Nhà cách mạng - Khuất Duy Tiến - Quê ở Trạch Mỹ Lộc
Khuất Duy Tiến (1909 – 11 tháng 2 năm 1984), nguyên phó bí thư thành uỷ Hà Nội, chủ tịch uỷ ban hành chính kháng chiến thành phố Hà Nội trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, lãnh đạo của thành phố Hà Nội trong một thời gian dài[2]. Ông quê thôn Thuần Mĩ, xã Thạch Mĩ Lộc, huyện Tùng Thiện, Hà Tây (nay là huyện Phúc Thọ, Hà Nội).
Sau khi học tiểu học ở quê, ông vào Trường Bưởi tại Hà Nội song học đến năm thứ 3 thì bị đuổi học vì tham gia để tang Phan Chu Trinh và đòi thả Phan Bội Châu. Ông tiếp tục học Trường tư Trương Minh Sanh.
Năm 1927, ông đỗ Cao đẳng Thương mại Hà Nội và gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội cũng thời gian này. Năm 1928, ông gia nhập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, hoạt động trong phong trào công nhân ở Nam Định, sau đó vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 3-1930, ông là Tỉnh uỷ viên Tỉnh uỷ Nam Định, tháng 11 nǎm đó là Uỷ viên thường vụ Xứ uỷ Bắc Kỳ.
Năm 1930, ông gia nhập và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông là Bí thư Tỉnh ủy Nam Định kiêm Thái Bình.
Ông bị thực dân Pháp bắt và đưa đi tù hai lần rồi vượt ngục.
Năm 1945, ông trở thành Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội kiêm Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, năm 1947 giữ chức Trưởng phòng Dân quân Bộ Tổng chỉ huy Quân đội, năm 1948 chuyển sang làm Đổng lý sự vụ Bộ Nội vụ, năm 1952 giữ chức Ủy viên Ủy ban Kháng chiến Hành chính Liên khu 4 và chuyển vị trí một số lần đến 1957.
Sau thời gian bệnh nặng, ông từ trần vào năm Giáp Tý ngày 11-2-1984, thọ 74 tuổi, an táng tại nghĩa trang Mai Dịch Hà Nội
Tên ông được dùng để đặt cho một đường phố của Hà Nội, nối từ ngã tư Trần Duy Hưng - Hòa Lạc đến đường Nguyễn Trãi.