Các phong tục tập quán Việt Nam: Đậm đà bản sắc dân tộc
Các phong tục tập quán Việt Nam: Đậm đà bản sắc dân tộc
Phong tục tập quán có thể hiểu là những thói quen hay chuẩn mực trong cuộc sống hằng ngày và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống nên các phong tục tập quán Việt Nam cũng vì thế mà đa dạng không kém.
Đáng tự hào hơn khi một số phong tục mang đậm nét văn hóa của dân tộc đã không ít lần được thế giới công nhận và vinh danh. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua một số phong tục tập quán đặc sắc của dân tộc để cùng nhau bảo tồn, lưu truyền và phát triển món quà thiêng liêng này của cha ông nhé!
Nét văn hóa đặc trưng của dân tộc trong từng phong tục tập quán thể hiện như thế nào? @vntrip
1. Tục ăn trầu - Giao tiếp
Từ xưa Việt Nam ta có câu "miếng trầu là đầu câu chuyện" nên miếng trầu đi đôi với lời chào. Không chỉ là "đầu trò tiếp khách" mà trầu còn là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ biến trong các lễ tế gia tiên, lễ cưới, lễ thọ,... Đặc biệt trầu còn rất thân quen với tất cả mọi người, người giàu người nghèo, vùng nào cũng có thể có.
Nét đẹp trong văn hóa giao tiếp đặc trưng của người dân Việt Nam @internet
Tục ăn trầu là một trong các phong tục tập quán Việt Nam thể hiện nét văn hóa đặc trưng trong giao tiếp giữa người và người được ông cha đúc kết và xây dựng. Vì thế, món trầu mang ý nghĩa to lớn phản ánh nếp sinh hoạt độc đáo đậm chất Việt Nam.
2. Tết Nguyên Đán - Lễ tết
Tết Nguyên Đán là Tết lớn nhất trong năm của Việt Nam. Từ thuở "khai quốc", tết Nguyên Đán đã ẩn chứa những giá trị nhân văn thể hiện mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên. Theo quan niệm xưa, tết Nguyên Đán là khởi đầu cho chu kỳ canh tác mới, là lúc để con cháu tưởng nhớ, tri ân tổ tiên và gắn kết và tình làng nghĩa xóm,…
Tết lớn nhất trong năm của người Việt Nam đặc trưng cho văn hóa “uống nước nhớ nguồn” và sự khởi đầu mới @reds.vn
3. Cúng giao thừa - Lễ tết
Giao thừa được xem là thời khắc Đất Trời giao hòa, vạn vật bừng lên sức sống mới. Dân tộc nào cũng xem thời khắc giao thừa là thiêng liêng nhát và có cách bày tỏ riêng. Với dân tộc Việt Nam, giao thừa là một phong tục tập quán thể hiện văn hóa “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn ông hành khiển trông coi nhà và xin ban cho một khởi đầu mới tốt đẹp.
Cúng giao thừa là khoảnh khắc thiêng liêng với tất cả người dân @internet
Đặc trưng trong phong tục cúng giao thừa của dân tộc ta là cúng từ khoảng 23 giờ 10 phút đến 0 giờ 40 phút, cúng từ ngoài trời để tế lễ ông hành khiển đến cúng trong nhà để đón ông bà về vui cùng con cháu. Lễ cúng giao thừa là một trong các phong tục tập quán Việt Nam mà tất cả người đều biết đến và quý trọng.
4. Tết Thanh minh - Lễ tết
Tết Thanh minh đã từng được Nguyễn Du nhắc đến trong Truyện kiều:
“Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh”
Qua đó có thể thấy phong tục tảo mộ trong tiết Thanh minh của dân tộc Việt Nam ta đã có từ lâu đời và có ý nghĩa to lớn. Thanh minh được xem là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí", từ khoảng từ ngày 04/04 đến 21/04 (dương lịch) là lúc “khí trong, trời sáng”.
Mỗi vùng miền sẽ có cách tổ chức lễ Thanh Minh khác nhau @internet
Vào những ngày tiết Thanh minh, con cháu sẽ quây quần sửa chữa, làm mới và cúng lễ tại mộ cho tổ tiên gọi là tảo mộ. Đây cũng là dịp để anh em con cháu sum họp với gia đình. Dù không phải là tết lớn nhưng tết Thanh minh là một trong các phong tục tập quán Việt Namthể hiện văn hóa biết ơn cội nguồn và tình cảm gia đình.
5. Tết trung thu - Lễ tết
Phong tục tết Trung thu không biết đã hình thành từ bao giờ, trải qua hàng ngàn năm, mặt Trăng cũng là một biểu tượng thiêng liêng với người Việt Nam. Hình dáng trăng tròn hay khuyết gắn liền với niềm vui, nỗi buồn, sự đoàn tụ, chia tay. Vì thế, trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu được gọi là Tết đoàn viên.
Tết Trung thu không biết từ bao giờ vô thức đi sâu vào ý thức mỗi người dân Việt Nam về sự sum vầy gia đình @internet
Ý nghĩa của phong tục tập quán tết Trung thu với người dân Việt Nam chính là sự sum vầy. Trong ngày vui này, tất cả mọi người trong gia đình cùng quây quần bên nhau ăn bánh trung thu và thưởng trà trò chuyện, cùng làm cỗ cúng gia tiên. Và tết Trung Thu còn gọi là tết thiếu nhi.
6. Lễ hội cầu an bản Mường - Lễ Hội
Lễ hội cầu an bản Mường là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất của đồng bào dân tộc Thái và Mường tại các tỉnh vùng cao Tây Bắc. Trongcác phong tục tập quán Việt Nam,lễ hội cầu an bản Mường là sinh hoạt mang đậm văn hóa tín ngưỡng của người dân.
Lễ hội cầu an bản Mường mang đậm văn hóa tín ngưỡng dân gian @vanhoa
Lễ hội thường được tổ chức vào cùng dịp Tết Nguyên Đán (cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch hằng năm). Các tục lệ trong ngày lễ bao gồm: tục giết trâu để tế và tạ thần linh thông qua hình tượng thủy thần, thuồng luồng…Và các hoạt động phản ánh đời sống vật chất, tinh thần, tâm linh, sức khỏe và mùa màng của người dân.
7. Lễ hội Đền Hùng - Lễ Hội
Lễ hội Đền Hùng - Phú Thọ theo cách gọi thân quen của người dân là Giỗ tổ Hùng Vương. Với tính chất quốc gia, đây là ngày lễ quan trọng của đất nước với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ của con cháu đối với công ơn dựng nước to lớn của các vị vua Hùng.
Lễ hội Đền Hùng là phong tục tập quán Việt Nam cũng là di sản văn hóa phi vật thể của nhận loại @internet
Với giá trị văn hóa nổi bật và có tầm ảnh hưởng rộng rãi, lễ hội Đền Hùng là một trong các phong tục tập quán Việt Nam vượt qua tầm quốc gia và trở thành là di sản văn hóa phi vật thể của toàn nhân loại. Vào mùng 8 – 11/03 âm lịch, hàng nghìn người từ khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam và quốc tế thành tâm về chiêm bái.
8. Lễ hội đền Gióng - Lễ Hội
Hội Gióng là một lễ hội truyền thống với mục đích tưởng niệm và ca ngợi chiến công của Thánh Gióng - anh hùng trong truyền thuyết, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Hội Gióng bắt đầu ngày 6/1 âm lịch hàng năm và tổ chức tại Sóc Sơn, Hà Nội - nơi dừng chân cuối cùng trước khi thánh Gióng bay về trời.
Phong tục tổ chức Lễ hội đền Gióng tại Sóc Sơn - nơi Thánh Gióng cởi giáp bay về trời @internet
Nét văn hóa đặc sắc trong phong tục tập quán hội Gióng là những sinh hoạt tín ngưỡng được bảo lưu, lưu truyền toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội cũng là dịp để người dân dâng các lễ vật được chuẩn bị với lòng thành kính, cầu mong đức Thánh Gióng phù hộ cho người dân có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Hội đền Gióng diễn ra trong 3 ngày với các nghi lễ và hoạt động truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre,...Mang giá trị văn hóa đặc biệt, lễ hội đền Gióngthuộc các phong tục tập quán Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Bạn có thể đặt vé máy bay đi Hà Nội để kết hợp tham quan thủ đô và dự hội đền Gióng trong khoảng thời gian này.
9. Lễ hội cầu Ngư ở Thừa Thiên Huế - Lễ Hội vùng Trung Bộ
Thông thường lễ hội cầu Ngư là phong tục tập quán của hầu hết những tỉnh ven biển và có cư dân sống bằng nghề cá. Trong bài viết này nói về lễ hội của nhân dân làng Thái Dương tỉnh Thừa Thiên Huế để tưởng nhớ Trương Quý Công - người đã có công dạy cho dân nghèo cách đánh cá và buôn bán ghe mành.
Lễ hội cầu Ngư -Thừa Thiên Huế là văn hóa tín ngưỡng của người dân @internet
Lễ hội cầu Ngư ở Thừa Thiên Huế Được diễn ra vào ngày 12 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm. Do đó, thời gian lý tưởng để đặt vé máy bay đi Huế giá tốt là khoảng 1 đến 3 tháng trước ngày khởi hành. Trong lễ hội, người dân sẽ tái hiện hình ảnh sinh hoạt của nghề đánh cá, và các bô lão trong làng thắp hương "cầu an, cầu ngư" nhằm cầu khấn đất trời phù hộ cho người dân làng chài sức khỏe, ra khơi gặp sóng yên, biển lặng, thu được nhiều cá tôm.
10. Lễ hội Bà Chúa Xứ - Lễ Hội Nam bộ
Là lễ hội Bà Chúa Xứ là lễ hội dân gian lớn nhất Nam Bộ diễn ra từ đêm ngày 23 đến 27 tháng Tư (âm lịch) hàng năm. Đây cũng là một trong các phong tục tập quán Việt Nam được giữ gìn và lưu truyền qua nhiều thế hệ tại Châu Đốc - An Giang.
Lễ hội vía Bà chúa Xứ là đặc trưng văn hóa của người dân Tây Nam Bộ @báo biên phòng
Lễ hội vía Bà thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng của cư dân Tây Nam Bộ và là sự kế tục văn hóa của cộng đồng người Kinh trong quá trình giao thoa văn hóa với dân tộc người Hoa, Khmer, Chăm. Lễ vía Bà hàng năm thu hút rất nhiều du khách đến tham dự và cầu sức khỏe, tài lộc,...
Dân tộc Việt Nam may mắn được kế thừa những giá trị văn hóa đặc trưng mà cha ông để lại. Những nét văn hóa đó không thể dễ dàng có được mà nhờ sự kết tinh qua chặng đường lịch sử để đến được hôm nay, trở thành các phong tục tập quán Việt Nam nổi bật trong nước và thế giới.
Ngoài những phong tục mà Traveloka vừa giới thiệu trên đây thì còn rất nhiều phong tục đặc trưng khác của 54 dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam để thấy được rằng bản sắc văn hóa của non nước Việt hấp dẫn và đặc sắc đến nhường nào. Chúng ta may mắn được thừa kế tài sản quý giá này thì hãy cùng nhau làm tiếp nhiệm vụ bào tồn, lưu truyền và phát huy nhé!.