năng nới lỏng xảy ra.”

Ông khẳng định: “Hệ thống ngân hàng sẽ cần phải được tái cấp vốn tại. Chuyên gia kinh tế Stephen Roach và nhiều người khác tin người tiêu dùng Trung Quốc sẽ chi tiêu mạnh. Ở thời điểm nào đó, mọi chuyện sẽ như vậy. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi của kinh tế Trung Quốc hẳn sẽ chẳng mấy dễ dàng. Hiện nay, vai trò của người tiêu dùng Trung Quốc trong kinh tế Trung Quốc đang giảm đi.”

Minh Long
Theo TTVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Lạ lùng ào ạt mua lá vải thiều vào giai đoạn nhạy cảm

Lá vải thiều khô đang được thu mua ồ ạt, trong khi cây chuẩn bị ra hoa. Nếu tỉa cành để lấy lá với số lượng lớn thì sẽ làm cho cây chuyển sang ra lộc, thay vì ra hoa, ảnh hưởng lớn năng suất, sản lượng của cả vụ.


Để xuất khẩu?
Gần một tháng nay, nhà ông Nguyễn Đăng Đạo (thôn Áp, xã Tân Quang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) tấp nập người đến bán lá vải thiều khô.

Ông Đạo cho biết: Đã cân và đóng bao được gần 100 tấn lá, chủ yếu là lá vải thiều khô. Giá mua vào là 1.000 đồng/kg nên khá nhiều người đến bán. Ngoài người trong xã, có cả người dân các xã lân cận, thậm chí ở huyện Lục Nam, đến bán. Nhiều người cho rằng, lá vải thiều khô chẳng có tác dụng, để lại chỉ làm hỏng vườn, chát đất, nên họ gom đem bán.

071211_thoi-su_mua-la-vai-thieu01.jpg


Ông Duy chỉ cho phóng viên xem những bao lá vải thiều khô vừa thu mua được.

Theo ông Đạo, đơn vị thu mua là một doanh nghiệp có trụ sở tại Hà Nội tên là Cty TNHH Lâm Sơn, do ông Sơn, trước đây làm việc tại Sở NN&PTNT Bắc Giang làm giám đốc; ông Sơn đang ở Hàn Quốc nên không liên lạc được. Yêu cầu thu gom là lá vải thiều khô, tương đối lành lặn, sạch sẽ (lẫn một chút lá nhãn khô cũng được). Đơn vị đã ứng trước cho ông 100 triệu đồng để thuê nhà kho và thu mua của người dân.

Cty này cũng cung cấp cho ông bao bì và dây khâu để ông đóng gói. Theo ông, sau khi đóng bao tại nhà, lá khô được chuyển về một cơ sở tại Hà Nội để ép và sau đó xuất khẩu sang Nhật Bản. Cty đang lắp đặt dây chuyền nên chưa đưa lá vải thiều về Hà Nội được.

“Sau khoảng nửa tháng nữa, dây chuyền hoàn thành thì chúng tôi sẽ thu mua nhiều hơn. Họ cũng khẳng định là số lượng thu mua không hạn chế, có bao nhiêu họ cũng mua hết. Nhưng tôi cũng băn khoăn không biết họ thu mua lá vải thiều khô để làm gì”, ông Đạo nói.

Một điểm thu mua khác ở nhà ông Nguyễn Bá Duy (thôn Trung Nghĩa, xã Nghĩa Hồ, huyện Lục Ngạn) trưng biển thu mua lá vải thiều cách đây vài ngày. Giá thu mua là 800 - 1.000 đồng/kg, nhưng do mới triển khai nên ông chỉ thu mua được vài tạ.

Ông Duy nói mình thu mua giúp bà Đỗ Thị Thuý (Lâm trường Lục Ngạn) và hưởng hoa hồng 20 đồng/kg. Ngoài cơ sở của ông, bà Thuý còn đặt điểm thu mua tại nhiều nơi như ở xã Phượng Sơn, Hồng Giang, Kiên Thành, Tân Mộc… Tuy nhiên, khi phóng viên xin số điện thoại của bà Thủy, ông cung cấp một số điện thoại không tồn tại.

071211_thoi-su_mua-la-vai-thieu02.jpg


Kho của nhà ông Đạo đầy những bao tải lá vải thiều khô .

Vải sẽ không ra hoa nếu…
Ông Chu Văn Báo, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn, cho biết: Hiện không phải là thời điểm tỉa cành, tạo tán chính trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây vải thiều; nếu tỉa cành để lấy lá với số lượng lớn thì sẽ làm cho cây chuyển sang ra lộc, thay vì ra hoa, ảnh hưởng lớn năng suất, sản lượng của cả vụ.

Lục Ngạn là huyện có sản lượng vải thiều lớn nhất nước, đồng thời là địa phương chính cung cấp vải thiều tươi sang thị trường Trung Quốc. Vụ vải thiều năm 2011, tỉnh Bắc Giang xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 69 nghìn tấn, bằng hơn 70% sản lượng vải thiều của huyện Lục Ngạn. Năm 2011, có hơn 100 thương nhân Trung Quốc sang tận Lục Ngạn đặt điểm cân.

Việc thu mua lá vải thiều diễn ra vào giai đoạn nhạy cảm (không phải là lúc thu hoạch quả xong) nên một số người lo ngại đây có thể là chiêu tương tự thu mua ốc bươu vàng, mèo, đỉa… thời gian qua.

Mục đích mù mờ
Theo ông Nguyễn Văn Bảo, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Lục Ngạn, cách đây vài tháng có một doanh nghiệp gửi văn bản đến thông báo về việc thu mua lá vải thiều và đề nghị Hội thông báo cho các hội viên được biết. Thấy giá thu mua thấp nên Hội không triển khai.

Sau đó, doanh nghiệp này tự tìm đến chi hội nông dân các xã để triển khai. Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Quang nói rằng, cơ sở trên chỉ báo cáo bằng miệng với Hội và sau đó làm việc trực tiếp với chi hội trưởng các thôn; ông Nguyễn Đăng Đạo là Chi hội trưởng nông dân thôn Áp. Cty không nói mục đích thu mua lá vải thiều khô.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng Lục Ngạn, nói: “Lá vải chỉ là sản phẩm phụ của cây, mùa này thì nhà nào chả phải quét dọn cho sạch. Việc thu mua lá vải thiều cũng không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên chúng tôi chưa kiểm tra. Tôi thấy việc thu mua này là bình thường”.

Theo Tiền phong
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Xuất khẩu Trung Quốc sẽ cực kỳ khó khăn trong năm 2012




Tháng 11/2011, đồng nhân dân tệ suy yếu mạnh nhất trong hơn 1 năm, diễn biến này có thể khiến các nhà hoạch định chính sách Mỹ cảm thấy bất bình.

Chi phí tại nội địa tăng cao cũng như nhu cầu hàng hóa Trung Quốc của nước ngoài giảm sẽ gây ra nhiều áp lực đối với xuất khẩu của Trung Quốc trong năm 2012, dấu hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ khó có thể để đồng nhân dân tệ tăng giá.

Bộ Thương mại Trung Quốc công bố chính sách tăng lương cùng với giá đất, chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao, đồng nhân dân tệ đang hạn chế đà tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc.

Ông Wang Shouwen, quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc, khẳng định dù Trung Quốc có thể tăng trưởng được xuất khẩu miễn khủng hoảng châu Âu không xảy ra, Trung Quốc cần tập trung vào củng cố mối quan hệ với các thị trường mới nổi.

Tháng 11/2011, đồng nhân dân tệ suy yếu mạnh nhất trong hơn 1 năm, diễn biến này có thể khiến các nhà hoạch định chính sách Mỹ và các ứng cử viên tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2012 cảm thấy bất bình. Việc Trung Quốc liên tục có thặng dư thương mại từ khi gia nhập WTO cách đây 1 thập kỷ đã giúp nước này có được thặng dư thương mại 3,2 nghìn tỷ USD và khiến Mỹ trở thành con nợ lớn nhất của Trung Quốc.

Ông Dariusz Kowalczyk, chuyên gia kinh tế cao cấp tại Credit Agricole CIB tại Hồng Kông, nhận định: “Khả năng đồng nhân dân tệ tăng giá rất hạn chế và đồng nhân dân tệ sẽ còn biến độn mạnh hơn. Dường như Trung Quốc đang cố gắng bằng mọi cách để bảo vệ xuất khẩu khi môi trường quốc tế trở nên xấu hơn.”

Phiên giao dịch ngày hôm nay, đồng nhân dân tệ không thay đổi nhiều ở mức 6,3628 nhân dân tệ/USD sau khi hạ mạnh vào trước đó.

TTCK thế giới phiên hôm nay tăng điểm bởi nhà đầu tư dự báo lãnh đạo các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ thống nhất về biện pháp cứu châu Âu trong buổi họp thượng đỉnh vào ngày mai.

Chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương tăng 0,9% tính đến 2h chiều tại thị trường Tokyo. Đồng won tăng mạnh so với các đồng tiền khác tại châu Á và giao dịch ở mức 1.126,98 won/USD.

Đình Hảo

Theo TTVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Trung Quốc có thể liên tục nới lỏng chính sách tiền tệ



Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Âu ngày một giảm.


Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và các quan chức kinh tế trong buổi họp để bàn về chính sách kinh tế năm 2012 sắp tới có thể bổ sung thêm gói kích cầu khi thặng dư thương mại toàn cầu ngày một giảm, khủng hoảng nợ châu Âu tác động xấu đến xuất khẩu của Trung Quốc.

Tháng 11/2011, xuất khẩu tăng trưởng 13,8% so với cùng kỳ năm 2010, mức tăng trưởng thấp nhất từ năm 2009.

Thặng dư thương mại giảm và dấu hiệu cho thấy dòng vốn đã bắt đầu ra khỏi Trung Quốc có thể khiến chính phủ tiếp tục hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc để duy trì tăng trưởng kinh tế. Xuất khẩu sang Đức và Italy giảm đang gây ra không ít sức ép lên nhóm thị trường mới nổi. Hôm qua, nhân dịp kỷ niệm 10 năm gia nhập WTO, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cảnh báo rằng kinh tế toàn cầu đương đầu với nhiều thách thức lớn.

Ông Shen Jianguang, chuyên gia kinh tế tại công ty chứng khoán Mizuho Securities, nhận xét: “Dòng vốn sẽ tiếp tục bị rút ra khỏi Trung Quốc và thặng dư thương mại sẽ còn giảm sâu hơn. Nhiều khả năng trong quý 1/2012, Trung Quốc sẽ phải chịu thâm hụt thương mại.” Ông Shen trước đây từng làm việc tại Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Hôm nay, TTCK tại Trung Quốc giảm phiên thứ 3 bởi lo ngại tăng trưởng kinh tế sẽ đi xuống nhiều hơn sau khi chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ duy trì các biện pháp thắt chặt chính sách trên thị trường bất động sản vào năm 2012. Chỉ số Shanghai Composite của TTCK Trung Quốc hạ 0,5% và hướng đến mức đóng cửa thấp nhất từ tháng 3/2009.

Tại thị trường Thượng Hải, đồng nhân dân tệ tăng giá và giao dịch với 6,3594 nhân dân tệ/USD sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nâng tỷ giá đồng nhân dân tệ. Nhà đầu tư đang giảm dự báo về khả năng đồng nhân dân tệ tăng giá.

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Liên minh châu Âu, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2010, tốc độ chỉ bằng ¼ so với tốc độ tăng trưởng của tháng 7 và tháng 8/2011. Doanh số bán hàng sang Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, hạ 1,6%; xuất khẩu sang Italy giảm tháng thứ 3 liên tiếp. Ngược lại, xuất khẩu của Trung Quốc sang Malaysia tăng 34,9% còn xuất khẩu sang Braxin tăng 26,4%.
Minh Ngọc
Theo TTVN