Tin trong nước

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
NHNN yêu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng

Thứ ba, 24/04/2012 18:15

(Gafin) - NHNN cũng yêu cầu TCTD xem xét giảm lãi xuất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống theo mức lãi suất cho vay hiện hành.

9a860_VND-32.jpg


Ngày 24/4/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ký ban hành văn bản gửi các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp về hoạt động tín dụng.

Theo đó, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD) chủ động phối hợp với khách hàng vay trong việc rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay trong việc trả nợ vốn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng.

Trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay và khả năng tài chính của mình, TCTD thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng vay không có khả năng trả nợ đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.

Cụ thể, với khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và TCTD đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo thì TCTD xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay;

Với khách hàng không có có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và được TCTD đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay thì TCTD xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

Việc phân loại nợ đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện theo quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 của Ngân hàng Nhà nước.

Thống đốc cũng yêu cầu, trên cơ sở khả năng tài chính và chính sách khách hàng, TCTD xem xét điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống theo mức lãi suất cho vay hiện hành, nhất là đối với các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động.

Bên cạnh đó, các TCTD xem xét miễn, giảm lãi phải trả đối với khách hàng bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính theo quy định và trên cơ sở khả năng tài chính, quy chế miễn, giảm lãi của TCTD.

Nguồn SBV
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Không khí lạnh tràn về có thể gây mưa đá

(VOV) - 1-2 ngày qua nắng nóng gay gắt đã diễn ra cục bộ tại một số địa phương Bắc bộ, Trung bộ. Đợt nóng sắp kết thúc do có không khí lạnh tràn về, có thể gây mưa đá.

Ngày 25/4, tại Đồng bằng Bắc bộ nhiệt độ tăng, trong đó khu vực Hà Nội nắng nóng ban ngày cao nhất 36 độ C. Chiều tối chuyển mát do có mưa, dông rải rác.

Tuy nhiên, đợt nắng nóng sẽ kết thúc do từ chiều tối, đêm sẽ có một bộ phận không khí lạnh ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh Bắc Bộ, sau đó sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp nên từ chiều tối và đêm nay ở Bắc Bộ và bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, trong cơn dông cần đề phòng có tố lốc.

Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương cảnh báo về hiện tượng mưa đá có thể lại tái diễn ra ở một số địa phương vùng núi phía Bắc. Nguyên nhân, do vùng thấp nóng gặp khối khí lạnh sẽ tạo ra vùng khí đối lưu mạnh, sinh ra mưa đá và gió giật. Vừa qua, tại Hà Giang đã xảy ra một trận mưa đá khá lớn, gây thiệt hại về tài sản cho người dân. Theo chuyên gia, đây là hiện tượng thời tiết thường xuyên diễn ra vào dịp đầu hè.

Cùng với thời tiết bất thường trên đất liền, cũng từ đêm mai, vịnh Bắc Bộ từ đêm mai sẽ có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa dông mạnh. Biển động. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.

mua%20da%20ha%20giang.jpg

Trận mưa đá vừa diễn ra ở Hà Giang khi có không khí lạnh tràn về (Ảnh: Dân Trí)

Dự báo thời tiết các địa phương trên cả nước ngày và đêm 25/4:

Phía tây Bắc bộ, đêm không mưa, ngày nắng, có nơi có nắng nóng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 22 - 25 độ C, cao nhất 32 – 35 độ C, có nơi 36 - 38 độ C.

Phía đông Bắc bộ, đêm không mưa, ngày nắng, riêng khu vực nam đồng bằng có nắng nóng. Nhiệt độ thấp nhất 25 - 28 độ, cao nhất 33 - 36, riêng khu Đông Bắc 30 - 33 độ C.

Khu vực Hà Nội, đêm không mưa, ngày nắng nóng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 25 - 28 độ C, cao nhất 33 - 36 độ C.

Từ Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế, đêm không mưa, ngày nắng nóng, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi; nhiệt độ thấp nhất 25 - 28 độ C, cao nhất 35 - 38 độ C.

Đà Nẵng - Bình Thuận, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, phía bắc có nắng nóng; nhiệt độ thấp nhất 24 - 27 độ C, cao nhất 33 - 36 độ C.

Tây Nguyên, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng; nhiệt độ thấp nhất 21 - 24 độ C, cao nhất 31 - 34 độ C.

Nam Bộ, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi có nắng nóng; nhiệt độ thấp nhất 25 - 28 độ C, cao nhất 33 - 36 độ C./.

PV/VOV online (T.H)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Công bố nguyên nhân chính gây cháy nổ xe cơ giới

26/04/2012 | 14:33:00

avatar.aspx


Một vụ cháy ôtô trên đường phố. (Nguồn: TTXVN)

Theo kết quả điều tra do liên bộ: Công an, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Công Thương công bố tại buổi họp báo ngày 26/4, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vụ cháy nổ xe cơ giới trên địa bàn cả nước thời gian qua là do chập điện.

Buổi họp báo nhằm công bố kết quả thực hiện của 4 bộ trên trong việc triển khai ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống cháy nổ xe cơ giới.

Kết quả điều tra của Bộ Công an đối với 209 trong số 324 vụ cháy nổ ôtô, xe máy (276 vụ cháy ôtô, 48 vụ cháy xe máy) trong hai năm 2010 và 2011 trên toàn quốc, cho thấy có 5 nguyên nhân: Chập điện, sự cố kỹ thuật, sơ suất, tai nạn giao thông và do đốt.

Đặc biệt nguyên nhân chập điện chiếm phần lớn với tỷ lệ lên đến 30,25%. Từ đầu năm 2012 đến nay, cả nước xảy ra 115 vụ cháy ôtô, xe máy (56 vụ cháy ôtô, 59 vụ cháy xe máy), làm bị thương 3 người, thiệt hại tài sản trị giá trên 20 tỷ đồng. Trong số 25 vụ đã điều tra, làm rõ nguyên nhân, có tới 9 vụ do chập điện, 6 vụ do sơ suất, 5 vụ do sự cố kỹ thuật, 4 vụ do tai nạn giao thông và 1 vụ do đốt.

Giải thích thêm về những vụ cháy do nguyên nhân chập điện, đại diện Bộ Công an cho biết, dấu vết đặc trưng để lại do sự cố chập điện chi tiết thì rất khó xác định nhưng phần lớn là do mất khả năng cách điện của dây dẫn bởi các lý do như: Côn trùng cắn, lão hóa dây vỏ, quá tải công suất điện nguồn do lắp thêm còi, đèn hoặc đấu nối sai… Sự cố kỹ thuật thì do các yếu tố như: cháy nổ I ốt, chập IC, mòn lốp gây cháy, bục gioăng dầu, bục ống dẫn nhiên liệu…

Trả lời câu hỏi của báo giới, cũng là nghi ngờ chính của dư luận về việc liệu có hay không nguyên nhân gây cháy xe là do sử dụng xăng, dầu kém chất lượng, ông Trần Văn Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục tiêu chuẩn, đo lường chất lượng Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định, theo kết quả nghiên cứu của ngành, có tới 552 trong tổng số 704 mẫu đạt chất lượng theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 1:2009/BKHCN (chiếm 78,4%). Chỉ có 147 mẫu (20,9%) không đạt chất lượng về chỉ số octan và 5/704 mẫu (0,7%) có metanol.

Tổng cục cũng đã tiến hành lấy 56 mẫu liên quan tới xe cháy để thử nghiệm thì tất cả đều phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật trên. Ông Vinh khẳng định, với các kết quả thử nghiệm này thì chưa có bằng chứng xăng, dầu là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy nổ xe cơ giới trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về lý thuyết có thể gây cháy nổ của Tổng cục cũng cảnh báo các nguyên nhân như: Nhiên liệu xăng có pha hàm lượng etanol, hoặc metanol cao có thể dẫn đến lão hóa đường ống nhiên liệu, gioăng cao su làm rò rỉ nhiên liệu dễ gây cháy nổ khi có chập cháy, tia lửa điện. Xe máy hiện đại sử dụng nhiên liệu có chỉ số RON thấp như xăng A83 cũng làm nóng động cơ hơn bình thường có thể gây cháy. Cốp xe nếu chứa những vật dễ cháy như bình gas nhỏ, bật lửa có thể gây cháy vì nhiệt độ trong cốp xe lên tới 60 độ C.

Đáng chú ý, xe hiện đại thường được thiết kế theo tiêu chuẩn Euro 4, 5 trong khi xăng dầu của Việt Nam chỉ phù hợp cho tiêu chuẩn Euro 2 cũng có thể làm nóng máy, gây cháy khi tiếp xúc với các vật dễ cháy.

Giải thích lý do đến thời điểm này vẫn chưa có kết quả xác minh nguyên nhân các vụ cháy nổ các phương tiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Bộ đã thành lập Đề tài cấp Nhà nước với nhiều cơ sở nghiên cứu lớn, với quy mô rộng nên cần thêm thời gian mới có thể kết luận, công bố.

Trao đổi với các cơ quan quản lý Nhà nước về cách thức tiến hành xác định nguyên nhân của các vụ cháy nổ trên, chưa hài lòng với kết luận xăng dầu không phải thủ phạm chính, phó giáo sư-tiến sỹ Hoàng Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm tư vấn, giám định dân sự của Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam đề nghị Tổng cục tiêu chuẩn, đo lường chất lượng cần xem xét lại tiêu chí giám định xăng dầu.

Ông Hùng cho rằng, xăng dầu hiện được nhập vào Việt Nam từ nhiều nguồn khác nhau, do vậy có thể có những tiêu chí, chất lượng khác nhau. Việc chỉ căn cứ vào hai chỉ số octan và metanol theo quy chuẩn cũ, chưa đề cập đến những chất hóa học khác trong xăng cũng là chất gây cháy của phía cơ quan nghiên cứu là chưa phù hợp.

Khẳng định rằng, kết quả nghiên cứu của các bộ đã bước đầu làm rõ nguyên nhân của các vụ cháy nổ xe cơ giới thời gian qua, Thiếu tướng Trần Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội cho biết, để ngăn ngừa những trường hợp này, Bộ Công an đã có những khuyến cáo phòng cháy chữa cháy đến người dân để lưu ý trong quá trình sử dụng.

Ông Dũng cũng cho biết, các bộ liên quan sẽ tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, nghiên cứu thêm các nguyên nhân gây cháy xe cơ giới và sẽ công bố khi có đầy đủ cơ sở kết luận.

Theo khuyến cáo của Bộ Công an, người dân không nên lắp đặt thêm thiết bị, phụ kiện không đúng thiết kế; thường xuyên kiểm tra, phát hiện xử lý phương tiện khi có dấu hiệu khác lạ; không mua xăng dầu ở các điểm không rõ nguồn gốc; không để chất dễ cháy, bắt lửa trong xe…

Bộ Công an cũng đề nghị các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô xe máy nâng cao chất lượng các chi tiết sản phẩm, tăng hệ số an toàn của hệ thống điện, nhiên liệu và các vật liệu chế tạo thích ứng với xăng dầu đang sử dụng trong nước…/.


Quang Vũ (TTXVN)
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Bộ Công Thương đề nghị thả nổi giá bán lẻ điện

(vnexpress)Thị trường điện cạnh tranh hình thành sẽ xuất hiện nhiều doanh nghiệp mua bán, do đó, quy định Thủ tướng phê duyệt giá bán lẻ điện bình quân sẽ không phù hợp và thiếu khả thi.

> Giá điện bị đẩy cao vì qua nhiều mức phí trung gian
> Tranh cãi thả nổi giá điện vẫn chưa ngã ngũ


Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng đề xuất chỉnh sửa một số nội dung trong Dự thảo Luật Giá. Cơ quan này kiến nghị, Nhà nước chỉ nên kiểm soát đối với khung giá phát, bán buôn, truyền tải, phân phối, phí dịch vụ điều độ hệ thống điện, phí dịch vụ điều hành giao dịch thị trường điện lực và dịch vụ phụ trợ hệ thống điện.

Cơ quan này nhấn mạnh, quy định Thủ tướng phê duyệt giá bán lẻ điện bình quân không còn phù hợp và không khả thi. Bởi thực tế, giá bán điện bình quân chỉ phù hợp với giai đoạn hiện nay, khi Tập doàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang là đơn vị mua và bán lẻ duy nhất. Khi cấu trúc thị trường thay đổi theo cấp độ, thì các quy định về giá điện cũng phải thay đổi theo. Khi có thị trường bán buôn và bán lẻ điện sẽ hình thành nhiều đơn vị kinh doanh mua bán điện, giá bán lẻ điện sẽ chịu tác động của cơ chế thị trường.

EVN.jpg


Theo Bộ Công Thương, Nhà nước chỉ nên kiểm soát giá ở một số khâu. Ảnh: Hoàng Hà

Việc Nhà nước can thiệp đến đâu, như thế nào đối với mặt hàng điện đang gây tranh cãi gay gắt giữa các cơ quan xây dựng và thẩm định luật. Trước đó, tại phiên họp Ủy ban Thường vụ quốc hội giữa tháng 4, các đại biểu cũng đưa ra nhiều quan điểm trái chiều.

Lấy kinh nghiệm từ nhiều nước, Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng, để bảo đảm điện thực hiện theo cơ chế thị trường nhưng vẫn có sự điều tiết của Nhà nước thì chỉ nên quy định Nhà nước định giá đối với giá điện bán lẻ bình quân. Còn mức giá cụ thể do doanh nghiệp tự điều chỉnh.

Còn liên Bộ Tài chính- Công Thương lại thống nhất, giá bán lẻ do đơn vị điện lực xây dựng căn cứ vào cơ chế quản lý và điều chỉnh do Thủ tướng quy định. Nhà nước quy định mức giá cụ thể như truyền tải, phân phối, bán buôn, giá dịch vụ cung cấp điện. Đối với phát điện, khung giá cũng do Nhà nước quy định để tránh hiện tượng đẩy giá cao ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng kiến nghị không đưa mặt hàng xăng, dầu thành phẩm vào danh mục Nhà nước được định giá. Bởi khi đưa các mặt hàng này vào diện định giá đồng nghĩa vô hiệu hóa Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Hoàng Lan
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2012

9:20 AM, 30/04/2012

(Chinhphu.vn) - Tăng lương tối thiểu chung lên 1.050.000 đồng/tháng; phụ cấp công vụ là 25%; chế độ với người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế; không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán; xử lý kỷ luật viên chức tự ý nghỉ việc sai quy định... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2012.

Resize%20of%20luong.jpg


Ảnh minh họa

Lương tối thiểu chung 1.050.000 đồng/tháng tính hưởng từ 1/5/2012


Theo Nghị định 31/2012/NĐ-CP, mức lương tối thiểu chung thực hiện từ 1/5/2012 là 1.050.000 đồng/tháng, tăng 220.000 đồng/tháng so với mức lương 830.000 đồng/tháng hiện đang áp dụng.

Mức lương tối thiểu chung nêu trên áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức gồm: Cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

Từ 1/5/2012, phụ cấp công vụ là 25%

Chính phủ ban hành Nghị định về chế độ phụ cấp công vụ đối với một số đối tượng cán bộ, công chức. Mức phụ cấp này bằng 25% (hiện nay là 10%) mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc phụ cấp quân hàm.
Theo Nghị định, các đối tượng được áp dụng chế độ phụ cấp công vụ nói trên là cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ở xã, phường, thị trấn và lực lượng vũ trang.

Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phụ cấp 1,3


Chính phủ đã ban hành Nghị định 14/2012/NĐ-CP sửa đổi Điều 7 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/2/2012 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Mục I Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
Theo đó, thay vì hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 1,25 hiện nay, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) sẽ được hưởng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 1,3.
Nghị định 14/2012/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/5/2012.

Chế độ với người tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế

Chính phủ ban hành Nghị định 23/2012/NĐ-CP quy định một số chế độ với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Theo đó, Nghị định áp dụng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân, nhập ngũ, tuyển dụng sau ngày 30/4/1975 trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế có đủ từ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu hiện không thuộc diện đang hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, hoặc chế độ bệnh binh hàng tháng thuộc một trong các trường hợp:
Thứ nhất, đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 1/4/2000.
Thứ hai, thương binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang điều dưỡng tại các đoàn điều dưỡng thương binh hoặc từ các đoàn điều dưỡng thương binh đã về gia đình.
Thứ ba, quân nhân, công an, cơ yếu đã có quyết định chuyển ngành trước ngày 1/4/2000 nhưng không thực hiện chế độ chuyển ngành hoặc đã thôi phục vụ tại ngũ về địa phương mà chưa giải quyết chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Thứ tư, quân nhân, công an, cơ yếu đã được giải quyết chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc rồi đi lao động hợp tác quốc tế hoặc được đơn vị cử đi lao động hợp tác quốc tế về nước và đã được giải quyết chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước ngày 1/4/2000.
Nghị định 23/2012/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 19/5/2012.

Xử lý kỷ luật viên chức tự ý nghỉ việc sai quy định

Theo Nghị định quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức đã được Chính phủ ban hành ban hành có hiệu lực từ ngày 25/5/2012, viên chức tự ý nghỉ việc, tổng số từ 7 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch, năm dương lịch thì sẽ bị buộc thôi việc.
Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với viên chức quản lý có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau: 1- Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng, để xảy ra hậu quả nghiêm trọng; 2- Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ; 3- Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ; 4- Vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến viên chức.

Không sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán

Theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:
1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.
2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
3. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
4. Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
5. Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.
6. Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.
7. Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/5/2012.

Resize%20of%20vang.jpg


Ảnh minh họa


Không được chuyển nhượng kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản

Theo Nghị định số 22/2012/NĐ-CP quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản có hiệu lực từ ngày 15/5/2012, tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản sẽ được cấp văn bản xác nhận trúng đấu giá; được sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến khu vực trúng đấu giá; được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản sau khi hoàn thành thủ tục đề nghị cấp phép hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản.

Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản không được chuyển nhượng kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác lập hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động khoáng sản.

Phạt nặng vi phạm chuyển giao thông tin người tiêu dùng cho bên thứ 3

Theo Nghị định 19/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/5/2012, hành vi chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Mức phạt này cũng được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 2 lần trở lên; có hành vi gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.

Quy định các đơn vị được kiểm toán

Nghị định 17/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kiểm toán độc lập có hiệu lực từ 1/5/2012, trong đó quy định cụ thể về các đơn vị được kiểm toán.
Nghị định quy định rõ, doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm: 1- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; 2- Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; 3- Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài; 4- Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm; doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;...
Hoàng Diên
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Bí ẩn loại bột làm mềm thịt bò thành món ăn khoái khẩu

  • 02/05/2012 06:53
(VTC News) – Để thịt bò nhanh mềm, người bán cho 1 thìa bột soda với 2 kg thịt, đảm bảo thịt mềm như mong muốn, đỡ tốn thời gian, nhiên liệu để ninh.

» Rùng mình thủ đoạn tẩy rửa thịt ôi thành thịt thơm
» Chuyện ảnh: Chế biến vịt quay, bẩn khủng khiếp

Nước sôi, thịt bò đã mềm

botsoda.jpg


Bột soda được cho vào để làm mềm thịt. (Ảnh: Nguyễn Tâm)


Những người bán hàng ăn vẫn truyền tai nhau bí quyết làm mềm thịt rất nhanh chóng. Với chất bột này, chỉ cần nước sôi, cho tí bột vào là thịt mềm như ninh hàng tiếng đồng hồ.

Qua khảo sát một số chợ tại Hà Nội như chợ Hôm, chợ Thành Công, Ngọc Hà hay Đồng Xuân, các chợ này chủ yếu bán loại bột có tên là bột soda.
Tại chợ Cống Vị (Ba Đình, Hà Nội), khi hỏi mua bột làm thịt, các quầy hàng ở đây rất sẵn loại bột soda được đóng trong hộp nhựa trắng, có nhãn màu xanh đề là chất “Bicarbonnate of soda” có trọng lượng 100gr.

Khi phóng viên còn loay hoay xem nhãn hàng, chị bán hàng khô đã giới thiệu: “Em cho bột soda này vào ướp cùng móng giò, để khoảng 15 phút sau đó đun lên sẽ rất nhanh chín và mềm. Chị hay bán cho người làm nhà hàng, khách sạn. Em yên tâm dùng thử đi”.

Đọc nhãn mác không thấy tiếng Việt, chỉ toàn tiếng Anh bản thân người bán hàng vì không biết ngoại ngữ nên cũng đành chịu không biết của nước nào.

soda1.jpg

Vỏ hộp chất bột Soda. (Ảnh: Nguyễn Tâm)


Ngoài bao bì viết sản phẩm này tên “Kings” có chứa chất Bicardbonate of soda, ngoài ra, thông tin trên bao bì bằng tiếng Anh với dòng chữ “product of Australia” (sản phẩm của Úc – PV), imported by Barkath stores ltd, Singapore (nhập khẩu bởi công ty TNHH Barkath Stores, Singapore. Đồng thời, trên vỏ còn có thông tin “imported and packed by Barkath foods, Mailaysia (nhập khẩu và đóng gói bởi công ty thực phẩm Barkath, Malaysia – PV).

Dạo quanh chợ Ngọc Hà, khi chúng tôi hỏi mua bột làm mềm thịt, một chị bán hàng tiếp tục giới thiệu hộp bột giống hộp bột chúng tôi đã mua ở chợ Cống Vị.

Chị bán hàng ở đây còn khẳng định bột này “không độc hại gì, nó là của mình (của Việt Nam sản xuất – PV).

Sang quầy khác, bà chủ quầy mời chào mua bột nhừ có tên là bột khai. Đúng với tên gọi, mùi của thứ bột này khai nồng nặc đến ngạt thở. Chỉ vừa cầm túi bột, chúng tôi phải lập tức bỏ ra xa. Thắc mắc mùi này thì làm sao cho vào thức ăn được?

Bà bán hàng khẳng định người bán đồ ăn sáng muốn ninh nhừ thịt, muốn làm bánh bao, bánh rán cho phồng lên vẫn mua loại bột này của bà.

Còn tại chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là “lò" bán buôn các chất phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ. Bà chủ quầy L.N cho biết hiện cửa hàng bà có bán “cần sủi” là bột để làm nhừ thịt. Khi muốn thịt bò, chân giò hay bất cứ cái gì dai và muốn nhừ nhanh thì chỉ cần cho ít bột này vào thịt cùng với nước lạnh, sau đó đun sôi là nhừ. Chân giò, thịt bò khi dùng bột này vừa nhừ mà không bị nát.

Về xuất xứ hàng hóa bà chủ không giấu diếm và nói, bột làm mềm thịt này là của Trung Quốc.
Mua ít thì ra chợ, nếu muốn mua nhiều, khách hàng có thể dễ dàng mua bột soda, bột khai từ các công ty hóa chất. Một nhân viên kinh doanh của công ty hóa chất H. không ngần ngại nói thẳng: Công ty này cũng bán bột soda nhưng tỉ lệ Sodium bicarbonate (NaHCO3) là 99%, còn lại trong soda này có lẫn kim loại nặng như Pb, Asen…

Những hóa chất này nếu được mua về để bán ngoài chợ cho người chế biến thực phẩm thì sẽ ảnh hưởng sức khỏe cho người ăn.

Phải ăn cả asen, chì?

botkhai.jpg

Bột khai cũng được cho vào thịt, vào bánh. (Ảnh: Nguyễn Tâm)


Với những chất bột làm mềm thịt trên, câu hỏi đặt ra là người bán hàng đã mua đúng phụ gia thực phẩm được phép sử dụng hay vì lợi nhuận họ đã mua hóa chất dùng trong công nghiệp để bán tới người tiêu dùng?

Bản thân người bán cũng không biết rõ sản phẩm được sản xuất ở đâu, hướng dẫn dùng như thế nào. Họ bán vì thấy có người hỏi mua, bán vì quầy bên cạnh có thì mình không thể thiếu.

Trên các loại bột làm mềm thịt mà chúng tôi khảo sát hoàn toàn không có nhãn mác tiếng Việt, không có địa chỉ cơ sở sản xuất…

Và như vậy, theo quan điểm của TS. Nguyễn Xuân Lãng, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam thì cùng chất đó, nhưng dùng trong lĩnh vực công nghiệp giá sẽ rẻ hơn rất nhiều so với cùng một hóa chất đó nhưng được phép dùng trong thực phẩm.

Còn TS Bùi Quang Thuật, Viện Công nghệ Thực phẩm cho biết: “Sodium Bicarbonate (còn có tên gọi khác là baking Soda; Sodium hydrogen carbonate; sodium acid carbonate; bicarbonate of soda, công thức hóa học: NaHCO3) là hóa chất thông dụng trong công nghiệp và dùng trong lĩnh vực y tế, thực phẩm. Nhưng dùng trong thực phẩm và y tế đòi hỏi chất này tinh khiết.

Cụ thể, bicarbonate of soda trong công nghiệp là chất tẩy rửa, làm mềm nước nhiễm axit… Trong y học là thuốc làm trung hòa axit ở người mắc bệnh đau dạ dày. Trong thực phẩm dùng để làm mềm thịt, làm bánh…”

TS Thuật cho rằng nếu NaHCO3 không tinh khiết sẽ lẫn tạp chất kim loại nặng như chì, asen, thủy ngân. Khi đó, người ăn vào sẽ có nguy cơ tích tụ trong cơ thể và gây bệnh ung thư.

Còn với chất bột khai, TS Thuật cho rằng, với mùi khai đó có thể đó là bột Ammodium bicarbonate.

“Vấn đề sai của những người tiêu dùng là chất dùng trong công nghiệp nhưng lại mua về dùng trong thực phẩm. Hoặc có thể họ mua nhầm sản phẩm công nghiệp để dùng trong thực phẩm” - TS Thuật nói.

Bài, ảnh: Nguyễn Tâm
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Bộ Tài chính: Gói hỗ trợ không “bỏ rơi” doanh nghiệp gặp khó khăn





Thứ trưởng Mai cho biết, tính toán sơ bộ tổng thể thì ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 29.000 tỷ đồng trong đó giãn thuế 16.000 tỷ đồng.

Xoay quanh việc Bộ Tài chính đề xuất gói giải pháp tổng thể nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong đó tập trung vào phương án giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và gia hạn thuế giá trị gia tăng. Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5/2012 bà Nguyễn Thị Mai – Thứ trưởng Bộ Tài chính đã có phần giải đáp cụ thể xoay quanh gói giải pháp hỗ trợ này.

Thứ trưởng Mai cho biết, nguyên tắc của gói hỗ trợ mà Bộ Tài chính trình Quốc hội thì dựa trên 5 nguyên tắc:

  • Ổn định đảm bảo kinh tế vĩ mô không để lạm phát quay lại
  • Hỗ trợ đúng doanh nghiệp khó khăn một cách kịp thời
  • Tính đến khả năng cân đối của ngân sách nhưng vẫn tạo điều kiện về vốn và thanh khoản cho doanh nghiệp từ ngân sách.
  • Phối hợp chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ
  • Gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt tái cơ cấu doanh nghiêp
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, trong nội dung các giải pháp thì những DN khó khăn chủ yếu là những doanh nghiệp gia công trong những ngành chế biến nông lâm, thủy sản, dệt may, da giày, xây dựng, doanh nghiệp BĐS, doanh nghiệp có hàng tồn kho lớn.

Do đó, gói hỗ trợ tập trung vào thuế, thuế không chỉ miễn giảm thuế TNDN (giảm 30% năm 2012 đối với những DNNVV, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như Nghị quyết 11 đưa ra); Chính sách giãn thuế (giãn thuế GTGT của tháng 4-5-6 thời hạn 6 tháng cho tất cả các DN không chỉ DN có lãi); Giảm 50% tiền thuê đất của DN thương mại và dịch vụ trước đây doanh nghiệp sx đã được giảm 50% lần này mở rộng ra có nghĩa là tất cả các DN; Chi ngân sách đẩy nhanh phân bổ, giải ngân chi đầu tư xây dựng cơ bản để tiêu thụ xi măng, sắt thép có tồn kho nhiều.

Chính phủ cũng bổ sung 1.000 tỷ đồng để kiên cố hóa kênh mương đồng thời cho phép sử dụng kinh phí tạm dừng theo Nghị quyết 11 của năm 2011 được chuyển cho năm 2012. Những nội dung đó sẽ giúp tiêu thụ hàng tồn kho để DN có thể lưu thông sản xuất và mở rộng thị trường, giúp cho tình hình sản xuất của DN tốt nhất.

Như vậy, không chỉ DN có lãi được hưởng lợi mà đứng trên cả quan điểm của cả những doanh nghiệp khó khăn.

Thứ trưởng Mai cho biết, tính toán sơ bộ tổng thể thì ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ 29.000 tỷ đồng. Trong đó giãn thuế 16.000 tỷ đồng (GTGT 12.300 tỷ, TNDN 3.500 tỷ và các giải pháp miễn giảm thuế và các giải pháp giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp 4.100 tỷ đồng, giải pháp giảm 50% tiền thuê đất là 1.500 tỷ đồng, lùi thời hạn thu phí bảo trì đường bộ từ 1/6/2012 sang 1/1/2013 là 3000 – 3.200 tỷ đồng) giải pháp về chi tiêu là 2.670 tỷ đồng.

Tiền sử dụng đất, giãn thời hạn sử dụng cho các nhà đầu tư thực sự khó khăn là 12 tháng giao cho các tỉnh, thành phố đánh giá thực tế để cân đối ngân sách địa phương.

Tác động đến thu ngân sách 2012 khoảng 29.000 tỷ nhưng sơ bộ là giảm thu ngân sách chỉ là 9.000 tỷ

Nguồn bù đắp với ngân sách từ việc tăng giá dầu thô, tuy nhiên điều quan trọng là giảm thu từ gói hỗ trợ lần này sẽ tạo điều kiện doanh nghiệp vượt qua khó khăn để có nguồn thu đóng cho cuối năm và các năm tiếp theo.
Cao Sơn - Khánh Linh

Theo TTVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Thông tư 14: Áp trần lãi suất cho vay 15%/năm với 4 lĩnh vực kinh tế

Trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng trần huy động cộng 3%. Như vậy, nếu trần lãi suất huy động được giảm xuống thấp hơn 12% trong thời gian tới thì trần lãi suất cho vay cũng giảm đi tương ứng.

* Tải Thông tư 14/2012/TT-NHNN

ImageView.aspx


Ngày 04/05, NHNN ban hành Thông tư 14/2012/TT-NHNN quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho 4 lĩnh vực kinh tế.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/5/2012.
Theo đó:

Trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng tiền đồng
=
Trần lãi suất tiền gửi bằng tiền đồng có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên
+
3%/năm

Hiện tại, trần lãi suất huy động bằng VND kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 12%/năm. Như vậy, với Thông tư 14, trần lãi suất cho vay ngắn hạn được khống chế ở mức 15%/năm đối với 4 lĩnh vực 4 lĩnh vực:

1/ Phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

2/ Thực hiện phương án, dự án sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu quy định tại Luật Thương mại;

Theo các chuyên gia, mức chênh lệch 3% giữa lãi suất huy động và cho vay là khá rộng, và đủ để ngân hàng có lãi mà doanh nghiệp cũng đủ sức "chịu đựng".

3/ Phục vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

4/ Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ quy định tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 2 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ.

Điều này có nghĩa là nếu trần lãi suất huy động được giảm xuống trong thời gian tới thì trần lãi suất cho vay đối với 4 lĩnh vực này cũng giảm đi tương ứng.

Lãi suất cho vay áp dụng đối với các hợp đồng tín dụng được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo hợp đồng tín dụng đã ký kết, phù hợp với quy định của pháp luật tại thời điểm ký kết hợp đồng. Đối với các khoản cho vay ngoài quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này, thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010 của NHNN hướng dẫn TCTD cho vay bằng VND đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận.

Như Ý (Vietstock)
Finfonet

 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Đan Phượng sẽ là một bộ phận của đô thị trung tâm và vành đai xanh Hà Nội

Thứ sáu, 04/05/2012 22:26

Huyện Đan Phượng nằm trong khu vực mở rộng phía Nam sông Hồng thuộc chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai IV.

8cef1_Dan-Phuong.jpg


Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Khôi vừa ký ban hành quyết định duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội huyện Đan Phượng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Điểm nhấn trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của huyện Đan Phượng đến năm 2020 là phát triển đô thị theo hướng từng bước đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, các trung tâm văn hóa, thương mại, tài chính... theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.

Mục tiêu đến năm 2030, Đan Phượng thể hiện rõ vai trò là một bộ phận của đô thị trung tâm và vành đai xanh của thành phố, phát triển các khu đô thị mới, các trung tâm văn hóa, thương mại, tài chính cấp vùng và quốc gia, được ngăn cách với khu vực nội đô bằng vùng đệm vành đai xanh sông Nhuệ. Phát triển hai thị trấn, trong đó thị trấn Phùng được mở rộng đạt đô thị loại IV và hình thành thị trấn mới gắn với khu y tế, giáo dục, trung tâm thương mại, tài chính tập trung của thành phố trên địa bàn huyện.

Huyện Đan Phượng nằm trong khu vực mở rộng phía Nam sông Hồng thuộc chuỗi đô thị phía Đông đường vành đai IV (Đan Phượng - Hoài Đức - An Khánh - Hà Đông - Thường Tín),

Nguồn KTĐT
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Nhà băng ngưng 'gom' vàng sau khi được gia hạn

Sau khi Ngân hàng Nhà nước cho phép lùi thời gian cấm huy động vàng đến 25/11, việc "gom" vàng của các nhà băng có dấu hiệu chững lại. Thậm chí, có ngân hàng tạm dừng huy động và giữ hộ vàng.

Nhân viên Ngân hàng hợp nhất SCB cho biết, từ ngày 4/5, nhà băng này đã tạm ngưng huy động và giữ hộ vàng. "Riêng các sổ đã làm trước đó, lãi suất áp dụng cho khách vẫn giữ nguyên", người này chia sẻ. Cuối thàng 4, SCB phát hành chương trình giữ hộ vàng với lợi tức cao nhất 4,6% một năm, áp dụng cho kỳ hạn 18 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ.

ImageView.aspx


Tại Ngân hàng Phương Nam, trước đây lãi suất vàng từ 10 lượng trở lên là 3,5% một năm, từ 70 lượng và khách 50 tuổi trở lên là 4,2%. Tuy nhiên, sáng 7/5, tại một phòng giao dịch ở Hà Nội, nhân viên nhà băng thông tin lãi suất đã giảm 0,5% so với tháng 4. Cụ thể, lãi gửi vàng với số lượng 10 cây trở lên chỉ còn cao nhất 3%. Còn khách hàng trên 50 tuổi gửi từ 70 lượng vàng tại ngân hàng được hưởng lãi 3,7%.

Cán bộ một nhà băng mới giảm lãi suất vàng cho biết, tháng 4, lãi dâng cao là do ngân hàng tranh thủ huy động vàng trước thời hạn bị siết. Nhưng đến khi Ngân hàng Nhà nước gia hạn cho phép các nhà băng được huy động đến gần hết tháng 11, vốn vàng bớt căng hơn. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều đơn vị (trong đó có ngân hàng ông này) giảm bớt lãi suất gửi vàng.

Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB chia sẻ, thông thường, các ngân hàng huy động vàng bằng phát hành chứng chỉ ngắn hạn với 2 mục đích chính: Để trả các khoản đã huy động trước đó, hoặc chuyển thành tiền đồng. Hiện nay, việc chuyển vàng thành VND bị cấm, nên có thể suy luận rằng, các ngân hàng đang thu hút vốn vàng cho mục đích đầu tiên. Đến khi được gia hạn lãi suất giảm bớt vì thời hạn được huy động còn khá dài.

Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm cũng nhìn nhận, gia hạn cho ngân hàng huy động vàng dưới hình thức chứng chỉ ngắn hạn là biện pháp tích cực. Việc này sẽ giúp các nhà băng giải quyết tồn tại trong huy động vốn vàng trước đó. Ông nói thêm, ngừng giữ hộ và giảm lãi suất là động thái thích nghi của ngân hàng. "Ngoài ra, chính các nhà băng cũng phải rút dần vì nếu huy động lãi suất cao, sau này sẽ phải chịu rủi ro lớn", ông Cao Sĩ Kiêm bày tỏ.

Các doanh nghiệp vàng cũng cho biết, quyết định gia hạn huy động vàng chủ yếu nhằm gỡ khó cho một số ngân hàng. Bởi lẽ, thời gian qua họ đã mang vàng cầm cố để vay vốn tiền đồng và ngoại tệ của ngân hàng bạn chứ không có nhiều tác động đến thị trường vàng vật chất.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Phó tổng giám đốc Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận - PNJ cho hay, mấy ngày nay, người dân có động thái mua vàng vào. Tuy nhiên, xu hướng mua vàng chủ yếu là do chứng kiến giá liên tục đi xuống chứ không phải do thông tin Ngân hàng Nhà nước gia hạn cho các nhà băng được huy động vàng thêm 7 tháng nữa.

Đại diện DOJI chung nhận định khi cho rằng, giá vàng giảm là nguyên nhân chính khiến người dân đi mua vàng trong mấy ngày gần đây. Ông này cho biết, hôm thứ 7, khi giá vàng xuống sát 42,2-42,4 triệu đồng một lượng, nhiều người dân đi mua vào. "Chủ yếu là khách mua lẻ vài ba lượng", ông nói.

Phó phòng kinh doanh Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC Nguyễn Công Tường cũng ghi nhận, thời gian qua, mãi lực ngoài thị trường khá yếu. Mặc dù các nhà băng được huy động vàng của dân tới tháng 11 năm nay nhưng vẫn không kích thích được sức mua. Trong ngày 7/5, khách hàng mua bán vàng khá cân bằng. Tổng lượng vàng bán ra khoảng 3.000 lượng còn mua vào hơn 2.500 lượng.

"Nhiều người dân đang muốn loại vàng ra khỏi danh mục đầu tư của họ do sóng vàng quá yếu. Vì vậy, cuối tuần trước, có một số người đã mạnh tay bán vàng ra với số lượng khá lớn để cắt lỗ", ông Tường nói.

Tuệ Minh - Lệ Chi
vnexpress
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Giá vàng đảo chiều tăng gần 300 nghìn đồng/lượng





(Cafef.vn) Vàng thế giới trong khi đó sụt gần 20 USD/ounce so với hôm qua. Giá thấp nhất 4 tháng đã hấp dẫn nhà đầu tư và người dân mua vàng trở lại, giúp giá hồi phục nhanh.

16h00
Thị trường vàng tiếp tục hồi phục thêm trên dưới 100 nghìn đồng so với đầu giờ chiều bất chấp vàng thế giới đang tìm về mức thấp mới.

Tại Hà Nội, giá vàng SJC hiện mua vào bán ra tại 41,29 - 41,46 triệu đồng/lượng, tăng 100 nghìn đồng bán ra và 30 nghìn đồng mua vào so với đầu giờ chiều. Tại TP. Hồ Chí Minh, giá vàng SJC hiện là 41,29 - 41,44 triệu đồng/lượng, tăng 80 nghìn đồng.

Trên thị trường thế giới, nỗi lo châu Âu đã nhấn chìm các tài sản rủi ro. Giá hàng hóa, chứng khoán đồng loạt giảm, khiến cho vàng lui về 1.585 USD/ounce, kém gần 20 USD so với cuối ngày hôm qua.

Chiều nay, giá vàng vẫn duy trì ở mức thấp tiếp tục thu hút người dân đến mua vào. Đây là lý do chính khiến cho thị trường biến động ngược chiều với thế giới. Hiện khoảng cách với vàng thế giới cũng được nới rộng thêm, lên 1,2 triệu đồng/lượng.
Với sự hồi phục mạnh từ đầu giờ chiều tới giờ, giá vàng hiện chỉ còn kém chiều hôm qua 300 nghìn đồng mỗi lượng. Khoảng cách với giá thế giới tuy nhiên tăng thêm 400 nghìn đồng.



---------

Sau khi chạm mức thấp nhất kể từ cuối năm ngoái, giá vàng trong nước đã hồi phục trở lại vào cuối buổi sáng.

12h00, giá vàng SJC tại Tp. Hồ Chí Minh do công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết ở mức 41,21 - 41,36 triệu đồng/lượng, tăng 210 nghìn đồng mua vào và 160 nghìn đồng bán ra so với lúc 10h. Giá vàng SJC của Bảo Tín Minh Châu trong khi đó tăng 160 nghìn đồng mua vào và 140 nghìn đồng bán ra, lên 41,26 - 41,36 triệu đồng/lượng.

Các công ty kinh doanh vàng bạc cho biết, sáng nay giá giảm mạnh đã hấp dẫn lượng người mua vào tương đối mạnh, trong khi hoạt động bán được chặn lại đáng kể.

Trên thị trường thế giới, giá vàng tuy nhiên vẫn sụt giảm và hiện chỉ còn 1.589 USD/ounce, kém 15 USD so với cuối phiên hôm qua tại New York. Cách đây ít phút, giá xuống 1.586 USD - mức thấp mới của năm 2012.

Quy đổi, vàng thế giới hiện tương đương 40,2 triệu đồng/lượng, như vậy vàng trong nước lại cao hơn tới 1,1 triệu đồng/lượng, đã gồm thuế và phí. Sáng nay, khoảng cách này là 800 nghìn đồng/lượng.
---------

10h00

Giá vàng SJC tiếp tục giảm thêm 30 - 80 nghìn đồng so với cách đây chưa đầy 1 giờ đồng hồ khi vàng thế giới vẫn chưa dừng đà giảm. Hiện vàng SJC của Sài Gòn SJC còn 41 - 41,2 triệu đồng/lượng, trong khi vàng SJC tại Bảo Tín Minh Châu là 41,08 - 41,22 triệu đồng/lượng.

Vàng Rồng Thăng Long trong khi đó giảm thêm 100 nghìn đồng, còn 40,65 - 40,95 triệu đồng/lượng.
Trên thế giới, giá vàng hiện còn 1.594 USD/ounce do làn sóng bán tháo của thương nhân châu Á.

---

Giá vàng trong nước sáng nay tiếp tục trượt dốc theo giá thế giới. Lúc 9h10, vàng SJC tại công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết ở mức 41,05 – 41,25 triệu đồng/lượng, giảm 520 nghìn đồng so với cuối ngày hôm qua.

Giá vàng SJC tại công ty VBĐQ Bảo Tín Minh Châu ở Hà Nội trong khi đó là 41,1 – 41,28 triệu đồng/lượng, thấp hơn chiều hôm qua 600 nghìn đồng. Vàng Rồng Thăng Long chính thức tuột mốc 41 triệu, còn mua vào bán ra lần lượt ở 40,75 – 41,05 triệu đồng/lượng.

Tổng cộng từ sáng hôm qua tới nay, giá vàng đã mất 1 triệu đồng/lượng.

Các công ty kinh doanh vàng bạc cho biết, thị trường đã sôi động hơn trong vài ngày trở lại đây, nhưng chủ yếu là hoạt động bán ra. Nếu như một vài tuần trước, chỉ có các nhà đầu tư nhỏ lẻ hoặc người dân tham gia giao dịch trong bối cảnh trầm lắng, thì giờ đây xuất hiện hoạt động bán vàng của nhà đầu tư lớn, càng khiến cho giá giảm nhanh hơn.

592012-92622-AM.png


Diễn biến giá vàng từ 29/12/2011 tới 9/5/2012 (nguồn: SJC)


Trên thị trường thế giới, giá vàng đêm qua sụt hơn 2% và xuống mức thấp nhất của năm nay do hoạt động bán tháo của nhà đầu tư cùng nỗi lo nợ công châu Âu nghiêm trọng hơn.
Đóng cửa phiên 8/5, giá vàng giao ngay rớt 2% xuống 1.604,7 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 6 trên sàn Comex giảm 34,6 USD xuống 1.604,5 USD/ounce. Trong phiên, có lúc giá xuống 1.594,94 USD/ounce – thấp nhất kể từ ngày 4/1.

Sáng nay trên thị trường châu Á, giá vàng tiếp tục giảm và hiện chỉ còn 1.596 USD/ounce.

Nếu như mọi khi, thông tin về nhập khẩu vàng của Trung Quốc sẽ tác động lớn lên giá cả thị trường, thì lần này, nỗi lo châu Âu và một đồng USD mạnh đã chiến thắng. Giới phân tích e ngại, các hỗ trợ kỹ thuật của vàng đang mất đi có thể khiến giá chưa dừng đà giảm tại đây.

Trong phiên hôm qua, quỹ đầu tư tín thác bằng vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã chịu mất gần 1,7 tỷ USD do giá vàng sụt giảm. Trong năm nay, quỹ này đã lỗ hơn 2,4 tỷ USD, với tài sản hiện còn 65,6 tỷ USD.

Quy đổi theo tỷ giá USD bán ra tại các ngân hàng thương mại là 20.880 đồng, cộng thêm thuế và phí liên quan, giá vàng trong nước hiện cao hơn giá thế giới 800 nghìn đồng/lượng.

Nguyễn Hằng

Theo TTVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Hà Nội sẽ nâng giá đền bù đất theo sát thị trường

(DĐDN) Sở Xây dựng Hà Nội vừa cho biết, TP đang xúc tiến sửa đổi quyết định 108 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo hướng nâng giá trị đền bù theo sát giá thị trường.

thapf6b1f_bfee7.bmp


Hà Nội vẫn quản lý giá bán nhà tái định cư theo hướng mềm hơn so với thị trường


Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trong thời gian tới Sở sẽ triển khai đầu tư ngay 4 khu đô thị tái định cư gồm: Khương Đình (Thanh Xuân), khu vực huyện Thanh Trì, khu Thượng Cát (Từ Liêm) và thị trấn Trâu Quỳ (Gia Lâm). Bốn khu khác sẽ được xây dựng tại xã Kim Chung, Đại Mạch (Đông Anh), xã La Phù (Hoài Đức), xã Tiên Dược, Mai Đình (Sóc Sơn) và khu vực huyện Thường Tín.

Quy mô mỗi khu từ 20 ha trở lên đối với nội thành và 50 ha trở lên với khu vực các huyện.

Cũng theo Sở Xây dựng, để thực hiện chủ trương này, Hà Nội đang xúc tiến sửa đổi quyết định 108 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo hướng nâng giá trị đền bù theo sát giá thị trường. Đồng thời, nhằm tạo thuận lợi cho người dân, thành phố vẫn quản lý giá bán nhà tái định cư theo hướng mềm hơn so với thị trường do được hưởng một số ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước.

Trúc Linh
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
TS Bùi Kiến Thành: “Chết rồi mới đem tiền đến viếng...”!

ImageView.aspx



(Vietstock) "Gói hỗ trợ 29.000 tỉ đồng tung ra với những giải pháp đi kèm không thực sự cứu vớt được doanh nghiệp. Không sản xuất thì không có việc làm, không việc làm thì không thu nhập, không thu nhập thì không có tiền mua sắm… Doanh nghiệp chết thì nền kinh tế cũng chết theo".


Doanh nghiệp đang giãy chết mới cần cứu

Theo đánh giá của ông thì gói giải pháp 29.000 tỉ đồng có giúp vực dậy được các doanh nghiệp?
TS Bùi Kiến Thành: Hiện doanh nghiệp đứng trước tình trạng khó khăn: Không tiếp cận được nguồn vốn vay, lãi suất quá cao, hàng hóa đắp chiếu, máy móc ngừng hoạt động, công nhân thất nghiệp... Vấn đề là phải tạo điều kiện và môi trường cho doanh nghiệp phát triển vững vàng đi lên. Lúc này, chính sách tiền tệ phải đứng hàng đầu.

Gói giải pháp là cần thiết, nhưng cách làm cụ thể thì tôi không đồng tình. Ví dụ như cho phép doanh nghiệp được giãn thời gian nộp thuế VAT từ tháng 4 - 12 mới phải nộp. Thực sự điều này không giúp được nhiều cho doanh nghiệp. Cái doanh nghiệp cần là hàng tồn kho quá nhiều, phải có giải pháp tiêu thụ.

Về việc giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp thì sao thưa ông?

Bất hợp lý. Bao nhiêu doanh nghiệp làm ăn có lãi để mà nộp thuế? Doanh nghiệp đang giãy chết là bao nhiêu? Số doanh nghiệp xin giải thể tăng gấp mấy lần năm vừa rồi. Việc giảm 30% thuế không thể giúp các doanh nghiệp đang cần giải cứu. Doanh nghiệp còn có khả năng đóng thuế là họ đã làm ăn kha khá rồi, họ đâu cần giải cứu.

Vậy làm thế nào để giải cứu doanh nghiệp?

Nhà nước phải cần giúp họ ổn định sản xuất kinh doanh để phát triển. Gói cứu trợ có thể hiểu là mình đã bị tai nạn rồi, giờ mình mới đem ra để cứu chữa. Không nên để người ta bị bệnh rồi mới cho uống thuốc. Phải có giải pháp giúp họ không bệnh, khoẻ để làm việc và đóng thuế cho nhà nước. Để người ta chết rồi mới đem tiền đến viếng thì không hiệu quả.

Cứu doanh nghiệp: Không cần một xu!

Ý ông là gói giải pháp này chưa đưa ra được giải pháp hiệu quả?

Tổng thể các giải pháp ước khoảng 29.000 tỉ đồng. Nhưng nó chưa đưa ra được giải pháp căn cơ nhất. Nhưng theo tôi, Chính phủ không cần phải dùng một xu nào mà vẫn có thể cứu nền kinh tế. Ngược lại Ngân hàng nhà nước có thể thu được lợi nhuận về cho ngân sách.

Bằng cách nào thưa ông?
Ngân hàng nhà nước cho các ngân hàng thương mại vay với lãi suất 3 - 4% để các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay với lãi suất 7 - 8%. Không dựa vào vốn huy động của hệ thống ngân hàng thương mại với lãi suất 15% như hiện nay. Chính phủ không tốn đồng xu nào mà ngân hàng trung ương còn thâu tóm được 3 - 4% lãi suất từ ngân hàng thương mại.

Nhưng Ngân hàng Nhà nước lấy đâu ra tiền để cho vay?

Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương để điều tiết lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển ổn định bền vững, không gây ra lạm phát hay thiểu phát.
Cùng với trách nhiệm điều tiết lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển bền vững, ngân hàng trung ương có quyền phát hành giấy bạc, tiền tệ, tín dụng để đảm bảo lưu lượng tiền tệ cần thiết cho nền kinh tế phát triển. Thế nên, tiền ở trong tay ngân hàng trung ương.

Hẳn là không thể thích in bao nhiêu tiền cũng được?

Lạm phát là khi trong nền kinh tế có quá nhiều tiền lưu thông, nhiều phương tiện thanh toán chạy theo một số lượng hàng hóa có hạn.

Tăng trưởng tín dụng của ta hiện nay không được vượt quá 17% so với năm trước. Giảm vấn đề tăng tín dụng để hãm lưu lượng tiền tệ khỏi sinh ra lạm phát. 17% trong tổng lượng tín dụng của Việt Nam hiện nay khoảng 2 triệu 2 trăm ngàn tỷ đồng thì tính ra khoảng hơn 400 nghìn tỷ đồng.

Trong hạn mức 400 nghìn tỷ đồng này, Ngân hàng trung ương có thể dành 200 nghìn tỷ đồng cho các ngân hàng thương mại cho doanh nghiệp vay để sản xuất kinh doanh. Còn ngân hàng thương mại vẫn được quyền huy động lãi suất trong dân đến 17% để cho vay lĩnh vực tiêu dùng có thể chấp nhận mức lãi suất cao. Với hạn mức đã định, khống chế tăng trưởng tín dụng, thì không thể lạm phát được.

Nhưng làm thế nào để kiểm soát đúng đối tượng được vay?
Phải cho vay đúng mục tiêu chứ không cho vay theo đối tượng. Vay tiền phải có dự án khả thi. Ngân hàng phải giám định từng dự án một để mà cho vay đúng theo mục tiêu của chương trình. Anh nào vi phạm thì phải chịu trách nhiệm về dân sự và hình sự. Việc đó không có gì là khó cả.

Theo ông thì những người đứa ra gói giải pháp có biết điều này không?

Có lẽ phải hỏi Ngân hàng Nhà nước.

Ông có bao giờ đề đạt ý kiến này của mình?

Tôi có nói, nhưng họ cho rằng điều kiện ở Việt Nam mình khác nên chưa thể áp dụng được. Có lẽ là những người có trách nhiệm không hiểu, hoặc hiểu nhưng không dám trình bày ý kiến của mình.

Một vế của nền kinh tế bị chết

Chỉ số giá tiêu dùng quý 1 năm nay được công bố gần như không tăng, ở mức 0,05%, tức là giá cả không tăng, nhưng vì sao không ai vui?

Hàng hóa không có ai mua thì giá cả nó đâu thể tăng được. Làm sao mà vui được. Xưa thấy cái ti vi mới đẹp là mua về để chơi, bán hoặc cho đi ti vi cũ. Nhưng giờ thì không. Từ cái nồi cơm điện đến cái quạt người ta cũng hạn chế mua. Các siêu thị điện máy ế ẩm...

Dường như khó khăn đã ảnh hưởng đến từng cá nhân trong xã hội?

Đúng vậy, thay vì mua những thứ người ta thích thì người ta chỉ mua những thứ mình cần.

Từ trước đến giờ, đã khi nào xuất hiện những giai đoạn kinh tế khó khăn tương tự như hiện nay chưa thưa ông?

Có. Nhưng không nguy hiểm như bây giờ.

Vậy tình huống xấu nhất của thực trạng kinh tế này có thể là gì?

Tổng sản phẩm quốc nội sẽ thấp, kinh tế đình đốn, không có sản xuất...

Theo ông, khi nào chúng ta có thể hy vọng nhìn thấy một bức tranh kinh tế sáng sủa hơn?

Đến khi nào mà cái đà phá sản của doanh nghiệp được phanh lại, doanh nghiệp bắt đầu làm ăn được. Doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa, tạo ra việc làm, việc làm tạo ra thu nhập. Kinh tế là sản xuất và tiêu dùng chứ có gì đâu. Giờ anh sản xuất bị kẹt chết thì một vế của nền kinh tế bị chết.

Xin cảm ơn ông!

Năm 2009, Chính phủ cũng đã đưa ra gói cứu trợ 20 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ 4% lãi suất cho doanh nghiệp. Khi đó, lãi suất trên thị trường là 150% lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước (lãi suất cơ bản lúc đó là 8%). Nhà nước trả 4% đó cho ngân hàng giúp doanh nghiệp. Sau 2 năm thì tăng trưởng tín dụng lên đến hơn 60%, lạm phát bùng phát. Năm 2010 ta mới hoảng hồn về lạm phát, đến 2011 mới thực hiện kiềm chế lạm phát. Gói cứu trợ này ảnh hưởng đến nền kinh tế ở chỗ không cho vay theo dự án mà cho vay theo đối tượng. Người ta vay về mà không có nghĩa vụ phải dùng đồng tiền đó vào việc gì, mà nó là vốn lưu động nên họ làm gì cũng được. Một số công ty cho vay lại với lãi suất đến 15 - 16%. Thế nên nó mới tạo ra biết bao nhiêu dự án nhà mọc lên xây mọc lên nhan nhản rồi để đó.
Tô Hội
Kiến Thứ
c

 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Nghị quyết của Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường


1:00 PM, 11/05/2012

(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, trong đó có các giải pháp gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập đối với một số doanh nghiệp; giảm tiền thuê đất; miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối... Toàn văn Nghị quyết của Chính phủ


Resize%20of%20doanh-nghiep-0.jpg


Ảnh minh họa


Nghị quyết nêu rõ, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động bám sát tình hình thực tế, tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 3/1/2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012 và các biện pháp thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời, Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo điều hành, triển khai thực hiện một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường.

Gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng
Chính phủ cho phép gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của tháng 4, tháng 5 và tháng 6 năm 2012 đối với 2 nhóm doanh nghiệp sau đây đang thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ:

1- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong các lĩnh vực xổ số, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và doanh nghiệp được xếp hạng 1, hạng đặc biệt thuộc Tập đoàn kinh tế, tổng công ty.

2- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội.

Gia hạn 9 tháng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Chính phủ gia hạn 9 tháng thời hạn nộp thuế đối với thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2011 trở về trước mà chưa nộp vào ngân sách nhà nước (không bao gồm số thuế thu nhập doanh nghiệp được gia hạn theo Quyết định số 04/2012/QĐ-TTg ngày 19/1/2012 về việc gia hạn nộp thuế thêm 3 tháng đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp quý I, quý II năm 2011 của doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động) của doanh nghiệp quy định tại nhóm 1 và nhóm 2 nêu trên và của doanh nghiệp sản xuất sản xuất sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất, vận tải đường thủy (bao gồm cả vận tải thủy nội địa và vận tải biển), sản xuất thép, xi măng.

Bên cạnh đó, miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối.

Giảm 50% tiền thuê đất phải nộp năm 2012 đối với một số tổ chức kinh tế
Chính phủ quyết nghị giảm 50% tiền thuê đất phải nộp của năm 2012 theo quy định tại Quyết định số 2093/QĐ-TTg ngày 23/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm tiền thuê đất trong năm 2011 và năm 2012 đối với một số tổ chức kinh tế cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ đang được Nhà nước cho thuê đất mà năm 2012 phải xác định đơn giá thuê đất theo quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.

Bên cạnh đó, gia hạn tối đa 12 tháng thời hạn nộp tiền sử dụng đất đối với các chủ đầu tư dự án có khó khăn về tài chính. UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định thời gian gia hạn cụ thể cho từng dự án, nhóm dự án sau khi báo cáo Thường trực HĐND cùng cấp.

Báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định giảm, miễn thuế
Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong các lĩnh vực xổ số, bất động sản, chứng khoán, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh nghiệp được xếp hạng 1, hàng đặc biệt thuộc Tập đoàn kinh tế, tổng công ty và các doanh nghiệp quy định tại nhóm 2 nêu trên.

Bộ Tài chính báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định miễn thuế khoán giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012 đối với cá nhân, hộ kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân với điều kiện giữ ổn định mức giá cho thuê phòng trọ, nhà trọ, giá trông giữ trẻ và giá cung ứng suất ăn ca như cuối năm 2011.

Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay được vốn
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất cho vay, ưu tiên đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn; doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.

Bên cạnh đó, thực hiện các biện pháp cơ cấu lại nợ (thời hạn trả nợ, lãi suất, cho vay mới trả nợ cũ,...) và các giải pháp khác cần thiết, phù hợp với từng loại hình, lĩnh vực sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay được vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, nhất là đối với những doanh nghiệp có triển vọng phát triển, có sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường nhưng đang gặp khó khăn về tài chính.

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, cần đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm hiệu quả trong tái cấu trúc ngân hàng thương mại, kiên quyết xử lý các ngân hàng yếu kém, hoạt động kém hiệu quả bằng các biện pháp phù hợp nhưng phải bảo đảm đúng pháp luật, ổn định hệ thống và quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân tiền gửi và sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Đẩy nhanh việc thực hiện, giải ngân vốn đầu tư
Ngoài các giải pháp trên, Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các biện pháp thiết thực, hiệu quả để đẩy nhanh việc thực hiện, giải ngân vốn đầu tư đối với các dự án, chương trình trong phạm vi quản lý, nhất là đối với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm đúng đối tượng, hiệu quả và theo đúng quy định.

Thực hiện các biện pháp phù hợp để tăng cường thu hút, đẩy nhanh giải ngân các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)...
Thực hiện các biện pháp để huy động 2.000 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn cho vay đầu tư kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và làng nghề ở nông thôn.

Cho phép mua sắm theo quy định của Thủ tướng Chính phủ đối với khoản kinh phí năm 2011 đã được bố trí nguồn nhưng chưa sử dụng vì thực hiện theo quy định của Nghị quyết 11/NQ-CP và đã được chuyển sang năm 2012.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, dịch vụ theo hướng chủ động tích cực, bảo đảm hiệu quả...
Hoàng Diên
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Lãi suất tiền gửi sẽ giảm xuống dưới 10%/năm

Thứ bảy, 12/05/2012 21:42

Trong một cuộc họp diễn ra vào đầu tháng 5 vừa qua, Thống đốc NHNN cho biết lãi suất tiền gửi sẽ giảm xuống dưới 10%.

Trên đây là thông tin được ông Trương Văn Phước - Tổng giám đốc của Eximbank (EIB) dẫn lại lời Thống đốc NHNN tại ĐHĐCĐ thường niên của ngân hàng này vào sáng ngày 12/5.

Phát biểu trước Đại hội, ông Phước cho biết thêm, việc áp trần lãi suất cho vay 15% theo Thông tư 14 có tác động nhất định đến hoạt động của các ngân hàng vì 4 đối tượng cho vay là nông nghiệp và phát triển nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ chiếm đến 90% thị phần.

Hiện EIB cũng dành gói 6.000 tỷ đồng dành cho các nhu cầu vay này.
Nguồn Vietstock
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
TS Lê Xuân Nghĩa: Các ngân hàng đang “giả vờ” cứu doanh nghiệp




Kinh tế khó khăn, doanh nghiệp càng khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng: hàng loạt các “barrier”, các chuẩn tín dụng mới đã được ngân hàng đưa ra.

Lãi suất đã giảm nhưng doanh nghiệp vẫn kêu rằng không thể tiếp cận được với vốn ngân hàng; về phía ngân hàng mặc dù nguồn vốn dư thừa nhưng lại không dám cho vay… Đem “nút thắt” này đến trao đổi với Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, chúng tôi nhận được câu trả lời: Trong trường hợp này Chính phủ là người duy nhất có thể tháo được nút thắt này, thông qua việc mua lại toàn bộ nợ xấu (thông qua công ty mua bán nợ, hoặc qua các ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước chi phối) để làm sạch bản cân đối của các NHTM, đồng thời cũng làm sạch (tương đối sạch) bản cân đối tài sản của doanh nghiệp…

Ngân hàng sẽ là người “chết” cuối cùng
Việc NHNN ban hành Thông tư 14 quy định về trần lãi suất cho vay (15%), với phạm vi khá rộng mà theo tính toán có thể có đến 99% số lượng doanh nghiệp Việt Nam sẽ được tiếp cận với nguồn vốn lãi suất thấp này. Nhưng ông Nghĩa chỉ ra hai vấn đề:

Thứ nhất, các ngân hàng không hạ chuẩn tín dụng. Quy định của các ngân hàng chỉ ra rằng nếu doanh nghiệp đang có nợ xấu và tình hình tài chính không lành mạnh thì sẽ không được vay. Với tiêu chuẩn này đã “gạt” mất cơ hội tiếp cận vốn của khoảng 97% số lượng các doanh nghiệp.

Thứ hai, ngân hàng quy định nếu cho vay mới phải nêu phương án kinh doanh, hiệu quả hoạt động và phương án trả nợ. Một khảo sát chi tiết ở 16 doanh nghiệp (đang tiếp cận vốn tín dụng với lãi suất trung bình) thì tất cả đều không đạt được tiêu chuẩn quy định này của các ngân hàng.

Ông Nghĩa kết luận, vấn đề doanh nghiệp không tiếp cận được vốn hiện nay không nằm ở vấn đề lãi suất mà nằm ở việc xử lý nợ xấu.

Hiện nay, NHNN mới có một công văn duy nhất có nội dung cho phép doanh nghiệp gia hạn nợ, xem xét giảm lãi suất nhưng trên thực tế thì quy định này dường như vô nghĩa đối với các doanh nghiệp. Bởi doanh nghiệp một khi không thể trả được nợ thì việc gia hạn là điều hiển nhiên, nhất là khi khoản gia hạn này vẫn được tính lãi (thậm chí là lãi suất cao).

Mặc dù, Chính phủ cho phép sau khi trích lập dự phòng rủi ro các NHTM có thể để ngoại bảng khoản nợ đó, nhưng hầu hết các NHTM đều để khoản dự phòng dư thừa đó cho năm sau. Có bao nhiêu ngân hàng hạch toán các khoản nợ đó ra ngoại bảng khi đã được trích lập dự phòng rủi ro? – Ông Nghĩa đặt câu hỏi.

Đứng trên quan điểm các NHTM cũng là các doanh nghiệp thì trước hết họ cũng phải vì lợi ích của bản thân mình. Chính vì thế mới có chuyện kinh tế càng khó khăn, doanh nghiệp càng khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng; hàng loạt các “barrier”, các chuẩn tín dụng mới đã được ngân hàng đưa ra.

“Cùng một mảnh đất trước kia định giá 1 tỷ đồng bây giờ chỉ còn 500 triệu đồng; cũng mảnh đất đó trước kia có thể vay đến 75% nhưng nay sẽ chỉ còn được vay 30% của số 500 triệu đó” – Ông Nghĩa lấy ví dụ thực tế từ một trường hợp mà ông đã gặp.

Từ đó có thể thấy rằng, các ngân hàng đang tái cơ cấu theo hướng kinh tế khó khăn, rủi ro tăng lên nhưng sẽ không ảnh hưởng một tý nào đến lợi ích của họ. Ông Nghĩa nói: “Nếu phải chết, ngân hàng sẽ là người chết cuối cùng”.

Chỉ có Chính phủ mới cứu được doanh nghiệp
Trước thực trạng trên, ông Nghĩa thẳng thắn: Việc kêu gọi các ngân hàng TMCP giảm lãi suất hay một số NHTM đưa ra gói tín dụng với lãi suất này, lãi suất kia thực chất chỉ là “giả vờ cứu doanh nghiệp”.

Về giải pháp, ông Nghĩa cho rằng, trong trường hợp này Chính phủ phải bỏ tiền ra, có thể thông qua việc phát hành trái phiếu hoặc lấy tín phiếu ngắn hạn tại các ngân hàng NHTW sau đó hoán đổi thành các kỳ trung và dài hạn.

Vẫn biết rằng, để giải được bài toán này thì câu hỏi về nguồn vốn và nỗi lo lạm phát sẽ quay trở lại luôn là thường trực. Tuy nhiên, việc này cần phải được tiến hành ngay vì càng tiến hành chậm thì giá phải trả trong tương lai càng đắt.

Trả lời câu hỏi, liệu giải pháp thông qua đầu tư công để kích cầu nền kinh tế có khả quan không? Ông Nghĩa nhấn mạnh, cần phải phân biệt rõ ràng vì đầu tư tư nhân không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước mà phụ thuộc trực tiếp từ “hầu bao” của các ngân hàng.

Trường hợp những năm 1988 của Nhật Bản đang giống với Việt Nam hiện nay, vốn ngoài ngân hàng suy kiệt và ngân hàng đóng băng tín dụng. Chính phủ Nhật Bản lúc đó đã không cứu ngân hàng, không cứu doanh nghiệp mà chọn giải pháp tăng đầu tư công, với hy vọng rằng thông qua đầu tư công để phục hồi nền kinh tế.

Ngân hàng và doanh nghiệp rơi vào tình thế “không bên nào tin bên nào”, bên thì thừa vốn không dám cho vay, bên thì thiếu vốn để duy trì sản xuất. Đất nước Nhật Bản đã phải trả giá bằng 14 năm liên tiếp sản xuất đình đốn, nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ.
Khánh Linh

Theo TTVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
TS Lê Xuân Nghĩa: Các ngân hàng đang “giả vờ” cứu doanh nghiệp




(cafef.vn)Kinh tế khó khăn, doanh nghiệp càng khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng: hàng loạt các “barrier”, các chuẩn tín dụng mới đã được ngân hàng đưa ra.

Lãi suất đã giảm nhưng doanh nghiệp vẫn kêu rằng không thể tiếp cận được với vốn ngân hàng; về phía ngân hàng mặc dù nguồn vốn dư thừa nhưng lại không dám cho vay… Đem “nút thắt” này đến trao đổi với Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, chúng tôi nhận được câu trả lời: Trong trường hợp này Chính phủ là người duy nhất có thể tháo được nút thắt này, thông qua việc mua lại toàn bộ nợ xấu (thông qua công ty mua bán nợ, hoặc qua các ngân hàng TMCP có vốn Nhà nước chi phối) để làm sạch bản cân đối của các NHTM, đồng thời cũng làm sạch (tương đối sạch) bản cân đối tài sản của doanh nghiệp…

Ngân hàng sẽ là người “chết” cuối cùng
Việc NHNN ban hành Thông tư 14 quy định về trần lãi suất cho vay (15%), với phạm vi khá rộng mà theo tính toán có thể có đến 99% số lượng doanh nghiệp Việt Nam sẽ được tiếp cận với nguồn vốn lãi suất thấp này. Nhưng ông Nghĩa chỉ ra hai vấn đề:

Thứ nhất, các ngân hàng không hạ chuẩn tín dụng. Quy định của các ngân hàng chỉ ra rằng nếu doanh nghiệp đang có nợ xấu và tình hình tài chính không lành mạnh thì sẽ không được vay. Với tiêu chuẩn này đã “gạt” mất cơ hội tiếp cận vốn của khoảng 97% số lượng các doanh nghiệp.

Thứ hai, ngân hàng quy định nếu cho vay mới phải nêu phương án kinh doanh, hiệu quả hoạt động và phương án trả nợ. Một khảo sát chi tiết ở 16 doanh nghiệp (đang tiếp cận vốn tín dụng với lãi suất trung bình) thì tất cả đều không đạt được tiêu chuẩn quy định này của các ngân hàng.

Ông Nghĩa kết luận, vấn đề doanh nghiệp không tiếp cận được vốn hiện nay không nằm ở vấn đề lãi suất mà nằm ở việc xử lý nợ xấu.

Hiện nay, NHNN mới có một công văn duy nhất có nội dung cho phép doanh nghiệp gia hạn nợ, xem xét giảm lãi suất nhưng trên thực tế thì quy định này dường như vô nghĩa đối với các doanh nghiệp. Bởi doanh nghiệp một khi không thể trả được nợ thì việc gia hạn là điều hiển nhiên, nhất là khi khoản gia hạn này vẫn được tính lãi (thậm chí là lãi suất cao).

Mặc dù, Chính phủ cho phép sau khi trích lập dự phòng rủi ro các NHTM có thể để ngoại bảng khoản nợ đó, nhưng hầu hết các NHTM đều để khoản dự phòng dư thừa đó cho năm sau. Có bao nhiêu ngân hàng hạch toán các khoản nợ đó ra ngoại bảng khi đã được trích lập dự phòng rủi ro? – Ông Nghĩa đặt câu hỏi.

Đứng trên quan điểm các NHTM cũng là các doanh nghiệp thì trước hết họ cũng phải vì lợi ích của bản thân mình. Chính vì thế mới có chuyện kinh tế càng khó khăn, doanh nghiệp càng khó tiếp cận với vốn vay ngân hàng; hàng loạt các “barrier”, các chuẩn tín dụng mới đã được ngân hàng đưa ra.

“Cùng một mảnh đất trước kia định giá 1 tỷ đồng bây giờ chỉ còn 500 triệu đồng; cũng mảnh đất đó trước kia có thể vay đến 75% nhưng nay sẽ chỉ còn được vay 30% của số 500 triệu đó” – Ông Nghĩa lấy ví dụ thực tế từ một trường hợp mà ông đã gặp.

Từ đó có thể thấy rằng, các ngân hàng đang tái cơ cấu theo hướng kinh tế khó khăn, rủi ro tăng lên nhưng sẽ không ảnh hưởng một tý nào đến lợi ích của họ. Ông Nghĩa nói: “Nếu phải chết, ngân hàng sẽ là người chết cuối cùng”.

Chỉ có Chính phủ mới cứu được doanh nghiệp
Trước thực trạng trên, ông Nghĩa thẳng thắn: Việc kêu gọi các ngân hàng TMCP giảm lãi suất hay một số NHTM đưa ra gói tín dụng với lãi suất này, lãi suất kia thực chất chỉ là “giả vờ cứu doanh nghiệp”.

Về giải pháp, ông Nghĩa cho rằng, trong trường hợp này Chính phủ phải bỏ tiền ra, có thể thông qua việc phát hành trái phiếu hoặc lấy tín phiếu ngắn hạn tại các ngân hàng NHTW sau đó hoán đổi thành các kỳ trung và dài hạn.

Vẫn biết rằng, để giải được bài toán này thì câu hỏi về nguồn vốn và nỗi lo lạm phát sẽ quay trở lại luôn là thường trực. Tuy nhiên, việc này cần phải được tiến hành ngay vì càng tiến hành chậm thì giá phải trả trong tương lai càng đắt.

Trả lời câu hỏi, liệu giải pháp thông qua đầu tư công để kích cầu nền kinh tế có khả quan không? Ông Nghĩa nhấn mạnh, cần phải phân biệt rõ ràng vì đầu tư tư nhân không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước mà phụ thuộc trực tiếp từ “hầu bao” của các ngân hàng.

Trường hợp những năm 1988 của Nhật Bản đang giống với Việt Nam hiện nay, vốn ngoài ngân hàng suy kiệt và ngân hàng đóng băng tín dụng. Chính phủ Nhật Bản lúc đó đã không cứu ngân hàng, không cứu doanh nghiệp mà chọn giải pháp tăng đầu tư công, với hy vọng rằng thông qua đầu tư công để phục hồi nền kinh tế.

Ngân hàng và doanh nghiệp rơi vào tình thế “không bên nào tin bên nào”, bên thì thừa vốn không dám cho vay, bên thì thiếu vốn để duy trì sản xuất. Đất nước Nhật Bản đã phải trả giá bằng 14 năm liên tiếp sản xuất đình đốn, nền kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ.
Khánh Linh

Theo TTVN
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Có thể mở rộng diện áp trần lãi suất cho vay

Thứ ba, 15/05/2012 10:52

Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ mở rộng diện áp trần lãi suất cho vay VND, sau khi đã thực hiện đối với 4 lĩnh vực từ ngày 8/5 vừa qua.

11c37_tran-lai-suat.jpg


Theo nguồn tin của VnEconomy, khả năng trên được đặt ra trong định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong những tháng cuối năm 2012.

Cụ thể, nhà điều hành sẽ nghiên cứu khả năng quy định chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra đối với lĩnh vực sản xuất và cả với các lĩnh vực không khuyến khích. Theo đó, trần lãi suất cho vay có cơ hội mở rộng cho nhiều đối tượng vay vốn hơn, thay vì giới hạn cho 4 lĩnh vực được áp từ ngày 8/5 vừa qua.

Theo Thông tư số 14/2012/TT-NHNN ngày 4/5/2012 của Ngân hàng Nhà nước, quy định lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế, lãi suất cho vay tối đa được xác định bằng lãi suất tiền gửi tối đa kỳ hạn 1 tháng trở lên cộng với 3%/năm. Với trần lãi suất huy động hiện tại, mức cho vay tối đa theo quy định đó là 15%/năm.

Ở khả năng trên, nếu việc áp trần được mở rộng ra lĩnh vực sản xuất nói chung và lĩnh vực không khuyến khích, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ áp một biên độ rộng hơn so với mức 3%/năm nói trên để các tổ chức tín dụng linh hoạt với các lĩnh vực khuyến khích hoặc không khuyến khích.

Và nếu cơ chế trần lãi suất cho vay được mở rộng như vậy sẽ tiếp tục tạo điều kiện để giảm bớt áp lực chi phí đối với các đối tượng vay vốn nói chung.

Ở định hướng điều hành lãi suất, Ngân hàng Nhà nước một lần nữa khẳng định lộ trình dự kiến giảm 1%/năm lãi suất mỗi quỹ. Theo đó, lãi suất huy động VND đến cuối năm 2012 dự kiến sẽ giảm về khoảng 9% - 10%. Đây cũng là mốc lãi suất được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình dự tính khi trả lời báo giới cuối tuần qua.

Nguồn Vneconomy
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Sửa đổi quy định về quản lý ngoại hối và thị trường vàng


6:46 PM, 15/05/2012
(Chinhphu.vn) - Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


usd.jpg

Ảnh minh họa

Đó là nội dung được đề xuất trong dự thảo Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố lấy ý kiến nhân dân.

Không báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại hối
Theo quy định hiện hành tại Pháp lệnh Ngoại hối, vấn đềhạn chế sử dụng ngoại hối được quy định như sau:Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Tuy nhiên, trong thời gian qua phát sinh rất nhiều trường hợp báo giá, định giá, ghi giá hàng hóa và dịch vụ trong hợp đồng, thỏa thuận bằng ngoại tệ. Tình trạng này làm phức tạp hoạt động ngoại hối, ảnh hưởng đến công tác điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá. Đồng thời các cơ quan chức năng cũng gặp khó trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm vì chưa có quy định của pháp luật.

Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung các hoạt động báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thoả thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Bổ sung quy định về quản lý thị trường vàng
Về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng, Pháp lệnh hiện hành quy định:Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng của tổ chức tín dụng và các tổ chức được phép kinh doanh vàng.

Ngân hàng Nhà nước cho biết: Theo quy định tại hiện hành, vàng được coi là ngoại hối bao gồm vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú, vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, Ngân hàng Nhà nước được sử dụng vàng thuộc dự trữ ngoại hối để thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung quy định: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng theo quy định của Chính phủ.

Đồng thời, nhằm hướng dẫn đầy đủ nội dung quản lý vàng ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước, dự thảo cũng bổ sung thêm nội dung: Hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú chỉ được thực hiện sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép.
Trần Mạnh
 

khuat van ninh

New member
5 Tháng tám 2011
867
0
0
Ngân hàng đang xài nhiều thủ thuật

SGTT.VN - Ngân hàng lớn rình ngân hàng nhỏ như bói cá rình mồi, cục phó cục thuế TP. HCM Nguyễn Trọng Hạnh nhận xét.

Thưa ông, các ngân hàng (NH) đã dùng cách gì để trả lãi huy động cao hơn quy định mà không bị xử phạt?

Ông Nguyễn Trọng Hạnh: Theo đúng quy định thì NH chỉ được trả lãi cho khách hàng ở mức lãi suất trần theo quy định của NHNN. Nếu trả lãi cao hơn thì sai quy định, không được chấp nhận. Do đó, khi NH hứa hẹn lãi 16%-17% thì trên hợp đồng chỉ ghi 12% theo đúng quy định. Khách hàng được nhận thêm khoản tiền khác tương ứng với 4%-5%.

Thủ thuật 1: Giả bộ chậm trả lãi để tự phạt

Làm cách nào để ra khoản tiền khác đó?




Ngân hàng nào cũng có những lợi ít riêng và những thủ thuật riêng. Ảnh chỉ mang tính minh họa.

Nếu trả thêm cho khách hàng các khoản tiền khác ngoài lãi suất thì NH phải có lý do hợp lý mới được chấp nhận, mới được đưa vào chi phí hợp lý. Lấy lý do gì? Một số NH dùng cách khuyến mãi. Tuy nhiên, việc khuyến mãi phải tuân thủ quy định ràng buộc về xúc tiến thương mại. Chi phí khuyến mãi, quảng cáo… phải tuân thủ đúng mức khống chế nên NH không thể tùy tiện mà vung tiền khuyến mãi.

Theo dõi hồ sơ của một số NH, tôi phát hiện NH dùng thủ thuật “tự phạt mình”. Cụ thể, NH tự lùi thời hạn trả lãi cho khách, xem như NH vi phạm nghĩa vụ trả lãi và bị phạt vì chậm trả lãi. Theo đó, NH bù cho khách phần tiền phạt này tương ứng với lãi suất vượt.

Xét về mặt sổ sách, chứng từ thì chuyện bị phạt là chuyện hợp pháp! Vì vậy mà các NH không bị xem là vi phạm, dù tổng các khoản tiền trả cho khách đã cao hơn mức lãi trần.

Thủ thuật 2: Chuyển tiền cho vay thành tiết kiệm

Thưa ông, các NH đã xử lý sổ sách thế nào khi tính lãi vay cao hơn mức trần?

Qua theo dõi báo cáo quyết toán của NH, tôi thấy rằng họ dùng thủ thuật vừa vay vừa gửi tiết kiệm, hoặc ký quỹ lại. Ví dụ, khách hàng có nhu cầu vay 100 tỉ đồng, lãi suất trần là 15%/năm. Thế nhưng một khi NH đã huy động tiền gửi vào với lãi suất cao thì không thể cho vay với lãi suất thấp hơn được. Thế nên NH sẽ cho vay ở mức 18%/năm, nôm na vay 100 tỉ đồng phải trả lãi 18 tỉ đồng.

NH không thể ghi trên hợp đồng là 18% được. Do đó, NH làm hợp đồng cho khách vay 150 tỉ đồng, ghi lãi suất 15%/năm. Nghĩa là khách phải trả lãi là 22,5 tỉ đồng (150 tỉ đồng x 15%). Kế đến, NH làm thủ thuật cho khách hàng gửi tiết kiệm lại 50 tỉ đồng với lãi suất 9%/năm. Tiền lãi tiết kiệm là 4,5 tỉ đồng. Lấy 4,5 tỉ đồng này trả nợ cho phần 22,5 tỉ đồng lãi vay.

Như vậy, khách hàng thực nhận tiền vay 100 tỉ đồng và thực trả lãi là 18 tỉ đồng (22,5 tỉ-4,5 tỉ).

Sẽ rất mâu thuẫn khi một người vừa gửi tiết kiệm lấy lãi thấp, lại vừa đi vay trả lãi cao. Tại sao có thể chấp nhận hiện tượng này được, chúng ta có thể đặt quy định cấm hay không, thưa ông?

Ai cũng thấy bất thường cả nhưng không có quy định nào cấm một người vừa gửi tiết kiệm mà lại vừa đi vay. Thế nên hiện tượng này tồn tại.

Giả sử chúng ta đặt quy định cấm thì sao? Người ta sẽ tìm một ông A, bà B, ông chú, đứa cháu… nào đó rồi cho đứng tên trên hợp đồng gửi tiết kiệm thì cũng vậy thôi!

Thủ thuật 3: Đỡ đầu chạy hạng

Ông từng nói: “NH thích cho nhau vay chứ không cho DN vay”, nghĩa là thế nào, thưa ông?

Trở lại thời điểm 5-6 năm trước, có những hồ sơ vay mà trong đó, tài sản thế chấp đã được nâng giá lên hàng chục lần, sau đó được cho vay thế chấp. Cho ai vay? Là cho chính những công ty con, nhóm công ty gia đình của những ông chủ NH đó vay.

Họ vay làm gì? Để đổ tiền vào bất động sản. Thế nhưng rủi thay bất động sản hai năm nay bị đình trệ. Vì vậy đến hạn trả tiền NH mà bên vay không có tiền để trả. Khi NH không được người vay trả tiền thì cũng không có tiền để trả cho người dân từng gửi tiền. Cái này gọi là thanh khoản kém.

Nếu thanh khoản kém, NH đó có thể bị xếp vào nhóm 4 (là nhóm phải bị sáp nhập), sẽ bị NHNN đưa vào diện kiểm soát đặc biệt.

Ai cũng biết bị kiểm soát thì rất khó làm ăn! Thế nên NH phải tìm cách “chạy” xếp hạng. NH sẽ đi vay trên thị trường liên NH để có tiền trả cho khách đúng hạn. Món nợ vay liên NH chưa đến kỳ hạn phải trả. Nhờ đó, NH không bị xếp vào diện phải kiểm soát đặc biệt nữa.

Thế nhưng đâu phải dễ vay trên thị trường liên NH, muốn vay được thì phải có “đỡ đầu”. Cách mà các NH hiện dùng là tìm một NH lớn, có uy tín, đứng ra đỡ đầu cho khoản vay.

Thực tế, có NH thực chất là ở nhóm 4 nhưng đã “chạy” và được xếp vào nhóm 2 (nhóm được tiếp tục tăng trưởng tín dụng). Điều này sẽ tạo ra nguy cơ tiềm ẩn rất xấu cho nền kinh tế.

Rình mồi

Thưa ông, tại sao NH lớn lại muốn “đỡ đầu” cho NH kia, nếu NH kia cứ yếu kém thì sẽ khiến NH lớn bị “lây nợ”?

Họ cũng có những lợi ích riêng. Một người bạn của tôi ví von bằng hình ảnh con chim bói cá rình con cá dưới hồ, không biết rằng một con diều hâu đậu trên cây đang rình nó. Thế nhưng con diều hâu không biết có một anh thợ săn trong bụi rậm đang rình mình.

Thưa ông, chẳng lẽ không thể sửa đổi quy định để chấn chỉnh các hiện tượng bất thường trên hay sao?

Tôi cho rằng những vấn đề trong hệ thống NH thì NHNN đều đã biết chứ không phải không biết. Tuy nhiên, để giải quyết các vấn đề này thì phải ở cấp Thanh tra Chính phủ hoặc Kiểm toán Nhà nước mới làm được.

Quỳnh Như (PL TP.HCM)